Diện Chẩn Chữa Đau Nhức Xương Khớp Và Lưu Ý Nên Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Diện chẩn chữa đau nhức xương khớp là phương pháp dựa trên sự kết hợp của y học cổ truyền và y học hiện đại, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, giảm đau, chống viêm và góp phần phục hồi khả năng vận động linh hoạt. Tham khảo bài viết bên dưới và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Diện chẩn chữa đau nhức xương khớp
Diện chẩn chữa đau nhức xương khớp là phương pháp không xâm lấn, giúp giảm đau hiệu quả, an toàn

Diện chẩn chữa đau nhức xương khớp có hiệu quả không?

Diện chẩn còn được gọi là điều khiển liệu pháp, thực hiện chẩn đoán tình trạng sức khỏe và trị liệu các vấn đề sức khỏe thông qua biểu hiện trên da, dựa theo các nguyên tắc phản ứng thần kinh. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như:

  • Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại
  • Làm giảm các triệu chứng bệnh, chẳng hạn như đau nhức xương khớp
  • Đào thải độc tố, điều hòa âm dương trong cơ thể, từ đó giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, cường tráng

Diện chẩn chữa đau nhức xương khớp tác động lên các sinh huyệt trên khuôn mặt, từ đó khai thông tắc nghẽn, tăng cường tuần hoàn máu đến khu vực bị tổn thương, giúp giảm đau, chống viêm và phục hồi các chức năng bình thường của hệ xương khớp. Ngoài ra, diện chẩn cũng giúp ổn định năng lượng trong cơ thể, đào thảo độc tố và phục hồi sức khỏe của các cơ quan nội tạng.

Đối với trường hợp đau nhức xương khớp, diện chẩn mang đến một số lợi ích tích cực, chẳng hạn như:

  • Cải thiện cơn đau nhanh chóng, hiệu quả, góp phần ngăn ngừa cơn đau tái phát
  • Đối với các cơn đau nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu tổn thương thần kinh, diện chẩn có thể giúp nâng cao sức khỏe, kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh
  • Khai thông tắc nghẽn, điều trị huyết ứ, tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình tự chữa lành của cơ thể
  • Kích thích cơ thể sản sinh hormone endorphin, hỗ trợ giảm đau, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu
  • Nâng cao sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên và nâng cao sức khỏe tổng thể

Bên cạnh đó, diện chẩn chữa đau nhức xương khớp là phương pháp không dùng thuốc, không xâm lấn vào cơ thể. Do đó, phương pháp này được đánh giá cao về độ an toàn và phù hợp với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, diện chẩn cần được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn để tránh các rủi ro phát sinh.

Phác đồ diện chẩn chữa đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến, có thể gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi quá mức và suy giảm chất lượng cuộc sống. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, thầy thuốc có thể đề nghị các kế hoạch diện chẩn như sau:

1. Dụng cụ diện chẩn chữa đau nhức xương khớp

Một số dụng cụ cần chuẩn bị khi diện chẩn chữa đau nhức xương khớp bao gồm:

  • Cây sao chổi thường và cây sao chổi bạc
  • Cây dò huyệt
  • Cây cào đầu
  • Cây hỏa tiễn khai thông lưng
  • Cây ấn gạch sáu chia
  • Điếu ngải

Diện chẩn chữa đau nhức xương khớp có thể thực hiện tại cơ sở y tế hoặc tại phòng khám. Tuy nhiên trước khi tự diện chẩn tại nhà, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc để được hướng dẫn chính xác nhất.

2. Tác động sáu vùng đồ hình phản chiếu

Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết trên khuôn mặt là mạng lưới các ống dẫn lưu chất lỏng, protein và các hóa chất từ các mô về lại dòng máu. Hệ bạch huyết có mối liên hệ mật thiết với hệ tuần hoàn và máu, do đó tác động lên hệ bạch huyết sẽ giúp ổn định tuần hoàn, mang các dưỡng chất cần thiết đi khắp cơ thể và nuôi dưỡng các mô.

Việc tác động lên sáu vùng đồ hình phản chiếu hạch bạch huyết cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, chẳng hạn như nấm, vi khuẩn, virus, từ đó nâng cao hệ thống miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật.

Phác đồ diện chẩn chữa đau khớp gối
Tác động lên sáu vùng đồ hình phản chiếu có thể giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng tắc nghẽn và giảm đau

Theo thuyết phản chiếu của diện chẩn, tác động lên sáu vùng đồ hình phản chiếu như sau:

  • Vùng 1: Sử dụng đầu que dò, gạch từ đầu mày xuống hai bên sơn căn (là khu vực sống mũi ở giữa 2 viên mũi)
  • Vùng 2: Dùng que dò gạch từ sống mũi (từ sơn căn đến đầu mũi)
  • Vùng 3: Gạch 2 viền mũi
  • Vùng 4: Dùng cây dò gạch 2 pháp lệnh (nếp nhăn ở mũi và má) xuống khóe miệng
  • Vùng 5: Dùng cây dò gạch viền cong ở xung quanh ụ cằm
  • Vùng 6: Gạch quanh tai (trước và sau) từ huyệt số 16 đến huyệt số 14, sau đó vòng qua sau tai đến huyết 15, 54, 55 và đến huyệt số 16

Ở mỗi vùng chỉ cần gạch từ 30 – 40 lần là được. Khi tác động cần đảm bảo lực ấn và tốc độ vừa phải, không quá nhanh không quá chậm hoặc lúc nhanh lúc chậm. Nên thực hiện tác động lên sáu vùng phản chiếu vào buổi tối trước khi đi ngủ để cải thiện cơn đau nhức xương khớp và nâng cao sức khỏe.

Lưu ý: Những người trẻ tuổi không nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày, trừ khi nhận được sự hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu lạm dụng có thể gây nóng trong người, nổi mụn, lở loét, táo bón và một số vấn đề sức khỏe khác.

3. Tác động lên chín vùng sinh mệnh

Trong diện chẩn chữa đau nhức xương khớp, việc tác động lên chín vùng sinh mệnh sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, điều hòa cơ thể, hỗ trợ giảm đau, chống viêm. Tác động lên chín vùng sinh mệnh mang đến một số lợi ích như:

  • Cải thiện các vấn đề thần kinh, chẳng hạn như đau thần kinh tọa, cơ thể mệt mỏi, lười vận động, thiếu sức sống, thường hay chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, rối loạn tiền đình.
  • Làm giảm và phòng ngừa các chứng đau nhức xương khớp, thống phong (bệnh gút), đau lưng, đau cột sống, thoát vị đĩa đệm, tăng tiết dịch khớp, căng cơ, bầm tím.
  • Khi tác động lên chín vùng sinh mệnh có thể sử dụng các đầu ngón tay, khớp ngón tay hoặc sử dụng các dụng cụ chuyên dụng của diện chẩn, chẳng hạn như que dò huyệt, cây sao chổi, cây cào nhỏ hoặc cây búa nhỏ.

Một số thủ pháp khi diện chẩn chữa đau nhức xương khớp:

  • Vuốt, chà xát bằng đầu ngón tay hoặc sử dụng cây con cá của diện chẩn để tránh gây trầy xước, tổn thương da.
  • Gạch bằng đầu que dò huyệt, cây sao chổi hoặc đầu đũa tròn với lực tác động vừa phải, không quá mạnh hoặc quá nhẹ, lần lượt lên các vùng sinh mệnh.
  • Dùng cây búa nhỏ gõ lần lượt vào các khu vực có dấu hiệu bất thường trên khuôn mặt của người bệnh. Vị trí nào đau thì gõ thêm để cải thiện cơn đau.

Chín vùng sinh mệnh bao gồm:

  • Vùng 1: Huyệt 347 – 127 – 347 ( vùng ụ cằm)
  • Vùng 2: Huyệt 7 – 38 ( vùng giữa mũi và môi)
  • Vùng 3: Huyệt 61 – 74 – 64 (hai cạnh của lỗ mũi)
  • Vùng 4: Huyệt 61 – 38 (đường pháp lệnh chạy dọc từ cạnh lỗ mũi chéo đến vùng ria mép)
  • Vùng 5: Huyệt 505 – 565 (huyệt ở cạnh mũi và trên vùng số 3)
  • Vùng 6: Huyệt 189- 43 (nằm dọc theo sống mũi)
  • Vùng 7: Huyệt 118D – 12 (từ chân mày tới khóe mắt)
  • Vùng 8: Huyệt 73 – 59 – 130 (huyệt ở quanh phần hốc mắt)
  • Vùng 9: Huyệt 0 –  14 – 15 – 16 – 54 – 55 – 57 – 138 (ở xung quanh mang tai)

Lưu ý:

  • Mỗi vùng tác động trung bình từ 30 lần, vùng nào đau nhiều có thể tác động nhiều hơn.
  • Có thể tác động theo các hướng tùy ý, tuy nhiên nên tác động từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, riêng khu vực ụ cằm nên tác động qua lại. Những khu vực có đường cong thì cần nương theo đường cong tự nhiên để tác động tốt nhất.
  • Nếu có thời gian có thể tác động hết một lượt 9 vùng sau đó thực hiện thêm 2 lược nữa để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Tác động lên chín vùng sinh mệnh giúp làm nóng, ấm cơ thể, mang lại hiệu quả cao trong các trường hợp đau nhức xương khớp do thời tiết lạnh, tay chân đau nhức dữ dội.

4. Cào đầu

Thao tác cào đầu trong diện chẩn giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng thần kinh, kiểm soát các chứng mất ngủ, rụng tóc, huyết áp cao, tiểu đêm, lạnh tay chân. Cào đầu có thể giúp tăng cường sinh lực tổng quát, an thần, điều trị đau lưng, đau nhức xương khớp và làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên.

Trong diện chẩn chữa đau nhức xương khớp, cào đầu được thực nhẹ nhàng đến toàn bộ khuôn mặt trong 1 phút, sau đó nghỉ 1 phút, lặp lại động tác 3 lần. Nên cào một cách cẩn thận và thuận theo tự nhiên để tránh gây tổn thương, trầy xước da. Khi cào chỉ thực hiện theo một hướng nhất định, không được vừa đẩy vừa kéo.

Có thể cào đầu 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất. Mỗi lần thực hiện cào đầu 100 lần, có thể thực hiện thành nhiều lượt, có thể nghỉ 1 – 2 phút trước khi bắt đầu mỗi lượt.

5. Tác động đến sáu vùng thần thánh sau lưng

Sáu vùng thần thánh sau lưng trong cơ thể người ở dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể. Hệ thần kinh được chia thành trung ương (não và tủy sống) và ngoại biên (các dây thần kinh và hạch thần kinh). Khi bị đau nhức xương khớp, tức là hệ thần kinh không thích nghi được với môi trường, các tác nhân, dẫn đến rối loạn, hoạt động bất thường, gây đau đớn, khó chịu.

Trong diện chẩn chữa đau nhức xương khớp, người bệnh không thể tự tác động đến sáu vùng sau lưng. Do đó thủ pháp này nên được thực hiện bởi thầy thuốc hoặc người nhà có kiến thức về diện chẩn.

Chữa bệnh bằng diện chẩn có tốt không
Thủ pháp tác động lên sáu vùng thần thánh sau lưng giúp kiểm soát cơn đau lưng, đau cột sống hiệu quả

Cách tác động lên sáu đường thần thánh trong diện chẩn như sau:

  • Đường thứ nhất: Gạch từ vùng cổ đi qua  các đốt sống C1 – C7 và vùng lân cận ở hai bên, tác động lên toàn bộ khu vực cổ.
  • Đường thứ 2: Gạch từ cột sống T1 đến hết xương cụt, có thể chia thành nhiều đoạn để gạch, mỗi vùng gạch từ 30 – 50 cái tùy vào sức khỏe của mỗi bệnh nhân.
  • Đường thứ 3: Gạch hai đường liền kề với cột sống ở hai bên (cách cột sống khoảng 0.5 – 1 cm).
  • Đường thứ 4: Gạch theo đường dọc ở hai bên cơ thang lưng (song song với cột sống), không đi qua xương bả vai.
  • Đường thứ 5: Gạch hai đường cong theo xương bả vai, tuy nhiên không gạch lên bả vai.
  • Đường thứ 6: Gạch theo hai đường cao bao quanh xương sườn cuối cùng ở lưng, tại vị trí xương sườn số 12 ở ngay hông.

Lưu ý:

  • Có thể thực hiện theo thứ tự, đầy đủ các đường thần thánh hoặc chỉ tác động lên một vài đường hư đốt sống cổ, cột sống lưng hoặc hai bên sống lưng.
  • Gạch theo hai chiều, lên xuống và qua lại. Mỗi đường gạch ngắn, không được rời khỏi bề mặt da, lực dùng phải phải, đều tay, không quá mạnh cũng không quá nhẹ.
  • Sau khi tác động, người bệnh không nên tiếp xúc với nước ngay. Vì lúc này các huyệt vị được khai thông, tiếp xúc với nước có thể gây cảm lạnh.
  • Có thể tác động đến sáu đường thần thánh 2 lần mỗi ngày để chữa đau nhức xương khớp hoặc 1 lần mỗi tuần để phòng ngừa bệnh. Không được lạm dụng.

6. Gạch dò các sinh huyệt

Trong diện chẩn chữa đau nhức xương khớp, sinh huyệt còn được gọi là các điểm đau, là nơi cần tác động để chữa bệnh. Khi tác động đến các sinh huyệt sẽ làm tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ giảm đau, chống viêm và nâng cao sức khỏe. Để diện chẩn đau nhức xương khớp cần tác động đến các bộ huyệt như:

Bộ Trừ Đàm Thấp Thủy:

  • Lọc thấp: Huyệt 107, 240, 12, 184, 290, 7, 347.
  • Trừ thấp: Huyệt 521, 87, 22 B, 235, 127, 347, 236, 85, 29 (222), 53, 7, 63, 64, 287, 19, 39, 1, 290, 240, 26,103.
  • Trục thấp: Cần tác động lên toàn bộ ụ cằm, bờ môi dưới, bờ môi trên và cánh mũi (giới hạn bởi pháp lệnh), toàn bộ mũi và kéo dài lên đến vùng huyệt 103, 175.

Bộ Bổ Âm Huyết:

  • Tác động lên các huyệt 22, 127, 63M + -, 17 + -, 113 + -, 7 + -, 63, 50, 19, 39, 37, 1, 290 + -, 0 + -.
  • Không phải lúc nào cũng cần tác động lên toàn bộ các huyệt. Thầy thuốc có thể xác định các huyệt vị cần tác động để đạt hiệu quả kiểm soát cơn đau nhức xương khớp hiệu quả nhất.

Lưu ý:

  • Cần chẩn đoán về hàn nhiệt và xác định tình trạng sức khỏe trước khi thực hiện thủ pháp.
  • Rất ít các trường hợp cần tác động lên toàn bộ các huyệt.
  • Cần dò sinh huyệt trước khi tác động.

7. Hơ nhâm đốc

Kỹ thuật hơ nhâm đốc sử dụng hơi nóng từ điếu ngải để thông kinh hoạt lạc, tan máu huyết, giải tỏa huyết ứ, hỗ trợ làm mềm cơ, mạnh gân cốt, an thần, trấn thống và giảm đau nhức xương khớp rất tốt.

đau nhức xương khớp toàn thân
Hơ nhâm đốc tác động lên các sinh huyệt, thúc đẩy quá trình tự chữa lành các tổn thương

Thầy thuốc sẽ sử dụng một điếu ngải to bằng điếu thuốc lá, kẹp giữa hai ngón cái và ngón trỏ hơ lần lượt trên khuôn mặt, điếu ngải cách bề mặt da khoảng 1 cm. Nếu đúng các huyệt đang mở (sinh huyệt) thì không quá 2 giây người bệnh sẽ thấy nóng ngay lập tức. Cảm giác nóng dữ dội, nhói, buốt sâu vào da thịt, tương tự như bị bỏng. Tại vị trí sinh huyệt cần hơ lâu hơn để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

Lưu ý:

  • Các sinh huyết hút khí rất tốt do đó có thể gây bỏng nếu hơ quá lâu tại một huyết. Do đó cần đổi sinh các huyệt khác và không hơ một huyệt quá 3 lần.
  • Không hơ nhiều huyệt trong một lần điều trị, điều này có thể gây nóng trong, nổi mụn, táo bón, khó ngủ.
  • Mỗi ngày chỉ hơ nhâm đốc một lần, tránh lạm dùng.

Lưu ý khi diện chẩn chữa đau nhức xương khớp

Diện chẩn chữa đau nhức xương khớp được đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn, không xâm lấn vào cơ thể cũng như ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, để phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Kiên trì thực hiện diện chẩn theo phác đồ của thầy thuốc, tránh việc ngừng liệu pháp giữa chừng.
  • Diện chẩn chỉ có tác dụng hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng, không thể điều trị nguyên nhân gây đau nhức xương khớp.
  • Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu biến chứng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả.
  • Xây dựng lối sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh để nâng cao hiệu quả điều trị đau nhức xương khớp.

Trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào về phương pháp diện chẩn chữa đau nhức xương khớp. Điều trị sớm và đúng phương pháp là cách tốt nhất để tránh các rủi ro phát sinh.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua