Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, giảm đau nhanh

Theo dõi IHR trên goole news

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là một mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Các hoạt chất và hợp chất trong lá ngải cứu có khả năng cải thiện cơn đau, kích thích quá trình lưu thông máu. Đồng thời hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ phục hồi đĩa đệm tổn thương. 

Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, giảm đau nhanh
Công dụng và cách thực hiện mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, giảm đau nhanh

Ngải cứu và công dụng điều trị thoát vị đĩa đệm

Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, thuốc cứu, cỏ linh li. Tên khoa học Artemisia vulgarism, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Dược liệu này thường xuyên góp mặt trong những bài thuốc chữa bệnh xương khớp, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm.

  • Ngải cứu là một loại dược liệu thân thảo, có lá mọc so le và chẻ lông chim. Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, mùi thơm, vị hơi đắng, có tác dụng cầm máu, hoạt huyết, chỉ thống, ôn kinh, an thai, điều hòa khí huyết.
  • Ngoài ra loại dược liệu này còn có tác dụng điều trị phong thấp, hàn thấp, bạch đới, đau bụng do lạnh, kiết lỵ, nôn mửa, giúp bổ thận hư, lợi tiểu và chữa đau nhức xương khớp.
  • Theo Y học hiện đại, ngải cứu chứa nhiều thành phần quan trọng, bao gồm tinh dầu, các acid amin (adenin, cholin), các flavonoid. Những thành phần này có tác dụng giảm đau hiệu quả, phù hợp với những người bị đau mỏi vai gáy, đau chân hoặc đau lưng do thoát vị đĩa đệm.
  • Bên cạnh đó trong lá ngải cứu còn chứa các hoạt chất kháng khuẩn cùng với những dẫn xuất este. Điển hình như tricosanol, tetradecatrilin, cineol, dehydro matricaria este. Những hoạt chất này có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm, giảm đau thần kinh do chèn ép. Đồng thời giúp điều trị những vấn đề liên quan đến xương khớp và rối loạn tiêu hóa.

Chính vì những tác dụng hữu hiệu nêu trên, người bệnh có thể sử dụng ngải cứu tươi sao vàng và chườm nóng để giảm đau. Bên cạnh đó người bệnh có thể nâng cao hiệu quả điều trị bằng cách sử dụng ngải cứu phối hợp với những vị thuốc khác.

10 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu tại nhà

Tùy thuộc vào tình trạng và yếu tố cơ địa, người bệnh có thể xem xét và áp dụng một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu dưới đây:

1. Chườm nóng bằng ngải cứu và muối hạt

Chườm nóng bằng ngải cứu và muối hạt được xác định là một trong những biện pháp có khả năng giảm đau do thoát vị đĩa đệm. Bởi đặc tính, thành phần của ngải cứu cùng với nhiệt nóng và muối có khả năng xoa dịu tình trạng co thắt cơ, kích thích khí huyết lưu thông về cột sống. Từ đó giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi đĩa đệm tổn thương và giảm đau hiệu quả.

Bên cạnh đó chườm nóng bằng ngải cứu và muối còn có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ thư giãn và giải nén dây thần kinh. Từ đó giúp giảm đau, cải thiện co cứng, phục hồi chức năng và sự linh hoạt của xương khớp.

Hướng dẫn cách chườm nóng bằng ngải cứu và muối hạt giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu:

  • 100 – 200 gram lá ngải cứu tươi
  • 20 gram muối hột to.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và phơi ráo ngải cứu tươi
  • Thực hiện rang nóng ngải cứu cùng với lượng muối đã chuẩn bị
  •  Sau khi ngải cứu khô lại thì tắt bếp và đựng các nguyên liệu trong một túi vải sạch
  • Đợi 1 đến 2 phút để để điều chỉnh nhiệt độ, phòng ngừa bỏng do chườm nóng bằng ngải cứu
  •  Áp trực tiếp túi ngải cứu và muối lên khu vực bị tổn thương
  • Giữ nguyên vị trí túi chườm cho đến khi ngải cứu nguội thì rang nóng và chườm thêm một lần nữa
  • Người bệnh chườm nóng bằng ngải cứu và muối hạt 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Thông thường người bệnh có thể cảm nhận hiệu quả sau 2 tuần áp dụng cách chườm nóng ngải cứu và muối hạt.

Cách chườm nóng ngải cứu và muối hạt giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm
Cách chườm nóng bằng ngải cứu và muối hạt kích thích lưu thông máu, giảm đau và viêm do thoát vị đĩa đệm

2. Cách ngâm chân với nước ngải cứu

Bên cạnh chườm nóng, ngâm chân với nước ngải cứu cũng là một liệu pháp nhiệt có khả năng giảm đau do bệnh thoát vị đĩa đệm. Các thành phần dược lý và nhiệt độ cao có tác dụng làm ấm, thư giãn các huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Đồng thời thư giãn khớp xương và cơ, giúp giảm đau và cải thiện cảm giác tê bì tay chân.

Bên cạnh đó việc thường xuyên ngâm chân với nước ngải cứu còn giúp người bệnh thư giãn tinh thần, cải thiện giấc ngủ, giữ ấm cơ thể và kích thích quá trình lưu thông máu. Từ đó giúp ổn định khớp xương và đẩy nhanh tiến độ chữa lành tổn thương ở cột sống.

Hướng dẫn giảm đau, trị thoát vị đĩa đệm bằng cách ngâm chân với nước ngải cứu

Nguyên liệu:

  • 200 gram lá ngải cứu tươi
  • 5 gram muối hạt
  • Nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu
  • Đun sôi ngải cứu với 2 lít nước
  • Khi nước sôi thì thêm muối hạt và khuấy đều
  • Đợi thêm 10 phút thì tắt bếp, đổ nước thuốc ra thau
  • Đợi nước ngải cứu nguội bớt
  • Đặt hai bàn chân trong thau và thực hiện ngâm trong 20 phút
  • Trong thời gian ngâm chân, người bệnh nên thực hiện day ấn lòng bàn chân và massage dọc hai chân để nâng cao hiệu quả chữa trị
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 2 tuần.

3. Kết hợp ngải cứu và mật ong

Theo kết quả nghiên cứu, mật ong nguyên chất chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin (vitamin C và E) cùng các axit amin. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, có khả năng loại bỏ độc tố, giảm viêm và cải thiện sức khỏe.

Ngoài ra những thành phần này còn có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, nâng cao sức khỏe xương và mô mềm. Đồng thời hỗ trợ chống khuẩn và đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương cột sống. Vì thế việc kết hợp ngải cứu và mật ong sẽ tạo ra một cách điều trị thoát vị đĩa đệm hoàn hảo.

Hướng dẫn cách kết hợp ngải cứu và mật ong điều trị thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu:

  • Một bó ngải cứu tươi (khoảng 200 gram)
  • 10ml mật ong nguyên chất
  • Một ít muối ăn.

Cách thực hiện:

  • Ngâm lá ngải cứu trong nước muối và đảm bảo nguyên liệu đã được rửa sạch
  • Cho lá ngải cứu và một ít muối vào máy xay, thực hiện xay nhuyễn
  • Lọc lấy phần nước cốt lá ngải cứu, cho vào ly và khuấy đều với mật ong nguyên chất
  • Uống ngay khi vừa thực hiện, có thể uống hết một lần hoặc chia thuốc thành 2 phần để uống 2 lần (sáng và chiều). Nên bảo quản trong tủ lạnh để tránh thuốc bị hư hỏng
  • Người bệnh nên uống nước ngải cứu và mật ong mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 2 tuần.
Cách kết hợp ngải cứu và mật ong điều trị thoát vị đĩa đệm
Cách kết hợp ngải cứu và mật ong điều trị thoát vị đĩa đệm, loại bỏ độc tố, giảm viêm và cải thiện sức khỏe

4. Dùng ngải cứu và rượu

Kết hợp ngải cứu và rượu trắng là một cách giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Rượu chứa nhiều hoạt chất có khả năng giảm viêm, sát trùng, ổn định quá trình lưu thông máu và giảm đau. Bên cạnh đó rượu mang tính ấm, có khả năng làm dịu tình trạng co thắt cơ.

Hướng dẫn kiểm soát bệnh thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và rượu

Nguyên liệu:

  • 300 gram ngải cứu tươi
  • 100ml rượu trắng 40 độ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và xay nhuyễn ngải cứu tươi
  • Cho ngải cứu và rượu trắng vào tô, khuấy đều
  • Cho hỗn hợp vào chảo, thực hiện xào nóng cho đến khi ráo nước
  • Đựng nguyên liệu trong túi vải sạch và chườm lên vị trí tổn thương
  • Thực hiện trong 20 phút và nghỉ ngơi tại chỗ để cải thiện cơn đau
  • Mỗi ngày chườm nóng 2 lần. Nên kiên trì thực hiện trong 10 ngày.

Lưu ý:

  • Đợi túi ngải cứu nguội bớt trước khi chườm để tránh gây tổn thương da.

5. Kết hợp ngải cứu và giấm gạo

Tương tự như rượu, giấm gạo cũng chứa một số hoạt chất kháng viêm có khả năng hỗ trợ chữa lành tổn thương, giảm viêm và sát trùng. Bên cạnh đó nguyên liệu này còn có tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích quá trình lưu thông máu và giảm viêm.

Hướng dẫn giảm đau, sát trình, điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cách kết hợp ngải cứu và giấm gạo

Nguyên liệu:

  • 400 gram ngải cứu tươi
  • 250ml giấm gạo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch toàn bộ lá ngải cứu tươi đã chuẩn bị
  •  Để ráo nước, cho lá ngải cứu vào cối và giã nát
  • Trộn đều ngải cứu và giấm
  • Cho nguyên liệu vào chảo và thực hiện xào nóng cho đến khi ráo nước
  • Đựng nguyên liệu trong túi vải sạch, điều chỉnh nhiệt độ, sau đó chườm lên vị trí tổn thương
  • Chườm nóng bằng ngải cứu và giấm gạo 2 lần/ ngày
  •  Để cải thiện tình trạng, người bệnh nên kiên trì chườm nóng từ 10 – 14 ngày.
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cách kết hợp ngải cứu và giấm gạo
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, chữa lành tổn thương, giảm đau và cải thiện viêm bằng ngải cứu – giấm gạo

6. Cách sử dụng ngải cứu, quế và gừng

Gừng có tính ấm, vị cay, chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau. Bên cạnh đó nguyên liệu thiên nhiên này còn có tác dụng làm ấm cơ thể, chữa lành tổn thương, điều trị phong thấp, hàn thấp.

Tương tự như gừng, quế cũng có vị cay và tính ấm. Loại thảo được này có tác dụng cải thiện tình trạng viêm, sưng, chống suy nhược cơ thể và giảm đau do bệnh thoát vị đĩa đệm.

Hướng dẫn cách sử dụng ngải cứu, quế và gừng kháng viêm, giảm đau do đĩa đệm tổn thương

Nguyên liệu:

  • 100 gram ngải cứu
  • Gừng tươi
  • 8 gram vỏ quế.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng tươi, thái nhỏ và lấy 3 – 4 lát gừng để sử dụng
  • Rửa sạch lá ngải cứu
  • Cho ngải cứu, gừng và vỏ quế vào ấm, rót thêm 6 bát nước lọc vào ấm
  • Thực hiện sắc thuốc trong 30 phút để lấy 3 chén nước thuốc
  • Uống thuốc 3 lần/ ngày, mỗi lần uống 1 chén. Nên uống khi thuốc còn ấm nóng để nâng cao hiệu quả chữa bệnh
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần. Nên kiên trì uống thuốc trong 7 ngày.

7. Dùng ngải cứu, gừng, đậu đen và rượu trắng

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh có chườm nóng với hỗn hợp gồm ngải cứu, gừng, đậu đen và rượu trắng. Biện pháp này có thể mang đến một số lợi ích sau:

  • Giảm đau và cải thiện tình trạng cứng khớp
  • Kích thích quá trình lưu thông máu, giúp làm lành tổn thương ở đĩa đệm và các mô mềm xung quanh
  • Cải thiện sự linh hoạt khi thực hiện các động tác liên quan đến cột sống.

Hướng dẫn điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, gừng, đậu đen và rượu trắng

Nguyên liệu:

  • 30 gram ngải cứu tươi
  • 50 gram đậu đen
  • 50 gram gừng tươi
  • 50ml rượu trắng loại ngon.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu
  • Gọt vỏ, rửa sạch gừng, sau đó thái gừng thành từng lát mỏng
  • Cho ngải cứu, gừng và đậu đen vào chảo, thực hiện sao vàng và giã nát
  • Trộn các nguyên liệu cùng với lượng rượu trắng đã chuẩn bị
  • Đựng nguyên liệu trong túi vải sạch và chườm lên vị trí tổn thương
  • Thực hiện trong 20 phút để cải thiện cơn đau
  • Sử dụng ngải cứu, gừng, đậu đen và rượu trắng 2 lần mỗi ngày. Nên kiên trì thực hiện trong 10 ngày để cải thiện tình trạng.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, gừng, đậu đen và rượu trắng
Cách chườm nóng giúp giảm đau, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, gừng, đậu đen và rượu trắng

8. Cách kết hợp ngải cứu, lá lốt, cây trinh nữ và ngưu tất nam

Để giảm đau và cải thiện các triệu chứng khác của bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể sử dụng kết hợp ngải cứu, lá lốt, cây trinh nữ và ngưu tất nam. Biện pháp này có tác dụng cải thiện triệu chứng đau lưng, tê bì tay chân. Đồng thời giúp giảm viêm và chống sưng.

Đối với những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên sử dụng ngải cứu, lá lốt, cây trinh nữ và ngưu tất mỗi ngày 1 lần.

Hướng dẫn cách kết hợp ngải cứu, lá lốt, cây trinh nữ và ngưu tất nam giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu:

  • 120 gram ngải cứu khô
  • 160 gram ngưu tất nam
  • 160 gram rễ cây trinh nữ
  • 160 gram lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc và để ráo
  • Trộn lẫn, sau đó xào nóng ngải cứu, lá lốt, cây trinh nữ và ngưu tất nam
  • Bảo quản các nguyên liệu trong bình thủy tinh có nắp để dùng dần
  • Khi cần lấy 150 gram thuốc cho vào ấm, rót thêm 1 lít nước lọc và sắc kỹ
  • Chắt lấy nước thuốc và chia thành nhiều lần uống trong ngày
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện từ 1 đến 2 tháng để nâng cao hiệu quả chữa trị.

9. Giảm đau bằng ngải cứu, vỏ bưởi, vỏ chanh và rượu trắng

Việc kết hợp ngải cứu, vỏ bưởi, vỏ chanh và rượu trắng mang đến một số lợi ích điều trị sau:

  • Cải thiện cơn đau ở lưng
  • Cải thiện tình trạng co cứng khớp, tăng tính dẻo dai và độ linh hoạt
  • Giảm co thắt cơ
  • Làm dịu các dây thần kinh bị chèn ép
  • Kích thích quá trình lưu thông máu
  • Kiểm soát bệnh thoát vị đĩa đệm từ bên trong

Hướng dẫn thực hiện cách trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, vỏ bưởi, vỏ chanh và rượu trắng

Nguyên liệu:

  • 200 gram ngải cứu tươi
  • 1 kg vỏ chanh khô
  • 500 gram vỏ bưởi khô
  • 2 lít rượu trắng 45 độ.

Cách thực hiện:

  • Mang ngải cứu rửa sạch và để ráo nước
  • Thái nhỏ ngải cứu, vỏ chanh và vỏ bưởi
  • Cho các nguyên liệu vào chảo và thực hiện sao vàng (không thêm rượu)
  • Đựng ngải cứu, vỏ chanh và vỏ bưởi trong bình thủy tinh có nắp, rót rượu cho đến khi ngập
  • Đậy kín và bảo quản bình thuốc trong 1 tháng
  • Lấy từ 20 – 40ml rượu thuốc để uống, uống mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn.

10. Món ăn bài thuốc từ ngải cứu

Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể bổ sung vào chế độ ăn uống một số món ăn bài thuốc từ ngải cứu. Chất dinh dưỡng trong những món ăn này có tác dụng nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện các vấn đề ở xương khớp. Đồng thời đẩy nhanh quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra các món ăn bài thuốc còn có tác dụng hạn chế cơn đau, giảm viêm, ổn định hệ xương khớp và cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.

Một số món ăn bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm:

Món gà đen hầm ngải cứu

Nguyên liệu:

  • Một con gà đen (gà ác) khoảng 0,5kg
  • Một gói thuốc bắc tiềm gà
  • Một nắm ngải cứu tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và thái nhỏ ngải cứu tươi
  • Sơ chế và làm sạch gà
  • Mổ bụng và loại bỏ nội tạng, nhét ngải cứu và thuốc bắc vào bên trong
  • Cho gà vào nồi và thực hiện chưng cách thủy cho đến khi gà chín mềm
  • Ăn gà và ngải cứu ngay khi còn ấm nóng, nên uống cả nước gà để bồi bổ cơ thể
  • Thực hiện từ 2 đến 3 lần/ ngày.
Món gà đen hầm ngải cứu
Bồi bổ sức khỏe, điều trị thoát vị đĩa đệm và kiểm soát triệu chứng khó chịu bằng món gà đen hầm ngải cứu

Món cháo ngải cứu

Nguyên liệu:

  • 50 gram ngải cứu tươi (đã rửa sạch)
  • 100 gram gạo tẻ
  • Đường đỏ
  • Thịt băm và gia vị cần thiết

Cách thực hiện:

  • Thái nhỏ ngải cứu
  • Vo gạo và nấu thành cháo
  • Thêm ngải cứu và đường đỏ, khuấy đều
  • Nêm nếm thêm gia vị sao cho vừa ăn
  • Xào thơm thịt bằm và cho vào cháo
  • Ăn ngay khi còn ấm nóng
  • Mỗi tuần thực hiện 2 lần.

Món trứng hấp lá ngải cứu

Nguyên liệu:

  • 2 quả trứng gà ta
  • 20 gram lá ngải cứu
  • Gia vị, tiêu, hành tím băm nhuyễn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và thái nhỏ lá ngải cứu
  • Trộn đều ngải cứu, trứng gà, thêm một ít gia vị, tiêu và hành tím băm nhuyễn
  • Cho hỗn hợp vào nồi và thực hiện hấp cách thủy
  • Hoặc có thể cho dầu ăn vào chảo và chiên chín các nguyên liệu
  • Tắt bếp khi trứng chín, nên ăn ngay khi còn ấm nóng, có thể ăn với cơm trắng
  • Người bệnh nên ăn món trứng hấp lá ngải cứu 2 lần/ tuần để cải thiện tình trạng.

Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Trong quá trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, người bệnh cần lưu ý một số điều để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả điều trị. Cụ thể:

  • Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ trước khi điều trị thoát vị đĩa đệm với ngải cứu, nhất là trong thời gian sử dụng thuốc.
  • Tuyệt đối không lạm dụng ngải cứu. Không ăn hoặc uống quá 500 gram ngải cứu/ ngày hoặc quá 3 lần/ tuần. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc.
  • Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Nếu bị ngứa da, đau bụng, buồn nôn… trong thời gian điều trị, người bệnh cần ngưng sử dụng ngải cứu và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý.
  • Nên thận trọng khi sử dụng ngải cứu (đường uống/ ăn) người có âm hư, huyết nhiệt. Không dùng cho phụ nữ có thai, người bị viêm gan, có tiền sử cao huyết áp.
  • Điều chỉnh nhiệt độ trước khi chườm nóng để tránh gây tổn thương da.
  • Điều chỉnh tư thế sinh hoạt trong lao động và chơi thể thao. Đồng thời không mang vác vật nặng, nên dành thời gian nghỉ ngơi và duy trì thói quen luyện tập thể dục để hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống để nâng cao sức khỏe xương khớp và chữa lành tổn thương. Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết (thực phẩm giàu canxi, vitamin, chất chống oxy hóa…) và kiêng sử dụng thực phẩm gây viêm (thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, rượu bia, thuốc lá…).
Không ăn hoặc uống quá 500 gram ngải cứu/ ngày hoặc quá 3 lần/ tuần
Không ăn hoặc uống quá 500 gram ngải cứu/ ngày hoặc quá 3 lần/ tuần để phòng ngừa ngộ độc và gây nguy hiểm

Trên đây là công dụng và cách thực hiện mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, giảm đau nhanh. Hy vọng những thông tin này có thể giúp người bệnh lựa chọn các cách giảm đau phù hợp. Đồng thời cải thiện những vấn đề liên quan đến đĩa đệm tổn thương.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Lắc Vòng Được Không
Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người bệnh những thông tin cơ bản về hoạt động lắc vòng và thoát vị đĩa đệm, nhằm xây dựng kế hoạch tập ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Võng
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không? Nằm nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. [caption id="attachment_31079" align="aligncenter" width="768"] Thoát ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Quan Hệ Được Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không, đặc biệt với những bệnh nhân mới mổ xong, đang cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh... là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi đây là một nhu ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thực hiện một số hoạt động nhất định. Vậy bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ hoặc tập thể ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đạp Xe
Đạp xe là một môn thể thao lành mạnh, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Tuy nhiên người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Để giúp bạn hiểu ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua