Điện châm (Châm cứu điện) là gì? Tác dụng, quy trình
Điện châm là phương pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ phương Đông, được phát triển từ liệu pháp châm cứu. Phương pháp này sử dụng dòng điện cực nhỏ đi qua kim châm để tác động vào những huyệt đạo tương ứng trên cơ thể. Từ đó giúp giảm đau, điều trị các bệnh lý như đau lưng, đau mỏi xương khớp ở người lớn tuổi, rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu…
Điện châm là gì?
Điện châm còn được gọi là châm cứu điện. Đây là một bước tiến mới của liệu pháp châm cứu và có nguồn gốc từ phương Đông. Phương pháp này chữa bệnh bằng cách sử dụng dòng điện cực nhỏ đi qua kim châm để tác động vào những huyệt đạo tương ứng trên cơ thể. Nhờ có dòng điện đi qua mà lực tác động lên huyệt đạo và cơ thể trở nên lớn hơn, diện tích tiếp xúc và khả năng điều trị bệnh cũng cao hơn.
Ngày nay để quá trình chữa bệnh diễn ra dễ dàng và nhanh chóng, các cơ sở y học cổ truyền chủ yếu sử dụng máy xung điện. Thiết bị này có khả năng tự điều chỉnh dòng điện đi qua, tác động sâu/ cạn vào các huyệt đạo và tăng mức độ an toàn.
Thông thường để châm cứu điện bằng máy xung điện, bác sĩ chuyên khoa chỉ cần xác định các huyệt đạo cần tác động. Sau đó dán các điện lực vào vị trí huyệt và điều chỉnh máy xung điện. Dòng điện từ máy sẽ nhanh chóng kích thích để kim châm tác động tích cực vào các huyệt đạo.
Việc châm cứu điện đúng kỹ thuật sẽ mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh, giảm đau nhức do nhiều nguyên nhân. Đồng khí huyết lưu thông, tăng khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng. Từ đó cải thiện thể trạng và sức đề kháng cho người bệnh.
Tác dụng của điện châm
Khi điện châm chữa bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy những công dụng hữu hiệu sau:
- Điều hòa khí huyết, giải phóng ứ trệ trong bụng
- Tăng tuần hoàn máu từ tim đến các cơ quan và ngược lại
- Giảm những cơn đau mãn tính bằng cách kích thích các huyệt đạo trên đường kinh mạch, tăng sản sinh Endorphin và chất hóa học trung gian giúp tăng ngưỡng chịu đau.
- Tăng khả năng chữa bệnh của thuốc
- Điều trị các rối loạn ở đường tiêu hóa
- Giảm đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng
- Cân bằng nồng độ axit cho dạ dày
- Duy trì chức năng của hệ thần kinh
- Giảm stress, kiểm soát chứng trầm cảm và lo âu
- Cải thiện tâm trạng, tăng khả năng tập trung
- Giảm đau đầu
- Hỗ trợ phòng ngừa tác dụng phụ từ các thuốc điều trị ung thư. Đặc biệt là những tác động xấu từ xạ trị
- Giảm cân, ngăn chặn béo phì
- Thư giãn dây thần kinh quanh cột sống ở những người bị đau lưng, đau dây thần kinh
- Thư giãn các khớp xương và mô mềm xung quanh
- Hỗ trợ điều trị viêm
- Giảm đau do viêm và do xương khớp bị tổn thương
- Phục hồi chức năng vận động
- Giúp ngủ ngon và ngủ sâu hơn
- Tăng cường sức khỏe, cải thiện sức đề kháng
Chỉ định điện châm
Phương pháp châm cứu điện thường được chỉ định trong phòng ngừa và điều trị những bệnh lý sau:
+ Bệnh về tuần hoàn
- Giảm tuần hoàn máu do viêm, co thắt, lạnh
- Lưu thông máu kém
- Thường xuyên tê bì tay chân
+ Bệnh về hệ thần kinh
- Đau đầu
- Mất ngủ
- Bại liệt ở trẻ em
- Hội chứng tiền đình
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Liệt dây thần kinh số 7
- Thường xuyên căng thẳng, lo âu
- Trầm cảm, khó tập trung
- Đau dây thần kinh liên sườn
- Đau dây thần kinh tọa
+ Bệnh lý thuộc nhóm vận động
- Tai biến dẫn đến liệt tứ chi, liệt chi trên, liệt nửa người
- Hội chứng tự kỷ ở trẻ em
- Bại não ở trẻ
- Chứng chậm nói
+ Bệnh về xương khớp
- Viêm quanh khớp vai
- Đau vai gáy
- Thoái hóa cột sống
- Thoát vị đĩa đệm
- Thoái hóa khớp
- Đau lưng
- Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay
- Cứng khớp, khó vận động do bệnh lý
- Căng cơ
- Đau cơ
+ Bệnh ở hệ tiêu hóa
- Đầy bụng
- Khó tiêu
- Ợ hơi, ợ nóng
- Đau dạ dày
- Tăng axit trong dạ dày
- Giảm nhu động ruột
+ Triệu chứng do thuốc điều trị ung thư
- Đau nhức
- Buồn nôn và nôn ói
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Kém ăn
- Ăn uống khó tiêu
+ Các bệnh lý khác
- Tiểu nhiều về đêm
- Bí tiểu
- Thừa cân béo phì
- Rối loạn kinh nguyệt
- Cảm cúm
- Viêm xoang
- Đau rang
Chống chỉ định điện châm
Điện châm không được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Phụ nữ mang thai
- Suy nhược cơ thể
- Giảm sức đề kháng
- Thường xuyên mệt mỏi không rõ nguyên nhân
- Các trường hợp cần được cấp cứu khẩn cấp
- Đau do những nguyên nhân ngoại khoa như gãy xương…
- Lở loét ngoài da
- Có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý về tim mạch
- Có trạng thái không ổn định
- Phụ nữ đang có kinh
- Bệnh tiểu đường nặng
- Bệnh lý về đông máu
- Mệt mỏi sau khi làm việc xong
- Quá no hoặc quá đói
Những vị trí không nên điện châm
Không nên điện châm ở những vị trí sau:
- Vị trí huyệt có dấu hiệu sưng tấy, viêm, có vết thương hở hoặc lở loét
- Núm vú
- Rốn
Điện châm có đau không?
Thông thường người bệnh sẽ có cảm giác nhói nhẹ khi điện châm, đặc biệt là khi kim đi qua da. Tuy nhiên biểu hiện này sẽ nhanh chóng mất đi nên người bệnh không cần phải quá lo lắng.
Mặt khác việc có tâm trạng bất ổn định, căng thẳng, lo lắng kéo dài sẽ khiến các cơ co thắt. Khi châm cứu điện, tình trạng co thắt sẽ tạo ra cảm giác đau nhức nghiêm trọng. Chính vì thế thư giãn và cải thiện tâm lý trước khi điều trị là điều cần thiết.
Kỹ thuật điện châm
Có hai kỹ thuật điện châm được ứng dụng phổ biến, bao gồm:
1. Dùng kim dẫn điện vào huyệt
Đối với kỹ thuật dùng kim dẫn điện vào huyệt, dòng điện sẽ kích thích sâu và liên tục vào các huyệt vị, đi thẳng vào từng tế bào. Từ đó giúp tăng hiệu quả và giảm thời gian điều trị bệnh.
Cách thực hiện:
- Xác định các huyệt vị cần tác động
- Châm kim vào huyệt
- Cho cực điện tiếp xúc với kim châm. Từ đó giúp dẫn điện vào huyệt.
2. Đưa diện qua da vào huyệt
Đối với kỹ thuật điện châm đưa điện qua da vào huyệt, người bệnh thường không có cảm giác đau nhói hoặc khó chịu do dòng điện có mật độ tiếp xúc nhỏ. Tuy nhiên kỹ thuật này mang đến hiệu quả điều trị thấp hơn so với dùng kim dẫn điện vào huyệt.
Cách thực hiện:
- Xác định các huyệt vị cần tác động
- Đặt những điện cực bản dẹp lên da ngay tại vị trí huyệt
- Sử dụng máy điện châm để truyền nguồn điện thích hợp và tiếp xúc với các điện cực.
Quy trình điện châm
Điện chậm là liệu pháp chữa bệnh an toàn và khá đơn giản. Phương pháp điều trị này được thực hiện với những bước cơ bản sau:
- Bước 1: Xác định huyệt đạo tương ứng dựa trên thể trạng và bệnh lý của bệnh nhân
- Bước 2: Lựa chọn dòng điện và cực điện thích hợp
Lựa chọn dòng điện
-
- Dòng điện một chiều: Phù hợp với những bệnh nhân có cơn đau cấp tính.
- Dòng điện xung: Phù hợp với những bệnh nhân cần điều trị bại liệt, đau nhức cơ xương do lạnh, giảm tuần hoàn máu do viêm, co thắt mạch…
Lựa chọn cực điện
-
- Cực âm: Cực âm giúp tăng cường chuyển hóa, kích thích cảm giác, tăng trương lực cơ…
- Cực dương: Cực này giúp giảm đau, giảm cảm giác mẫn cảm, hạn chế co thắt, ức chế hệ thần kinh…
- Bước 3: Bác sĩ kiểm tra và đảm bảo núm điện đang chỉ vị trí 0. Sau đó lần lượt đâm kim vào các huyệt đạo đã được xác định trước đó.
- Bước 4: Dẫn điện vào huyệt đạo bằng cách cho cực điện tiếp xúc với kim.
Điện châm chữa bệnh trong bao lâu?
Đối với điện châm điều trị bệnh, phương pháp này sẽ được thực hiện từ 30 đến 60 phút/ lần tùy vào diễn biến bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Một liệu trình gồm 15 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý: Liệu trình chữa bệnh bằng châm cứu điện có thể thay đổi dựa trên phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa và tình trạng của bệnh nhân.
Điện châm có an toàn không?
Điện châm được đánh giá là phương pháp chữa bệnh khá an toàn, có lợi ích và hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, một số rủi ro không mong muốn có thể xảy ra. Cụ thể:
- Gãy kim
- Chảy máu
- Choáng váng
- Khó chịu ở vị trí châm kim
- Đau nhói
Ngoài ra, một số rủi ro khác cũng có thể xảy ra nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, dụng cụ sử dụng không đảm bảo vô khuẩn, người bệnh có tâm lý bất ổn hoặc căng thẳng quá mức. Cụ thể:
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Đau nhiều
- Bầm tím ở vị trí bị tác động
- Nóng rát khi châm cứu
- Vựng châm (toát mồ hôi, hoa mắt, khó chịu, tay chân lạnh, trụy tim…)
Cách xử lý khi có rủi ro
Nếu có bất thường trong quá trình điều trị, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để kịp thời xử lý. Tùy vào từng trường hợp, các cách xử lý thường bao gồm:
- Đối với gãy kim: Quan sát kỹ để tìm kiếm đầu kim gãy thò lên, rút kim ngay lập tức.
- Đối với chảy máu: Rút kim gây chảy máu, dùng bông y tế và thuốc sát trùng bôi lên vùng da tổn thương để ngăn nhiễm trùng.
- Đối với biểu hiện choáng váng: Rút hết kim châm trên người, hơ nóng, kích thích máu ở đầu ngón tay hoặc bấm nhân trung.
- Một số biểu hiện khác: Cần rút kim và ngắt dòng điện.
Những điều cần lưu ý khi điện châm chữa bệnh
Trước khi điện châm chữa bệnh, người bệnh cần tham khảo thông tin và lựa chọn những cơ sở y tế uy tín. Ngoài ra các cơ sở này phải đảm bảo quy trình điều trị vô khuẩn và có nguyên tác một chiều (không tái sử dụng kim châm).
Ngoài ra quá trình thăm khám và điều trị cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn và tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm trong điện châm điều trị bệnh. Điều này giúp hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn, đạt hiệu quả chữa bệnh cao và lâu dài.
Một số lưu ý khác:
- Châm cứu điện chỉ nên được thực hiện khi cần thiết. Người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán và tiếp nhận phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định điều trị bằng phương pháp này.
- Không dựa vào chẩn đoán bệnh lý và chỉ định chữa bệnh của những người hành nghề châm cứu điện.
- Nếu muốn điện châm chữa bệnh (điện châm không nằm trong phác đồ điều trị), người bệnh cần hỏi rõ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu đang mang thai, có kinh nguyệt, mắc các bệnh lý liên quan đến vấn đề đông máu, tiểu đường, cơ thể suy nhược, yếu ớt hoặc đang có tâm lý bất ổn, quá sợ hãi.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu và căng thẳng khi châm cứu điện. Vì điều này có thể gây co thắt cơ dẫn đến đau nhức hoặc vựng châm. Tốt nhất người bệnh cần kiểm soát tâm trạng trước khi chữa bệnh bằng châm cứu điện.
- Người bệnh được khuyên nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút ở phòng khám trước khi tiến hành châm cứu điện chữa bệnh. Điều này giúp tinh thần sảng khoái, hạn chế mệt mỏi dẫn đến các rủi ro không mong muốn.
- Không nên điều trị khi vừa mới lao động xong hoặc cơ thể mệt mỏi bất thường.
- Không nên điện châm khi quá đói hoặc vừa mới ăn xong.
- Nếu có cảm giác đau nhói kéo dài, khó chịu, chảy máu choáng váng, tê bì, bầm tím hoặc kim gãy, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được ngắt dòng điện và xử lý đúng cách.
- Để đạt hiệu quả điều trị cao, người bệnh cần điện châm đúng liệu trình của bác sĩ/ thầy thuốc. Không nên tự ý ngưng điều trị.
- Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ ảnh hưởng của bệnh lý, người bệnh có thể được yêu cầu kết thúc điều trị với một liệu trình hoặc 2 – 3 liệu trình, mỗi liệu trình cách nhau 15 ngày.
- Những người nằm trong nhóm chống chỉ định điện châm tuyệt đối không được áp dụng phương pháp này.
- Hạn chế ăn đồ nếp (bánh tét, bánh chưng, xôi…), hải sản (cá biển, mực, tôm, chua…), rượu bia… trong thời gian châm cứu điện chữa bệnh. Bởi các vị trí được châm kim có thể bị mưng mủ, phản ứng và ngứa ngáy nếu ăn những loại thực phẩm này.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin cơ bản về điện châm (châm cứu điện) trong giảm đau, chữa bệnh xương khớp và các bệnh lý thần kinh. Nhìn chung phương pháp điều trị này có độ an toàn cao, mang đến nhiều tác dụng và lợi ích.
Tuy nhiên châm cứu điện cần được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ điều trị giỏi. Bởi điều này giúp hạn chế những rủi ro, tác dụng phụ có thể gặp phải khi điều trị sai kỹ thuật hoặc không đảm bảo vô trùng trong quá trình khám chữa bệnh.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!