Cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không HIỆU QUẢ, AN TOÀN

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gout và các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát bằng một số loại thảo dược thiên nhiên, trong đó có nước dừa và lá trầu không. Nước dừa giúp lợi tiểu và thải trừ axit uric, lá trầu không giúp giảm viêm khớp và đau khớp. Vì thế việc áp dụng cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không sẽ giúp bạn sớm cải thiện tình trạng.

Cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không
Thông tin chi tiết về công dụng và hướng dẫn thực hiện cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không

Cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không có hiệu quả không?

Nước dừa và lá trầu không là hai loại nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc, dễ tìm và được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, sự kết hợp giữa nước dừa và lá trầu không có thể mang đến hiệu quả trong việc dự phòng và cải thiện bệnh lý. Đồng thời giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

1. Công dụng chữa gout của lá trầu không

Trầu không có tên khoa học Piper Betle, thuộc họ Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piperaceae). Loại thảo dược này được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp, sưng đỏ và đau khớp do gout hay nhiều bệnh xương khớp khác.

Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay, có khả năng giải độc, tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp, trị thấp khớp, thống phong (gút). Bên cạnh đó loại thải dược này còn có tác dụng trừ thấp, tán hàn, tốt cho thận.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, trong tinh dầu của lá trầu không chứa nhiều hoạt chất chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa. Cụ thể như Chavibetol, Estragol, Eugenol, Chavicol… Những hoạt chất này hoạt động tương tự như các chất chống viêm mạnh, có khả năng đẩy lùi tình trạng viêm khớp và chữa lành tổn thương hiệu quả.

Ngoài ra những hoạt chất nêu trên còn có tác dụng giảm đau thần kinh, giảm đau khớp, thúc đẩy tái tạo tế bào và phục hồi các khớp xương hư tổn. Đồng thời chống oxy hóa, ức chế hoạt động của gốc tự do, kháng nấm và kháng khuẩn tốt.

Lá trầu không có tác dụng chống viêm mạnh
Lá trầu không có tác dụng chống viêm mạnh, đẩy lùi tình trạng viêm khớp, đau khớp và chữa lành tổn thương do bệnh gout

Một số tác dụng hữu hiệu khác của lá trầu không trong điều trị bệnh gout:

  • Cải thiện những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tăng khả năng chuyển hóa protein từ các loại thực phẩm được tiêu thụ.
  • Tăng khả năng hấp thu vitamin và khoáng chất, giúp sức khỏe và chức năng xương khớp được duy trì.
  • Bổ thận, tăng khả năng đào thải axit uric và các chất cặn bã khác ra khỏi cơ thể.
  • Cân bằng môi trường axit trong cơ thể, giảm axit dư thừa nhờ khả năng tăng hiệu quả làm việc của thực quản và cơ vòng dạ dày. Đồng thời giảm nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản, táo bón.
  • Đẩy lùi bệnh gout, giảm sưng đau và hạn chế bùng phát viêm khớp gout cấp.
  • Giảm nguy cơ tiến triển thành mãn tính của bệnh gout
  • Phòng ngừa thoái hóa khớp sớm

2. Công dụng chữa gout của nước dừa

Nước dừa giúp lợi tiểu, tăng khả năng thải độc và thải trừ axit uric trong máu của thận. Bên cạnh đó nguyên liệu thiên nhiên này còn có tác dụng kích thích lưu thông máu, tăng cường chuyển hóa các chất trong cơ thể, cung cấp dinh dưỡng giúp tái tạo khớp tổn thương và bảo vệ khớp sưng viêm. Đồng thời duy trì chức năng cho hệ xương khớp.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, khi phối hợp với lá trầu không, nước dừa và các thành phần dinh dưỡng bên trong hoạt động như một chất hòa tan, giúp các hoạt chất trong lá trầu không được chiết xuất nhanh hơn và phát huy tác dụng cao hơn.

Nước dừa là một chất điện phân tử, không chỉ có tác dụng cân bằng chuyển hóa, nước dừa còn có khả năng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng HDL. Trong khi đó HDL chính là một chất có khả năng loại bỏ cholesterol xấu trong lòng mạch, tăng khả năng lưu thông cho mạch máu.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của nước dừa còn chứa kali, vitamin C, protein thực vật, magie, chất xơ, natri, mangan, Carbohydrate, canxi… Chính vì thế việc sử dụng nước dừa trong điều trị bệnh gout có thể mang đến nhiều lợi ích sau:

  • Chống mất nước, tăng khả năng lọc bỏ chất cặn bã cũng như axit uric
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể và sức đề kháng
  • Tăng khả năng tái tạo tế bào xương và ổ khớp hư tổn do bệnh gout
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận do axit uric
  • Làm dịu cảm giác đau khớp, cải thiện tình trạng viêm sưng, nóng khớp do bệnh gout
  • Khử độc và chống oxy hóa
  • Kháng virus, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm
  • Giảm sự hình thành axit lactic. Trong khi đó axit lactic từ rượu chính là thành phần cạnh tranh đào thải axit uric qua thận, làm tăng axit uric trong máu và ứ đọng tinh thể ở các khớp.
  • Tăng cường chức năng thận và hệ tiết niệu, giúp quá trình đào thải axit uric diễn ra dễ dàng.
  • Kiểm soát bệnh gout.
Nước dừa có tác dụng chống mất nước, tăng khả năng lọc bỏ chất cặn bã và axit uric của thận
Nước dừa có tác dụng chống mất nước, chống oxy hóa, tăng khả năng lọc bỏ chất cặn bã và axit uric của thận

Chính vì những tác dụng hữu hiệu nêu trên, người bệnh nên sử dụng nước dừa kết hợp với lá trầu không để tăng hiệu quả kiểm soát bệnh gout, giảm axit uric trong và giảm các triệu chứng khó chịu như viêm, đau, sưng đỏ và cứng khớp.

Hướng dẫn cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không

Cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không chứa những nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản nên có thể dễ dàng thực hiện và áp dụng tại nhà. Bên cạnh đó biện pháp này tương đối an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ.

Cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không như sau:

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá trầu không tươi
  • 1 quả dừa xiêm.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa thật sạch lá trầu không, nên ngâm nguyên liệu trong nước muối để tăng khả năng loại bỏ tạp chất
  • Sau 10 phút, với lá trầu không ra ngoài, rửa lại với nước và xắt nhuyễn
  • Vạt nắp gáo dừa
  • Cho toàn bộ lá trầu không vào bên trong quả dừa, đậy kín
  • Ngâm đúng 30 phút, chắt nước dừa ra ly

Cách sử dụng:

  • Uống một mạch hết nước dừa – lá trầu không
  • Sau 30 phút, đi tiểu và ăn sáng
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm
  • Kiên trì trong 1 tuần sẽ nhận thấy viêm khớp và cảm giác đau nhức do bệnh gout về đêm sẽ thuyên giảm rõ rệt
  • Kiên trì trong 1 tháng để bệnh lý được kiểm soát hoàn toàn
Hướng dẫn cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không
Hướng dẫn cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không, nguyên liệu và cách sử dụng

Lưu ý:

  • Không ăn sáng ngay sau khi uống nước dừa. Nên đợi khoảng 30 – 60 phút để cơ thể hấp thụ hoàn toàn nước dừa và lá trầu không. Ngoài ra nên đi tiểu trước khi ăn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng lá trầu không và nước dừa trị bệnh gout

Cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không khá an toàn nên người bệnh có thể thực hiện dài ngày mà không lo tác dụng phụ. Bên cạnh đó biện pháp này có khả năng kiểm soát tốt bệnh gout và giảm triệu chứng. Tuy nhiên người bệnh lưu ý thực hiện đúng cách, đúng liều lượng, kiên trì áp dụng, không điều trị ngắt quãng để đảm bảo hiệu quả điều trị, sớm kiểm soát triệu chứng.

Một số lưu ý khác khi sử dụng lá trầu không và nước dừa trị bệnh gout.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không. Đặc biệt là đang trong thời gian sử dụng thuốc điều trị bệnh gout.
  • Mặc dù cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không có độ an toàn cao nhưng người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng, không dùng bài thuốc nhiều lần trong ngày.
  • Nên áp dụng bài thuốc vào buổi sáng sớm. Đồng thời uống nước dừa – lá trầu không trước khi ăn sáng từ 30 – 60 phút.
  • Cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không không phù hợp với những bệnh nhân bị gout nặng hoặc đang trong giai đoạn bùng phát đợt viêm khớp gout cấp.
  • Cách chữa bệnh bằng nước dừa và lá trầu không không có khả năng thay thế thuốc điều trị bệnh gout do bác sĩ chuyên khoa kê đơn.
  • Hiệu quả chữa bệnh của lá trầu không và nước dừa còn phụ thuộc vào cơ địa và khả năng đáp ứng của người bệnh.
  • Nếu triệu chứng không có biểu hiện thuyên giảm sau 7 ngày áp dụng, người bệnh nên ngừng sử dụng nước dừa và lá trầu không, đồng thời hỏi ý kiến chuyên gia về những phương pháp điều trị khác.
  • Trong thời gian sử dụng lá trầu không và nước dừa chữa gout, người bệnh nên thiết lập chế độ ăn uống lành kết hợp ngủ đủ giấc và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học để sớm đạt hiệu quả chữa bệnh.
  • Nên thực hiện các xét nghiệm và khám lâm sàng định kỳ để theo dõi hiệu quả chữa bệnh từ nước dừa và lá trầu không, nguy cơ tiến triển và gây biến chứng của gout. Đồng thời có những phương pháp điều trị thay thế hoặc cách xử lý thích hợp nếu nhận thấy bất thường xảy ra.

Trên đây là thông tin về công dụng, lưu ý và hướng dẫn thực hiện cách chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không. Nhìn chung nước dừa và lá trầu không có khả năng cải thiện bệnh lý và tương đối an toàn. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo tính an toàn và đạt tối đa hiệu quả từ các phương pháp điều trị.

Xin nhắc lại, cách chữa bệnh gout bằng trầu không và nước dừa không mang lại hiệu quả cao với người bệnh gout mãn tính. Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc đặc trị bệnh. Để sớm chấm dứt các cơn đau gout, lấy lại sức khỏe vốn có, người bệnh nên tham khảo các bài thuốc được nghiên cứu bài bản, liệu trình rõ ràng từ chuyên gia.

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Nguy Hiểm Không
Bệnh gout có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi nhiều người mắc bệnh gút và cả những người quan tâm đến sức khỏe đều đặt ra. Bệnh gút, hay còn gọi là thống phong, là một bệnh lý viêm ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không
Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Xoa Dầu Không
Nếu đang tìm hiểu thông tin bệnh gút có nên xoa dầu không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới. Việc điều trị đúng cách và kịp lúc có thể góp phần ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua