10+ cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Trong và sau thời gian sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân thường được hướng dẫn thực hiện các cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà với mục đích bảo vệ khớp, phục hồi và duy trì chức năng của khớp tổn thương. Ngoài ra việc duy trì điều trị với những biện pháp tại nhà còn giúp làm giảm các triệu chứng và hạn chế tình trạng lệ thuộc thuốc.

Cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả nhất
Danh sách các cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất

Danh sách các cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả nhất

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng hao mòn, tổn thương sụn và xương dưới sụn thuộc khớp gối. Hiện tượng này gây khô khớp, hai đầu xương chạm hoặc va vào nhau khi di chuyển dẫn đến cứng khớp, đau khớp, phát tiếng kêu ở khớp và khó vận động. Bệnh thường xảy ra do tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ thể, bệnh nhân bị viêm, có bệnh lý hoặc có chấn thương ở gối trước đó.

Đối với trường hợp mới phát hoặc triệu chứng của thoái hóa khớp không quá nghiêm trọng, người bệnh sẽ được hướng dẫn kiểm soát với các phương pháp không dùng thuốc. Đối với trường hợp nặng, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kết hợp với các cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà.

Dưới đây là danh sách các cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà, kiểm soát triệu chứng hiệu quả và thường được sử dụng:

1. Duy trì thói quen vận động, luyện tập

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối được khuyên nên xây dựng và duy trì thói quen vận động tại nhà. Bởi việc di chuyển quanh nhà hoặc thực hiện các bài tập cơ bản có thể giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao sức khỏe và tính linh hoạt của xương khớp. Đồng thời cải thiện tình trạng cứng khớp, tăng khả năng vận động cho người bệnh, phòng ngừa tình trạng tê yếu cơ.

Bên cạnh đó việc duy trì thói quen luyện tập có thể giúp người bệnh kéo giãn, thư giãn khớp xương, tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện tinh thần, giảm đau và hỗ trợ giấc ngủ. Đặc biệt các bài tập cho người bị thoái hóa khớp gối còn có tác dụng cải thiện khả năng cân bằng, duy trì cân nặng hợp lý, kích thích quá trình lưu thông máu, cải thiện tổn thương khớp và làm chậm quá trình thoái hóa.

Ngoài ra dựa trên kết quả nghiên cứu, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có thể ngăn ngừa những vấn đề liên quan đến khớp gối, khớp háng, cải thiện chức năng cho chi dưới sau 6 tháng duy trì thói quen luyện tập.

Tuy nhiên để phòng ngừa đau nhiều hoặc chấn thương trong luyện tập, người bệnh cần nhờ bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia vật lý trị liệu tư vấn các bài tập thích hợp với tình trạng.

Một số bài tập phù hợp với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối gồm:

  • Đi bộ
  • Bơi lội
  • Đi xe đạp…
Duy trì thói quen vận động, luyện tập
Duy trì thói quen vận động và luyện tập giúp giảm đau, cải thiện cứng khớp, tăng khả năng vận động cho người bệnh

2. Kéo giãn cơ

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối được khuyên nên thực hiện kéo giãn cơ để khởi động trước khi tham gia vào các hoạt động thể chất. Cách này giúp các hoạt động diễn ra suôn sẻ, tăng độ linh hoạt cho khớp gối, tăng cường sức mạnh và hạn chế chấn thương trong vận động.

Ngoài ra kéo giãn cơ còn có tác dụng cải thiện tình trạng cứng khớp và giảm đau ở khớp gối, tăng lượng chất lỏng hoạt dịch, giảm căng cơ và cải thiện khả năng vận động.

3. Nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi tại chỗ được đánh giá là một trong những cách giảm đau và bảo vệ khớp gối hiệu quả nhất. Vì khi nghỉ ngơi, các khớp xương sẽ được thư giãn, giảm căng thẳng ở khớp và cải thiện tình trạng căng cơ. Do đó những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối được khuyên nghỉ ngơi ngay khi cơn đau xuất hiện. Ngồi nghỉ hoặc tốt nhất nên nằm nghỉ ngơi nếu có thể.

Sau khi cơn đau có biểu hiện thuyên giảm, người bệnh nên đi lại nhẹ nhàng để phòng ngừa tình trạng cứng khớp. Người bệnh không nên nằm nghỉ bất động tại chỗ hoặc nằm quá lâu (trên 2 ngày) vì có thể khiến các khớp xương co cứng.

Ngoài ra bạn cần tránh làm việc gắng sức, không chạy hoặc thực hiện các hoạt động có cường độ mạnh để phòng ngừa tổn thương trong thời gian khớp gối nhạy cảm và thoái hóa. Người bệnh có thể dùng thêm nẹp để cố định khớp, tránh các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến khớp gối. Hoặc dùng nạng để có thể di chuyển dễ dàng hơn.

Nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi hợp lý giúp khớp xương thư giãn, giảm căng thẳng, giảm đau và cải thiện tình trạng căng cơ

4. Liệu pháp nóng và lạnh

Thoái hóa khớp gối thường gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng, tạo cảm giác khó chịu, viêm, nóng đỏ và cứng khớp. Lúc này người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng để cải thiện các triệu chứng.

  • Liệu pháp nóng

Biện pháp chườm nóng có tác dụng giảm căng cơ, thư giãn khớp, kích thích tuần hoàn máu về khớp xương. Từ đó giúp giảm đau, cải thiện tình trạng cứng khớp, loại bỏ yếu tố gây viêm và đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương.

Bên cạnh đó biện pháp chườm nóng còn có tác dụng giảm sưng, giúp khớp xương linh hoạt, cải thiện sức bền và tăng phạm vi chuyển động cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối.

Để chườm nóng, bạn hãy sử dụng túi chườm hoặc bình thủy tinh chứa nước nóng (dưới 70 độ) áp lên khớp gối 20 phút. Thực hiện từ 3 – 4 lần/ ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể bôi sáp ấm lên các khớp đau nhức hoặc tắm với bồn nước ấm để cải thiện tình trạng căng cứng khớp.

  • Liệu pháp lạnh

Biện pháp chườm lạnh có tác dụng hạn chế các mạch máu làm chậm lưu thông, giảm viêm, đau, nóng đỏ và sưng ở khớp gối. Để chườm lạnh, bạn có thể dùng khăn quấn một túi đá, sau đó chườm lên vị trí đau. Mỗi lần thực hiện từ 15 – 20 phút, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Liệu pháp nóng và lạnh
Liệu pháp nóng và lạnh – Một trong các cách giảm đau, chữa thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả nhất

5. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có khả năng cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, điển hình như canxi, vitamin, mangan, magie, kali, kẽm, chất chống viêm, axit béo omega-3… Điều này giúp thúc đẩy quá trình phục hồi khớp xương tổn thương, giảm viêm và giảm đau nhức khó chịu.

Ngoài ra việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp người bệnh giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý. Từ đó làm giảm áp lực lên khớp gối, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Thực phẩm nên bổ sung

  • Các loại trái cây thuộc họ cam quýt (cam, quýt, bưởi…)
  • Các loại quả mọng (quả mâm xôi, dâu tây, việt quất…)
  • Bông cải xanh
  • Tỏi, nghệ, gừng
  • Các loại đậu, hạt
  • Các sản phẩm sữa ít chất béo
  • Rau xanh
  • Trứng
  • Dầu ô liu
  • Quả bơ
  • Sữa chua, phô mai
  • Thực phẩm giàu axit béo omega-3 (hàu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, dầu gan cá tuyết, cá mòi, hạnh nhân…)

Thực phẩm không nên bổ sung

  • Thức ăn chứa chất bảo quản hoặc chế biến sẵn (xúc xích, dăm bông, thịt nguội, thực phẩm đóng hộp…)
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo (nội tạng động vật, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ…)
  • Thực phẩm quá ngọt/ quá mặn
  • Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa
  • Bánh mì trắng
  • Thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo (aspartame)
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh giúp thúc đẩy quá trình phục hồi khớp xương tổn thương, giảm viêm và giảm đau nhức khó chịu

6. Dùng thuốc mỡ và kem bôi tại chỗ

Tình trạng viêm, sưng và đau nhức khớp gối do thoái hóa khớp có thể được cải thiện khi dùng thuốc mỡ và kem bôi tại chỗ. Đây chính là cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà được dùng phổ biến để thay thế cho các loại thuốc uống không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, người bệnh có thể dùng các loại thuốc mỡ/ kem bôi tại chỗ chứa chất gây tê hoặc aspirin để giảm cơn đau. Để kiểm soát triệu cơn đau, giảm viêm và giảm cứng khớp, người bệnh bôi một lượng vừa đủ thuốc mỡ lên các khớp bị ảnh hưởng. Sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ trong 5 phút.

7. Dùng thảo dược thiên nhiên

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối kèm theo viêm, sưng đỏ khớp, cứng khớp và bị đau có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để cải thiện tình trạng. Đây là một cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà được dùng rộng rãi, an toàn, ít gây tác dụng phụ và mang đến hiệu quả cao.

Chính vì thế, nếu bị thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể sử dụng một trong những loại thảo dược dưới đây:

  • Nghệ

Nghệ chứa một lượng lớn curcumin. Hợp chất này hoạt động trong nghệ với tác dụng kháng khuẩn, ức chế hoạt động xâm nhập và loại bỏ tác nhân gây bệnh trong cơ thể . Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cho thấy, hợp chất curcumin có tác dụng kháng viêm mạnh, hạn chế bùng phát các đợt viêm khớp bằng cách loại bỏ các hợp chất gây viêm.

Ngoài ra curcumin cùng các thành phần khác trong nghệ còn có khả năng chữa lành tổn thương, giảm đau, cải thiện tình trạng cứng khớp. Đồng thời chống oxy hóa và hỗ trợ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thoái hóa khớp gối.

Vì thế khi bị viêm khớp hoặc/ và thoái hóa khớp, người bệnh nên thêm nghệ vào các bữa ăn hoặc pha bột nghệ cùng với nước ấm/ mật ong nguyên chất/ sữa tươi ít béo (sữa ấm) để uống mỗi ngày.

  • Gừng

Gừng có khả năng giảm đau do thoái hóa khớp. Đồng thời giảm sưng và kích thích quá trình tuần hoàn máu. Bên cạnh đó gừng được ghi nhận là có khả năng chống viêm mạnh, tác dụng này có thể so sánh với các thuốc chống viêm khác. Mặt khác thảo dược còn có khả năng kháng khuẩn nên thường được dùng trong điều trị các bệnh xương khớp liên quan viêm nhiễm.

Ngoài ra theo kết quả nghiên cứu, vitamin và khoáng chất trong gừng có khả năng giảm đau, chữa lành tổn thương và góp phần bảo vệ khớp khỏi các gốc tự do.

Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể uống một tách trà gừng mật ong mỗi ngày hoặc thêm gừng vào các món ăn. Tuy nhiên người bệnh cần tránh lạm dụng vì việc dùng gừng có thể gây ợ chua, tiêu chảy, đau bụng. Ngoài ra gừng không phù hợp với những người đang sử dụng thuốc Warfarin.

Uống trà gừng
Gừng giúp giảm viêm, giảm đau nhức và chữa lành tổn thương do thoái hóa khớp gối
  • Trà xanh

Trà xanh là một trong các thảo dược được khuyên dùng để kiểm soát cơn đau, chống viêm và một số triệu chứng khó chịu khác của bệnh thoái hóa khớp gối. Vì thế loại thảo dược này rất phù hợp với những bệnh nhân có khớp bị đau, viêm do hiện tượng thoái hóa khớp.

Theo kết quả nghiên cứu, hợp chất polyphenol trong trà xanh có tác dụng giảm viêm, cải thiện đau khớp và giảm nhu cầu sử dụng thuốc. Ngoài ra hợp chất này còn có tác dụng bảo vệ sụn, góp phần chữa lành tổn thương và tăng phạm vi chuyển động.

Tuy nhiên người bệnh không nên uống trà xanh đặc, chỉ nên uống nước trà loãng. Vì trà đậm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có các vấn đề về gan.

  • Lá Lốt

Nếu bị thoái hóa khớp gối, bạn hãy sử dụng một nắm lá lớp và một nắm lá ngải cứu xào nóng với muối hạt. Sau đó cho các nguyên liệu vào túi vải và nhẹ nhàng chườm lên vị trí đau. Hoặc hãy đun sôi 100 gram lá lốt sạch với 1 lít nước trong 30 phút, sau đó gạn lấy nước uống.

Những thành phần trong lá lốt có thể giúp người bệnh giảm viêm, giảm đau nhức và chữa lành tổn thương ở khớp gối. Ngoài ra cách chườm nóng với lá lốt còn có tác dụng kích thích quá trình lưu thông máu, thư giãn cơ và khớp xương, cải thiện tình trạng sưng và cứng khớp.

8. Xoa bóp

Xoa bóp là cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà được nhiều người áp dụng. Theo các chuyên gia việc xoa bóp khớp gối mỗi ngày 15 phút có thể mang đến hiệu quả giảm đau và giảm cứng khớp do viêm và thoái hóa khớp.

Nguyên nhân là do biện pháp này có khả năng làm giảm quá trình sản sinh cortisol (hormone gây căng thẳng) và chất dẫn truyền thần kinh P của cơ thể. Đây đều là những yếu tố liên quan đến cơ đau.

Ngoài ra xoa bóp còn giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn các khớp xương thư giãn, kích thích cơ thể sản sinh serotonin. Từ đó giúp cải thiện tâm trạng, đẩy nhanh tốc độ chữa bệnh, khớp tổn thương mau chóng lành.

Xoa bóp
Việc xoa bóp 15 phút mỗi ngày có thể giúp bệnh nhân giảm đau, giảm cứng khớp do viêm và thoái hóa khớp

9. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân, béo phì chính là yếu tố đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối. Bởi cân nặng dư thừa khiến khớp gối của bạn chịu nhiều áp lực. Lâu ngày khiến khớp trở nên suy yếu, dễ viêm và thoái hóa.

Nếu cân nặng luôn ở mức an toàn, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có thể dễ dàng di chuyển, ít bị đau, hỗ trợ làm giảm và ngăn những tổn thương trong tương lai.

Chính vì thế những người bị viêm/ thoái hóa khớp gối hoặc có nguy cơ đều được khuyên giảm cân. Để giảm cân hiệu quả và duy trì cân nặng luôn ở hợp lý, người bệnh nên có chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập thể dục mỗi ngày.

10. Ngồi thiền

Ngồi thiền giúp làm dịu cơn đau do thoái hóa khớp gối bằng cách giảm căng thẳng, thư giãn khớp xương và cải thiện tâm trạng. Mặt khác, giảm căng thẳng, thư giãn khớp xương và cải thiện tâm trạng còn là những yếu tố cần thiết để giảm viêm, chống oxy hóa cũng như chống quá trình lão hóa cơ thể.

Ngược lại, những người thường xuyên căng thẳng, lo lắng và trầm cảm thường có những cơn đau mãn tính, quá trình lão hóa diễn ra sớm, tình trạng viêm và thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngồi thiền
Ngồi thiền làm dịu cơn đau do thoái hóa khớp gối bằng cách giảm căng thẳng, thư giãn khớp xương và cải thiện tâm trạng

11. Ngủ ngon

Tương tự như ngồi thiền, một giấc ngủ ngon có thể giúp bạn giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và thư giãn khớp xương. Điều này giúp đối phó với những cơn đau do viêm và thoái hóa khớp gối hiệu quả.

Ngoài ra khi ngủ đủ và ngủ ngon, các khớp xương sẽ có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi các tế bào. Từ đó cải thiện tình trạng hao mòn và tổn thương sụn do thoái hóa khớp gối.

Để ngủ đủ và ngủ ngon hơn, người bệnh cần đi ngủ sớm và tập thói quen ngủ vào cùng một khung giờ mỗi đêm. Ngoài ra trước khi đi ngủ bạn cần tránh chơi điện thoại, xem tivi/ máy tính vì điều này có thể gây xao nhãng và khó đi vào giấc ngủ.

Nếu cơn đau khiến bạn cảm thấy không thoải mái trong thời gian đi ngủ, bạn có thể dùng gối mềm đặt dưới khớp gối hoặc đùi để làm giảm áp lực và giảm đau trong lúc ngủ.

12. Tập yoga

Tập yoga mỗi ngày chính là cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả nhất. Bởi các bài tập yoga có thể giúp người bệnh kéo giãn cơ, thư giãn khớp xương, kích thích tiết hoạt dịch khớp gối và đảm bảo quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi. Từ đó cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm tiếng kêu lạo xạo ở khớp khi di chuyển, tuần hoàn máu tốt giúp chữa lành sụn và các tế bào bị tổn thương.

Ngoài ra luyện tập yoga đúng cách còn giúp bệnh nhân cải thiện bệnh thoái hóa khớp, duy trì độ bền và sự chắc khỏe của các khớp xương, tăng phạm vi chuyển động và độ linh hoạt của khớp, hạn chế viêm, sưng và giảm đau hiệu quả.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiều bài tập yoga có khả năng ổn định hệ xương khớp, tập trung vào sự liên kết giải phẫu, hỗ trợ cơ thể để giảm viêm nhiễm, thư giãn và giảm căng thẳng.

Sau 2 đến 3 tháng điều trị bằng bài tập yoga, người bệnh có thể đi lại, vận động dễ dàng, cơ thể khỏe mạnh, các triệu chứng được kiểm soát (đặc biệt đau và cứng khớp thuyên giảm rõ rệt).

Tập yoga
Tập yoga cải thiện hiện tượng cứng khớp, giảm đau, tuần hoàn máu tốt giúp chữa lành sụn và các tế bào bị tổn thương

Bài viết đã là tổng hợp thông tin cơ bản xoay quanh 12 cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả nhất. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối đa và đảm bảo an toàn, người bệnh nên liên hệ và trao đổi thông tin với chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn.

 

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Việc thường xuyên đi bộ có thể giúp hệ xương khớp khỏe, cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự dẻo dai và độ linh hoạt cho các khớp. Bên cạnh đó đi bộ còn giúp duy trì cân ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đạp Xe
Bệnh thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không là một thắc mắc phổ biến đối với hầu hết người bệnh. Tham khảo các chia sẻ của chuyên gia trong bài viết bên dưới để có kế hoạch tập ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Chữa Được Không
Thoái hóa khớp gối có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều trị càng sớm khả năng thuyên giảm càng cao và ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Chơi Thể Thao
Nếu thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ của chuyên gia thông qua bài viết bên dưới. Điều trị kịp lúc và vận động phù ...
Xem chi tiết

Bình luận (28)

  1. Toàn Béo says: Trả lời

    Tự xoa bóp tại nhà có cần dùng thêm dầu xoa bóp không hay chỉ xoa bóp đơn thuần thôi nhờ ?

    1. Võ Thị Linh says:

      Có điêu kiện thì mua thêm dàu xoa bóp của Mỹ dùng là tốt lắm, nhưng nhớ mua loại dành cho bệnh thoái hóa nhé,nó có nhiều loại khác nhau, nếu mua loại dành cho chấn thương là dùng không có hiệu quả đâu, không thì mua dầu gió, dầu phật linh cũng ok nhưng hiệu quả không tốt bằng

  2. Phạm Tiến says: Trả lời

    Mẹ mình bị thoái hóa cả 2 bên khớp gối, mình đã đưa mẹ đi khám ở rất nhiều bệnh viện lớn nhỏ đông y, tây y đều điều trị qua cả. Năm ngoái mẹ mình có tiêm khớp thì đỡ được chừng 1 năm bây giờ lại tái phát lại. Mấy nay không biết mẹ mình nghe hay tìm hiểu ở đâu được bài thuốc quốc dược phục cốt khang rồi muốn đặt mua thuốc về uống. ở đây đã ai dùng thuốc đó chưa và hiệu quả thế nào, tính mình xưa giờ cẩn thận đều muốn đưa mẹ điều trị ở bệnh viện có bác sĩ cho yên tâm chứ không bao giờ tự mua thuốc về dùng nhưng lần này mẹ quyết tâm quá nên lên đây hỏi ý kiên mọi người, ai dùng thuốc này rồi cho mình xin ý kiến với

    1. Ngô Xa says:

      Yên tâm bác nhé, thuốc quốc dược phuc cốt khang này của trung tâm thuốc dân tộc, trung tâm này có bác sĩ chuyên khoa thăm khám cụ thể đầy đủ từ a đến z rồi mới kê đơn thuốc, không phải kiếu giống mấy sản phẩm đông y bán tràn lan trên mạng đâu mà lo. Thuốc này bố mẹ tôi từng dùng rồi hiệu quả tốt phết đấy, cả năm rồi ông bà không thấy kêu đau đớn gì nữa. Thuốc này VTV2 có giới thiệu rồi nên yên tâm là chất lượng

    2. Nguyễn Phương Thanh says:

      Tôi cũng mới đến khám ở trung tâm thuốc dân tộc, trung tâm có đầy đủ trang thiết bị y tế, ở đây điều trị chủ yêu đông y nhưng kết hợp cả thăm khám tây y, nói chung đi khám hệt như đi bệnh viện bình thường ấy nhưng thủ tục ở đây nhanh gọn hơn nhiều do là cơ sở tư nhân, bác sĩ cũng kê cho tôi bài thuốc quốc dược phục cốt khang gồm 3 loại thuốc khác nhau trong đó có 1 loại đặc trị thoái hóa với thuốc bổ thận gì đó không nhớ rõ, tôi mới dùng 10 ngày mới đỡ đau chút ít nên cũng chưa dám nói nhiều về hiệu quả thuốc nhưng trước mắt thấy dùng thuốc này lành, ăn ngủ tốt, không gây tác dụng phụ như thuốc tây

    3. Phan Đoan says:

      Chi phí thăm khám với thuốc thang ở đây thế nào vậy bạn ?

    4. Văn Hanh says:

      Tôi cũng đang định sang tuần đến trung tâm thuốc dân tộc khám mà lần đầu đến nên chưa có kinh nghiệm, cho hỏi ở đây bác sĩ nào giỏi chuyên về điều trị xương khớp nhỉ, mình có được chọn bác sĩ không hay là xếp ngẫu nhiên ?

    5. Bùi Quang says:

      Bác sĩ Hữu Tuấn của trung tâm thuốc dân tộc rất giỏi, ngày xưa bác sĩ là phó giám đốc của viện cổ truyền trung ương rồi về hưu chuyển về đây công tác, bác sĩ nhiệt tình thân thiện mà đặc biết là chuyên môn rất giỏi, tôi được bác sĩ điều trị cho tôi 2 tháng là ổn áp hết, anh muốn khám với bác sĩ thì có thể đặt lịch trước trên trang của thuốc dân tộc hoặc gọi hotline

    6. Phương Linh says:

      Trung tâm thuốc dân tộc có làm việc vào thứ 7 không ?

  3. Bùi Nga says: Trả lời

    Các bác đang dùng kem bôi thoa tại chỗ nào giảm đau hiệu quả giới thiệu giúp, tôi bị bệnh dạ dày không uống được thuốc giảm đau

  4. Dương Mai says: Trả lời

    Mình bị thoái hóa khớp gối nhưng hình như dạo này nó bị viêm hay sao mà cảm giác khớp bị sưng và đau nặng hơn. Có cách nào giải quyết tình trạng này không ?

    1. Nguyễn Vân says:

      Bạn dùng gừng đập dập hơ nóng rồi đắp lên khớp gối, có thể uống thêm trà gừng hàng ngày, dùng liên tục một thời gian sẽ hết sưng nhé, tôi áp dụng cách này tốt lắm

    2. Quyết Trần says:

      Với bênh xương khớp thì cách điều trị tại nhà tốt nhất là dùng lá ngải cứu, ngày trước tôi có đến điều trị ở mấy phòng khám đông y người ta hay dùng lá ngải cứu để chườm đắp thấy đỡ nên về nhà tôi thử làm đắp tại nhà dùng rất tốt, giảm sưng đau nhanh, bạn tìm mua lá ngải cứu khô bán sẵn hoặc lấy lá ngải cứu tươi tự phơi khô và rang nóng cùng muối hạt đắp bên ngoài thử xem

    3. Nguyễn Khánh says:

      Nếu khớp đang trong tình trạng sưng nóng đỏ đau thì nên đi khám uống thuốc tây để giải quyết tình trạng cấp trước, sau đó ổn rồi mới dùng các phương pháp dân gian, đừng dại mà tự điều trị tại nhà sẽ làm tình trạng viêm trầm trọng hơn

  5. Nguyệt says: Trả lời

    Ngoài tập yoga ra có môn thể thao nào khác tốt cho bệnh thoái hóa khớp gối không ?

    1. Nguyễn Lan says:

      Cứ chơi những môn thể thao nhẹ nhàng không gây áp lực mạnh lên khớp gối là được, như đi bộ, đạp xe

    2. Phùng Thị Ngoan says:

      Cá nhân tôi thì thấy môn yoga rất tốt cho người bị thoái hóa khớp gối, không những khớp gối đâu mà còn tốt cho hệ thống xương khớp của cơ thể, giúp cơ thể dẻo dai và linh hoạt, tôi tập yoga nửa năm nay cơn đau khớp gối biến mất hoàn toàn, khi đi lại cử động không còn nghe lục cục lạo xạo, mọi người nghe môn yoga có thể khó khăn nhưng thực chất khi tập lại thấy rất nhẹ nhàng, chỉ cần học vài tư thế cơ bản thôi

    3. Ngô Tấn says:

      Không phải ai cũng có điều kiện tập yoga, yoga phải có thầy hướng dẫn mới tập được đúng tư thế, tôi đi khám bác sĩ hướng dẫn chỉ cần gập duỗi khớp gối đơn thuần, tránh ngồi lâu một tư thế, nếu làm văn phòng như tôi cách 1 2 tiếng đứng dậy lượn lờ chút cũng là bài tập cực kì tốt cho bệnh thoái hóa khớp gối rồi

  6. Lê Thảo says: Trả lời

    Tôi bị thoái hóa khớp gối phải đến 5 7 năm nay, hồi đầu mới bị chỉ lâu lâu đau vài hôm nhưng đau không đáng kể, chỉ xoa bóp là đỡ nhưng 1 năm trở lại đây tình trạng đau của tôi nặng hơn nhiều, gần như đau liên miên từ ngày này sang ngày khác, dùng mọi biện pháp từ xoa bóp đến đắp thuốc rồi uống thuốc đủ các loại nhưng không thể chấm dứt được hoàn toàn cơn đau. Có ai có kinh nghiệm điều trị bệnh này có thể tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn

    1. Hoàng says:

      Bệnh thoái hóa vốn là vậy đấy, nó tiến triển ngày một nặng hơn theo thời gian, mẹ mình bị đến gần 20 năm nay, hiện tại bà không thể tự đi lại được do khớp bị cứng, sụn khớp bị mài mòn hết rồi, bác sĩ có tư vấn gia đình cho bà phẫu thuật nhưng tuổi bà cao mà sức khỏe yếu nên cả bà và gia đình cũng không muốn đụng đến dao kéo, giờ cố dùng thuốc giảm đau cầm chừng kết hợp vật lý trị liệu thôi, nếu bác còn ở độ tuổi 50, 60 đổ xuống thì có thể suy xét đến phương pháp mổ có thể dứt điểm được bệnh hoàn toàn

    2. Nguyễn Trung says:

      Nếu gần thì qua trung tâm thuốc dân tộc ở cạnh sân vận động Mỹ Đình điều trị một thời gian xem thế nào, tôi điều trị bên đó thấy tiến triển tốt lắm, bác sĩ cho kết hợp vừa dùng thuốc đông y, bài thuốc tôi dùng là quốc dược phục cốt khang, vừa châm cứu bấm huyệt hàng ngày, hiện tại là hết tháng đầu tiên nhưng tình trạng đau nhức gần như chấm dứt hẳn, chỉ khi nào đi lại vận động nhiều thì còn hơi âm ỉ chút, còn về vận động thì có thểr gập duỗi khớp gối nhẹ nhàng trở lại tuy là chưa hết tầm nhưng cải thiện đáng kể chắc cũng được phân nửa rồi đấy, ngày trước chưa điều trị là chân đi khuỵu gối hẳn vì khớp gối gần như không cử động được, điều trị kiểu này thì xác định phải kiên trì không thể khỏi trong ngày một ngày hai được, chỗ trung tâm tôi điều trị thấy nhiều người đánh giá khá tốt, cả bác Đoàn Ngọc Hải cũng điều trị ở đây đấy, ai cần có thể tham khảo thử https://www.youtube.com/watch?v=SrYUrdTL3oc

    3. Đức Cận says:

      Tôi cũng thấy nhiều người khen trung tâm thuốc dân tộc điều trị đông y mát tay nhưng thế này thì khó cho bệnh nhân ở xa quá, tôi ở sơn tây cách hà nội gần 50 cây, bệnh xương khớp mà bắt buộc đi xa đến châm cứu ngày một cũng khó

    4. Đào Thị Xuân says:

      Tôi ở xa bác sĩ có tư vấn cho liệu trình cấy chỉ và dùng thuốc tại nhà, cấy chỉ thì 3 tuần mới phải đến cấy 1 lần, tôi mới cấy buổi thứ 3 vào ngày hôm qua, cho đến hiện tại là đỡ khoảng 7-8 phần rồi, phương pháp này không hề đau cũng rất an toàn ,nhưng đa số tôi thấy mọi người chỉ mỗi đến khám lấy đơn thuốc quốc dược phục cốt khang về uống tại nhà, chỉ những trường hợp bị nặng như tôi mới phải điều trị kết hợp

    5. Trịnh Huy says:

      Thế nếu dùng mỗi thuốc thì bao lâu sẽ khỏi, tôi mới phát hiện bị thoái hóa khớp, do cơ địa dị ứng thuốc giảm đau tây y nên muốn dùng thuốc đông y điều trị, thuốc này có lo tác dụng phụ không vậy ?

    6. Văn Kiên says:

      Còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh từng người, nếu nhẹ thì chỉ 2-3 tháng là khỏi thôi, tôi thì cũng bệnh lâu nhưng được cái cơ địa hợp thuốc đáp ứng thuốc nhanh nên hết tháng đầu là đã thấy đỡ rồi, dùng thêm 2 tháng nữa là không còn thấy đau nữa, về tác dụng phụ của thuốc thì hoàn toàn không có, thành phần thuốc từ thảo dược nên rất an toàn

  7. Nguyễn Hà says: Trả lời

    Chườm nóng hay chườm lạnh đều được phải không ? Hay có chỉ định cụ thể nào cho từng trường hợp không ?

    1. Lê Quang Thự says:

      Cả 2 cách chườm đều mục đích làm dịu cơn đau nên dùng cách nào cũng được bác nhé. Cá nhân tôi thì thích chườm lạnh hơn, cảm giác giảm đau tốt hơn. Nhưng lưu ý là trước khi chườm nên bọc kỹ đá tránh gây bỏng lạnh. Không nên để ở một vị trí quá lâu

    2. Thanh Tuýêt says:

      Trong trường hợp khớp đang sưng nóng viêm đỏ thì nên chườm lạnh để giảm sưng nóng, còn với trường hợp đau không có sưng đỏ, đau do co cơ nhiều thì chườm ấm cực kì tốt, giúp giảm đau giãn cơ. Cái này là tôi tìm hiểu trên mạng và áp dụng thấy khá đúng.

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua