Gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm được không? Cách dùng
Gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp chữa bệnh theo dân gian được nhiều người áp dụng. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, cải thiện cảm giác khó chịu, tê bì và châm chích do chèn ép dây thần kinh. Bên cạnh đó gạo lứt còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe xương khớp, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương.
Gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm được không?
Gạo lứt được đánh giá là một loại thực phẩm dinh dưỡng có khả năng bồi bổ sức khỏe, giúp phòng ngừa và cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó có các bệnh lý về xương khớp, điển hình như thoát vị đĩa đệm, loãng xương, thoái hóa cột sống…
Trong thành phần của gạo lứt chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hoạt chất có lợi, bao gồm mangan, selen, photpho, kẽm, chất sắt, đồng, magie, Thiamin (vitamin B1) Niacin (vitamin B3) Axit pantothenic (vitamin B5), Pyridoxine (vitamin B6), Protein, Chất xơ, Carb, Calo…Những chất này có khả năng cải thiện sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và ổn định cấu trúc xương.
Theo kết quả nghiên cứu, các vitamin nhóm B có khả năng bình thường hóa tốc độ dẫn truyền thần kinh, tăng cường chức năng và hạn chế quá trình thoái hóa rễ thần kinh trong thời gian bị chèn ép.
Bên cạnh đó thành phần dinh dưỡng này còn có tác dụng cải thiện đĩa đệm và các tế bào thần kinh bị tổn thương. Vì thế vitamin B thường được chỉ định trong thời gian dùng thuốc trị thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra hàm lượng magie và phốt pho trong gạo lứt kết hợp canxi tham gia vào quá trình tái tạo xương, giúp xương khớp chắc khỏe. Đồng thời cải thiện vết nứt ở đĩa đệm và làm giảm các các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Các chất oxy hóa gồm flavonoid và phenol có khả năng ngăn chặn quá trình thoái hóa xương khớp sớm, phòng ngừa cơ thể bị stress oxy hóa và làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư. Hơn thế những thành phần này còn có tác dụng giảm viêm, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương bởi các gốc tự do.
Một số tác dụng và lợi ích khác của gạo lứt trong điều trị thoát vị đĩa đệm:
- Vitamin K tăng khả năng hấp thụ canxi, hỗ trợ quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể. Đồng thời hạn chế tình trạng tích tụ canxi dư thừa.
- Sterolin và phytosterol giúp ổn định các hoạt động của hệ miễn dịch, kháng khuẩn, chống viêm và hạn chế sụn khớp bị mài mòn do quá trình thoái hóa.
- IP6 giúp cải thiện sức khỏe, tăng mật độ xương và làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
- Giảm nguy cơ thừa cân béo phì (nguyên nhân làm tăng áp lực lên cột sống, đĩa đệm tổn thương nặng và thoái hóa).
Mặc dù mang đến nhiều tác dụng và lợi ích những việc sử dụng gạo lứt chỉ mang tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện đĩa đệm tổn thương và làm giảm triệu chứng do thoát vị đĩa đệm. Không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý hay thay thế cho các thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn.
Cách sử dụng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng gạo lứt để kiểm soát các triệu chứng. Đối với trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể sử dụng nguyên liệu này để hỗ trợ điều trị.
Những cách sử dụng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm gồm:
1. Cách sử dụng trà gạo lứt giúp giảm đau, trị thoát vị đĩa đệm
Tác dụng:
- Thanh nhiệt, loại bỏ độc tố
- Kiểm soát cơn đau, cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh
- Làm chậm quá trình thoái hóa cột sống
- Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, chữa lành đĩa đệm tổn thương.
Nguyên liệu:
- 3 kg gạo lứt huyết rồng.
Cách thực hiện:
- Mang gạo lứt vo sạch và để ráo nước
- Cho nguyên liệu vào chảo và rang nóng đến khi ngậy mùi thơm, gạo lứt sậm màu. Lưu ý đảo đều tay để tráng gạo bị cháy
- Đặt miếng vải sạch trong rổ, đổ gạo lứt rang vào trong, sau đó dùng vải phủ kín gạo
- Khi gạo nguội thì bảo quản gạo trong bình kín, có nắp đậy
- Mỗi ngày lấy từ 2 đến 3 thìa gạo lứt rang cho vào ly lớn
- Rót thêm 500ml nước sôi và đậy kín nắp để hãm nguyên liệu trong 20 phút
- Uống nước trà gạo lứt khi còn ấm nóng
- Tiếp tục thêm 300ml nước sôi vào ly, hãm trong 20 phút. Uống khi còn ấm nóng (lặp lại 2 lần)
- Để cải thiện triệu chứng, người bệnh cần kiên trì uống nước gạo lứt rang trong 20 ngày.
2. Cách nấu cháo gạo lứt đậu đỏ trị thoát vị đĩa đệm
Tác dụng:
- Bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe tổng thể và xương khớp
- Cải thiện đĩa đệm và mô mềm tổn thương
- Giảm cảm giác khó chịu, đau nhức lưng
- Hỗ trợ cải thiện co thắt cơ và chèn ép dây thần kinh.
Nguyên liệu:
- 50 gram gạo lứt
- 50 gram đậu đỏ
- 20 gram tỏi tươi.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ phần vỏ tỏi, rửa sạch, sau đó băm nhuyễn
- Rửa sạch đậu đỏ và ngâm cho mềm
- Vo sạch lượng gạo lứt đã chuẩn bị
- Đun sôi gạo lứt và đậu đỏ cùng với 2 lít nước lọc
- Hạ nhỏ lửa và thực hiện ninh cho đến khi gạo lứt và đậu đỏ chín mềm
- Thêm tỏi vào cháo, khuấy đều
- Cuối cùng nêm nếm sao cho vừa ăn
- Có thể thêm hạt sen và thịt băm hoặc trứng để tăng dinh dưỡng
- Ăn cháo gạo lứt đậu đỏ khi còn ấm nóng
- Nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để cải thiện tình trạng và nâng cao sức khỏe tổng thể.
3. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cơm gạo lứt muối mè
Tác dụng:
- Cải thiện các rối loạn cảm giác, bao gồm cảm giác châm chích, tê bì tay chân, kiến bò, hạn chế khả năng vận động
- Bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe và độ linh hoạt của xương khớp
- Ổn định cột sống
- Giảm đau nhức, viêm và sưng.
Nguyên liệu:
- 300 gram gạo lứt (có thể điều chỉnh liều dùng)
- 300 gram muối mè.
Cách thực hiện:
- Vo sạch gạo lứt
- Cho gạo lứt vào nồi cùng với một lượng nước phù hợp
- Đợi đến khi gạo lứt chín và mềm thì xới đều tay
- Ăn cơm gạo lứt cùng với muối mè khi cơm còn ấm nóng
- Có thể thêm một số món ăn khác để đa dạng chất dinh dưỡng, giúp ăn ngon miệng
- Nên ăn cơm gạo lứt muối mè mỗi ngày 3 bữa. Nên dùng cơm gạo lứt thay cơm trắng để cải thiện tình trạng và tránh thừa cân béo phì.
4. Giảm đau và trị thoát vị đĩa đệm bằng bột gạo lứt
Tác dụng:
- Cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm
- Giảm sưng, viêm và đau nhức xương khớp
- Nâng cao thể trạng, tăng mật độ xương, tăng sức đề kháng
- Tăng cường chức năng và hạn chế quá trình thoái hóa rễ thần kinh trong thời gian bị chèn ép.
Nguyên liệu:
- Gạo lứt.
Cách thực hiện:
- Mang gạo lứt vo sạch và để ráo nước
- Cho nguyên liệu vào chảo và rang nóng đến khi ngậy mùi thơm, gạo lứt sậm màu. Lưu ý đảo đều tay để tráng gạo bị cháy
- Cho toàn bột gạo lứt vào máy xay và xay thành bột
- Bảo quản bột gạo trong bình thủy tinh có nắp đậy
- Khi cần lấy 2 muỗng bột gạo lứt hòa cùng với 400ml nước sôi
- Uống nước gạo lứt khi còn ấm
- Nên sử dụng bột gạo lứt từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Kiên trì áp dụng trong 20 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng cải thiện rõ rệt.
5. Cách cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cốm gạo lứt
Tác dụng:
- Cải thiện tình trạng tê bì, cứng khớp
- Giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất đau (bao gồm đau lưng và đau các chi)
- Tăng cường sức đề kháng, giảm viêm sưng
- Tăng mật độ xương, phòng ngừa loãng xương và thoái hóa cột sống
- Đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương ở mô mềm và các khớp xương bị tổn thương.
Nguyên liệu:
- Gạo lứt.
Cách thực hiện:
- Vo sạch gạo lứt, sau đó nấu thành cơm
- Đợi cơm nguội thì dùng tay bóp rời
- Cho gạo vào mâm tròn và mang đi phơi khô
- Cho toàn bộ gạo lứt khô vào chảo và thực hiện rang nóng
- Đảo đều tay cho đến khi hạt cớm dậy mùi và bung ra
- Để cốm gạo nguội bớt và đựng trong bình thủy tinh
- Đậy kín nắp, bảo quản ở nơi khô ráo để ăn dần
- Ăn cớm gạo lứt mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và cải thiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
Trong thời gian sử dụng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu lại một số lưu ý để tăng lợi ích điều trị. Đồng thời đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa bất kỳ biện pháp nào vào quá trình điều trị. Điều này có thể đảm bảo tối đa mức độ an toàn.
- Cách dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Gạo lứt không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý cũng như không thay thế thuốc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa kê đơn.
- Việc sử dụng gạo lứt có thể mang đến hiệu quả tối đa đối với những trường hợp nhẹ. Ở trường hợp nặng hơn, bạn cần kết hợp bổ sung thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt cùng với nhiều biện pháp điều trị khác.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm trong thời gian dùng thuốc. Điều này có thể giúp bạn hạn chế tình trạng tương tác thuốc.
- Không lạm dụng gạo lứt.
- Nếu bị thiếu chất sắt và canxi, người bệnh không nên thường xuyên sử dụng gạo lứt. Bởi hiện tượng kết tủa có thể xảy ra khi axit phytic trong gạo lứt kết hợp với những khoáng chất khác.
- Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả điều trị, bạn nên chọn gạo lứt đen hoặc gạo lứt đỏ vì có rất nhiều thành phần dinh dưỡng trong những loại gạo này. Bên cạnh đó bạn cần mua gạo ở những nơi uy tín, chọn hạt gạo to và nhẵn, không bị nấm mốc và không có mọt.
- Những cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng nguyên liệu thiên nhiên thường mang đến tác dụng chậm. Do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng gạo lứt trong thời gian dài để cảm nhận hiệu quả.
- Không nên ngâm gạo lứt quá lâu hoặc vo gạo lứt quá kỹ vì điều này có thể làm mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.
- Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau 1 tháng áp dụng cách dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần ngưng sử dụng gạo lứt và tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm một phương pháp điều trị thích hợp hơn.
Bài viết là thông tin giúp giải đáp vấn đề “Gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm được không? 5 cách dùng và những điều cần lưu ý”. Tùy thuộc vào thể trạng và nhu cầu điều trị, người bệnh có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách sử dụng gạo lứt. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp điều trị này.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!