Chữa Gai Gót Chân Bằng Diện Chẩn Và Thông Tin Cần Biết
Chữa gai gót chân bằng diện chẩn có thể giảm đau và khôi phục chức năng ở bàn chân. Điều quan trọng khi thực hiện phương pháp này là trao đổi với thầy thuốc hoặc chuyên gia diện chẩn để được hướng dẫn cụ thể.
Chữa gai gót chân bằng diện chẩn là gì?
Diện chẩn là một phương pháp dựa trên nguyên lý kinh lạc học của y học cổ truyền Việt Nam. Phương pháp này được phát triển bởi TSKH Bùi Quốc Châu, hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe mà không cần sử dụng thuốc.
Diện chẩn chia cơ thể con người được chia thành 10 vùng phản chiếu, tương ứng với các bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Khi các bộ phận hoặc cơ quan trong cơ thể bị bệnh, các vùng phản chiếu tương ứng trên mặt sẽ xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
Nguyên lý hoạt động của diện chẩn là tác động lên các vùng phản chiếu trên mặt để kích thích lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương, từ đó giúp cơ thể tự chữa lành.
Các phương pháp tác động lên các vùng phản chiếu trong diện chẩn bao gồm:
- Ấn huyệt: Ấn huyệt là phương pháp sử dụng lực từ ngón tay để tác động lên các huyệt đạo trên mặt.
- Sử dụng dụng cụ: Phương pháp này sử dụng các dụng cụ diện chẩn, chẳng hạn như lăn cầu gai, kim châm cứu, để tác động lên các huyệt đạo trên mặt.
- Diện chẩn kết hợp: Đây là phương pháp kết hợp thiền và diện chẩn để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như đảm bảo sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Diện chẩn được áp dụng để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm điều trị gai gót chân. Có một số nghiên cứu cho thấy chữa gai gót chân bằng diện chẩn có thể giúp giảm đau, viêm và cải thiện chức năng vận động linh hoạt.
Ngoài ra, khi được kết hợp với các phương pháp khác, chẳng hạn như thiền định hoặc châm cứu, diện chẩn mang lại hiệu quả tốt hơn hơn so với các phương pháp điều trị thông thường. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác định hiệu quả lâu dài của diện chẩn trong điều trị gai gót chân.
Nếu đang cân nhắc phương pháp chữa gai gót chân bằng diện chẩn, người bệnh nên đến cơ sở y học cổ truyền uy tín, được cấp phép để được hướng dẫn và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Gợi ý 3 cách chữa gai gót chân bằng diện chẩn hiệu quả cao
Chữa gai gót chân bằng diện chẩn sử dụng các sinh huyệt trên cơ thể để điều chỉnh các tổn thương, từ đó giảm đau và viêm ở gót chân. Các phương pháp diện chẩn hiệu quả nhất bao gồm:
1. Phác đồ 1
Phác đồ này phù hợp với các trường hợp gai gót chân gây viêm một nhóm mô liên kết ở gan bàn chân, từ đó gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh nên kết hợp diện chẩn với các phương pháp điều trị bảo tồn khác, chẳng hạn như nghỉ ngơi, vật lý trị liệu để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các bước chữa gai gót chân bằng diện chẩn như sau:
- Sử dụng cứu ngải (hương hoặc nhang) hơ vào các vùng sinh huyệt G (huyệt H1) trong khoảng 30 giây hoặc 30 tiếng đếm. Sau khi hơ sinh huyệt thì dùng búa cao su đập nhẹ vào huyệt để kích thích quá trình tái tạo, chữa lành.
- Tại gót chân đối diện (gót chân không bị gai xương), hãy thoa dầu cù là hoặc dầu xoa bóp vào sinh huyệt đối xứng, sau đó hơ nóng bằng cứu ngải trong khoảng 1 phút để kích thích lưu thông máu, tái tạo các mô bị tổn thương.
- Sử dụng búa đầu cao su, gõ nhẹ vào sinh huyệt 156 (huyệt H2) trong khoảng 30 giây, sau đó hơ nóng sinh huyệt trong khoảng 30 giây hoặc 30 tiếng đếm.
- Tiếp tục dùng đầu dò của cây dò day, chấm vào dầu cù là, day ấn nhẹ lên sinh huyệt G trên da đầu (huyệt H3), sau đó hơ nóng sinh huyệt bằng cứu ngải trong khoảng 30 giây. Kế tiếp lại day ấn huyệt trong 30 giây để cải thiện cơn đau nhức ở gót chân.
- Sử dụng đầu dò của cây dò day châm vào dầu cù là, sau đó day nhẹ hoặc ấn nhẹ lên sinh huyệt 107 và sinh huyệt 103 trong 30 giây. Sau đó hơ nóng mỗi sinh huyệt 30 giây để kích thích quá trình chữa lành tự nhiên.
Lưu ý khi thực hiện diện chẩn:
- Gai gót chân bên nào thì diện chẩn bên đó.
- Phác đồ này phù hợp với các vấn đề ở gót chân, bao gồm gai gót chân, đau xương gót chân, sưng tấy, hạn chế khả năng vận động,… rất hiệu quả.
- Trao đổi với thầy thuốc nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào.
2. Phác đồ 2
Phác đồ chữa gai gót chân bằng diện chẩn này phù hợp với người có dấu hiệu đóng vôi ở giữa xương gót chân và cân gan chân, tạo nên khu vực viêm nhiễm, gây sưng tấy, đau đớn và hạn chế phạm vi chuyển động. Phương pháp này giúp kiểm soát các triệu chứng đau gót chân khi ngủ dậy hoặc có cảm giác đau buốt lên tận đầu khi gót chân chạm đất.
Các bước diện chẩn gai gót chân như sau:
- Dùng cây cào đầu để tác động đến các vùng phản chiếu hạch bạch huyết, sử dụng cây dò tìm để xác định các sinh huyệt.
- Ấn vào huyệt 127, nếu bị đau thốn thì chấm một ít dầu cù là hoặc cao xoa bóp, dùng day ân lên huyệt. Tiếp tục dùng cây cào nhỏ hoặc cây xương cá tiếp tục cào và đẩy lên vùng sinh huyệt.
- Ấn vào huyệt 130, nếu bệnh nhân đau thì dùng nhất dương chỉ ấn trong khoảng 30 giây. Lúc này bệnh nhân có thể cảm nhận được luồng khí chạy dọc lan xuống gót chân.
- Hơ gót chân đối xứng (chân không có gai xương), kết hợp thoa một ít dầu cù là, hơ nóng trong 1 phút bằng cứu ngải. Tiếp tục dùng búa cao su nhỏ gõ nhẹ trong 30 giây.
- Vân vê ngón chân út và áp út ở cả hai bàn chân để tan hết các sỏi, vôi hóa, góp phần ngăn ngừa gai gót chân trở nên nghiêm trọng hơn.
- Vuốt nhẹ các rãnh giữa ngón chân út và ngón áp út ở cả hai chân. Nếu bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc khó chịu, thì có thể vuốt kéo lên trên mu bàn chân.
- Tiến hành gạch, dò, day ấn lên sinh huyệt 300 và 0 để tăng cường chức năng thận.
Tìm hiểu thêm: Diện Chẩn Chữa Đau Nhức Xương Khớp Và Lưu Ý Nên Biết
3. Phác đồ 3
Phác đồ chữa gai gót chân bằng diện chẩn này được đánh giá cao về hiệu quả giảm đau và phục hồi chức năng vận động linh hoạt. Ngoài ra, hiệu quả của phương pháp cũng lâu dài, các triệu chứng ít tái phát và góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.
Các bước diện chẩn như sau:
- Xác định hai huyệt ở sau ót, dùng ngón tay cái xoa, vuốt, ấn với lực từ nhẹ đến mạnh tại mỗi huyệt để xác định huyệt đau nhiều.
- Chọn huyệt đau ít hoặc không đau, sử dụng ngón tay cái tác động và xoay tròn tại huyệt với một lực vừa đủ. Xoa tròn mạnh tay đến khi có cảm giác đau nhói thì ngừng xoa.
- Kiểm tra bằng cách đứng dậy và di chuyển ngắn. Nếu cơn đau vẫn còn thì đứng thẳng người, dùng chân không bị gai gót chân dậm mạnh xuống sàn 3 lần . Dậm mạnh theo sức chịu được của người dậm chân.
Lưu ý khi chữa gai gót chân bằng diện chẩn
Chữa gai gót chân bằng diện chẩn là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cũng như tránh các rủi ro phát sinh, người bệnh cần lưu ý:
- Thông báo cho chuyên gia diện chẩn về bất kỳ tình trạng sức khỏe hiện có, bao gồm các vấn đề thông thường như cảm, sốt, trước khi thực hiện phương pháp.
- Ngừng sử dụng diện chẩn nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, chẳng hạn như đau, sưng hoặc chảy máu.
- Chỉ thực hiện diện chẩn khi có sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.
- Không tự ý thực hiện diện chẩn chữa gai gót chân cho trẻ em, người già hoặc người có bệnh lý nền.
- Không thực hiện diện chẩn khi đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Không thực hiện diện chẩn khi đang mệt mỏi, căng thẳng, không thoải mái nói chung.
- Các vùng da nhiễm trùng, lở loét hoặc trầy xước, không được tác động, bao gồm diện chẩn.
- Kết hợp với kỹ thuật xoa bóp lên vùng gai gót chân để làm giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu.
- Sử dụng nhiệt độ để giãn cơ và giảm đau. Người bệnh có thể dùng bình nước nóng áp lên gót chân để kiểm soát cơn đau.
- Điều chỉnh dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D, canxi, protein như rau xanh, sữa và thịt cá để giúp tăng cường sức xương và mô liên kết.
Chữa gai gót chân bằng diện chẩn được đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn. Tuy nhiên trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp chữa trị nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn phù hợp nhất.
Tham khảo thêm:
- Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Gai Gót Chân Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện
- Thoái Hóa Xương Gót Chân: Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!