5 Cách Dùng Gạo Lứt Chữa Bệnh Gout Hiệu Quả Tại Nhà
Tìm hiểu một số cách dùng gạo lứt chữa bệnh gout để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa các cơn gút cấp bùng phát. Điều quan trọng là áp dụng phương pháp theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các vấn đề phát sinh.
Lợi ích sức khỏe của gạo lứt
Gạo lứt là thực phẩm bổ dưỡng, giàu chất xơ. So với gạo trắng, gạo lứt không bị loại bỏ lớp cám bên ngoài, điều này giúp gạo lứt chứa các chất hóa học thực vật có giá trị dinh dinh cao, chẳng hạn như axit amin thiết yếu, chất xơ, khoáng chất, flavonoid. Loại ngũ cốc này giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, protein thực vật và là một nguồn năng lượng giải phóng chậm, giúp duy trì năng lượng trong suốt cả ngày.
Gạo lứt rất ít chất béo, chứa lượng đường tự nhiên tối thiểu và và chứa một lượng protein thực vật tốt. Các nghiên cứu cho biết, việc sử dụng gạo lứt thay gạo trắng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Bên cạnh đó, gạo lứt cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.
Việc sử dụng gạo lứt mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:
- Tăng cường năng lượng tốt, giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý mãn tính
- Cung cấp chất xơ có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng, ổn định sức khỏe tim mạch và mang đến nhiều lợi ích khác
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như chống tiêu đường, bảo vệ tim mạch, chống oxy hóa
- Chứa các hóa chất thực vật giúp tăng cường sức khỏe, chẳng hạn như chống viêm, hạ đường huyết, chống dị ứng và chống xơ vữa động mạch
- Phòng ngừa bệnh thiếu máu, chủ yếu là thiếu máu thiếu sắt
Gạo lứt có nhiều loại khác nhau, bao gồm hạt ngắn, hạt trung bình, hạt dài, mang đến các hương vị và kết cấu độc đáo sau khi nấu chín. Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích, người dùng có thể lựa chọn loại gạo phù hợp.
Gạo lứt chữa bệnh gout có hiệu quả không?
Gạo lứt là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, gạo lứt là dược liệu có tính dương mạnh, có thể khắc chế hoặc trung hòa tính âm của bệnh gút, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Bên cạnh đó, gạo lứt cũng mang lại hiệu quả cao trong việc thanh nhiệt, làm mát cơ thể, hỗ trợ giải độc và giúp thận loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể, từ đó ngăn hỗ trợ điều trị bệnh gút rất tốt.
Các nghiên cứu hiện đại cũng cho biết, gạo lứt có chứa sterol và phytosterol, có tác dụng chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn. Hoạt chất này cũng góp phần tăng sức đề kháng, nâng cao hệ thống miễn dịch và ổn định sức khỏe ở các khớp. Cách dùng gạo lứt chữa bệnh gout mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm sưng, viêm và phục hồi chức năng vận động khỏe mạnh.
Hàm lượng vitamin K cao trong gạo lứt có thể tăng cường khả năng loại bỏ canxi dư thừa ra khỏi cơ thể, từ đó phòng ngừa nguy cơ sỏi thận. Bên cạnh đó, vitamin K cũng giúp làm lành các vết thương và thúc đẩy quá trình điều trị bệnh gút.
Ngoài ra, gạo lứt cũng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và thành phần nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như tránh các rủi ro phát sinh, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi áp dụng cách dùng gạo lứt chữa bệnh gout.
Gợi ý 5 cách dùng gạo lứt chữa bệnh gout
Có nhiều cách sử dụng gạo lứt trị bệnh gút mang lại hiệu quả cao và rất dễ thực hiện, chẳng hạn như:
1. Trà gạo lứt
Trà gạo là gạo lứt mang để rang vàng, đun hoặc hãm với nước sôi, dùng uống. Loại trà này có chứa nhiều vitamin B1, B6, chất xơ, mangan, selen, phốt pho, magie, chất xơ và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:
- Tăng cường sự tỉnh táo
- Cải thiện các cơn đau đầu
- Điều trị rối loạn tiêu hóa
- Thúc đẩy quá trình giảm cân
Đối với bệnh gút, trà gạo lứt có thể hạn chế quá trình sản xuất và đào thải acid uric ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu, từ đó cả thiện các triệu chứng gút hiệu quả.
Các thực hiện trà gạo lứt:
- Dùng 500 gram gạo lứt, nhặt hạt nhỏ, lép và vỏ trấu, vo sạch, để ráo nước
- Làm nóng chảo, cho gạo lứt vào rang đều tay đến khi có mùi thơm thì tắt bếp
- Cho gạo ra tô hoặc khay đến khi nguội thì cho vào hũ thủy tinh để bảo quản, dùng dần
- Mỗi lần sử dụng 50 gram gạo lứt rang, hãm với 300 ml nước sôi trong 10 – 15 phút, đến khi có mùi thơm nhẹ, nước chuyển sang màu đỏ là có thể sử dụng
- Lọc lấy phần nước, bỏ bã, dùng uống
Lưu ý khi làm trà gạo lứt rang:
- Sau rửa sạch và để ráo nước cần tiến hành rang gạo lứt ngay lập tức, không nên để gạo quá khô để có được mùi thơm đặc trưng, dễ chịu.
- Không được sử dụng trà gạo lứt thay nước, chỉ nên sử dụng với liều lượng nhất định.
- Nên sử dụng cách dùng gạo lứt chữa bệnh gout này mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Sữa gạo lứt
Sữa gạo lứt rang là thức uống dễ làm, hương thơm đặc trưng và có giá trị dinh dưỡng cao. Thức uống này có tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa và góp phần cải thiện các triệu chứng gút hiệu quả. Để món sữa mang lại hiệu quả tốt nhất, ngâm gạo để trung hòa các chất ức chế enzyme và kích hoạt đầy đủ tiềm năng dinh dưỡng.
Chuẩn bị:
- 100 gram gạo lứt
- 1 bịch sữa tươi không đường
- 100 gram đường phèn
- 1 lít nước lọc
Cách thực hiện:
- Gạo sau khi ngâm để ráo nước, rang vàng trên chảo cho đến khi thơm, nở đến 20%, đảo đều tay để tránh cháy
- Cho thêm 300 ml nước vào nồi, đun sôi, sau đó cho gạo rang vào, đun với lửa nhỏ
- Cho gạo đã nấu vào máy xay, xay nhuyễn, lọc bỏ bã, lấy phần nước
- Cho 100 gram đường phèn, sữa tươi không đường và 700 ml nước lọc vào nồi, đun đến khi sôi thì cho 300 ml sữa gạo đã chế biến vào, đun nhỏ lửa trong 1 – 2 phút, chú ý khuấy đều để tránh gây cháy sữa
- Để sữa nguội, cho vào chai thủy tinh, có thể bảo quản trong ngăn mát, dùng trong 3 – 4 ngày
3. Bột gạo lứt rang
Bột gạo lứt là một nguồn cung cấp chất sắt tốt, đáp ứng khoảng 15% nhu cầu hàng ngày. Cơ thể cần sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến hầu hết các tế bào trong cơ thể. Bột gạo lứt cũng chứa một lượng canxi, đáp ứng 5% nhu cầu hàng ngày.
Bột gạo lứt là nguồn protein thực vật phong phú, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, góp phần làm mát, thanh lọc độc tố và góp phần đào thải acid uric ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.
Cách thực hiện bột gạo lứt rang như sau:
- Sử dụng một lượng gạo lứt vừa đủ, rửa sơ với nước để loại bỏ bụi bẩn, để ráo
- Làm nóng chảo, cho gạo đã ráo nước vào chảo, rang đều tay đến khi gạo có màu vàng đều và thơm thì tắt bếp
- Mang gạo lứt vừa rang xay thành bột mịn, bảo quản kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, dùng dần
- Mỗi lần sử dụng 2 thìa bột gạo lứt pha với 100 ml nước sôi, dùng uống 2 – 3 lần mỗi ngày
4. Cháo gạo lứt
Cháo gạo lứt là món ăn phổ biến, dễ thực hiện và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện các triệu chứng bệnh gút.
Món ăn này phù hợp cho hầu hết mọi đối tượng đau nhức xương khớp, từ trẻ em, người cao tuổi đến phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, sử dụng thường xuyên có thể góp phần phòng ngừa các vấn đề sau nhức xương khớp, đau lưng, căng cơ và bệnh gút hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Dùng 100 gram gạo lút, vo sạch, ngâm mềm trong 8 – 10 tiếng
- Hạt sen khô hàm lượng 50 gram rửa sạch, ngâm với nước qua đêm, sau đó luộc với nước đến khi chín mềm
- Khi hạt sen chín mềm thì cho gạo lứt đã ngâm vào, ninh nhừ thành cháo
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, sử dụng khi còn nóng
5. Cơm gạo lứt muối mè
Cơm gạo lứt muối mè thường được sử dụng kết hợp với cơm trắng trong các chế độ ăn kiêng. So với cơm trắng, cơm gạo lứt chứa nhiều chất xơ, có chỉ số đường huyết thấp, không chứa gluten và giàu các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Món ăn này cũng là một cách sử dụng gạo lứt chữa bệnh gout hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện.
Chuẩn bị:
- 1 chén gạo lứt
- 1 chén mè và muối trắng
Cách thực hiện:
- Gạo lứt vo sạch bụi bẩn, tránh ngâm rửa nhiều lần, điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của gạo
- Ngâm gạo qua đêm để hạt gạo mềm, nở nhanh và mềm, xốp, dễ ăn
- Nấu cơm gạo lứt theo tỷ lệ 1:2 (1 gạo, 2 nước) để cơm nở mềm, thơm ngon nhất
- Thời gian nấu cơm gạo lứt tốt nhất là 1 tiếng với nồi áp suất
- Mè mang đi rửa sạch, rang chín, kết hợp với một lượng muối vừa đủ để tạo thành hỗn hợp muối mè
- Muối mè có thể trộn trực tiếp vào cơm hoặc sử dụng để chấm, dùng ăn kết hợp với bữa cơm trắng hàng ngày
- Nên kết hợp cơm gạo lứt với nhiều món ăn phù hợp cho người bệnh gút khác để tăng cường hương vị cũng như đảm bảo các dưỡng chất cần thiết
Lưu ý khi gạo lứt chữa bệnh gout
Cách dùng gạo lứt chữa bệnh gout là phương pháp đơn giản, có thể thay thế bữa ăn hàng ngày, do đó được nhiều người bệnh ưa chuộng, áp dụng. Tuy nhiên để phương pháp này đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh, người bệnh cần lưu ý:
- Không lưu trữ nhiều gạo lứt hoặc không để cơm gạo lứt đã nấu quá lâu. Điều này sẽ phá hủy các dưỡng chất bên trong gạo và ảnh hưởng đến hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh gút.
- Cần ngâm gạo lứt ít nhất 3 giờ trước khi nấu để đảm bảo cơm chín kỹ, mềm, dễ sử dụng. Đừng ăn gạo lứt chưa chín kỹ bời các dưỡng chất thô rất khó tan, có thể dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp tính, khó tiêu.
- Cần nhai kỹ và lâu hơn khi ăn gạo lứt để hỗ trợ cơ thể trong quá trình hấp thụ các dưỡng chất và tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa.
- Không tiêu thụ quá nhiều gạo lứt cùng một lúc trong thời gian dài. Ngoài ra, các loại gạo lứt đã qua chế biến có thể chứa một lượng nhỏ asen, có thể gây ngộ độc nếu sử dụng trong thời gian kéo dài.
- Gạo lứt được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế hoàn toàn các bài thuốc do bác sĩ chỉ định.
Cách dùng gạo lứt chữa bệnh gout rất lành tính, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi áp dụng bài thuốc để tránh các rủi ro phát sinh.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!