Cách chữa bệnh gout bằng lá lốt tại nhà hiệu quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chữa bệnh gout bằng lá lốt là mẹo tại nhà cần được thực hiện đúng cách để nhận được kết quả tốt. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, làm giảm đau và kiểm soát tiến triển của bệnh. Tốt nhất vẫn nên kết hợp điều trị y tế để đẩy lùi bệnh hiệu quả hơn.

chữa bệnh gout bằng lá lốt
Chữa bệnh gout bằng lá lốt là mẹo dân gian rất dễ áp dụng

Tác dụng của lá lốt trong điều trị bệnh gout

Bệnh gout (thống phong) là căn bệnh xương khớp phổ biến liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa. Cụ thể là do sự gia tăng quá mức của nồng độ acid uric trong máu khiến muối urat lắng đọng tại khớp và làm phát sinh triệu chứng sưng đau.

Để điều trị căn bệnh này, bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm và thuốc làm giảm acid uric trong máu. Ngoài ra, việc dùng các loại thảo dược tự nhiên để điều trị bệnh gout cũng đang được nhiều người tìm đến.

Chữa bệnh gout bằng lá lốt là mẹo dân gian đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Các tác dụng chống viêm, giảm đau và giải độc của thảo dược được tận dụng triệt để nhằm hỗ trợ kiểm soát bệnh.

Theo các tài liệu y học cổ truyền, lá lốt có có vị cay, tính ấm và mùi thơm đặc trưng. Thảo dược này phát huy tốt các công dụng làm ấm khớp, kiện gân cốt và trừ phong hàn. Ngoài dùng chữa bệnh gout thì còn đáp ứng tốt với nhiều bệnh cơ xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, đau lưng…

Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng tìm thấy một số thành phần hoạt chất trong lá lốt có dược tính rất tốt. Nhất là flavonoid và alcaloid có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, làm giảm viêm và ức chế truyền phát tín hiệu đau từ khớp lên não bộ. Từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh gout.

Hơn nữa, lá lốt khi được dùng theo đường ăn uống còn đem lại rất nhiều lợi ích khác. Điển hình như lợi tiểu, tiêu độc và tốt cho quá trình tiêu hóa. Nhờ đó mà có thể làm giảm một lượng đáng kể acid uric dư thừa trong máu. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng với việc kiểm soát tiến triển của bệnh gout.

5 Cách chữa bệnh gout bằng lá lốt tại nhà

Dân gian lưu truyền nhiều cách dùng lá lốt chữa bệnh gout rất dễ thực hiện. Các mẹo dùng trong hay dùng ngoài sẽ phát huy công dụng riêng. Đặc biệt là có thể kết hợp với nhau để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Dưới đây là 5 cách chữa bệnh gout bằng lá lốt được áp dụng phổ biến:

1. Ngâm nước sắc lá lốt chữa bệnh gout

Bệnh gout thường có xu hướng ảnh hưởng nhiều đến các khớp ở chân. Việc ngâm chân trong nước sắc lá lốt có thể giúp cải thiện triệu chứng. Ngoài tác dụng giảm đau thì còn giúp tăng tuần hoàn máu để thúc đẩy sửa chữa các tổn thương trong khớp.

cách dùng lá lốt chữa bệnh gout
Nấu nước lá lốt ngâm chân có thể cải thiện triệu chứng bệnh gout

– Kết hợp lá lốt với muối biển:

  • Chuẩn bị khoảng 30g lá lốt tươi cùng 1 ít muối biển
  • Lá lốt cần rửa sạch, để ráo nước rồi vò nhẹ
  • Đun sôi 1.5 lít nước, thả thảo dược vào đun thêm 10 phút
  • Đổ nước sắc ra chậu, thêm muối vào khuấy đều
  • Pha thêm nước lã vào cho ấm rồi dùng ngâm chân 15 phút

– Kết hợp lá lốt với lá trầu không:

  • Cần chuẩn bị 15g lá lốt cùng với 15g lá trầu không
  • Các thảo dược cần được rửa sạch với nước muối loãng, để ráo rồi vò nhẹ
  • Cho vào ấm đun sôi cùng 1.5 lít nước trong 15 phút
  • Đổ nước ra chậu, pha thêm nước lã vào cho ấm
  • Dùng nước này để ngâm chân khoảng 10 – 15 phút

Các bài thuốc ngâm chân chữa bệnh gout thường cho tác dụng tương đối nhanh. Tuy nhiên không nên áp dụng cho những người bị suy giãn tĩnh mạch, tắc nghẽn động mạch, xơ cứng động mạch, bệnh nhân tiểu đường…

2. Đắp lá lốt chữa bệnh gout

Thay vì nấu nước để ngâm chân thì người bệnh có thể dùng lá lốt tươi giã nát để đắp trực tiếp lên khớp tổn thương. Cách này phù hợp với việc bệnh ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác nhau. Việc đắp thảo dược có thể giúp làm dịu cơn đau và giúp người bệnh thoải mái hơn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi đem ngâm nước muối loãng 10 phút
  • Rửa lại thêm vài ba lần cho sạch rồi cho vào cối giã nát
  • Đắp trực tiếp lên vùng khớp đang bị sưng đau
  • Chỉ nên thực hiện trong vòng 7 – 10 phút
  • Cuối cùng dùng nước ấm rửa lại cho sạch

3. Chữa bệnh gout bằng lá lốt ngâm rượu

Rượu là nguyên liệu có thể kết hợp cùng lá lốt để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh gout. Rượu có đặc tính sát trùng mạnh, đồng thời còn làm giảm sưng đau, chống viêm nhiễm tại khớp. Hơn nữa nguyên liệu này còn đóng vai trò như một chất dung môi giúp các hoạt chất trong lá lốt thẩm thấu nhanh hơn vào trong khớp. Cách này còn giúp giảm đau trong các trường hợp bị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau lưng…

mẹo dùng lá lốt chữa bệnh gout
Có thể dùng lá lốt chữa bệnh gout bằng nhiều cách khác nhau

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít phần thân và lá của cây lá lốt cùng 1 lượng rượu trắng vừa đủ
  • Đem rửa sạch thảo dược, để ráo hết nước rồi cắt thành từng khúc ngắn
  • Bỏ lá lốt vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu trắng lên rồi đậy kín nắp
  • Để ở nơi mát mẻ, khô thoáng khoảng 1 tháng là có thể lấy ra sử dụng
  • Mỗi lần chỉ cần lấy 1 ít rượu lá lốt cho vào lòng bàn tay rồi thoa lên vùng khớp ảnh hưởng
  • Massage khoảng 5 phút để nhận được kết quả tốt nhất
  • Với cách này có thể thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần

4. Chữa bệnh gout bằng cách uống nước lá lốt

Như đã đề cập, căn nguyên của bệnh gout là do sự gia tăng quá mức của nồng độ acid uric trong máu. Để kiểm soát tiến triển của bệnh gout thì người bệnh cần làm giảm acid uric trong máu. Việc uống nước sắc lá lốt sẽ giúp hỗ trợ tốt cho vấn đề này.

Người bệnh có thể áp dụng theo 2 cách, uống nước sắc lá lốt đơn thuần hoặc kết hợp cùng với các thảo dược khác để nâng cao hiệu quả điều trị.

– Uống nước sắc lá lốt đơn thuần:

  • Chuẩn bị 15 – 30g lá lốt tươi (có thể thay thế bằng 5 – 10g thảo dược khô)
  • Rửa sạch lá lốt với nước muối loãng rồi để ráo
  • Cho vào ấm đun sôi với 2 bát nước để thu lấy 1 bát
  • Loại bỏ phần bã, chia nước thuốc làm 2 lần uống/ ngày
  • Nên uống vào buổi sáng và buổi tối sau khi ăn khoảng 30 phút

– Kết hợp lá lốt với các thảo dược khác:

  • Chuẩn bị 30g lá lốt, 30g vòi voi, 30g rễ bưởi bung, 30g cỏ xước
  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, cắt khúc rồi cho lên bếp sao vàng
  • Sau đó cho hết vào ấm và đun sôi với 3 bát nước
  • Vặn nhỏ lửa đến khi nước rút còn khoảng 1 bát thì tắt bếp
  • Loại bỏ phần bã thuốc, chia đều nước sắc thu được làm 3 lần uống trong ngày

5. Bổ sung lá lốt vào chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng với quá trình kiểm soát và điều trị bệnh gout. Trong đó việc bổ sung lá lốt vào thực đơn ăn uống mỗi ngày có thể hỗ trợ làm giảm lượng acid uric trong máu. Bởi ngoài được tận dụng làm vị thuốc thì lá lốt còn là loại rau ăn có thể chế biến thành nhiều món thơm ngon.

Có thể bổ sung lá lốt vào thực đơn ăn uống với một số món ăn sau:

– Món chả lá lốt:

  • Chuẩn bị 300g thịt nạc dăm cùng lá lốt, hành lá và gia vị
  • Thịt lợn đem rửa sạch rồi xay nhỏ và ướp với hành lá thái nhỏ cùng gia vị trong 15 phút
  • Lá lốt đem rửa sạch rồi để cho ráo hết nước
  • Lấy thịt cuốn vào trong từng chiếc lá lốt
  • Cho dầu ăn lên chảo, đun sôi rồi cho chả lá lốt vào chiên vàng đều 2 mặt
  • Người bệnh có thể dùng nồi chiên không dầu để hạn chế sử dụng dầu ăn
mẹo chữa bệnh gout bằng lá lốt
Món chả lá lốt rất phù hợp với những người mắc bệnh gout

– Món cháo lá lốt:

  • Chuẩn bị 300g gạo tẻ, 50g lá lốt cùng 1 ít thịt lợn băm
  • Gạo vo sạch, lá lốt rửa sạch rồi cắt nhỏ
  • Gạo đem cho vào mối ninh nhừ với thịt rồi nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Sau đó cho lá lốt vào đảo đều tới khi nồi cháo sôi lại là được
  • Chia lượng cháo vừa nấu làm 2 phần ăn trong ngày

– Món cá rô om lá lốt:

  • Chuẩn bị 30g lá lốt, 3 con cá rô đồng, 100g củ cải và 2 lát nghệ tươi
  • Cá rô cần sơ chế sạch sẽ, củ cải rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn
  • Lá lốt rửa sạch rồi thái khúc ngắn, nghệ tươi đem rửa sạch
  • Phi thơm hành củ rồi cho cá rô vào, đổ thêm 1 ít nước vào nấu sôi
  • Sau đó cho củ cải và nghệ tươi vào om chung
  • Đến khi cá chín thì bỏ lá lốt vào đảo đều
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp

Các món ăn từ lá lốt đều rất dễ nấu, thơm ngon và kích thích vị giác. Tuy nhiên với những người mắc bệnh gout thì chú ý không nên kết hợp lá lốt với các thực phẩm giàu purin khi chế biến món ăn. Đồng thời hạn chế bỏ dầu mỡ, muối đường và các gia vị cay nóng. Bởi điều này có thể cản trở quá trình đào thải acid uric dư thừa của cơ thể.

Click Ngay: Chữa Bệnh Gout Bằng Lá Sa Kê Giúp Cải Thiện Bệnh Hiệu Quả

Chữa bệnh gout bằng lá lốt có hiệu quả không?

Chữa bệnh gout bằng lá lốt là mẹo tự nhiên an toàn và dễ áp dụng. Trên thực tế, áp dụng giải pháp này đều đặn có thể hỗ trợ làm dịu cơn đau, làm giảm sưng và cải thiện khả năng vận động cho khớp.

Hơn nữa, việc dùng lá lốt theo đường ăn uống còn phát huy công dụng làm giảm nồng độ acid uric dư thừa quá mức trong máu. Điều này giúp cho quá trình kiểm soát tiến triển của bệnh gout trở nên dễ dàng hơn.

chữa bệnh gout bằng lá lốt có hiệu quả không
Các mẹo từ lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout

Tuy nhiên, người bệnh cần nhớ rằng, mẹo dùng lá lốt nói riêng và các thảo dược khác nói chung chỉ là giải pháp hỗ trợ. Hiệu quả chữa bệnh gout của các mẹo từ lá lốt còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Không nên lạm dụng hay dùng thay thế hoàn toàn cho việc điều trị y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhất là trong trường hợp bệnh tình chuyển biến nặng nề.

Dùng lá lốt chữa bệnh gout cần lưu ý gì?

Lá lốt là thảo dược tự nhiên có sẵn trong vườn nhà, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Việc dùng thảo dược này để chữa bệnh gout mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên sử dụng lá lốt với liều lượng phù hợp, khoảng 100g lá lốt tươi/ ngày theo đường ăn uống. Việc tiêu thụ quá nhiều lá lốt có thể gây nhiệt miệng, nóng trong người và táo bón.
  • Không nên dùng lá lốt cho những người đang bị đau dạ dày, táo bón hay bị nhiệt miệng, thân nhiệt cao. Phụ nữ đang cho con bú cũng không được khuyến khích dùng thảo dược này, do lá lốt có thể gây mất sữa.
  • Trước khi dùng lá lốt, nên ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng. Việc dùng thảo dược không đảm bảo sạch sẽ và chất lượng có thể làm giảm hiệu quả điều trị. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ phát sinh các phản ứng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Nên kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và dành thời gian cho hoạt động thể chất để tác động toàn diện tới quá trình điều trị bệnh.
  • Trong trường hợp bệnh nặng hay đã xuất hiện các hạt tophi tại khớp, việc áp dụng các mẹo tự nhiên thường không đáp ứng tốt. Lúc này cần chủ động thăm khám và nghiêm túc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra.

LƯU Ý: Lá lốt chữa gout tốt nhưng thành phần dược tính thấp, chưa kể việc đun sắc sẽ khó tận dụng tối đa được hoạt chất trong thảo dược khiến hiệu quả không triệt để. Thông thường phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ chứ không có tác dụng chữa bệnh tận gốc. Thay vì đó, người bệnh sử dụng các bài thuốc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng kết hợp nhiều vị thuốc để đạt được hiệu quả điều trị. Hiện nay, bài thuốc thảo dược chữa gout hiệu quả và đáp ứng được những tiêu chí trên là bài thuốc Gout Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Xem Ngay: 

Câu hỏi liên quan
Bị Gút Có Nên Xoa Dầu Không
Nếu đang tìm hiểu thông tin bệnh gút có nên xoa dầu không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới. Việc điều trị đúng cách và kịp lúc có thể góp phần ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Gây Đau Gót Chân
Bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỗi bước đi và khiến người bệnh có xu hướng bất động hoặc tránh di chuyển. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không
Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Di Truyền Không
"Bệnh gout có di truyền không?" là câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi trong gia đình đã có người mắc bệnh. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố di truyền liên quan ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua