Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp nhằm mục đích kiểm soát viêm, giảm đau và hạn chế nguy cơ tàn tật liên quan. Điều trị bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, tập thể dục hoặc các biện pháp chăm sóc tại nhà khác.
Mục tiêu điều trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn, gây viêm khớp mãn tính, thường gây ảnh hưởng đối xứng ở hai bên cơ thể. Ngoài gây ảnh hưởng đến khớp, đôi khi bệnh có thể ảnh hưởng đến da, mắt, tim, phổi, mạch máu, dây thần kinh hoặc thận.
- Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp là giảm đau và sưng khớp, duy trì và cải thiện chức năng khớp.
- Ngoài ra, mục tiêu lâu dài của việc điều trị bao gồm làm chậm hoặc ngừng tiến triển bệnh, đặc biệt là tổn thương khớp (có thể nhìn thấy trên phim X – quang).
Khi tình trạng viêm khớp được kiểm soát, cơn đau sẽ được cải thiện. Điều này cũng có thể tạo điều kiện cho người bệnh thực hiện vật lý trị liệu và hỗ trợ phục hồi chức năng khớp.
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả
Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, tập thể dục hoặc thay đổi phong cách sống. Điều trị sớm là cách tốt nhất để đạt hiệu quả tốt, ngăn ngừa các tổn thương liên quan, làm chậm hoặc chấm dứt quá trình tiến triển của bệnh.
1. Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Hầu hết các trường hợp viêm khớp dạng thấp đều được điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc điều trị được chia thành 5 loại chính, bao gồm:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID):
Thuốc chống viêm không steroid là loại thuốc cơ bản được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau nhưng không có tác dụng làm chậm tiến triển của viêm khớp dạng thấp. Do đó, thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp từ nhẹ đến vừa. Các trường hợp từ trung bình đến nghiêm trọng có thể không cần sử dụng NSAID và cần sử dụng các loại thuốc chuyên môn khác để ngăn ngừa tổn thương thêm.
NSAID phổ biến bao gồm ibuprofen và naproxen. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp viêm khớp dạng thấp cần sử dụng thuốc NSAID kê đơn, chẳng hạn như Celecoxib, do người bệnh cần sử dụng thuốc tác dụng mạnh và ít liều hơn trong ngày.
Sử dụng NSAID theo toa có thể tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim. Thuốc cũng có thể làm tăng huyết áp hoặc kích ứng dạ dày, dẫn đến viêm loét và chảy máu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc để tránh các nguy cơ tiềm ẩn.
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD):
Đây là các loại thuốc được sử dụng để chống suy nhược cơ thể và điều chỉnh các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Thuốc hoạt động bằng cách hạn chế hệ thống miễn dịch để làm chậm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn.
Methotrexate là loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Nếu thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể cần nhác bổ sung thêm một loại DMARD khác, chẳng hạn như:
- Hydroxychloroquine
- Leflunomide
- Tofacitinib
- Sulfasalazine
Các loại thuốc DMARD có thể được sử dụng dưới dạng viên uống, tuy nhiên một số người bệnh có thể sử dụng thuốc dưới dạng tiêm. Thuốc có thể cần vài tuần hoặc vài tháng để bắt đầu phát huy tác dụng và một thời gian lâu hơn để đạt được hiệu quả đầy đủ nhất.
Do DMARD hạn chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, do đó người bệnh có thể dễ bị nhiễm trùng và gặp một loạt các tác dụng phụ khác. Bên cạnh đó, Leflunomide và Methotrexate có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, đặc biệt là khi dự định mang thai.
Thuốc sinh học:
Nếu Methotrexate hoặc các DMARD khác không mang lại hiệu quả điều trị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc sinh học để cải thiện các triệu chứng.
Thuốc sinh học là những protein được biến đổi gen nhằm mục đích ngăn chặn các bộ phận cụ thể của hệ thống miễn dịch phản ứng dẫn đến tình trạng viêm. Các chế phẩm sinh học có thể làm dịu cơn đau nhanh chóng và giảm sưng khớp.
Thuốc sinh học thường được bào chế để ngăn chặn TNF, một hóa chất được cơ thể tạo ra để gây viêm. Ngoài ra, các chế phẩm sinh học khác nhắm vào các hóa chất khác, chẳng hạn như IL-1, IL-17, hoặc Janus kinase (JAK) hoặc các tế bào khác của hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như tế bào T hoặc tế bào B.
Các loại thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Abatacept
- Adalimumab
- Adalimumab-atto
- Baricitinib
- Anakinra
- Certolizumab
- Infliximab
- Rituximab
- Sarilumab
- Tocilizumab
Thuốc sinh học thường được sử dụng dưới dạng tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch. Người bệnh có thể tiêm thuốc tại phòng khám của bác sĩ hoặc tự tiêm thuốc tại nhà.
Thuốc sinh học có thể làm chậm hệ thống miễn dịch, do đó thuốc có thể dẫn đến bùng phát một số bệnh lý nhiễm trùng không hoạt động, chẳng hạn như bệnh lao.
Ngoài ra, các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc qua đường tĩnh mạch bao gồm:
- Đau ngực
- Khó thở
- Phát ban da
Steroid:
Trong các trường hợp viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng hoặc khi các triệu chứng bùng phát, bác sĩ có thể đề nghị dùng steroid để giảm đau và cứng khớp.
Trong hầu hết các trường hợp, steroid được sử dụng tạm thời để làm dịu các triệu chứng bùng phát. Tuy nhiên một số người bệnh có thể cần sử dụng steroid trong thời gian dài để kiểm soát cơn đau và viêm.
Các loại steroid phổ biến bao gồm:
- Methylprednisolone
- Hydrocortisone
- Prednisone
Steroid có thể được tiêm trực tiếp vào khớp bị viêm hoặc được sử dụng dưới dạng viêm. Không được sử dụng steroid lâu hơn 3 – 4 tháng để tránh nguy cơ yếu và loãng xương.
Steroid có thể gây tăng cân và mất xương, điều này khiến người bệnh dễ bị loãng xương hoặc gãy xương. Ngoài ra, thuốc cũng có thể làm tăng huyết áp, khiến bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nói chung sử dụng với liều thấp thường ít tác dụng phụ và an toàn hơn.
Liệu pháp kết hợp:
Kết hợp nhiều loại thuốc có thể cải thiện các cơn đau, giảm viêm và hỗ trợ làm chậm tiến triển bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng methotrexate kết hợp với một loại thuốc tương tự, chẳng hạn như hydroxychloroquine, leflunomide hoặc sulfasalazine để tăng cường hiệu quả điều trị.
Sử dụng nhiều loại thuốc không thể đảo ngược tổn thương khớp và không thể điều trị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên việc kết hợp thuốc phù hợp có thể ngăn ngừa các tổn thương thêm và giúp người bệnh tránh một số vấn đề sức khỏe liên quan, chẳng hạn như đau tim và đột quỵ.
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp cơ bản và hiệu quả trong thời gian đầu. Tuy nhiên người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ và rủi ro liên quan.
2. Vật lý trị liệu
Một trong những biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp quan trọng là vật lý trị liệu, nhằm mục đích cải thiện chức năng khớp và hướng dẫn người bệnh các hoạt động phù hợp để tránh các rủi ro liên quan.
Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh kế hoạch tập thể dục hoặc áp dụng các biện pháp cải thiện các triệu chứng, chẳng hạn như massage, chườm nóng hoặc các mẹo quản lý các triệu chứng tại nhà khác. Nhà vật lý trị liệu cũng có thể hướng dẫn người bệnh xử lý các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như cách nấu ăn, sử dụng máy tính hoặc nâng vật nặng đúng cách.
Ngoài ra, người bệnh có thể được đề nghị lắp các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như thanh vịn cầu thang, bồn rửa mặt hoặc bồn cầu để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
3. Tập thể dục và duy trì cân nặng hợp lý
Tập thể dục là một phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp tốt nhất, đặc biệt là khi người bệnh bị đau hoặc cứng khớp. Hoạt động và luyện tập thường xuyên có thể mang lại một số lợi ích như:
- Giảm đau, chống viêm và hạn chế nguy cơ tàn phế
- Giúp xương chắc khỏe hơn, đặc biệt là khi người bệnh cần dùng steroid để điều trị các triệu chứng
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp và giúp người bệnh di chuyển linh hoạt hơn
- Cải thiện tâm trạng và mức năng lượng của người bệnh
- Giữ cân nặng hợp lý và hạn chế áp lực lên xương khớp
Duy trì cân nặng hợp lý là điều quan trọng đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp. Điều này có thể cải thiện các cơn đau và tăng cường hiệu quả của các bài tập hoặc vật lý trị liệu.
4. Chế độ ăn uống lành mạnh
Mặc dù không có chế độ ăn uống dành riêng cho người viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên nhiều chuyên gia tin rằng chế độ ăn uống có một mối liên quan mật thiết với bệnh. Nên thực hiện một chế độ ăn uống chống viêm, nhiều axit béo omega 3, chẳng hạn như trái cây hoặc rau quả tươi.
Ăn nhiều rau quả tươi và trái cây cũng có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ thống tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
Cụ thể, chế độ ăn uống dành cho người viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Axit béo omega 3 được tìm thấy trong hầu hết các loại hải sản, cá béo, hạt lanh và các loại quả hạch.
- Glucosamine và chondroitin sulfate nguồn gốc từ tôm, cua và các động vật có vỏ khác.
- Trái cây tươi bao gồm táo, mơ, chuối, quả mọng, dưa hấu, nho, quả kiwi, cam, đu đủ, dứa và bơ.
- Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn và bông cải xanh.
- Các loại rau củ khác chẳng hạn như bắp cải, cà rốt, súp lơ, cần tây, hành tây và khoai lang.
- Ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm lúa mì, gạo, lúa mạch, kiều mạch, hạt kê và yến mạch.
Tìm hiểu thêm: Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?
5. Các phương pháp chăm sóc tại nhà
Có một số phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp được áp dụng tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị. Mặc dù các biện pháp này thường an toàn, tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện để tránh các rủi ro liên quan.
Các biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp tại nhà bao gồm:
- Chườm lạnh: Chườm đá có thể làm giảm sừng và viêm khớp. Người bệnh có thể đặt một miếng gạc lạnh hoặc túi đá lên khớp bị ảnh hưởng trong 15 phút mỗi lần và 3- 4 lần mỗi ngày.
- Chườm nóng: Chườm nóng hoặc chườm ấm có thể hỗ trợ thư giãn các cơ và kích thích lưu lượng máu. Người bệnh có thể quấn khăn ấm hoặc miệng đệm ấm xung quanh khu vực bị đau để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, tăm nước ấm cũng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng,
- Thư giãn cơ: Thực hiện thư giãn cơ bắp, chẳng hạn như căng hoặc siết cơ sau đó thả lỏng. Bắt đầu với các cơ chân sau đó di chuyển dần dần lên khắp cơ thể, đến các ngón tay và kết thúc ở cơ mặt.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Việc thiếu ngủ có thể khiến các khớp bị đau. Do đó, đi ngủ và thức dậy vào vùng một giờ mỗi ngày để có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Cố gắng tập thể dục mỗi ngày, tránh sử dụng nicotine, caffeine, rượu và các chất kích thích khác để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Không hút thuốc: Nếu là người hút thuốc, người bệnh nên bỏ thuốc lá để hạn chế các rủi ro liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng có thể làm giảm hiệu quả các các loại thuốc điều trị.
- Châm cứu: Theo Y học cổ truyền, châm cứu cho thể cải thiện cơn đau, giảm nhu cầu sử dụng thuốc và có thể hỗ trợ phục hồi sự linh hoạt ở các khớp.
- Liệu pháp kiểm soát căng thẳng: Các liệu pháp tác động lên tâm trí có thể kiểm soát căng thẳng, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp cơ thể phản ứng tốt hơn với các cơn đau. Các kỹ thuật phổ biến bao gồm hít thở sâu bằng bụng, thư giãn từng cơ từ đầu đến chân, thiền và tập thái cực quyền.
- Kích thích điện (TENS): Mặc dù phương pháp này hiếm khi được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên đôi khi kích thích điện có thể mang lại hiệu quả giảm đau ở một số người. Liệu pháp này sử dụng một thiết bị nhỏ gửi tín hiệu điện vào cơ thể thông qua các điện cực trên da để giảm đau.
Các phương pháp tại nhà có thể không mang lại hiệu quả nhanh và cao như các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp khác. Tuy nhiên các biện pháp này đơn giản, an toàn và có thể được thực hiện tại nhà bất cứ lúc nào.
6. Mẹo chữa viêm khớp dạng thấp theo dân gian
Ngoài các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm theo y học hiện đại, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Các biện pháp phổ biến bao gồm:
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt:
- Sử dụng một nắm lá lốt, rửa sạch, để ráo nước.
- Phơi dưới trời nắng để thật khô, bảo quản trong bình kín
- Khi cần dùng lấy từ 15 – 20 mg cho vào ấm nước, thêm 60 ml nước lọc, đun sôi trong 15 phút.
- Dùng uống nước lá lốt khi còn ấm, mỗi ngày một lần đến khi các triệu chứng được cải thiện
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng ngải cứu:
- Dùng một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, để ráo nước, đun sôi cùng 800 ml nước lọc trong 20 phút
- Lọc lấy phần, bỏ bã, chia thành 3 phần, uống uống 3 lần trong ngày
- Áp dụng biện pháp trong 2 tuần để cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp
- Cà gai leo chữa viêm khớp dạng thấp:
- Sử dụng khoảng 10 – 20 gram rễ cà gai leo, rửa sạch, đun sôi cùng 600 ml nước trong 20 phút
- Lọc lấy phần nước, dùng uống khi còn ấm
- Sử dụng thuốc mỗi ngày một lần cho đến khi các triệu chứng viêm khớp dạng thấp được cải thiện
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng các mẹo tại nhà thường an toàn và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên thường chỉ được áp dụng cho các trường hợp nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn phù hợp.
Người bệnh có thể tham khảo thêm: 10 cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam tốt nhất
7. Phẫu thuật
Viêm khớp dạng thấp thường không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, tương tự như tình trạng viêm xương khớp, người bệnh có thể cân nhắc phẫu thuật để giảm đau và cải thiện các chức năng hàng ngày. Loại phẫu thuật phổ biến nhất là thay khớp, cắt khớp hoặc cắt bao hoạt dịch,
Hầu hết các ca phẫu thuật đều được chỉ định cho người trên 50 tuổi, bởi vì khớp nhân tạo có thể mòn dần trong 15 đến 20 năm.
Các khớp thường được phẫu thuật thay thế bao gồm hông, đầu gối hoặc đôi khi là vai. Một số khớp, chẳng hạn như khớp mắt cá chân thường không đáp ứng tốt với việc thay khớp nhân tạo. Trong trường hợp cần phẫu thuật ở mắt cá chân, bác sĩ thường tiến hành hợp nhất khớp để ổn định khớp và giảm đau.
Khi nào cần thay đổi phương pháp điều trị?
Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng lâu dài và người bệnh cần sử dụng các phương pháp điều trị để ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Bên cạnh đó, đôi khi các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị có thể cần được thay đổi để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bác sĩ điều trị sẽ theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng tổn thương khớp để đánh giá kế hoạch điều trị. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều tị khác phù hợp hơn trước khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
Cụ thể, người bệnh cần thay đổi phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp nếu xuất hiện các triệu chứng như:
- Sưng khớp
- Cứng khớp kéo dài vào buổi sáng
- Kháng thể CCP rất cao
- Yếu tố dạng thấp rất cao
- Xuất hiện các nốt thấp khớp (hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp)
- CPR cao
- Có dấu hiệu bất thường trên phim X – quang
Điều trị đúng phương pháp sớm là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên thường xuyên tái khám và thực hiện các biện pháp chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp thường nhằm mục đích kiểm tra tình trạng viêm, giảm đau và giảm thiểu các rủi ro liên quan. Điều trị thường bao gồm thuốc, vật lý trị liệu, tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống, chăm sóc tại nhà. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện các tổn thương khớp và làm chậm hoặc chấm dứt tiến triển của bệnh.
Tham khảo thêm: Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!