Mách bạn 5 cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng là phương pháp dân gian, được nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng. Bài viết bên dưới sẽ hướng dẫn người bệnh các phương pháp điều trị hiệu quả và các lưu ý cần biết.

Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Tìm hiểu các cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Cây xương rồng chữa thoái hóa cột sống có hiệu quả không?

Cây xương rồng thuộc họ Thầu dầu, có thân mọng nước và có nhiều dạng phát triển, thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Theo ước tính có khoảng 2000 loại xương rồng khác nhau, thường sinh trưởng ở vùng khí hậu nhiệt đới, khô nóng. Trong đó có hai loại xương rồng thường được sử dụng để điều trị thoái hóa cột sống, chẳng hạn như:

  • Xương rồng bẹ hay còn gọi là xương rồng tai thỏ, lá hình oval, thân có nhiều gai, có quả màu xanh khi chín sẽ chuyển dần sang màu hồng.
  • Xương rồng ba cạnh hay xương rồng ba khía, đặc trưng bởi thân có 3 cạnh, rất mọng nước, lá rất nhỏ và sẽ phát triển dần thành gai.

Theo một số tài liệu Đông y, xương rồng là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, thường được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp, chẳng hạn như thoái hóa cột sống, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm. Các nghiên cứu hiện đại cho biết, xương rồng có chứa nhiều Taraxerol, Acid citric, Euphorbol, Tartric, Friedelan-3a-ol, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng và điều trị đau nhức xương khớp do thoái hóa cột sống.

Bên cạnh tác dụng giảm đau và chống viêm, xương rồng cũng mang lại một số lợi ích khác, chẳng hạn như:

  • Tăng cường lưu lượng máu lưu thông đến cột sống, từ đó phục hồi sức khỏe cột sống khỏe mạnh
  • Hạn chế nguy cơ đau nhức xương khớp và tổn thương cột sống
  • Tăng cường sức bền, giảm sự co cứng cột sống
  • Giúp thư giãn cột sống và các mô mềm xung quanh
  • Cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay
  • Giảm đau thần kinh, chấn thương cột sống

Phương pháp dùng cây xương rồng chữa thoái hóa cột sống mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng cột sống khỏe mạnh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu, khi các triệu chứng không quá nghiêm trọng. Do đó, đối với các trường hợp thoái hóa cột sống mãn tính, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến cơ sở y tế và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Gợi ý 5 cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Có nhiều cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng khác nhau, tuy nhiên dưới đây là 5 cách phổ biến, đơn giản và hiệu quả tốt, người bệnh có thể tham khảo.

1. Đắp xương rồng lên vị trí đau

Đắp xương rồng bẹ lên cột sống có thể giảm đau, chống viêm, tăng cường khí huyết lưu thông, hạn chế tình trạng ứ trệ, đau nhức cũng như góp phần phục hồi chức năng vận động bình thường của cột sống. Ngoài ra, phương pháp này cũng góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể, làm chậm quá trình thoái hóa và bảo vệ cột sống khỏi các tổn thương.

cây xương rồng chữa thoái hóa cột sống
Đắp xương rồng lên cột sống là phương pháp đơn giản nhất, có thể giúp thư giãn, giảm đau

Bài thuốc được thực hiện như sau:

  • Dùng 3 lá xương rồng bẹ, loại bỏ các gai cứng, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong 10 phút để loại bỏ nhựa, mủ
  • Để ráo nước, sau đó cho xương rồng lên bếp than, nướng đều 2 mặt trong 5 phút
  • Cho xương rồng đã nướng vào một tấm khăn mỏng, đắp lên khu vực cột sống bị tổn thương
  • Chườm đến khi xương rồng nguội thì đổi lá xương rồng khác, thực hiện 2 – 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Thực hiện biện pháp liên tục trong 1 – 2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất

Lưu ý: Cần tránh đắp xương rồng quá nóng, điều này có thể gây bỏng hoặc tổn thương da.

2. Nước ép xương rồng trị thoái hóa cột sống

Xương rồng có thể ép thành nước, dùng uống để cải thiện các triệu chứng thoái hóa cột sống. Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng này giúp người bệnh hấp thụ được tất cả các dưỡng chất cần thiết, từ đó cải thiện sức khỏe cột sống.

Xương rồng có thể ăn được, tuy nhiên người bệnh cần sơ chế thận trọng. Cần rửa sạch, loại bỏ các gai cứng và ngâm nước muối để loại bỏ nhựa, mủ xương rồng. Ngoài ra, xương rồng có thể chứa một số độc tính, do đó người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể trước khi áp dụng phương pháp.

Bài thuốc được thực hiện như sau:

  • Sử dụng một lượng lá xương rồng bẹ vừa đủ, ưu tiên các lá còn non
  • Loại bỏ các gai nhọn, ngâm nước muối trong 10 phút
  • Rửa xương rồng qua nhiều lần nước để loại bỏ toàn bộ nhựa, mủ
  • Để ráo nước, sau đó cho xương rồng vào máy sinh tố, xay nhuyễn
  • Lọc lấy phần nước, bỏ bã, có thể thêm đường hoặc muối để dễ sử dụng
  • Mỗi ngày có thể sử dụng khoảng 15 – 20 ml nước ép xương rồng để cải thiện các triệu chứng thoái hóa cột sống
  • Thực hiện bài thuốc trong 7 – 10 ngày

Lưu ý: Xương rồng có thể chứa độc tính, do đó người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần ngừng sử dụng và hỏi ý kiến của thầy thuốc.

3. Bài thuốc kết hợp xương rồng và các dược liệu khác

Xương rồng có thể kết hợp với nhiều dược liệu, thảo dược khác để nâng cao hiệu quả điều trị đau nhức xương khớp. Hiện tại có 3 loại thảo dược thường được kết hợp với xương rồng, chẳng hạn như:

Cây xương rồng chữa bệnh xương khớp
Xương rồng có thể kết hợp với nhiều loại dược liệu khác để nâng cao hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống
  • Xương rồng và gừng tươi: Sử dụng một lá xương rồng bẹ, rửa sạch, cắt bỏ các gai nhọn, để ráo nước. Gừng tươi rửa sạch, cho vào máy sinh tố, xay nhuyễn cùng xương rồng. Cho hỗn hợp vào vải mỏng, chườm lên vị trí đau.
  • Kết hợp xương rồng, cúc tần và dây tơ hồng: Sử dụng một cây xương rồng ba cạnh, rửa sạch với nhiều lần nước, ngâm trong nước mỗi loãng 10 – 15 phút. Cho 100 gram cúc tần và 100 gram dây tơ hồng sao trên chảo nóng. Khi hỗn hợp đã nóng thì cho vào khăn sạch, chườm lên vị trí đau trong 5 – 10 phút.
  • Xương rồng kết hợp với lá lốt: Dùng 2 – 3 bẹ xương rồng, rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong 10 phút để giảm bớt nhựa. Rửa sạch một nắm lá lốt để ráo nước. Giã nát xương rồng và lá lốt, cho vào một tấm vải mỏng, chườm lên vị trí đau trong 20 – 30 phút.
  • Xương rồng kết hợp với ngải cứu: Dùng 2 – 3 bẹ xương rồng, rửa sạch, cắt thành các lát mỏng, ngâm nước trong 10 phút để sạch nhựa mủ. Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước. Cho xương rồng và lá lốt lên chảo, sao nóng, sau đó bọc trong vải mỏng, chườm lên vị trí đau trong 15 phút.

4. Chườm nóng xương rồng và muối

Xương rồng có thể kết hợp với muối, chườm lên cột sống nhằm giảm đau, kháng viêm. Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng và muối như sau:

  • Dùng 2 – 3 nhánh xương rồng ba cạnh, loại bỏ gai, rửa sạch, ngâm trong nước muối để loại bỏ bớt nhựa
  • Đập dập xương rồng, thêm muối hạt vào, trộn đều
  • Sao hỗn hợp trên chảo nóng cùng với lửa to đến khi có mùi thơm
  • Cho hỗn hợp vào khăn mỏng, chườm lên vị trí cột sống bị tổn thương
  • Thực hiện bài thuốc 1 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 tuần để cải thiện các triệu chứng

Lưu ý: Khi thực hiện bài thuốc cần tránh để nhựa xương rồng dính lên da và mắt.

5. Món ăn từ xương rồng chữa thoái hóa cột sống

Xương rồng có thể chế biến thành món ăn tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Việc tiêu thụ xương rồng sẽ giúp cơ thể hấp thụ toàn bộ các dưỡng chất trong thảo dược, từ đó giúp cải thiện cơn đau, đẩy nhanh tốc độ phục hồi sau thoái hóa cột sống.

Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Salad xương rồng là món ăn đơn giản, giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất điều trị thoái hóa cột sống cần thiết

Salad xương rồng:

  • Sử dụng một bẹ lá xương rồng tai thỏ, loại bỏ các gai xương, cắt thành cắt miếng vừa ăn, ngâm trong nước muối loãng trong 10 phút, sau đó ngâm rửa qua nhiều lần nước để loại bỏ vị đắng
  • Luộc xương rồng với lửa to trong 1 – 2 phút
  • Các nguyên liệu khác như cà chua, dưa leo, hành tây rửa sạch, cắt thành các miếng vừa ăn, trộn cùng với xương rồng và sốt salad để sử dụng

Canh xương rồng:

  • Sử dụng xương rồng tai thỏ còn non, bỏ gai, cắt mỏng, ngâm với nước muối loãng
  • Tôm khô rửa sạch, để ráo nước, có thể để cả con hoặc giã nhuyễn
  • Phi thơm hành tím, cho tôm khô vào xào đến khi thơm thì cho thêm một lượng nước vừa đủ, nêm gia vị vừa ăn
  • Đến khi nước sôi thì cho xương rồng vào, đảo đều, đến khi nước sôi lần nước là được

Món canh này có vị chua nhẹ nhàng của xương rồng và vị ngọt thanh từ tôm khô, phù hợp sử dụng kèm bữa ăn. Bên cạnh đó, món canh này rất mềm, có độ nhớt nhẹ, người lớn tuổi và trẻ em có thể sử dụng dễ dàng.

Lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng là phương pháp dân gian phổ biến và nhận được sự đánh giá cao về hiệu quả, chất lượng. Tuy nhiên, xương rồng có một lượng độc tính nhẹ, do đó người bệnh cần thận trọng và sơ chế xương rồng thận trọng trước khi dùng.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Ngâm rửa xương rồng với nhiều lần nước để đảm bảo loại bỏ tất cả nhựa mủ. Cần lưu ý tránh để nhựa xương rồng tiếp xúc với da hoặc mắt.
  • Nếu sử dụng bài thuốc theo đường ăn, uống, cần chú ý liều lượng, tránh tiêu thụ quá nhiều xương rồng.
  • Bài thuốc có tác dụng chậm, do đó người bệnh cần kiên trì áp dụng theo hướng dẫn đến khi các triệu chứng được cải thiện.
  • Không tự ý kết hợp các biện pháp dân gian và các loại thuốc điều trị theo Tây y, điều này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất, lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây, điều này giúp nâng cao sức khỏe tổng thể cũng như ngăn ngừa thoái hóa cột sống trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thường xuyên tập thể dục, duy trì vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 – 6 ngày mỗi tuần, điều này có thể giúp cột sống linh hoạt và khỏe mạnh hơn.

Trước khi sử dụng bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và hướng dẫn phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ thầy thuốc để được tư vấn chính xác nhất.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Cột Sống Có Châm Cứu Được Không​
Câu hỏi thoái hóa cột sống có châm cứu được không​ đang thu hút sự quan tâm của nhiều người trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị hỗ trợ. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Xương khớp sẽ ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Nếu thắc mắc thoái hóa cột sống có quan hệ được không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết bên dưới. Việc sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi phù hợp là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Nên Tập Gym Không
Thoái hóa cột sống có nên tập gym không? Các chuyên gia cho biết người bị thoái hóa cột sống cổ hoặc lưng đều có thể tập gym. Tuy nhiên cần luyện tập đúng cách và lựa chọn những bài ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Chữa Được Không
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý lão hóa phổ biến, có thể gây đau cổ, cứng cổ cũng như gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của cổ. Các triệu chứng bệnh thường không nghiêm trọng, có ...
Xem chi tiết
Mổ Thoái Hóa Cột Sống Bao Nhiêu Tiền
Mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như loại phẫu thuật được thực hiện. Dưới đây là một số thông tin về các phương pháp, chi phí ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua