Chọc hút dịch khớp gối là gì? Khi nào cần thực hiện?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chọc hút dịch khớp gối là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng để loại bỏ chất lỏng ở khớp gối. Thủ thuật này cũng được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra các chấn thương cũng như nguyên nhân dẫn đến sưng đầu gối.

Chọc hút dịch khớp gối 
Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán hoặc điều trị tình trạng tràn dịch khớp gối

Chọc hút dịch khớp gối là gì? Khi nào cần thực hiện?

Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật được sử dụng để xác định các nguyên nhân dẫn đến đau và sưng khớp gối. Phương pháp này cũng có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng và phục hồi chức năng ở đầu gối. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một kim mỏng để hút chất lỏng từ khớp bị ảnh hưởng. Sau khi hút dịch khớp gối, bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào khớp để giảm đau và viêm tạm thời.

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện hút dịch khớp gối nhằm một số mục đích như:

1. Để chẩn đoán bệnh lý

Tình trạng sức khỏe tổng thể có thể được phản ánh trong các chất lỏng của cơ thể. Do đó, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị chọc hút dịch khớp gối để hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Cụ thể, chọc hút dịch khớp có thể được đề nghị nếu bác sĩ nghi ngờ hoặc muốn loại trừ một số bệnh lý như:

  • Nhiễm trùng khớp hoặc bao hoạt dịch khớp gối;
  • Rối loạn khớp, chẳng hạn như bệnh gout, bệnh giả gout hoặc viêm khớp dạng thấp;
  • Chảy máu vào khoang khớp do chấn thương.

Bác sĩ có thể tiến hành phân tích mẫu dịch khớp trong phòng thí nghiệm để xác định các vấn đề liên quan và có liệu trình điều trị phù hợp.

2. Để giảm đau

Đôi khi chọc hút dịch khớp gối có thể được chỉ định để giảm đau và sưng ở người bị tràn dịch khớp gối. Việc hút dịch khớp có thể làm giảm áp lực lên khớp gối, giảm tình trạng cứng khớp và cải thiện phạm vi hoạt động ở đầu gối.

hút dịch khớp gối
Hút dịch khớp gối có thể giảm sưng, đau và cải thiện chức năng ở đầu gối

Nếu tình trạng ở đầu gối đã được xác định, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút dịch để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Chẳng hạn như một bệnh nhân bị sưng đầu gối do viêm xương khớp và không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác, bác sĩ có thể đề nghị chọc hút dịch khớp để loại bỏ chất lỏng và giảm đau.

3. Để chuẩn bị cho một mũi tiêm khớp gối

Bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật chọc hút dịch khớp gối trước khi tiêm thuốc điều trị, chẳng hạn như cortisone, axit hyaluronic (chất nhờn) hoặc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Trong các trường hợp này, hút dịch khớp gối thường nhằm mục đích loại bỏ các chất lỏng dư thừa, giảm sưng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Loại bỏ các chất lỏng dư thừa có thể làm tăng hiệu quả của các loại thuốc được tiêm vào đầu gối. Ngoài ra, loại bỏ chất lỏng dư thừa cũng có thể đảm bảo thuốc được tiêm vào đúng vị trí, không gây cảm giác khó chịu hoặc áp lực khác lên đầu gối.

Tràn dịch khớp gối có nên hút dịch không?

Hút dịch khớp gối thường được chỉ định để loại bỏ các chất lỏng dư thừa bên trong hoặc xung quanh khớp gối. Trong trường hợp tràn dịch khớp gối, chọc hút dịch khớp được xem là một phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, đơn giản và an toàn.

tràn dịch khớp gối có nên hút dịch không
Hút dịch khớp gối là thủ thuật phổ biến trong việc điều trị tình trạng tràn dịch khớp gối

Ngoài ra, bác sĩ có thể cần quan sát về màu sắc và độ nhớt của dịch khớp, sau đó tiến hành kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Xác định thành phần của chất lỏng ở khớp có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh gout, nhiễm trùng khớp gối và đề ra kế hoạch điều trị phù hợp.

Chọc hút và phân tích dịch khớp gối là một phần quan trọng trong việc chẩn đoán tràn dịch khớp gối.

Kỹ thuật chọc hút dịch khớp gối

Kỹ thuật chọc hút dịch khớp gối được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện. Bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh siêu âm hoặc tia X (soi huỳnh quang) để đảm bảo tính chính xác khi thực hiện thủ thuật.

Trước khi đề nghị hút dịch khớp gối, bác sĩ có thể đánh giá sơ bộ tình trạng khớp, lên lịch hẹn và hướng dẫn người bệnh về quy trình kỹ thuật chọc hút dịch khớp gối. Cụ thể, việc hút dịch khớp gối bao gồm các bước như sau:

1. Xác định vị trí chọc hút dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối thường liên quan đến bệnh viêm khớp, nhiễm trùng hoặc chấn thương khớp gối. Tình trạng này dẫn đến tích tụ chất lượng dư thừa bên trong bao khớp. Bao khớp thường bao gồm một số bộ phận như:

  • Lớp bọc bên ngoài thường có tính chất đàn hồi, được làm từ các mô sợi dai và mềm;
  • Lớp bên trong được làm từ các lớp màng mỏng, được gọi là màng hoạt dịch;
  • Màng hoạt dịch sẽ tạo ra một chất lỏng trơn, nhớt, được gọi là chất lỏng hoạt dịch hay chất lỏng khớp;
  • Chất long hoạt dịch nhằm mục đích bôi trơn, giảm ma sát và tránh các chấn thương không mong muốn.

Trong hầu hết các trường hợp, vị trí chọc hút dịch khớp gối thường nằm ở phía trước khớp gối, trên 1 – 2 cm ở 1/3 hoặc 1/3 bên trong xương bánh chè. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị chọc hút dịch ở bên ngoài khớp.

Trong quá trình chọc dò khớp, bác sĩ sẽ được một cây kim dài đi qua lớp màng trong của bao khớp để hút chất lỏng hoạt dịch. Vị trí chọc hút dịch khớp gối sẽ được sát trùng, làm sạch trước khi tiến hành hút dịch khớp.

2. Chuẩn bị trước khi chọc hút dịch khớp gối

Kỹ thuật hút dịch khớp gối được thực hiện bằng kim tiêm để loại bỏ chất lỏng dư thừa từ khớp. Người bệnh có thể sẽ được gây tê cục bộ để hạn chế cảm giác đau đớn và khó chịu.

kỹ thuật chọc hút dịch khớp gối
Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân trước khi chọc hút dịch khớp

Ngoài ra, trước khi tiến hành thủ thuật, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ nếu:

  • Đang sử dụng một số loại thuốc, bao gồm thuốc không kê đơn, thảo dược bổ sung và các loại thực phẩm chức năng;
  • Dị ứng với thuốc, chất gây mê hoặc các hoạt chất khác;
  • Đang bị nhiễm trùng hoặc tối loạn chảy máu;
  • Nhiễm trùng da hoặc vết thương tại vị trí tiêm;
  • Có tình trạng rối loạn chảy máu;
  • Gãy xương;
  • Nhiễm trùng mô xương (viêm tủy xương);
  • Đang hoặc nghi ngờ mang thai.

Những bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu, có thể được yêu cầu ngừng sử dụng các loại thuốc này để tránh các rủi ro không mong muốn. Những bệnh nhân cần được gây mê toàn thần và xét nghiệm dịch khớp để kiểm tra nồng độ glucose có thể được yêu cầu nhịn ăn trước khi thực hiện thủ thuật.

3. Quy trình chọc hút dịch khớp gối

Quy trình chọc hút dịch khớp gối được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ trong 5 – 10 phút. Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân và bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh X – quang hoặc siêu âm để đảm bảo tính chính xác.

vị trí chọc hút dịch khớp gối
Chọc hút dịch khớp gối được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm hoặc tia X

Cụ thể, quy trình chọc hút dịch khớp gối như sau:

  • Bệnh nhân được yêu cầu nằm hoặc ngồi với tư thế thoải máu và giúp bác sĩ có thể tiếp cận với khớp gối dễ dàng. Tư thế phổ biến nhất khi chọc hút dịch khớp gối là người bệnh ngồi ngả người, chân thả lỏng hoặc duỗi ở một góc nhỏ. Nếu người bệnh nằm và đầu gối duỗi thẳng, một chiếc khăn hoặc gối mỏng sẽ được đặt bên dưới đầu gối để hỗ trợ đầu gối.
  • Bác sĩ sử dụng bút để đánh dấu vị trí cần chọc kim tiêm.
  • Làm sạch vùng da xung quanh khu vực chọc kim tiêm.
  • Các phương pháp kiểm tra hình ảnh y tế, chẳng hạn như siêu âm, soi huỳnh quang dưới tia X hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể được sử dụng để xác định vị trí bao khớp và đảm bảo tính chính xác khi chọc hút dịch khớp.
  • Bác sĩ tiến hành gây tê bằng cách tiêm thuốc vào khớp gối hoặc phun lên da đầu gối. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được gây mê toàn thân hoặc sử dụng thuốc an thần trong quá trình chọc hút dịch khớp. Gây mê thường được chỉ định cho người bệnh có tiền sử rối loạn lo lắng hoặc không thể thư giãn trong suốt quá trình chọc hút dịch khớp.
  • Sau khi sử dụng thuốc gây tê hoặc thuốc gây mê toàn thân, bác sĩ tiến hành đưa kim vào khớp gối để hút chất lỏng dư thừa bên trong khớp gối.
  • Nếu việc chọc hút dịch khớp được thực hiện để hỗ trợ việc tiêm thuốc vào khớp gối, chẳng hạn như tiêm cortisone, bác sĩ sẽ tháo ống tiêm chứa dịch khớp và đưa ống tiêm chứa thuốc vào. Sau đó thuốc sẽ được tiêm vào khớp.
  • Kim sẽ được rút ra khỏi vị trí chọc hút và bác sĩ tiến hành băng vị trí lại.

Quy trình chọc hút dịch khớp gối có thể kéo dài trong 5 – 10 phút và chỉ gây đau hoặc khó chịu nhẹ. Sau khi hoàn tất, mẫu dịch khớp sẽ được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định các vấn đề liên quan và có kế hoạch điều trị phù hợp.

4. Sau khi chọc hút dịch khớp

Để tránh các rủi ro không mong muốn, sau khi thực hiện kỹ thuật chọc hút dịch khớp gối, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không nâng vật nặng hoặc không đè lên khu vực điều trị trong trong 48 giờ;
  • Uống thuốc chống viêm không steroid để giảm bớt sự khó chịu hoặc đau đớn;
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động thể chất có thể tác động đến khớp gối.

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh về các biện phòng ngừa và các rủi ro có thể xảy ra sau khi chọc hút dịch khớp. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Rủi ro và phục hồi sau khi chọc hút dịch khớp gối

Mặc dù được xem là một thủ thuật an toàn, tuy nhiên đôi khi chọc hút dịch khớp gối có thể có một số rủi ro phát sinh và biến chứng tiềm ẩn trong quá trình phục hồi sau thủ thuật.

1. Rủi ro và biến chứng tiềm ẩn

Rủi ro lớn nhất sau khi chọc hút dịch khớp là dẫn đến khó chịu tạm thời ở các khớp. Ngoài ra, các rủi ro khác, ít phổ biến hơn có thể bao gồm:

chọc hút dịch khớp gối
Trao đổi với bác sĩ về các rủi ro liên quan trước khi thực hiện chọc hút dịch khớp
  • Kim tiêm có thể làm xước hoặc chọc thủng sụn khớp;
  • Da có thể bị đổi màu do xuất huyết dưới da;
  • Chọc hút dịch khớp có thể dẫn đến một lượng máu dư thừa, lượng máu này có thể đi vào khớp và gây viêm;
  • Kim tiêm có thể đưa máu bị nhiễm trùng vào bên trong bao khớp, dẫn đến nhiễm trùng khớp;
  • Da có thể phản ứng với các chất khử trùng làm sạch da và dẫn đến các phản ứng dị ứng.

Ngoài ra, đôi khi tình trạng tràn dịch khớp gối có thể tái phát, dẫn đến sưng tấy, viêm và đau khớp.

2. Phục hồi sau khi chọc hút dịch khớp

Sau khi chọc hút dịch khớp gối, một số người bệnh có thể tiếp tục hoạt động bình thường trong khi một số bệnh nhân có thể được yêu cầu nghỉ ngơi để trong 4 – 24 giờ để tránh các tổn thương đến khớp gối. Ngoài ra, người bệnh có thể cần được người nhà đưa về sau thủ thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.

Thuốc tê tại chỗ thường hết tác dụng sau 2 – 4 giờ. Do đó, sau thời gian này, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn và khó chịu nhẹ. Thông thường, người bệnh có thể bị đau kéo dài trong 1 – 2 ngày sau khi thực hiện thủ thuật.

Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện các triệu chứng. Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị chườm đá hoặc băng nén đầu gối để ngăn ngừa tình trạng tái tràn dịch khớp gối.

Chọc hút dịch khớp gối có tốt không?

Tràn dịch khớp gối dẫn đến tích tụ các chất lỏng dư thừa ở xung quanh và bên trong bề mặt khớp. Chất lỏng dư thừa có thể gây sưng tấy và đau đớn, điều này có thể gây khó khăn khi uốn cong hoặc cử động khớp.

Trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định chọc hút dịch khớp để giảm sưng và áp lực lên khớp. Sau thủ thuật, người bệnh sẽ bớt đau hơn và di chuyển dễ dàng hơn. Do đó chọc hút dịch khớp gối là một thủ thuật đơn giản, an toàn và nên thực hiện để cải thiện các triệu chứng tràn dịch khớp gối.

hút dịch khớp gối có tốt không
Hút dịch khớp gối là thủ thuật an toàn và được chỉ định để điều trị tràn dịch khớp gối

Chọc hút dịch khớp gối là một thủ thuật an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:

  • Tái phát tình trạng sưng đầu gối hoặc sưng đầu gối nghiêm trọng;
  • Vùng da xung quanh khu vực tiêm thuốc đổi màu hoặc phát ban;
  • Chảy máu từ khu vực kim tiêm;
  • Sốt;
  • Đau từ trung bình đến nghiêm trọng và không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn.

Hầu hết các trường hợp, chọc hút dịch khớp gối là một thủ thuật an toàn và không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Thủ thuật này cũng có thời gian thực hiện nhanh chóng, đơn giản và được chấp nhận rộng rãi để chẩn đoán hoặc loại trừ nguy cơ nhiễm trùng bao hoạt dịch và điều trị viêm bao hoạt dịch.

Hút dịch khớp gối bao nhiêu tiền?

Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật đơn giản, xâm lấn ít do đó chi phí khoảng vài trăm nghìn đồng cho mỗi lần thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp khớp gối chứa quá nhiều chất lỏng, bác sĩ có thể đề nghị hút dịch nhiều lần.

Chi phí hút dịch khớp gối có thể không giống nhau ở mỗi người bệnh, điều kiện sức khỏe và địa điểm chọc hút dịch. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể.

Chọc hút dịch khớp gối ở đâu?

Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật đơn giản nhưng cần được thực hiện ở cơ sở y tế chuyên môn để tránh nhiễm trùng và các rủi ro khác. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số địa điểm phù hợp, chẳng hạn như:

1. Tại Hà Nội

Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108:

  • Địa chỉ: Số 1- Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Khám bệnh Thứ 2 – Thứ 7 từ 6g30
  • Điện thoại: 069 572 400

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức:

  • Địa chỉ: Số 140 – Phố Tràng Thi – quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7, từ 7g00 – 17g00
  • Số điện thoại: 024 38 253 531

Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai:

  • Địa chỉ: Số 78 – Giải Phóng -Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Chủ Nhật từ 6g30 – 18g00)
  • Số điện thoại:  844 3869 3731

2. Khu vực miền Trung

Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng:

  • Địa chỉ: Số 124 – đường Hải Phòng – Thạch Thang – quận Hải Châu – TP Đà Nẵng
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6 từ 7g00 – 16g00
  • Điện thoại: 023 63 821 118

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng:

  • Địa chỉ: Số 291 – đường Nguyễn Văn Linh – quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7 từ 7g00 -17g00, Chủ Nhật từ 7g30 – 12g00
  • Điện thoại: 023 63 650 676

Bệnh viện Trung Ương Huế (cơ sở 1):

  • Địa chỉ: Số 16 – Lê Lợi – Vĩnh Ninh – TP Huế
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6 từ 7g00 – 16g30
  • Điện thoại: 023 43 822 325

3. Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (cơ sở 1):

  • Địa chỉ: Số 215 – đường Hồng Bàng – phường 11 – quận 5 – TP.HCM
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6 từ 5g00 – 16g30, Thứ 7 từ 5g00 – 11:30
  • Điện thoại: 08 3 855 4269

Bệnh viện Nhân Dân 115:

  • Địa chỉ: Số 527 – đường Sư Vạn Hạnh – phường 12 – Quận 10 -TP.HCM
  • Thời gian khám bệnh: Thứ 2 – Thứ 6 từ 7g00 – 16g00, Thứ 7 từ 7g30 – 16g00, Chủ Nhật từ 7g30 – 11g30
  • Điện thoại CSKH: 028 3 868 3496

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Địa chỉ: Số 929 – đường Trần Hưng Đạo – phường 1 – quận 5 – TP.HCM
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6 từ 7g00 – 20g00, Thứ 7 và Chủ Nhật từ 6g30 – 12g00
  • Số điện thoại: 028.39237007

Bệnh viện Chợ Rẫy:

  • Địa chỉ: Số 201B – đường Nguyễn Chí Thanh – phường 12 – quận 5 -TP.HCM
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6 từ 7g00 – 16g00, Thứ 7 từ 7g00 – 11g00
  • Số điện thoại: 0283 854 137

Chọc hút dịch khớp gối là một thủ thuật được chỉ định để chẩn đoán và điều trị các tình trạng tích tụ chất lỏng ở khớp gối. Đây là một thủ thuật đơn giản nhưng cần được thực hiện tại cơ sở y tế đạt chuẩn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Thủ thuật này đôi khi được thực hiện kết hợp với phương pháp tiêm thuốc vào khớp để điều trị một số bệnh lý cụ thể. Các loại thuốc này có thể mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời để giúp người bệnh tiến hành vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Chọc hút dịch khớp gối là một thủ thuật an toàn và ít khi dẫn đến các rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn trước khi tiến hành thủ thuật.

Tham khảo thêm: Bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Câu hỏi liên quan
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Đi bộ, chạy bộ và đạp xe đều là những môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp, có khả năng kích thích lưu thông máu, tăng tốc độ chữa lành tổn thương, giảm đau và duy trì khả ...
Xem chi tiết
Có Nên Xoa Bóp Tràn Dịch Khớp Gối
Có nên xoa bóp tràn dịch khớp gối không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch điều trị phù hợp. [caption id="attachment_6240" align="aligncenter" width="768"] Có nên ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Chữa Ở Đâu
Tràn dịch khớp gối gây đau nhức, tê mỏi, sưng khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra dịch khớp dư thừa tích tụ lâu ngày còn gây nhiễm trùng, phá hủy sụn khớp ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Bao Lâu Thì Khỏi
Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị. Do đó, thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp và kịp lúc là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng. ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Chườm Đá
Chườm lạnh là một cách chăm sóc chấn thương cấp tính tại nhà hiệu quả và an toàn. Vậy bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không và chườm như thế nào để đặt hiệu quả tốt nhất? ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua