3 Mẹo Chữa Bong Gân Bằng Lá Trầu Không Cực Hiệu Nghiệm
Chữa bong gân bằng lá trầu không được đánh giá cao về hiệu quả giảm đau, chống viêm, mang đến sự thoải mái cũng như giúp người bệnh phục hồi các chức năng vận động. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ y học cổ truyền để được hướng dẫn cụ thể.
Chữa bong gân bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Bong gân là chấn thương phổ biến, xảy ra khi dây chằng bị căng hoặc rách. Vị trí dễ bị bong gân nhất là cổ chấn, tuy nhiên chấn thương này có thể ảnh hưởng đến các khớp khác, chẳng hạn như đầu gối, cổ tay, ngón tay cái.
Các triệu chứng của bong gân bao gồm đau, sưng tấy, bầm tím và khả năng cử động khớp bị hạn chế. Điều trị ban đầu bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, nén và nâng cao. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể tham khảo các mẹo trị bong gân tại nhà, chẳng hạn như dùng lá trầu không trị bong gân.
Lá trầu không còn được gọi là trầu cay, trầu lương, là một loại dược liệu phổ biến, sinh trưởng dưới dạng dây leo bám, thân hình trụ nhẵn, lá thuông hình tím, mọc so le, mặt lá có màu xanh sẫm. Theo Y học cổ truyền, trầu không là vị thuốc có mùi thơm khác, tính ấm, vị cay nồng, đi vào kinh phế, tỳ, thường được sử dụng để điều trị phong thấp, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng, hạ khí.
Chữa bong gân bằng lá trầu là một biện pháp hỗ trợ, nhưng mang lại hiệu quả cao và có thể sử dụng thường xuyên mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo một số nghiên cứu, lá trầu có tác dụng chống viêm, giảm đau và làm dịu vết thương. Một số lợi ích khi chữa bong gân bằng trầu không như sau:
- Chống viêm: Lá trầu có chất chống viêm tự nhiên, có thể giúp giảm viêm và sưng quanh vùng bị bong gân.
- Giảm đau: Nhiều người tin rằng lá trầu có khả năng làm giảm đau do bong gân. Tuy nhiên, hiệu quả này có thể khác nhau đối với từng người.
- Độ phổ biến cao: Lá trầu không là dược liệu phổ biến và có thể tìm mua ở nhiều nơi, do đó chữa bong gân bằng lá trầu không có thể là một phương pháp tự nhiên và tiết kiệm chi phí.
Dùng trầu không điều trị bong gân có thể giúp kiểm soát các triệu chứng cũng như hỗ trợ phục hồi các tổn thương liên quan. Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài hoặc có dấu hiệu biến chứng, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Gợi ý 3 cách chữa bong gân bằng lá trầu không
Trầu không là dược liệu phổ biến được sử dụng trong y học dân gian để kiểm soát các triệu chứng bong gân cũng như các chấn thương nhẹ. Dưới đây là gợi ý 3 cách chữa bong gân bằng lá trầu không, người bệnh có thể tham khảo:
1. Bài thuốc ngâm rửa
Theo Y học cổ truyền, trầu không có tác dụng trừ phong, sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, từ đó phục hồi các chấn thương liên quan.
Ngâm chân hoặc khu vực bị tổn thương với nước lá trầu không góp phần tăng lưu lượng máu đến khu vực bị tổn thương, từ đó phục hồi các tổn thương. Bên cạnh đó, ngâm chân cũng hỗ trợ thư giãn, giảm căng thẳng, áp lực, mệt mỏi và tăng cường chất lượng giấc ngủ.
Bài thuốc được thực hiện như sau:
- Dùng một lượng lá trầu không vừa đủ, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn
- Cho lá trầu không vào nồi, đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun thêm 10 – 15 phút
- Pha nước lá trầu không với một lượng nước mát vừa đủ để đạt đến nhiệt độ dễ chịu, sử dụng hỗn hợp này để ngâm, rửa khu vực bị bong gân, chấn thương
Tìm hiểu thêm: Chân Bị Bong Gân Đắp Lá Gì Đạt Hiệu Quả Giảm Đau Nhanh?
2. Bài thuốc đắp
Lá trầu không là dược liệu mùi thơm gắt, tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng chống viêm, hỗ trợ tăng cường khí huyết, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Đắp lá trầu không mang lại hiệu quả cao trong việc trừ phong thấp, tiêu viêm, sát trùng.
Một số chữa bong gân bằng lá trầu không như sau:
- Chườm trực tiếp: Lá trầu không, rửa sạch, để ráo nước, đắp trực tiếp lên khu vực bị bong gân trong vòng 10 – 20 phút để giảm sưng và đau.
- Chườm nóng: Dùng một vài lá trầu không, rửa sạch, để ráo nước, hơ nóng trên bếp than, sau đó đắp vào khu vực bong gân. Điều này có thể tăng cường lưu thông máu, giảm viêm và đau hiệu quả.
- Giã nhuyễn: Lá trầu không mang đi rửa sạch, để ráo nước, nghiền nát hoặc xay nhuyễn, đắp vào khu vực bị bong gân, sau đó cố định bằng găng gạc. Biện pháp này mang đến cảm giác thoải mái, hỗ trợ giảm đau và phục hồi các tổn thương do bong gân.
- Dùng trầu không kết hợp với dầu dừa: Người bệnh có thể giã nát một lượng lá trầu không vừa đủ sau đó kết hợp với dầu dừa, thoa trực tiếp lên khu vực bị bong gân, bầm tím, chấn thương. Dầu dừa có tính chất chống vi khuẩn và có thể giúp làm lành vết thương nhanh hơn.
- Bài thuốc đắp kết hợp: Dùng lá trầu không, cúc tần, xạ can, mỗi vị đều 12 gram và 20 gram nghệ già, mang các loại dược liệu đi rửa sạch, để ráo nước, giã nát, trộn vùng một ít giấm. Đắp hỗn hợp lên vị trí bong gân, cố định bằng băng gạc. Sau 2 – 3 ngày thay băng một lần.
3. Bài thuốc uống trong
Bên cạnh bài thuốc ngâm rửa và đắp ngoài, lá trầu không có thể dùng uống trong để kiểm soát cơn đau và viêm do bong gân. Tuy nhiên, trầu không có thể gây tác dụng phụ như khó tiêu và gây nổi mẩn da, do đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc uống trong.
Cách thực hiện bài thuốc như sau:
- Dùng một lượng lá trầu không vừa đủ, rửa sạch, để ráo nước, phơi khô hoặc sao vàng
- Tán lá trầu không thành bột mịn, cho vào lọ, bảo quản dùng dần
- Khi dùng thì lấy một lượng bột lá vừa đủ, hòa với nước lọc, dùng uống
Trước khi áp dụng cách chữa bong gân bằng lá trầu không, hãy nhớ rằng phương pháp này chỉ phù hợp cho những chấn thương nhẹ và không nghiêm trọng. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Lưu ý khi chữa bong gân bằng lá trầu không
Việc chữa bong gân bằng lá trầu không cần được thực hiện cẩn thận và theo hướng dẫn đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý để sử dụng lá trầu không một cách an toàn:
- Trao đổi với thầy thuốc hoặc bác sĩ Y học cổ truyền để được hướng dẫn cụ thể.
- Chọn lá trầu không có nguồn gốc rõ ràng, tránh các nguồn không đảm bảo, nhiều dư lượng thuốc trừ sâu.
- Thực hiện bài thuốc đúng hướng dẫn về cách thực hiện, liều lượng và kiên trì áp dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Không tự ý thay đổi liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Trong trường hợp đang sử dụng thuốc kê đơn hoặc đã được chẩn đoán bệnh, không nên tự ý thay thế phương pháp điều trị y tế bằng lá trầu không mà không có sự hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Dù rất hiếm, nhưng một số người có thể phản ứng dị ứng với lá trầu không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nổi mẫn hoặc phản ứng không mong muốn nào sau khi sử dụng lá trầu không, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.
Chữa bong gân bằng lá trầu không là biện pháp bổ sung, không thể thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu biến chứng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Tham khảo thêm:
- Cách dùng lá ngũ trảo trị bong gân cải thiện bệnh hiệu quả
- Dùng Lá Lưỡi Hổ Chữa Bong Gân: Thực Hư Thế Nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!