Cách dùng xương rồng trị gai gót chân nhanh khỏi

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Dùng xương rồng trị gai gót chân là bài thuốc dân gian được lưu truyền và áp dụng phổ biến. Bởi xương rồng chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống nhiễm khuẩn và kháng viêm. Ngoài ra thường xuyên chườm đắp với thảo dược này còn tăng lưu thông máu, thư giãn cơ, dây chằng và xương khớp tại khu vực tổn thương.

Cách dùng xương rồng trị gai gót chân
Cách dùng xương rồng trị gai gót chân tại nhà, công dụng chữa bệnh, liều dùng và những lưu ý

Công dụng trị gai gót chân của xương rồng

Gai gót chân là bệnh lý thể hiện cho tình trạng tích tụ canxi dưới vòm bàn chân và gót chân kèm theo đau nhức, bệnh nhân khó di chuyển và vận động. Bệnh xảy ra khi cơ và dây chằng chịu nhiều áp lực, căng cứng trong thời gian dài dẫn đến hao mòn mô mềm quanh gót chân. Từ đó kích thích tế bào xương phát triển, khiến một hoặc nhiều gai xương hình thành.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, gai gót chân có thể gây đau nhói hoặc đau âm ỉ, đau cả ngày, có thể lan rộng khắp bàn chân. Ngoài ra đau do gai gót chân thường đi kèm với triệu chứng viêm và sưng sỏ mặt trước gót chân, sờ thấy nóng vùng da xung quanh, gót chân nhô ra có thể nhìn bằng mắt thường.

Để hỗ trợ điều trị gai gót chân và kiểm soát triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng xương rồng độc vị hoặc kết hợp với nhiều vị thuốc khác. Trong Y học cổ truyền, xương rồng có tính hàn, vị đắng, có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm ứ trệ, giải độc, thanh nhiệt cơ thể.

Ngoài ra thân xương rồng có tác dụng sát trùng, thông tiện, tiêu thũng. Lá có khả năng giải độc hành ứ, hóa trệ, thanh nhiệt. Nhựa cây xương rồng giúp chống ngứa, tả hạ trục thủy. Nhị hoa giúp thanh nhiệt tiêu thũng.

Chườm đắp với xương rồng giúp tăng lưu lượng máu về khu vực tổn thương, cải thiện tình trạng co cứng, đau nhói gót chân dẫn đến khó đi lại. Đồng thời giảm viêm, giảm sưng đau, thư giãn khớp xương cùng cơ và các dây chằng bao quanh.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, xương rồng chứa các triterpenoid, gồm friedelan-3b-ol, epifriedelanol, taraxerone, friedelan-3a-ol, taraxerol. Thành phần này có tác dụng giảm đau và hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của gai xương.

Bên cạnh đó, trong thành phần của xương rồng còn chứa tartric, fumari và các acid citric, nhựa cây chứa b-amyrin. cycloarteno, euphorbol, euphol… Chúng có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, giảm viêm, chữa cứng xương sống, đau lưng, đau răng. Đồng thời điều trị một số tình trạng khác như viêm da mủ, mụn nhọt, xơ gan cổ trướng, viêm dạ dày – ruột cấp tính…

Xương rồng có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm đau, chống viêm
Xương rồng có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm ứ trệ, thanh nhiệt cơ thể, giảm đau, chống viêm và sát khuẩn

Hướng dẫn cách dùng xương rồng trị gai gót chân

Để tăng hiệu quả chữa trị, sớm kiểm soát bệnh lý và các triệu chứng đi kèm, người bệnh nên dùng xương rồng trị gai gót chân đúng cách. Ngoài ra người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng để đảm bảo an toàn.

Dưới đây là các cách dùng xương rồng chữa bệnh hiệu quả, bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng.

1. Cách chườm đắp với xương rồng bẹ điều trị gai gót chân

Thường xuyên làm nóng và chườm đắp với xương rồng bẹ có thể mang đến nhiều công dụng và lợi ích sau:

  • Hỗ trợ điều trị gai gót chân, hạn chế gai xương tiến triển
  • Giảm viêm và cải thiện tình trạng sưng đau gót chân
  • Thư giãn khớp xương cùng cơ và các dây chằng bao quanh
  • Giảm đau hiệu quả
  • Tăng cường lưu thông máu, giúp chữa lành tổn thương
  • Cải thiện và hạn chế co cứng
  • Cải thiện khả năng đi lại và vận động cho người bệnh.

Hướng dẫn cách chườm đắp với xương rồng bẹ điều trị gai gót chân:

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ
  • Nước muối pha loãng.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ toàn bộ gai trên thân xương rồng bẹ
  • Ngâm xương rồng với nước muối giúp loại bỏ bớt nhựa cây
  • Sau 10 phút, vớt xương rồng ra ngoài, để ráo
  • Nướng đều các mặt xương rồng đến khi mặt ngoài nóng lên và cháy xém

Cách sử dụng:

  • Chườm xương rồng lên gót chân, có thể dùng miếng vải bọc lại để giảm độ nóng
  • Thay nhánh xương rồng mới sau khi xương rồng nguội
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, kiên trì trong 5 ngày sẽ nhận thấy hiệu quả giảm đau.
Cách chườm đắp với xương rồng bẹ điều trị gai gót chân
Cách chườm đắp với xương rồng bẹ điều trị gai gót chân, giảm viêm, giảm đau nhức và cải thiện tình trạng sưng đỏ gót chân

2. Cách kết hợp xương rồng và muối hạt điều trị gai gót chân

Kết hợp xương rồng và muối hạt điều trị gai gót chân là một biện pháp đơn giản mà hữu hiệu, được nhiều người áp dụng. Muối chứa các hoạt chất có khả năng chống viêm và chống nhiễm khuẩn cực mạnh. Đồng thời giúp giảm sưng và hỗ trợ điều trị đau nhức do gai gót chân.

Khi kết hợp xương rồng và muối hạt, người bệnh có thể nhận thấy nhiều tác dụng hữu hiệu khác, bao gồm:

  • Tăng cường lưu thông máu, rút ngắn thời gian điều trị gai gót chân
  • Thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương xương khớp và mô mềm
  • Giảm cảm giác đau nhức, hạn chế co cứng và tê bì hiệu quả
  • Phòng ngừa viêm và nhiễm trùng tiến triển
  • Tăng khả năng vận động, người bệnh đi lại dễ dàng.

Hướng dẫn cách kết hợp xương rồng và muối hạt điều trị gai gót chân:

Nguyên liệu:

  • 2 nhánh xương rồng bẹ
  • Một nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ toàn bộ gai trên thân xương rồng
  • Ngâm xương rồng với nước muối từ 5 – 10 phút
  • Cắt nhỏ xương rồng, sau đó giã nhuyễn nguyên liệu với muối
  • Xào nóng hỗn hợp từ 3 – 5 phút.

 Cách sử dụng:

  • Đựng hỗn hợp trong túi vải mỏng, mềm
  • Chườm trực tiếp túi vải lên khu vực bị tổn thương
  • Xào nóng lại nếu nguyên liệu nguội
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút. Kiên trì từ 5 – 7 ngày để cảm nhận hiệu quả.

3. Cách điều trị gai gót chân bằng xương rồng và lá lốt

Lá lốt cũng là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp và gai xương. Loại thảo dược này chứa những hoạt chất có khả năng kháng viêm mạnh, ức chế hoạt động của một số chủng vi khuẩn, giảm đau và hỗ trợ kiểm soát gai xương tiến triển.

Theo Y học cổ truyền, lá lốt mang đặc tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, hạ khí, chỉ thống, tỵ uyên, yêu cước thống (đau lưng, đau chân). Vì thế loại thảo được này được sử dụng phổ biến trong điều trị gai xương, gai gót chân và đau nhức xương khớp dưới dạng chườm đắp và sắc lấy nước uống.

Khi kết hợp xương rồng và lá lốt điều trị gai gót chân, người bệnh thực hiện các bước đơn giản dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 2 nhánh xương rồng
  • Một nắm lá lốt tươi (khoảng 30 gram)
  • Một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ toàn bộ gai trên thân xương rồng, ngâm với nước muối từ 5 – 10 phút
  • Rửa sạch lá lốt và để ráo nước
  • Cắt nhỏ xương rồng, sau đó giã nhuyễn cùng với lá lốt
  • Thêm một ít muối, trộn đều.

 Cách sử dụng:

  • Đựng hỗn hợp trong túi vải mỏng, mềm
  • Chườm trực tiếp túi vải lên khu vực bị tổn thương
  • Hoặc đắp một miếng vải sạch lên khu vực tổn thương, đỗ hỗn hợp lên trên
  • Thư giãn trong 30 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 30 phút. Kiên trì áp dụng trong 7 ngày.
Cách điều trị gai gót chân bằng xương rồng và lá lốt
Kết hợp xương rồng và lá lốt giảm đau, cải thiện co cứng, tăng lưu thông máu, hỗ trợ trị gai gót chân

4. Cách sử dụng xương rồng bẹ kết hợp dây tơ hồng, ngải cứu và cúc tần điều trị gai gót chân

Cách sử dụng xương rồng bẹ kết hợp dây tơ hồng, ngải cứu và cúc tần có tác dụng:

  • Hỗ trợ điều trị gai gót chân, rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương
  • Hạn chế sự lắng đọng canxi, ngăn canxi gia tăng kích thước
  • Giảm đau nhức, chống viêm
  • Tăng lưu thông máu
  • Tăng cường chức năng xương khớp, cải thiện khả năng đi lại và vận động cho người bệnh
  • Giảm sưng khớp, giảm tê bì và nóng đỏ
  • Thư giãn khớp xương thuộc bàn chân và các mô mềm xung quanh.

Để điều trị gai gót chân, người bệnh có thể dùng xương rồng bẹ kết hợp dây tơ hồng, ngải cứu và cúc tần với các bước cơ bản sau:

Nguyên liệu:

  • 2 nhánh xương rồng bẹ
  • 20 gram ngải cứu
  • 20 gram cúc tần
  • Một nắm dây tơ hồng.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ toàn bộ gai trên thân xương rồng, ngâm với nước muối 10 phút
  • Rửa sạch ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng
  • Cho các nguyên liệu vào cối, giã hơi nát
  • Xào nóng hỗn hợp đến khi ngậy mùi thơm.

 Cách sử dụng:

  • Đựng hỗn hợp trong túi vải
  • Chườm trực tiếp túi vải lên khu vực bị tổn thương
  • Thư giãn trong 30 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 30 phút. Áp dụng liên tục 7 ngày để sớm cải thiện tình trạng.

5. Cách uống nước sắc xương rồng điều trị gai gót chân

Tác dụng:

  • Thanh nhiệt cơ thể
  • Phòng ngừa và hỗ trợ trị viêm
  • Giảm sưng tấy và đỏ nóng ở bàn chân
  • Sát trùng, thông tiện
  • Giải độc hành ứ, hóa trệ
  • Giảm nguy cơ tiến triển gai xương, tăng khả năng phục hồi tổn thương ở gót chân.

 Nguyên liệu:

  • 1 nhánh xương rồng ba chia loại nhỏ
  • Nước muối pha loãng

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ gai và ngâm rửa xương rồng với nước muối (khoảng 15 phút)
  • Vớt xương rồng ra ngoài, rửa lại với nước sạch
  • Cắt nhỏ xương rồng và mang phơi khô
  • Rang nóng xương rồng
  • Cho nguyên liệu vào ấm với 3 chén nước lọc
  • Sắc thuốc
  • Đợt nước thuốc còn 1 chén, lọc lấy nước, không dùng bã

Cách sử dụng:

  • Uống hết nước sắc xương rồng khi còn ấm nóng
  • Uống mỗi ngày 1 lần, dùng liên tục trong 15 ngày để hỗ trợ điều trị gai gót chân và cải thiện các triệu chứng.

Lưu ý:

  • Xương rồng có độc. Vì thế người bệnh nên ngâm và rửa kỹ xương rồng với nước muối trước khi dùng. Ngoài ra chỉ sử dụng xương rồng với lượng vừa đủ, không dùng liên tục trên 20 ngày.
Cách uống nước sắc xương rồng điều trị gai gót chân
Cách uống nước sắc xương rồng điều trị bệnh gai gót chân, giảm sưng tấy, khó chịu và đỏ nóng ở bàn chân

6. Cách chữa gai gót chân bằng món ăn từ xương rồng

Sử dụng món ăn từ xương rồng cũng là một trong những biện pháp cải thiện tổn thương và giảm đau gót chân. Cụ thể thường xuyên sử dụng món ăn từ xương rồng có thể giúp người bệnh thanh nhiệt cơ thể, trị viêm, giải độc, phòng ngừa và điều trị ứ huyết. Đồng thời hạn chế sự lắng đọng canxi, giảm đau và tăng cường chức năng xương khớp.

Hướng dẫn cách chữa gai gót chân bằng món xương rồng hầm cá lóc và xương rồng luộc:

Món ăn 1: Xương rồng hầm cá lóc

Nguyên liệu:

  • 3 đọt xương rồng non
  • 250 gram cá lóc
  • Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ gai xương rồng và ngâm trong nước muối 15 phút
  • Thái mỏng xương rồng, thêm muối, bóp đều tay trong 5 phút, xả với nước. Lặp lại 3 lần để loại bỏ hết nhựa mủ
  • Sơ chế cá lóc và rửa sạch, cắt khúc vừa ăn
  • Ướp cá với một ít muối
  • Xào sơ cá với gừng để loại bỏ mùi tanh
  • Thêm nước và xương rồng, ninh với lửa nhỏ đến khi cá chín mềm
  • Nêm nếm gia vị và ăn nóng
  • Mỗi tuần ăn 2 lần, liên tục trong 4 tuần.

Món ăn 2: Luộc xương rồng

Nguyên liệu:

  • 10 ngọn xương rồng non.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ gai xương rồng và ngâm trong nước muối 15 phút
  • Thái mỏng xương rồng, thêm muối, bóp đều tay trong 5 phút, xả với nước. Lặp lại 3 lần
  • Đun sôi nguyên liệu với 500ml nước lọc
  • Đợi xương rồng chín, tắt bếp
  • Ăn nóng xương rồng luộc với muối hạt
  • Mỗi tuần ăn 2 lần, liên tục trong 4 tuần.

Dùng xương rồng trị gai gót chân cần lưu ý những gì?

Trong nhựa xương rồng có chứa một lượng chất độc nhất định. Vì thế người bệnh cần thận trọng khi sử dụng, tránh để nhựa xương rồng bắn vào mắt. Đối với những bài thuốc ăn/ uống, người bệnh cần sơ chế xương rồng thật kỹ với nước muối, ngâm rửa nhiều lần. Tuyệt đối không dùng xương rồng chưa sơ chế hoặc sơ chế không đúng cách để tránh gây ngộ độc.

Bên cạnh đó người bệnh nên dùng xương rồng với liều lượng thích hợp và đúng cách. Tuyệt đối không lạm dụng và không sử dụng vượt quá số liều quy định. Bởi điều này không chỉ gây phản tác dụng mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh rủi ro.

Ngoài ra khi dùng xương rồng trị gai gót chân, người bệnh cần lưu ý thêm một số điều quan trọng dưới đây:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng xương rồng để được hướng dẫn điều trị đúng cách và đúng liều lượng. Cần sử dụng thận trọng, những người không có kinh nghiệm tuyệt đối không tự ý dùng.
  • Không sử dụng xương rồng nếu bị dị ứng với loại thảo dược này.
  • Cách dùng xương rồng trị gai gót chân chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng. Người bệnh không dùng thảo dược này thay cho các phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Ngừng dùng xương rồng và hỏi ý kiến bác sĩ về cách xử lý nếu có tác dụng phụ (chóng mặt, đau đầu, kích thích niêm mạc miệng, tiêu chảy, co giật…).
  • Cần mang bao tay khi sơ chế xương rồng để tránh gây kích ứng.
  • Đối với các bài thuốc chườm đắp, cần thận trọng để tránh gây bỏng da.
  • Uống nhiều nước lọc khi dùng xương rồng trị gai gót chân. Đặc biệt là các bài thuốc dùng trong (uống, ăn).
  • Không nên tiếp tục xương rồng nếu không có diễn biến tốt sau 10 ngày điều trị.
  • Khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán để kiểm soát bệnh và sớm phát hiện các bất thường. Từ đó kịp thời áp dụng các phương pháp xử lý.
Cần sơ chế xương rồng thật kỹ với nước muối trước khi sử dụng để tránh gây ngộ độc, ảnh hưởng đến quá trình điều trị

Cách dùng xương rồng trị gai gót chân có tác dụng giảm viêm, sưng, nóng đỏ và đau nhức gót chân. Ngoài ra biện pháp này còn giúp kích thích lưu thông máu, giảm co cứng và tăng khả năng vận động cho người bệnh. Tuy nhiên xương rồng có độc, người bệnh nên hỏi ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra bệnh nhân cần sử dụng xương rồng đúng cách và đúng liều lượng để hạn chế ngộ độc và phản tác dụng.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan
Bị Gai Gót Chân Nên Đi Dép Như Thế Nào
Bệnh nhân bị gai gót chân nên đi dép như thế nào phù hợp là thắc mắc chung. Thông thường người bệnh được khuyên đi giày/ dép có đế thấp, đế vừa đủ cứng để không làm ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Bị gai cột sống có quan hệ được không? Quan hệ có khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn không? Nên quan hệ như thế nào để đạt khoái cảm tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết
Gai Gót Chân Có Nên Đi Bộ
Gai gót chân có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và khắc phục các triệu chứng gai gót chân. Người bệnh quan tâm có thể tham khảo một ...
Xem chi tiết
Khám Gai Cột Sống Ở Bệnh Viện Nào
Tìm hiểu khám gai cột sống ở bệnh viện nào và có kế hoạch thăm khám, điều trị và nâng cao sức khỏe phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý phổ biến, người bệnh có thể tham khảo. ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Đi Bộ Không
Bị gai cột sống có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện và nâng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua