Đậu bắp chữa bệnh khớp – Chi tiết công dụng và cách dùng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Trong dân gian người ta thường dùng đậu bắp chữa bệnh khớp và kiểm soát các biểu hiện đi kèm. Bởi hàm lượng vitamin K và folate trong loại thực phẩm này có khả năng tăng mật độ xương, tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp. Đồng thời chống loãng xương và hỗ trợ điều trị bệnh khớp.

Đậu bắp chữa bệnh khớp - Chi tiết công dụng và cách dùng
Tìm hiểu chi tiết công dụng và cách sử dụng đậu bắp chữa bệnh khớp, lưu ý khi dùng

Đặp bắp và công dụng chữa bệnh khớp

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ Trung tâm CNC Bệnh viện YHCT Trung ương nhận định: Đậu bắp là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Theo kết quả nghiên cứu, trong thành phần của đậu bắp chứa hai thành phần quan trọng gồm vitamin K và folate.

Trong đó vitamin K tham gia vào quá trình trao đổi chất của xương và canxi trong hệ thống mạch máu, duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, phòng ngừa và điều trị yếu xương, bệnh khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp…)

Ngoài ra hàm lượng vitamin K trong đậu bắp còn có tác dụng phòng ngừa và điều trị mất xương, loãng xương do dùng steroids, kích hoạt protein osteocalcin, giúp kết nối ion canxi vào khung xương. Từ đó tăng mật độ xương, bảo vệ và duy trì chức năng xương khớp.

Folate (vitamin B9) là một loại vitamin nhóm cần thiết cho quá trình trao đổi chất và sự phát triển của tế bào, duy trì chức năng và hạn chế tổn thương xương khớp. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, chống ung thư, ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh…

Ngoài vitamin K và folate, đậu bắp còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như kali, mangan, chất xơ, sắt, kẽm, chất xơ hoà tan, chất chống oxy hóa… Đây đều là những thành phần tốt cho xương khớp và sức khỏe tổng thể. Việc sử dụng có thể mang đến những loại ít sau:

  • Phòng ngừa và hạn chế tổn thương do gốc tự do, giảm nguy cơ thoái hóa khớp sớm
  • Xây dựng và duy trì chức năng của hệ thống xương – cơ
  • Tăng độ dẻo dai, ổn định sự liên kết giữa xương khớp và các mô mềm
  • Giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh khớp
  • Giảm nguy cơ mất xương do loãng xương 
  • Tăng khả năng tái tạo sụn khớp hư tổn, duy trì sự linh hoạt của các khớp, chống khô khớp

Một số tác dụng khác:

  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
  • Thanh lọc máu
  • Phòng ngừa bệnh thiếu máu
  • Loại bỏ lượng cholesterol xấu
  • Bảo vệ hệ tim mạch
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc chứng táo bón
  • Chữa viêm họng và ho
  • Kiểm soát triệu chứng của bệnh hen suyễn
  • Làm đẹp da

Chính vì những tác dụng hữu hiệu nêu trên, người bệnh nên thường xuyên sử dụng đậu bắp khi mắc bệnh khớp hoặc có vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra đậu bắp là loại thực phẩm lành tính và có độ an toàn cao, người bệnh có thể dùng dài ngày mà không lo tác dụng ngoại ý.

Công dụng của đậu bắp
Đậu bắp có tác dụng giảm đau, trị bệnh khớp, hạn chế tổn thương do gốc tự do, giảm nguy cơ thoái hóa khớp sớm

Cách dùng đậu bắp chữa bệnh khớp

Để sớm cải thiện tình trạng, người bệnh có thể dùng đậu bắp chữa bệnh khớp với một vài cách đơn giản dưới đây:

1. Cách uống nước ép đậu bắp chữa bệnh khớp

Đậu bắp chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi uống nước ép đậu bắp, người bệnh có thể bổ sung đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ xương khớp. Từ đó tăng khả năng tái tạo sụn khớp hư tổn, giảm đau, duy trì chức năng hệ xương khớp và hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp sớm.

Cách uống nước ép đậu bắp chữa bệnh khớp, tăng khả năng tái tạo sụn khớp hư tổn:

Nguyên liệu:

  • 7 – 10 quả đậu bắp.

Cách thực hiện:

  • Cắt bỏ phần cuống, rửa sạch và ngâm đậu bắp trong nước muối pha loãng 10 phút
  • Đun sôi đậu bắp trong 1 phút
  • Bổ đôi đậu bắp, bỏ hạt
  • Xay đậu bắp với một ít nước lọc
  • Lọc lấy nước cốt
  • Uống ngay sau khi thực hiện
  • Mỗi ngày uống 1 lần
  • Kiên trì đến khi cải thiện các triệu chứng của bệnh khớp.

2. Cách ngâm đậu bắp chữa bệnh khớp

Để cải thiện bệnh khớp và các triệu chứng đi kèm, người bệnh có thể ngâm đậu bắp trong nước sôi và sử dụng trong ngày. Biện pháp này có tác dụng giảm tổn thương xương khớp, tăng khả năng tái tạo sụn khớp hư tổn, hạn chế đau nhức và tê bì tay chân.

Ngoài ra cách ngâm đậu bắp chữa bệnh khớp còn có tác dụng tăng tiết dịch nhầy khớp, hạn chế cứng khớp, khô khớp, cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Hướng dẫn cách ngâm đậu bắp chữa bệnh khớp, hạn chế cứng khớp, khô khớp:

Nguyên liệu:

  • 7 – 10 quả đậu bắp.

Cách thực hiện:

  • Cắt bỏ phần cuống, rửa sạch và ngâm đậu bắp trong nước muối pha loãng 10 phút
  • Vớt đậu bắp ra ngoài, rửa lại và thái lát mỏng
  • Đựng đậu bắp trong hũ thủy tinh
  • Rót nước sôi ngập phần đậu bắp đề chần. Sau đó tiếp tục ngâm trong 12 tiếng
  • Uống nước và ăn hết đậu bắp
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần, đều đặn trong 30 ngày.

Sau 30 ngày kiên trì sử dụng, người bệnh có thể nhận thấy bệnh khớp và các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

Cách ngâm đậu bắp chữa bệnh khớp, chống cứng khớp, khô khớp
Cách ngâm đậu bắp chữa bệnh khớp, phòng ngừa tình trạng cứng khớp, khô khớp và đau mỏi khó chịu

3. Cách điều trị bệnh khớp bằng món ăn từ đậu bắp

Người bệnh có thể chế biến đậu bắp thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng để điều trị bệnh. Những món ăn từ đậu bắp có tác dụng giảm đau, chống khô khớp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh khớp, thoái hóa xương khớp và loãng xương.

Ngoài ra những món ăn này còn có tác dụng hạn chế tổn thương do gốc tự do, tăng độ dẻo dai, ổn định sự liên kết giữa xương khớp và các mô mềm. Từ đó duy trì chức năng và sức khỏe xương khớp, cải thiện khả năng vận động và phạm vi chuyển động cho người bệnh.

Bên cạnh đó, thường xuyên ăn đậu bắp giúp duy trì sức khỏe tổng thể, chống thiếu máu, giảm cân, loại bỏ lượng cholesterol xấu, bảo vệ hệ tim mạch. Đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc chứng táo bón.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh khớp bằng món ăn từ đậu bắp

+ Canh sa kê đậu bắp chữa bệnh khớp

Nguyên liệu:

  • 2 quả đậu bắp
  • Nửa lá sa kê non
  • 5 đọt ổi
  • 1 miếng đậu hủ non
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Cắt bỏ phần cuống, rửa sạch và ngâm đậu bắp trong nước muối pha loãng
  • Sau 10 phút, rửa lại đậu bắp và cắt khúc
  • Rửa sạch lá sa kê non và đọt ổi, xắt sợi
  • Cắt đậu hũ thành miếng vừa ăn
  • Đun sôi 600m nước lọc
  • Thêm đậu bắp và đậu hũ, để sôi trong 2 phút
  • Thêm lá sa kê non và đọt ổi
  • Nêm nếm gia vị, khuấy đều và đun thêm 2 phút
  • Ăn nóng với cơm trắng
  • Mỗi tuần ăn từ 2 – 3 lần, kiên trì trong 6 tuần.

+ Đậu bắp xào thịt gà

Nguyên liệu:

  • 250 gram đậu bắp
  • 150 gram thịt gà
  • Hành, tỏi nhuyễn
  • Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thịt gà, thái miếng và ướp gia vị
  • Cắt bỏ phần cuống, rửa sạch và ngâm đậu bắp
  • Thái nhỏ đậu bắp, sau đó trụng sơ qua nước sôi
  • Cho hành tỏi nhuyễn và một ít dầu vào chảo, phi thơm
  • Thêm thịt gà, đảo đều đến khi thịt chín
  • Thêm đậu bắp, đảo đều tay trong 2 phút
  • Nêm nếm gia vị
  • Ăn uống với cơm trắng
  • Ăn 3 lần mỗi tuần đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Đậu bắp xào thịt gà
Đậu bắp xào thịt gà có tác dụng giảm đau, chống khô khớp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh khớp

+ Trứng cuộn đậu bắp

Nguyên liệu:

  • 2 quả trứng gà
  • Đậu bắp với lượng vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Cắt bỏ phần cuống, rửa sạch và ngâm đậu bắp. Luộc chín
  • Đập trứng ra bát con, nêm nếm, đánh đều tay
  • Cho một ít dầu vào chảo, tráng trứng thành lớp mỏng
  • Đặt đậu bắp vào giữa, cuộn trứng
  • Đợi trứng chín đều, cắt thành từng khúc vừa ăn
  • Ăn uống với cơm trắng
  • Ăn 2 lần/ tuần. Nên ăn trứng cuộn đậu bắp đều đặn mỗi tuần cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Những điều cần lưu ý khi dùng đậu bắp chữa bệnh khớp

Khi dùng đậu bắp chữa bệnh khớp, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Những người có vấn đề về đường ruột hoặc mắc hội chứng ruột kích thích không nên ăn quá nhiều đậu bắp. Bởi hàm lượng fructan trong đậu bắp có thể gây tiêu chảy.
  • Không nên sử dụng đậu bắp khi bị tiêu chảy, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa để tránh tăng mức độ nghiêm trọng.
  • Đậu bắp chứa nhiều chất xơ và chất nhầy. Vì thế không tự ý dùng đậu bắp với các thuốc điều trị để tránh gây rối loạn tiêu hóa ruột.
  • Chỉ nên dùng đậu bắp sau khi uống thuốc từ 1 – 2 giờ để tránh phát sinh các vấn đề không mong muốn.
  • Cách dùng đậu bắp chữa bệnh khớp chỉ mang tác dụng hỗ trợ. Người bệnh không nên sử dụng đậu bắp thay thế thuốc điều trị của bác sĩ.
  • Dùng đậu bắp chữa bệnh khớp khi bệnh nhẹ, có thể kiểm soát tại nhà. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh nên thăm khám và điều trị đúng với hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Để tăng hiệu quả điều trị bệnh khớp của đậu bắp, người bệnh nên bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời duy trì vận động, vật lý trị liệu, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên chườm ấm để giảm đau.
Không nên ăn quá nhiều đậu bắp khi có vấn đề về đường ruột hoặc mắc hội chứng ruột kích thích
Không nên ăn quá nhiều đậu bắp khi có vấn đề về đường ruột hoặc mắc hội chứng ruột kích thích

Chữa viêm khớp với đậu bắp chỉ là giải pháp dân gian lưu truyền, hiệu quả không cao. Người bệnh không nên lạm dụng phương pháp này trong thời gian dài. Để điều trị hiệu quả, cần lựa chọn giải pháp đi sâu vào căn nguyên, trị thấp tiêu viêm ngay từ giai đoạn đầu. Hiện nay, nhiều người bệnh có xu hướng lựa chọn phương pháp y học cổ truyền an toàn, hiệu quả tận gốc. 

Câu hỏi liên quan
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua