3 Cách Chữa Gai Gót Chân Bằng Đông Y Hiệu Quả, Lành Tính

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chữa gai gót chân bằng Đông y là phương pháp hiệu quả, an toàn, ít tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn và chỉ định phù hợp.

Chữa gai gót chân bằng Đông y có hiệu quả không?

Theo Đông y, gai gót chân xảy ra do khí huyết ứ trệ, phong hàn thấp xâm nhập vào kinh lạc, dẫn đến lưu thông kém, gây sưng tấy, viêm khớp, đau đớn và hình thành các xương ở gót chân. Bên cạnh đó, phong hàn thấp xâm nhập sẽ khiến gót chân dễ bị tổn thương, thoái hóa và vôi hóa.

Chữa gai gót chân bằng Đông y có hiệu quả không
Tìm hiểu các chữa gai gót chân bằng Đông y để có biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn

Dấu hiệu và triệu chứng chính của tình trạng gai gót chân bao gồm đau nhức ở gót chân, đặc biệt là khi đi lại, đứng lên ngồi xuống hoặc khi ấn vào vùng gót chân. Một số người bệnh cũng bị sưng, nóng, tấy đỏ, đau nhức vùng gót chân, nhức mỏi, thường xảy ra vào sáng sớm hoặc sau khi vận động thể chất.

Đông y điều trị gai gót chân dựa trên nguyên tắc trừ phong hàn thấp, thông kinh hoạt lạc, bổ sung khí huyết và cường gân mạnh cốt. Các phương pháp phổ biến thường bao gồm sử dụng các bài thuốc Đông y, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, massage hoặc chỉ định các bài tập vận động phù hợp.

Về vấn đề chữa gai gót chân bằng Đông y có hiệu quả không, các bác sĩ cho biết hiệu quả của bài thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đông y hỗ trợ giảm đau thông qua cơ chế ức chế viêm, giảm co thắt cơ, và tăng cường lưu thông máu. Các bài thuốc  cũng góp phần tăng cường độ chắc khỏe của xương và ngăn ngừa loãng xương.

Đông y cũng giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện khả năng vận động của khớp và giảm nguy cơ gái gót chân hiệu quả. Ngoài ra, Đông y còn sử dụng các phương pháp trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp,… để hỗ trợ điều trị gai gót chân.

Có thể thấy, chữa gai gót chân bằng Đông y mang lại hiệu quả toàn diện, góp phần phục hồi khả năng vận động linh hoạt cũng như ngăn ngừa gai gót chân tái phát. Tuy nhiên, điều quan trọng là kiên trì áp dụng các phương pháp theo chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.

Gợi ý 3 cách chữa gai gót chân bằng Đông y hiệu quả cao và an toàn

Chữa gai gót chân bằng Đông y có thể giúp giảm đau, cải thiện chức năng vận động và ngăn ngừa gai gót chân tái phát. Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, thầy thuốc có thể chỉ định các phương pháp như:

1. Bài thuốc Đông y chữa gai gót chân

Đông y cho rằng, gai gót chân xảy ra do hàn thấp xâm nhập vào kinh lạc, khí huyết ứ trệ, hàn thấp xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến đau đớn, viêm khớp, sưng tấy và hạn chế khả năng chuyển động. Do đó, các bài thuốc Đông y chữa gai gót chân được chỉ định nhằm các mục đích sau:

  • Trừ phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc, tiêu ứ
  • Bổ khí huyết, cường gân mạnh cốt
  • Giảm đau, kháng viêm
bài thuốc Đông y chữa gai gót chân
Các bài thuốc Đông y giúp chống viêm, giảm sưng tấy, đau đớn do gai gót chân từ bên trong cơ thể

Bài thuốc 1:

  • Dùng quế chi, gừng, bạch chỉ, xuyên khung, đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, ngưu tất, mỗi vị đều 10 gram
  • Sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày 1 thang, có thể chia thành 2 – 3 lần

Bài thuốc 2:

  • Dùng thiên ma, đương quy, hoàng kỳ, ngưu tất, mỗi vị đều 10 gram
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 – 3 lần

Bài thuốc 3:

  • Dùng khương hoạt, bạch chỉ, xuyên khung, đương quy, mỗi vị đều 10 gram
  • Sắc thành uống, chia thành 2 – 3 lần, dùng uống mỗi ngày 1 thang

Bài thuốc 4:

  • Dùng băng phiến 1 gram, tế tân 6 gram, thấu cốt thảo 12 gram
  • Mang dược liệu đi sấy khổ, giã nhỏ, cho vào túi vải dùng làm miếng lót, đặt dưới đế giày, sử dụng hàng ngày

Bài thuốc 5:

  • Sử dụng một nắm cây rễ cà, có thẻ dùng cà tím hoặc các loại cà khác đều được
  • Rửa sạch, cho vào ấm, đun với 700 ml nước, đến khi cạn còn 500 ml thì lọc ra chậu nhỏ, để đến khi đạt nhiệt độ vừa phải thì dùng ngâm chân trong 20 – 40 phút
  • Thực hiện bài thuốc 1 – 2 lần mỗi ngày kết hợp với việc massage nhẹ nhàng lên gót chân để thư giãn các dây thần kinh và hỗ trợ giảm đau

Bài thuốc 6:

  • Dùng khoảng 2 – 3 miếng đậu hũ trắng, cho vào nồi hấp cách thủy đến khi đậu thật nóng
  • Đưa gót chân gần sát miếng đậu để xông hơi
  • Đến khi đậu nguội, đạt đến nhiệt độ vừa phải là đặt gót chân xuống và chườm ấm
  • Thực hiện biện pháp 3 – 5 lần để kiểm soát cơn đau và hỗ trợ điều trị gai gót chân

Bài thuốc 7:

  • Dùng 2 lít giấm ăn, đun nóng khoảng 40 độ C
  • Cho giấm ra chậu, dùng ngâm chân trong khoảng 30 phút, nếu giấm nguội có thể đun nóng trở lại và tiếp tục ngâm
  • Thực hiện biện pháp mỗi ngày trong vòng 1 tháng để hỗ trợ điều trị gai gót chân

Bài thuốc 8:

  • Thực hiện bài thuốc vào buổi tối, trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Sử dụng một đoạn xương rồng, mang đi rửa sạch, loại bỏ các gai, cắt thành 2 mảnh
  • Hơ xương rồng trên bếp cho đến khi nóng mềm
  • Rửa sạch chân, áp miếng xương rồng vào gót chân, băng cố định, để qua đêm
  • Thực hiện bài thuốc trong 7 ngày liên tục để kiểm soát cơn đau và điều trị các triệu chứng gai gót chân khác

Bài thuốc 9:

  • Dùng hồi thảo, tế tân, thảo ô, mỗi vị phân lượng bằng nhau
  • Mang dược liệu đi sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín
  • Trước khi đi giày hoặc dép, hãy lấy một lượng thuốc bột rắc vào vị trí gót chân, dùng đi lại bình thường
  • Bài thuốc này chỉ sử dụng ngoài da, không được uống để tránh ngộ độc

Các bài thuốc điều trị gai gót chân bằng Đông y thường điều trị các triệu chứng từ căn nguyên, do đó thường cần một khoảng thời gian nhất định để phát huy công dụng. Do đó, người bệnh cần kiên trì, thực hiện bài thuốc theo chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với thầy thuốc ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường khi sử dụng bài thuốc Đông y.

2. Châm cứu điều trị gai gót chân

Châm cứu điều trị gai gót chân là phương chữa gai gót chân bằng Đông y phổ biến, sử dụng các kim châm nhỏ tác động lên các huyệt vị trên cơ thể. Châm cứu cũng có thể kích thích hệ thần kinh, hỗ trợ giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết và góp phần tăng cường chức năng ở gót chân.

Chữa gai gót chân bằng Đông y
Châm cứu sử dụng các kim dài, mỏng, tác động lên các huyệt vị và kiểm soát các triệu chứng gai gót chân

Châm cứu mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Giảm đau
  • Chống viêm
  • Kích thích lưu thông máu và các chất dinh dưỡng đến gót chân
  • Giải phóng các áp lực tác động lên dây thần kinh gót chân
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các tổn thương phát sinh

Các huyệt đạo thường được châm cứu để điều trị gai gót chân bao gồm:

  • Huyệt Tam Âm Giao: Huyệt nằm ở giữa bắp chân, có tác dụng giảm đau, bổ thận, tráng dương.
  • Huyệt Thừa Sơn: Huyệt nằm ở sau gót chân, hỗ trợ giảm đau và tăng cường lưu thông khí huyết.
  • Huyệt Giải Khê: Huyệt nằm ở mặt trước của gót chân, tác động lên huyệt có thể giúp giảm đau và thông kinh hoạt lạc.
  • Huyệt Côn Lôn: Nằm ở mặt ngoài gót chân, có tác dụng giảm đau, bổ thận, tráng dương.

Quy trình châm cứu điều trị gai gót chân theo Đông y:

  • Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế, co chân lại
  • Bác sĩ Y học cổ truyền tiến hành châm kim vào các huyệt đạo đã xác định
  • Sau khi châm kim, thầy thuốc sẽ day ấn nhẹ nhàng để kích thích huyệt đạo
  • Thời gian châm cứu mỗi lần khoảng 20 – 30 phút

Liệu trình châm cứu điều trị gai gót chân thường kéo dài từ 10 – 15 buổi, mỗi buổi 1 – 2 lần châm. Thời gian và số lượng buổi châm cứu sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng của người bệnh.

Châm cứu là một phương pháp điều trị an toàn, không gây tác dụng phụ, giúp giảm đau, cải thiện chức năng của khớp và giảm nguy cơ tái phát gai gót chân. Ngoài ra, châm cứu cũng rất tiện lợi, chi phí thấp và có thể thực hiện lâu dài. Tuy nhiên thời gian điều trị thường kéo dài từ 10 – 15 buổi để phát huy công dụng tốt nhất. Do đó, người bệnh cần kiên trì và thực hiện châm cứu theo chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi châm cứu điều trị gai gót chân:

  • Thực hiện châm cứu tại các cơ sở uy tín, được cấp phép hành nghề và bác sĩ y học cổ truyền có chuyên môn.
  • Không châm cứu khi bị sốt, mắc các bệnh cấp tính hoặc có vết thương hở ở vùng gót chân hoặc vùng cần châm cứu.
  • Châm cứu điều trị gai gót chân rất hiệu quả, an toàn và tiện lợi. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để được tư vấn và điều trị phù hợp.

3. Xoa bóp bấm huyệt trị gai gót chân theo Đông y

Xoa bóp bấm huyệt là một trong những biện pháp chữa gai gót chân bằng Đông y hiệu quả cao, an toàn và được nhiều thầy thuốc chỉ định. Các thao tác xoa bóp bấm huyệt tác động lên các huyệt vị trên cơ thể, từ đó kiểm soát cơn đau, tăng cường lưu thông khí huyết và ổn định sức mạnh gân cốt.

điều trị gai gót chân bằng Đông y
Xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ giảm đau, chống viêm và phục hồi các tổn thương do gai gót chân

Lợi ích của phương pháp xoa bóp bấm huyệt:

  • Giảm đau, lưu thông khí huyết, và tăng cường chức năng của gân cốt
  • Tác động lên các huyệt đạo ở vùng gót chân, giúp cải thiện chức năng của khớp
  • Lưu thông khí huyết, từ đó giảm viêm và sưng ở vùng gót chân
  • Tăng cường chức năng của gân cốt, từ đó giảm nguy cơ tái phát gai gót chân

Các huyệt vị thường được xoa bóp, bấm huyệt, điều trị gai gót chân bao gồm:

  • Huyệt Tam Âm Giao, nằm ở giữa bắp chân, có tác dụng giảm đau
  • Huyệt Giải Khê, nằm ở mặt trước gót chân, giúp thông kinh hoạt lạc, giảm đau, chống viêm
  • Huyệt Thừa Sơn, nằm ở sau gót chân, có tác dụng giảm đau và kích thích lưu thông khí huyết
  • Huyệt Côn Lôn, nằm ở mặt ngoài gót chân, có tác dụng bổ thận, tráng dương, chống viêm, giảm đau

Cách xoa bóp bấm huyệt điều trị gai gót chân:

  • Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi thoải mái
  • Thầy thuốc dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng gót chân, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới và ngược lại
  • Sau đó, thầy thuốc dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ day, ấn, tác động một lực nhẹ nhàng vào các huyệt đạo đã xác định
  • Mỗi huyệt day ấn khoảng 3 – 5 phút để kiểm soát cơn đau đớn, hỗ trợ điều trị gai gót chân và phục hồi khả năng vận động
  • Mỗi liệu trình xoa bóp bấm huyệt gai gót chân thường kéo dài từ 10 – 15 buổi, phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người.

Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt:

  • Chỉ thực hiện xoa bóp bấm huyệt tại các cơ sở uy tín, có thầy thuốc chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật bấm huyệt
  • Nếu bị sốt, mắc các bệnh lý cấp tính hoặc có tổn thương, trầy xước ở vùng gót chân, thì không nên thực hiện kỹ thuật bấm huyệt

Lưu ý khi chữa gai gót chân bằng Đông y

Để các biện pháp chữa gai gót chân bằng Đông y đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh, người bệnh cần lưu ý:

  • Đến cơ sở Đông y uy tín, được cấp phép, có thầy thuốc chuyên môn giàu kinh nghiệm. Thầy thuốc sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
  • Kiên trì thực hiện các biện pháp điều trị theo chỉ định của thầy thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Kết hợp với các biện pháp điều trị khác, chẳng hạn như vật lý trị liệu, tập luyện, dành thời gian nghỉ ngơi để tăng hiệu quả điều trị.
  • Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm, do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, một số bài thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ, do đó người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và báo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
  • Tập luyện thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện chức năng của khớp và giảm nguy cơ tái phát gai gót chân.
  • Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì, điều này giúp hạn chế các áp lực lên gót chân và góp phần kiểm soát cũng như ngăn ngừa tình trạng gai gót chân.
  • Chọn giày dép phù hợp, có độ êm ái và hỗ trợ tốt cho gót chân.

Chữa gai gót chân bằng Đông y có thể giúp giảm đau, cải thiện chức năng vận động cũng như ngăn ngừa gai gót chân tái phát. Điều quan trọng là kiên trì điều trị theo chỉ định của thầy thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua