6 cách điều trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất hiện nay

Theo dõi IHR trên goole news

Thoái hóa khớp là tình trạng phổ biến, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Nếu bạn chưa biết cách điều trị thoái hóa khớp nào hiệu quả, nên áp dụng thì hãy theo dõi bài viết dưới đây. Chuyên gia xương khớp Đỗ Minh Tuấn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xung quanh chủ đề này.

Nguyên tắc chính trong điều trị thoái hóa khớp

Lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn hệ thống nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết:

Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của cơ thể. Con người chưa thể chống lại được quy luật tự nhiên này. Vì vậy, mục đích chính trong điều trị thoái hóa khớp là giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thoái hóa khớp đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.

 

Các giai đoạn thoái hóa khớp
Các giai đoạn thoái hóa khớp

Các nguyên tắc chính trong điều trị thoái hóa khớp gồm:

  • Giảm đau trong các đợt tiến triển bệnh
  • Phục hồi chức năng vận động của khớp, ngăn ngừa, hạn chế biến biến dạng khớp
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh
  • Tư vấn, giúp người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị khả quan, phù hợp nhất với tình trạng cơ thể
  • Giảm thiểu nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị

Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

Ở phần này, lương y Tuấn sẽ giới thiệu tới bạn đọc các cách điều trị thoái hóa khớp đang được áp dụng phổ biến hiện nay, ưu nhược điểm của từng phương pháp. Mời bạn đọc theo dõi!

1. Điều trị thoái hóa khớp không dùng thuốc

Cách chữa thoái hóa khớp này bao gồm: Sử dụng các mẹo dân gian, dùng các phương pháp vật lý trị liệu, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Qua đó, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu, đau nhức, tăng khả năng vận động khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.

Lá lốt hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả
Lá lốt hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả
  • Top 5 mẹo dân gian chữa thoái hóa khớp

Lá lốt: Chuẩn bị 200g lá lốt tươi rửa sạch. Cho lá lốt sạch vào nồi, đổ 2 lít nước sạch vào đun sôi trong 10 phút. Chắt lấy phần nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Rễ đinh lăng: Chuẩn bị 30g đinh lăng, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau 15 phút, vớt ra để ráo rồi đem đi sao vàng. Cho rễ cây đinh lăng đã sao vàng vào nồi cùng 2 lít nước lọc đun sôi tới khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Bột nghệ: Trộn đều 10g bột nghệ, 1 lòng đỏ trứng gà, 2 muỗng dầu dừa. Cho hỗn hợp vào máy xay, xay nhuyễn. Ăn hỗn hợp này 1 ngày 1 lần, liên tục trong 14 ngày.

Ngải cứu: Chuẩn bị 1 bó ngải cứu tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn. Sau đó, vớt ngải cứu ra, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát hoặc xay. Chắc lấy nước cốt pha cùng mật ong uống 2 lần/ngày cho tới khi thấy bệnh thuyên giảm. 

Dây đau xương: Cây dây đau xương rửa sạch, thái khúc và phơi khô rồi cho vào bình thủy tinh có nắp đậy. Rót thêm rượu trắng vào ngâm theo tỷ lệ 5 phần rượu 1 phần thân cây dây đau xương. Đậy kín nắp, ngâm trong khoảng 7 ngày. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ, liên tục trong 2 tuần.

  • Vật lý trị liệu điều trị thoái hóa khớp

Các liệu pháp, bài tập vật lý trị liệu giúp:

  • Giảm đau
  • Duy trì chức năng của các khớp
  • Làm mạnh cơ giữ khớp
  • Làm chậm quá trình thoái hóa khớp
  • Cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân  .

Các phương pháp vật lý trị liệu điều trị thoái hóa khớp phổ biến gồm:

Trị liệu bằng sóng ngắn tạo nhiệt nóng ở sâu trong khớp. Từ đó, tăng cường chuyển hóa, chống phù nề, chống viêm giảm đau, kích thích sản sinh dịch khớp.

Trị liệu bằng xung điện giúp kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, giúp khớp linh động hơn.

Sử dụng sóng siêu âm giúp làm mềm tổ chức xơ, sẹo bên trong khớp, giúp chống viêm, giảm đau, tăng tái tạo tổ chức khớp và mô mềm.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng xung điện
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng xung điện

Ngoài ra, còn có một số phương pháp hỗ trợ khác như chiếu tia hồng ngoại , ủ sáp paraphin, xoa bóp , châm cứu, bấm huyệt…

Người bệnh cũng có thể thực hiện các bài tập vận động tại nhà như: đạp xe, bơi lội, đi bộ… để giúp cơ mềm dẻo khớp vận động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, các bài tập cần được tiến hành nhẹ nhàng, vừa sức. Nếu không sẽ gây tổn thương khớp nghiêm trọng hơn.

  • Ưu điểm: Phương pháp an toàn, lành tính, chi phí không quá cao.
  • Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tác dụng chậm.

2. Chữa thoái hóa khớp bằng Tây y

Trong Tây y, bệnh nhân có thể điều trị thoái hóa khớp bằng các phương pháp: Dùng thuốc, phẫu thuật, điều trị bằng tế bào gốc.

  • Dùng thuốc

Thuốc giảm đau thông thường, thuốc giảm đau chống viêm, các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tái tạo sụn khớp là các loại thuốc phổ biến được bác sĩ kê cho người bệnh thoái hóa khớp. Bệnh nhân cần xác định phải dùng thuốc lâu dài, hàng ngày. 

Acetaminophen là thuốc giảm đau thông thường, được kê cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối từ nhẹ đến trung bình, thường gây buồn nôn, đau vùng thượng vị.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Naproxen (Aleve) hoặc Ibuprofen (Motrin) vừa giảm đau vừa chống viêm, gây ảnh hưởng dạ dày

Thuốc bôi ngoài da như Voltaren Emulgel… giúp giảm đau tại chỗ, ít gây tác dụng phụ.

Thuốc giảm đau bậc 2: Paracetamol kết hợp với Tramadol cho các trường hợp đau nặng hơn.

Thuốc ức chế COX-2 là các thuốc chống viêm không steroid có kê toa ít ảnh hưởng đến dạ dày, nhưng có thể tác dụng phụ nghiêm trọng tới tim.

Tiêm glucocorticoid hoặc corticosteroid trực tiếp vào khớp được sử dụng trong trường hợp đau nặng, giúp giảm đau, giảm viêm “tạm thời”, thuốc có nguy cơ gây tổn thương sụn, không được tiêm nhiều lần/năm.

Thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp là các loại thực phẩm chức năng bổ sung hoạt chất Glucosamine sulfate và Chondroitin sulfate hoặc Axit Hyaluronic.

3. Phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa khớp

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng. Các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng phương pháp phẫu thuật. 

Các phẫu thuật phổ biến nhất trong điều trị thoái hóa khớp gối gồm:

Phẫu thuật nội soi là thủ thuật có phạm vi xâm lấn nhỏ để chữa lành thương tổn hoặc làm sạch các mảnh vụn từ khớp. 

Phẫu thuật cắt xương áp dụng cho những người xương không ở đúng góc độ, tạo thành áp lực lớn gây tổn thương của khớp. 

Thay thế khớp giúp loại bỏ và thay thế bộ phận bị thương hoặc hư hỏng ở đầu gối bằng các bộ phận nhân tạo.

6. Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc

Đây là phương pháp hiện đại bậc nhất trong điều trị thoái hóa khớp. Tại Việt Nam, chỉ có 10 bệnh viện có đủ vật tư và bác sĩ đáp ứng được kỹ thuật này. Chi phí thực hiện cho 1 ca điều trị vào khoảng 50 – 90 triệu đồng cho mỗi khớp.

Tuy nhiên, hiệu quả chỉ duy trì được trong khoảng 3-4 năm. Với người già, thời gian này càng ngắn hơn. Thậm chí, một số bệnh nhân xảy ra phản ứng đào thải, khiến sức khỏe suy kiệt.

  • Ưu điểm: Tác dụng nhanh, hiệu quả tốt với cả trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp nặng.
  • Nhược điểm: Có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe. Phương pháp cấy tế bào gốc có chi phí cao.

Chữa thoái hóa khớp bằng Tây y thích hợp với các trường hợp thoái hóa khớp nặng, không dung nạp các phương pháp điều trị khác. 

Qua bài viết này, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về các cách điều trị thoái hóa khớp, chi tiết ưu nhược điểm và đối tượng phù hợp. Để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, bạn đọc cần quan tâm, nhận diện sớm tình trạng thoái hóa khớp và chữa trị kịp thời.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bó Bột Chân Có Đi Được Không
Bó bột chân có thể gây ảnh hưởng đến việc di chuyển cũng như đi lại của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần duy trì sự tập luyện phù hợp để tránh teo cơ, cứng khớp cũng như loãng ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Bà Bầu Đau Lưng Có Nên Đấm Lưng
Đau lưng là một trong những triệu chứng rất phổ biến trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không là thắc mắc thường gặp. Bởi nhiều người lo ngại rằng ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Có Làm Được Việc Nặng Không
Gãy xương đòn có làm được việc nặng không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, loại gãy xương, tình trạng sức khỏe tổng thể và chỉ định ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Nguy Hiểm Không
Bệnh gout có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi nhiều người mắc bệnh gút và cả những người quan tâm đến sức khỏe đều đặt ra. Bệnh gút, hay còn gọi là thống phong, là một bệnh lý viêm ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua