5 Cách dùng gừng trị bong gân hiệu quả có thể bạn chưa biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Dùng gừng trị bong gân là bài thuốc Y học dân gian phổ biến, được cho là có tác dụng giảm đau, chống viêm cũng như hỗ trợ quá trình phục hồi các mô. Điều quan trọng là thực hiện biện pháp đúng cách để tránh các rủi ro phát sinh.

Gừng trị bong gân có hiệu quả không?

Bong gân là tình trạng phổ biến, xảy ra khi các dây chằng bị kéo căng quá mức hoặc rách. Dây chằng là các mô chắc chắn nối xương với xương khác, mang lại sự ổn định cho khớp. Bong gân có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào, bao gồm lưng, cổ tay, tuy nhiên thường xuất hiện nhất ở cổ chân.

bó gừng trị bong gân
Tìm hiểu các cách dùng gừng trị bong gân hiệu quả, dễ thực hiện

Trong hầu hết các trường hợp, bong gân không nghiêm trọng và được điều trị với các biện pháp tại nhà. Trong đó có nhiều mẹo điều trị bong gân theo Y học dân gian, sử dụng gừng.

Gừng được biết đến là loại dược liệu phổ biến, rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tác dụng chính của gừng là chống viêm nói chung và góp phần gián tiếp vào việc tăng cường sức khỏe dây chằng, phòng ngừa bong gân, chấn thương, căng cơ.

Cụ thể, củ gừng có chứa các hợp chất gọi là gingerols và shoals, được cho là có đặc tính chống viêm. Những hợp chất này có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, có thể có tác động tích cực đến quá trình chữa lành vết thương dây chằng, từ đó kiểm soát các triệu chứng bong gân.

Trong Đông y, gừng còn được gọi là bạch khương, quân khương, là dược liệu có chứa nhiều tinh dầu, tinh bột, chất làm cay, có tác dụng làm co mạch máu, tăng tuần hoàn và cung cấp dưỡng chất cho các mô bị tổn thương. Gừng thường được sử dụng trong các bài thuốc chống nôn, rối loạn tiêu hóa hoặc giải cảm.

Bên cạnh đó, Đông y cũng sử dụng gừng để điều trị các triệu chứng đau nhức, viêm, sưng tấy do bong gân, căng cơ, chấn thương xương khớp. Các bài thuốc này cũng giúp kiểm soát tình trạng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Nếu như bị bong gân khi thời tiết lạnh, người bệnh có thể dùng rượu gừng dùng để xoa bóp ngoài vị trí đau nhức. Điều này có thể tăng cường tuần hoàn máu, từ đó giảm viêm và đau đớn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên sử dụng sau 48 giờ kể từ lúc chấn thương và cần hỏi ý kiến của bác sĩ Y học cổ truyền để được hướng dẫn cụ thể.

Mặc dù gừng có thể có những lợi ích tiềm năng trong việc điều trị bong gân, nhưng không thể thay thế lời khuyên hoặc phương pháp điều trị y tế. Nếu bị chấn thương dây chằng, bong gân hoặc bất kỳ tình trạng y tế nào khác, người bệnh nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia để xác định được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Gợi ý 5 cách chữa bong gân bằng gừng hiệu quả nhất

Gừng mang lại một số lợi ích nhất định có thể giúp giảm đau và cải thiện lưu thông máu, góp phần vào quá trình chữa lành tình trạng bong gân. Tuy nhiên, trước khi sử dụng phương pháp này, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Để dùng gừng trị bong gân, người bệnh có thể thử các biện pháp sau:

1. Bó gừng trị bong gân

Bó gừng trị bong gân là một trong những mẹo trị bong gân cổ chân tại nhà phổ biến, hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Bài thuốc được thực hiện như sau:

đắp gừng trị bong gân
Bó gừng giúp tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ giảm đau do bong gân
  • Dùng một củ gừng tưởi, rửa sạch, để ráo nước, xay hoặc giã nhuyễn, tùy thích. Có thể kết hợp các loại dược liệu có đặc tính chống viêm khác, chẳng hạn như nghệ, nếu muốn.
  • Cho khoảng 2 muỗng cà phê nước lọc vào hỗn hợp gừng giã nhuyễn, trộn đều để thu được hỗn hợp sền sệt.
  • Trải đều hỗn hợp gừng lên giữa tấm vải muslin hoặc khăn xô, gấp đôi miếng vải lại để phủ kín miếng gừng.
  • Trước khi bó gừng, hãy cân nhắc làm ấm một chút để tạo cảm giác thoải mái hơn, tuy nhiên hãy đảm bảo rằng không quá nóng để tránh gây tổn thương da.
  • Đắp gừng lên vùng bị bong gân, nhẹ nhàng đặt miếng thuốc đắp trực tiếp lên vùng bị bong gân, cố định bằng băng gạc hoặc băng dính, đảm bảo vừa khít nhưng không quá chặt.
  • Để yên trong một thời gian, khoảng 15 – 20 phút hoặc theo lời khuyên của thầy thuốc, tuy nhiên không nên để qua đêm.
  • Có thể lặp lại việc đắp thuốc đắp vài lần trong ngày nếu muốn, thực hiện thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mục đích bổ sung cho việc đắp gừng trị bong gân là giúp giảm viêm và sưng tấy. Tuy nhiên, hãy luôn tham khảo ý kiến của thầy thuốc để có chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị thích hợp. Họ cũng có thể cung cấp hướng dẫn cụ thể cũng như các kế hoạch điều trị khác, nhằm rút ngắn thời gian phục hồi do bong gân.

Có thể bạn cần biết: Chân Bị Bong Gân Đắp Lá Gì Đạt Hiệu Quả Giảm Đau Nhanh?

2. Đắp gừng trị bong gân

Gừng có thể đắp trực tiếp lên vị trí bong gân để hỗ trợ chống viêm và giảm đau. Thực hiện bài thuốc đúng cách có thể góp phần thúc đẩy quá trình chữa lành tự nhiên, từ đó phục hồi chức năng vận động linh hoạt của người bệnh.

Để đắp gừng trị bong gân, người bệnh có thể làm theo các bước sau:

  • Dùng một củ gừng tươi, rửa sạch, để ráo nước
  • Giã nhuyễn gừng, sau đó đắp trực tiếp lên khu vực bị bong gân, có thể cố định bằng băng gạc nếu cần thiết
  • Để yên trong 20 – 30 phút sau đó rửa sạch lại với nước

Bên cạnh đó, người bệnh có thể chườm ấm với nước gừng. Biện pháp này hỗ trợ thư giãn các cơ, mô mềm, từ đó phục hồi khả năng chuyển động linh hoạt. Các thực hiện bài thuốc như sau:

  • Bào hoặc băm nhuyễn một củ gừng tươi
  • Đun sôi khoảng 2 cốc nước trong một nồi nhỏ
  • Khi nước sôi, cho gừng bào sợi hoặc cắt nhỏ vào nồi, để sôi nhỏ lửa trong khoảng 5 phút
  • Lọc nước gừng và bỏ phần bả
  • Ngâm một miếng vải hoặc khăn sạch trong nước gừng ấm, để ngâm trong vài giây, đảm bảo khăn thấm hết chất lỏng
  • Nhẹ nhàng vắt bớt nước gừng ra khỏi vải hoặc khăn, đảm bảo khăn có độ ẩm vừa phải nhưng không nhỏ giọt nước
  • Đặt gạc gừng ấm trực tiếp lên vùng bị bong gân, để yên trong khoảng 15 – 20 phút

Có thể lặp lại quy trình vài lần trong ngày nếu cần thiết. Tuy nhiên, hãy nhớ kiểm tra làn da thường xuyên để tránh bất kỳ sự khó chịu hoặc kích ứng nào và ngừng sử dụng nếu cần thiết.

Bài thuốc đắp hoặc chườm gừng ấm có thể giúp giảm viêm, giảm đau và thúc đẩy lưu thông máu đến vùng bị bong gân. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc để đảm bảo các phương pháp phù hợp và hiệu quả.

3. Rượu gừng chữa bong gân

Rượu gừng là bài thuốc dùng để xoa bóp ngoài da, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị đau nhức xương khớp toàn thân, bầm tím, viêm sưng do chấn thương, bong gân hoặc các vấn đề khác. Việc xoa bóp nhẹ nhàng với rượu gừng sẽ làm tăng cường lưu lượng máu và các chất dinh dưỡng đến khu vực bị tổn thương, từ đó chữa lành các mô cũng như phục hồi khả năng chuyển động linh hoạt.

rượu gừng chữa bong gân
Rượu gừng được sử dụng để xoa bóp ngoài da, hỗ trợ điều trị các triệu chứng bong gân

Để làm rượu gừng bôi ngoài trị bong gân, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Dùng một củ gừng tươi, rửa sạch, bào, xay hoặc băm nhuyễn
  • Cho gừng vào lọ hoặc hũ thủy tinh, cho thêm rượu nguyên chất, sao cho rượu ngập mặt gừng, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng, ủ trong 1 tháng

Khi dùng thì lấy một miếng bông gòn thấm vào rượu gừng, thoa trực tiếp lên khu vực bị bong gân, kết hợp massage nhẹ nhàng. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng đầu ngón tay vỗ nhẹ cho rượu gừng ngấm vào vùng bị bong gân. Điều này có thể giúp thúc đẩy sự hấp thụ và nâng cao hiệu quả điều trị.

Có thể lặp lại việc sử dụng rượu gừng vài lần trong ngày hoặc khi cần thiết. Tuy nhiên hãy kiểm tra độ nhạy cảm của da, các dấu hiệu dị ứng, mề đay, mẩn ngứa và ngừng sử dụng khi có các dấu hiệu không mong muốn.

4. Kết hợp gừng và thành phần khác

Gừng có thể kết hợp với nhiều thành phần và dược liệu khác nhau để nâng cao hiệu quả điều trị bong gân. Các cách kết hợp gừng phổ biến nhất có thể bao gồm:

Gừng với muối trị bong gân:

  • Dùng một củ gừng tươi, giã nhuyễn, trộn đều với muối ăn để thu được hỗn hợp đồng nhất
  • Sao trên chảo nóng đến khi thơm
  • Chờ hỗn hợp đạt đến nhiệt độ vừa phải thì cho vào vải mỏng, dùng chườm lên vị trí bị bong gân, cố định bằng băng gạc
  • Để yên trong 3 tiếng hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc
  • Sau thời gian đắp thuốc thì rửa sạch với nước ấm

Dây bí ngô và gừng trị bong gân:

  • Dùng một lượng dây bí ngô và gừng vừa đủ, phân lượng bằng nhau, mang đi rửa sạch, để ráo nước
  • Giã nhuyễn các loại dược liệu, trộn đều, đắp lên vị trí bị bong gân
  • Thực hiện bài thuốc mỗi ngày, liên tục cho đến khi các triệu chứng được cải thiện

Kết hợp gừng và nghệ:

  • Dùng một củ gừng và một củ nghệ tươi, rửa sạch, để ráo nước
  • Giã nhuyễn các loại dược liệu, trộn đều, có thể thêm một ít muối để nâng cao hiệu quả
  • Đắp trực tiếp lên vùng bị bong gân hoặc lọc lấy phần nước, thấm vào bong gân và chườm lên khu vực đau nhức
  • Thực hiện phương pháp này mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện

5. Thêm gừng vào chế độ ăn uống

Gừng là một nguyên liệu đa năng có thể kết hợp thành nhiều món ăn chống viêm khác nhau. Dưới đây là một số ăn sử dụng gừng:

Súp tăng cường miễn dịch:

  • Nguyên liệu: Gừng, nghệ, tỏi, thịt bằm và hải sản, các loại rau củ tùy sở thích
  • Cách thực hiện: Làm nóng chảo, cho tỏi và gừng băm vào xào thơm, cho thêm một ít nghệ và nước, đun sôi. Cho thịt và hải sản vào nồi, đun trong 2 – 4 phút, sau đó cho thêm rau của tùy sở thích nấu đến khi rau chín mềm. Nêm với muối và hạt tiêu, ăn nóng

Cá hồi nướng:

  • Nguyên liệu: Gừng, nước tương, tỏi, mật ong, dầu mè, phi lê cá hồi
  • Hướng dẫn: Trộn gừng xay, nước tương, tỏi băm, mật ong và dầu mè trong một cái bát. Ướp phi lê cá hồi với hỗn hợp sốt trong khoảng 30 phút. Làm nóng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 200°C. Đặt cá hồi đã ướp lên khay nướng có lót giấy bạc, nướng trong khoảng 12 – 15 phút hoặc cho đến khi chín. Ăn kèm rau hoặc cơm

Rau củ xào tỏi gừng:

  • Nguyên liệu: Gừng, tỏi, các loại rau củ trộn như ớt chuông, bông cải xanh, đậu Hà Lan, nước tương, dầu mè.
  • Hướng dẫn: Đun nóng dầu mè , thêm gừng và tỏi băm nhỏ vào xào trong một phút. Thêm rau và xào cho đến khi mềm giòn. Rưới nước tương, đảo đều để rau ngấm gia vị. Dùng như món ăn phụ hoặc kèm cơm, mì

Phương pháp điều trị bong gân tại nhà bổ sung

Bên cạnh cách dùng gừng trị bong gân, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị tại nhà khác để nâng cao hiệu quả cũng như tránh các tổn thương phát sinh. Các phương pháp này bao gồm:

chữa bong gân bằng gừng
Chườm lạnh sau chấn thương có thể giúp giảm viêm, sưng tấy và khó chịu
  • Chườm lạnh giúp giảm sưng tấy, gây tê và kiểm soát cơn đau. Người bệnh có thể bọc đá lạnh trong khăn mỏng, sau đó chườm lên khu vực bong gân trong 15 – 20 phút.
  • Quấn băng thun hoặc băng nén quanh vùng bị bong gân, bắt đầu từ phía dưới vết thương, để kiểm soát tình trạng viêm và sưng tấy. Đảm bảo băng vừa khít nhưng không quá chặt để giúp máu lưu thông thích hợp.
  • Nâng vùng bị bong gân lên cao hơn tim, nếu cơ thể, để giảm sưng tấy hơn nữa. Có thể chống phần chi bị bong gân lên gối hoặc đệm.
  • Nghỉ ngơi và cố định vùng bị ảnh hưởng, tránh dồn trọng lượng hoặc căng thẳng lên khớp bị thương. Nếu cần thiết, hãy sử dụng nạng hoặc gậy để hỗ trợ di chuyển.

Lưu ý khi dùng gừng trị bong gân

Để sử dụng gừng hoặc các loại thảo dược truyền thống khác như một phương thuốc giảm đau, chống viêm do bong gân có thể an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, khi thực hiện biện pháp này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Trước khi sử dụng gừng để kiểm soát cơn đau, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
  • Bắt đầu với liều lượng nhỏ và tăng dần nếu cần, đồng thời theo dõi chặt chẽ phản ứng của cơ thể. Điều này giúp xác định khả năng chịu đựng và đảm bảo không có bất kỳ phản ứng bất lợi nào.
  • Chọn nguồn gừng chất lượng và uy tín, tránh các sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
  • Thực hiện theo các phương pháp theo các hướng dẫn được khuyến nghị để đảm bảo sử dụng đúng cách, hiệu quả.
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể và ngừng sử dụng gừng ngay khi nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn như ngứa ngáy, khó chịu, nổi mề đay, mẩn ngứa.

Dùng gừng trị bong gân mang lại hiệu quả cao, an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, điều quan trọng là hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc để được hướng dẫn kế hoạch phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gãy Xương Có Nên Quan Hệ
Những người bị gãy xương có nên quan hệ không? Cần thực hiện những biện pháp nào giúp xương mau lành là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, người bị gãy xương cần có một ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Chày Có Đá Bóng Được Không
Gãy xương chày có đá bóng được không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, phương pháp điều trị và quá trình phục hồi của người bệnh. Do đó, nếu bị gãy xương, người bệnh nên đến bệnh viện ...
Xem chi tiết
Nứt Xương Có Cần Bó Bột Không
Nứt xương có cần bó bột không phụ thuộc vào tình trạng của vết thương, mức độ nghiêm trọng của vết gãy và chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để ...
Xem chi tiết
Bị Gãy Xương Bánh Chè Bao Lâu Thì Lành
Bị gãy xương bánh chè bao lâu thì lành, có đi lại được không còn tùy thuộc vào phân loại và mức độ tổn thương, quá trình phục hồi chức năng sau điều trị. Đây là một chấn thương nghiêm ...
Xem chi tiết
Rách Sụn Chêm Có Đá Bóng Được Không
Nếu thắc mắc rách sụn chêm có đá bóng được không, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia, chẳng hạn như bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ y học thể thao để được tư vấn phù hợp nhất. ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua