10 cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam hiệu quả nhất
Cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam là những bài thuốc đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Bên cạnh đó những bài thuốc này là sự kết hợp của các loại thảo dược nên tương đối an toàn, có tác dụng giảm đau, cải thiện tuần hoàn máu. Đồng thời hỗ trợ điều trị viêm sưng và các nguyên nhân gây bệnh.
Các cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam
Đau vai gáy là bệnh lý thể hiện cho tình trạng đau nhức vùng vai gáy kèm theo cảm giác tê bì do rối loạn cơ – xương. Bệnh thường khởi phát sau một chấn thương do té ngã, va đập hoặc căng cơ do làm việc gắng sức, vận động sai tư thế, tuổi tác làm suy giảm chức năng co giãn cơ…
Ngoài ra đau vai gáy còn là triệu chứng thường gặp của hiện tượng vẹo cột sống bẩm sinh và nhiều bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, viêm cột sống, hẹp ống sống gây chèn ép dây thần kinh, thoát vị đĩa đệm cổ…
Đối với những trường hợp đau nhẹ hoặc đau do nguyên nhân cơ học, người bệnh có thể sử dụng các cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam kết hợp chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng. Ở những trường hợp nặng hơn, người bệnh nên chườm đắp kết hợp thuốc tây và vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Danh sách các cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam an toàn và dễ sử dụng:
1. Cách chữa đau vai gáy bằng bột quế và mật ong
Dùng bột quế và mật ong là cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam được dùng phổ biến. Bột quế có tính nóng, vị the, có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, trừ phong thấp, ôn trung bổ ấm và tán ứ chỉ thống. Ngoài ra trong thành phần của nguyên liệu này còn chứa cinnamaldehyde. Đây chính là một thành phần giảm đau nhức xương khớp đã được chứng minh về công dụng và hiệu quả điều trị.
Những thành phần trong mật ong nguyên chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, phù hợp với những người bị đau mỏi vai gáy do viêm xương khớp. Ngoài ra nguyên nhân liệu thiên nhiên này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng giảm đau, tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch, cải thiện độ bền và chức năng của hệ thống xương khớp. Đồng thời đau nhức xương khớp tái phát.
Hướng dẫn cách chữa đau vai gáy, tăng cường sức khỏe và chức năng xương khớp bằng bột quế và mật ong:
Nguyên liệu:
- Bột quế
- Mật ong nguyên chất
- Nước ấm.
Cách thực hiện:
- Trong đều bột quế, mật ong nguyên chất và một ít nước ấm theo tỉ lệ 1:1:2
- Đắp hỗn hợp lên vùng vai gáy, sau đó áp dụng động tác xoa bóp để tăng hiệu quả giảm đau
- Đồng thời pha 1 thìa bột quế và 2 thìa mật ong nguyên chất trong 300ml nước nóng, khuấy tan, uống khi còn ấm nóng
- Người bệnh nên uống nước mật ong – bột quế 2 lần/ ngày (sáng, tối), liên tục 7 ngày sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
Kiêng kỵ:
- Không sử dụng bột quế (đường uống) cho phụ nữ mang thai bị đau vai gáy, có tính nhiệt.
- Trong thời gian dùng bột quế cần kiêng hành.
2. Cách sử dụng cỏ trinh nữ chữa đau vai gáy
Cỏ trinh nữ có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng làm dịu đau nhức xương khớp, an thần, tiêu viêm, lợi tiểu, chống ho, hạ nhiệt và long đờm. Ngoài ra trong thành phần của thảo dược này còn chứa Flavonoids, Alcaloid, Acid amin… Đây đều là những thành phần chống trầm cảm, giải độc, chống co giật và làm dịu tình trạng đau nhức.
Ngoài ra Flavonoids trong cỏ trinh nữ là chất chống oxy hóa mạnh. Chất này có khả năng giảm viêm, giảm đau, tăng khả năng chuyển hóa các chất và làm chậm quá trình thoái xương khớp sớm. Vì thế cách sử dụng cỏ trinh nữ chữa đau vai gáy phù hợp với những người bị thoái hóa cột sống cổ, viêm xương khớp.
Hướng dẫn cách sử dụng cỏ trinh nữ chữa đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, viêm xương khớp:
Nguyên liệu:
- 30 gram rễ trinh nữ
- Một ít rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, để ráo và thái mỏng rễ trinh nữ
- Tẩm rễ trinh nữ với rượu và sao vàng
- Sắc nguyên liệu với 400ml nước còn 100ml
- Chia nước thuốc thành 2 lần và uống sau khi ăn sáng, tối.
3. Cách điều trị đau vai gáy bằng hạt gấc
Rượu hạt gấc thường được sử dụng trong điều trị đau vai gáy, đau nhức xương khớp. Trong y học cổ truyền, nhân hạt gấc có tính ấm, hơi ngọt, vị đắng, có tác dụng hoạt huyết, sang thương, hóa ứ tiêu sưng. Khi ngâm rượu xoa bóp có tác dụng điều trị chấn thương huyết ứ, nhức mỏi gân xương, đau mỏi vai gáy.
Ngoài ra các hoạt chất trong hạt gấc còn có tác dụng hỗ trợ giảm viêm, cải thiện tình trạng tê bì, khó vận động. Đồng thời giảm căng cơ, duy trì chức năng xương khớp và hạn chế đau nhức tái phát. Rượu hạt gấc phù hợp với những người bị đau mỏi do nguyên nhân cơ học, căng cơ và chấn thương.
Để điều trị đau mỏi vai gáy, người bệnh sử dụng hạt gấc theo cách sau:
Nguyên liệu:
- 20 hạt gấc
- 500ml rượu 40 độ.
Cách thực hiện:
- Nướng hạt gấc trên bếp than, loại bỏ vỏ ngoài và tách lấy nhân bên trong
- Cho nhân hạt gấc vào cối và giã nhỏ
- Đựng nhân hạt gấc trong bình thủy tinh và ngâm với rượu trắng 20 ngày
- Khi sử dụng, lấy bông y tế thấm vào rượu và thoa lên chỗ đau, nhẹ nhàng xoa bóp trong 10 phút
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần, liên tục 3 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.
4. Cách sử dụng mễ nhân và đu đủ chữa đau vai gáy
Đu đủ có vị ngọt mát. Mễ nhân có vị thanh. Việc kết hợp hai loại thảo dược này sẽ mang đến nhiều lợi ích trong điều trị đau vai gáy, bao gồm:
- Kiện tỳ, lợi thấp
- Tiêu viêm, trị mủ
- Giảm đau vai gáy, đau nhức xương khớp
- Cải thiện tình trạng tê bì, tê cứng khớp
- Tăng lưu thông máu
- Giảm đau nhức xương khớp cho người lớn tuổi, khí huyết kém lưu thông
- Tăng cường sức khỏe và sức đề kháng
- Cải thiện chức năng và độ bền của hệ thống xương khớp.
Hướng dẫn cách sử dụng mễ nhân và đu đủ chữa đau vai gáy, phòng ngừa tái phát:
Nguyên liệu:
- 30g gram đu đủ
- 30 gram mễ nhân sống.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu và thái nhỏ
- Đu đu đủ và mễ nhân với lượng nước vừa đủ đến khi mễ nhân chín mềm
- Ăn nóng sau khi nấu
- Nên ăn đu đủ và mễ nhân mỗi tuần 4 – 5 lần để sớm khắc phục tình trạng đau nhức vai gáy.
5. Cách điều trị đau nhức vai gáy bằng gừng
Gừng còn được gọi là sinh khương. Trong Y học cổ truyền loại thảo dược này có vị cay, tính ấm, có khả năng quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị. Gừng có tác dụng giảm nôn, chữa hội chứng phong hàn ngoại cảnh, tán phong hàn, ôn trung khử thấp, ích tỳ vị, tiêu viêm và giảm đau.
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, trong thành phần của gừng chứa chất men zingibain. Chất này có tác dụng giảm đau tự nhiên, cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy, đau cơ. Ngoài ra zingibain còn có tác dụng chống viêm, mang đến hiệu quả cao trong điều trị viêm khớp.
Hướng dẫn cách sử dụng gừng điều trị đau nhức vai gáy, viêm xương khớp:
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Giấm
- Muối.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch gừng tươi, để nguyên vỏ và giã nhuyễn
- Trộn đều gừng cùng một ít muối và giấm, sau đó đắp hỗn hợp lên vị trí đau nhức
- Giữ nguyên 20 phút. Thực hiện 1 lần/ ngày, liên tục 5 – 7 ngày
- Hoặc xay nhuyễn gừng và hòa chung với nước ấm, lọc bỏ phần bã
- Uống 1 lần/ ngày để giảm sưng và đau nhức vai gáy.
Kiêng kỵ:
- Không uống nước gừng khi âm suy kìm vượng nhiệt bên trong
- Không dùng nước gừng cho người âm hư nội nhiệt, nhiệt thinh, cao huyết áp, đau nhọt chứng huyết, nhiệt hao (hen) đại suyễn, ói ỉa có hỏa, thai sản sa trướng và sau thời bệnh.
6. Cách điều trị đau vai gáy bằng cam, hành khô và phèn chua
Theo các nghiên cứu, trong thành phần của cam có chứa chất Carotene. Chất này là tiền sinh tố của vitamin A, có khả năng giảm nhức xương khớp hiệu quả. Ngoài ra trong cam còn chứa vitamin C. Loại vitamin này có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe tổng thể, giảm đau, hỗ trợ chữa lành tổn thương và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Ngoài ra việc kết hợp cam cùng hành khô và phèn chua còn tạo ra bài thuốc giảm viêm, chống đau nhức xương khớp, đau do căng cơ, trị khí huyết kém lưu thông, tà khí xâm nhập dẫn đến đau mỏi và tê bì ở người lớn tuổi.
Để điều trị đau vai gáy bằng cam, hành khô và phèn chua, người bệnh thực hiện những bước đơn giản dưới đây:
Nguyên liệu:
- 1 quả cam
- 1 củ hành khô
- 1 nhúm phèn chua.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và dùng dao cắt phần đầu quả cam
- Nhét phèn chua và hành khô vào quả
- Nướng quả cam trên bếp lửa, đảo đều cho đến khi vỏ cam chuyển sang màu đen
- Cắt nhỏ quả cao và đắp trực tiếp lên khu vực đau nhức
- Thư giãn trong 30 phút
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần. Sau 5 – 7 ngày sử dụng cam, hành khô và phèn chua sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
7. Cách điều trị đau nhức vai gáy bằng ngải cứu và muối
Kết hợp ngải cứu và muối là cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam an toàn và hiệu quả. Bởi cả hai nguyên liệu này đều có khả năng giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Trong Đông y, ngải cứu có tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, tiêu viêm và giảm đau. Chườm đắp có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, đau lưng do khí huyết không lưu thông, thoái hóa cột sống, viêm xương khớp, khí lạnh xâm nhập.
Muối có tác dụng giảm viêm, chống khuẩn và giảm đau. Khi kết hợp ngải cứu và muối sẽ tạo ra bài thuốc thư giãn khớp xương, giãn cơ, hoạt huyết, điều trị đau nhức vai gáy, đau nhức xương khớp, viêm xương khớp và chống nhiễm trùng hiệu quả.
Hướng dẫn cách sử dụng ngải cứu và muối điều trị đau vai gáy do khí huyết không lưu thông, thoái hóa cột sống, viêm xương khớp, khí lạnh xâm nhập:
Nguyên liệu:
- 200 gram lá ngải cứu
- 2 thìa muối
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu và phơi ráo nước
- Sao vàng ngải cứu và muối, cho nguyên liệu vào túi vải khi còn ấm nóng
- Chườm túi vải lên vùng vai gáy bị đau nhức
- Sau 30 phút, xào nóng nguyên liệu và chườm thêm
- Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần. Áp dụng đều đặn trong 2 tháng để điều trị đau vai gáy, thư giãn khớp xương và phòng ngừa cơn đau tái phát.
8. Cách sử dụng cây lá đắng điều trị đau vai gáy
Cây lá đắng còn được gọi là cây mật gấu. Đây là một loại cây thân thảo, có tính bình, vị đắng. Cây lá đắng có tác dụng tiêu viêm, giải độc, chống lão hóa, chống ung thư và điều trị đau nhức xương khớp, đau mỏi khó chịu tại vùng vai gáy.
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cây lá đắng chứa nhiều vitamin và các khoáng chất như magie, sắt, kẽm… Vì thế loại dược liệu này có tác dụng giảm đau, cải thiện chức năng xương khớp, hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe tổng thể. Ngoài ra hàm lượng Flavonoid trong cây lá đắng còn có tác dụng giảm viêm, sưng, giảm đau nhức, chống tổn thương sụn và xương khớp do các gốc tự do.
Hướng dẫn cách sử dụng cây lá đắng điều trị đau vai gáy, giảm viêm, sưng và chống oxy hóa:
Nguyên liệu:
- 10 – 20 gram vỏ thân cây lá đắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và thái nhỏ rễ thân cây lá đắng
- Sắc nguyên liệu với 3 chén nước còn 1 chén
- Chia nước thuốc thành 2 lần uống, nên uống ấm để tăng hiệu quả điều trị
- Uống nước thuốc mỗi ngày 1 thang. Người bệnh kiên trì áp dụng cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
9. Cách chữa đau vai gáy bằng lá lốt
Để chữa đau vai gáy bằng thuốc nam, người bệnh có thể thêm lá lốt vào quá trình điều trị. Trong Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm và tính ấm. Loại thảo dược này có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy do ứ huyết, phong hàn xâm nhập.
Ngoài ra cây lá lốt còn có tác dụng điều trị rối loạn tiêu hóa, tay chân lạnh, phong hàn thấp, tê bại, tê thấp đau lưng, sưng đầu gối, thận và bàng quang lạnh, phù thũng, nhức mỏi cơ khớp, tay chân tê mỏi do phong thấp.
Hướng dẫn cách chữa đau vai gáy do ứ huyết, phong hàn xâm nhập bằng lá lốt:
Nguyên liệu:
- Lá lốt
- Muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá lốt, giã nát và sao nóng cùng với muối hạt
- Cho hỗn hợp vào túi vải khi còn ấm nóng
- Chườm trực tiếp túi vải lên vùng vai gáy bị đau nhức
- Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần. Áp dụng đều đặn trong 2 tháng
- Hoặc rửa sạch và nấu 100 gram lá lốt với 600ml nước lọc còn 200ml nước thuốc
- Uống hết nước thuốc trong ngày, nên uống khi còn ấm nóng
- Uống mỗi ngày 1 thang thuốc kết hợp chườm đắp lá lốt để sớm khắc phụ cơn đau.
10. Cách sử dụng đinh lăng chữa đau vai gáy
Đinh lăng là thuốc nam được sử dụng phổ biến trong điều trị đau vai gáy và đau nhức xương khớp. Theo các nghiên cứu, những hoạt chất trong rễ đinh lăng có tác dụng tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi, giảm đau mỏi vai gáy kinh niên và giảm đau nhức xương khớp ở người già yếu
Trong Y học cổ truyền, rễ đinh lăng có tính mát, vị ngọt, hơi đắng. Thảo dược này có tác dụng bồi bổ khí huyết và thông huyết mạch, phù hợp với những người bị đau nhức vai gáy do tuổi cao và do khí huyết kém lưu thông. Ngoài ra rễ đinh lăng còn có tác dụng lợi tiểu, bồi bổ cơ thể và chữa suy nhược gầy yếu. Thân và cành đinh lăng chữa đau lưng, tê thấp.
Vì những lợi ích nêu trên, người bệnh có thể thêm rễ đinh lăng vào quá trình tăng cường sức khỏe, điều trị đau mỏi vai gáy và xương khớp. Nguyên liệu và cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu:
- Thân và rễ đinh lăng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, cắt nhỏ phơi khô thân và rễ đinh lăng
- Mỗi ngày lấy 30 gram thân và rễ đinh lăng sắc với 500ml nước lọc còn 100ml thuốc
- Lọc lấy nước thuốc. Uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn. Tốt nhất nên uống nước sắc đinh lăng khi còn ấm nóng
- Mỗi ngày dùng 30 gram thảo dược. Kiên trì trong 2 tuần sẽ thấy cơn đau giảm đáng kể.
Lưu ý khi dùng cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam
Do có nguồn gốc thiên nhiên nên hầu hết các cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam đều lành tính, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh cần dùng thuốc nam đúng cách, không tự ý sử dụng thảo dược kết hợp với thuốc tây để tránh gây ngộ độc (đặc biệt thuốc uống).
Ngoài ra để tăng độ an toàn và sớm đạt hiệu quả, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nam. Đồng thời kiểm tra nguyên nhân gây đau và chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ nếu có yêu cầu.
Một số lưu ý khác khi dùng cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam:
- Lưu ý mục kiêng kỵ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
- Không lạm dụng các cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam, đặc biệt là những vị thuốc có tính nóng như gừng, bột quế… Bởi việc dùng kéo dài hoặc dùng với liều cao có thể sinh nhiệt và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
- Không dùng thuốc nam nếu có tiền sử mẫn cảm.
- Nếu gặp vấn đề trong thời gian điều trị (đau bụng, tiêu chảy, táo bón, sinh nhiệt, đau đầu, chóng mặt, nôn ói…), người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc nam đau vai gáy. Đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc nam nếu có các vấn đề sau:
- Mang thai
- Suy giảm chức năng gan hoặc thận
- Cơ thể gầy yếu, suy nhược nặng
- Trẻ em
- Đau vai gáy không rõ nguyên nhân
- Sử dụng các cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam giúp hạn chế tình trạng lệ thuộc thuốc giảm đau. Tuy nhiên thuốc nam có tác dụng chậm, cần kiên trì điều trị trong thời gian dài.
- Đối với những trường hợp đau nhức nghiêm trọng, đau dai dẳng kéo dài, người bệnh nên thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán hình ảnh và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Nếu đau vai gáy không thuyên giảm sau 2 tuần sử dụng thảo dược, người bệnh nên ngừng dùng thuốc nam và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp hơn.
- Để tăng hiện quả điều trị đau vai gáy bằng thuốc nam, người bệnh lưu ý:
- Ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung vitamin, canxi và các khoáng chất tốt cho xương khớp
- Sử dụng thuốc nam kết hợp vật lý trị liệu hoặc thể dục (bài tập căng cơ, yoga, bơi lội… để tăng hiệu quả giảm đau và duy trì chức năng xương khớp.
- Khám xương khớp định kỳ để theo dõi diễn tiến của bệnh. Đồng thời đánh giá khả năng điều trị của các phương pháp đang áp dụng để kịp thời thay đổi phác đồ điều trị khi cần thiết.
Trên đây là 10 cách chữa đau vai gáy bằng thuốc nam và lưu ý. Nhìn chung các cách chữa bệnh bằng thuốc nam khá an toàn, giúp giảm đau tốt và có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên người bệnh cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng để đảm bảo tính an toàn. Hơn thế, để sớm kiểm soát cơn đau, người bệnh nên sử dụng đều đặn mỗi ngày và thực hiện đúng cách.
Bài viết liên quan: 10+ cách chữa đau vai gáy tại nhà – Mẹo giảm đau hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!