Tìm Hiểu Giải Pháp Châm Cứu Trị Gai Cột Sống Từ Đông Y
Châm cứu gai cột sống là phương pháp dựa trên nền tảng Y học cổ truyền, giúp kiểm soát cơn đau, tăng cường lưu thông máu và các chất dinh dưỡng, từ đó nâng cao sức khỏe xương khớp cũng như bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về phương pháp này, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ phù hợp nhất.
Gai cột sống có nên châm cứu không?
Gai cột sống là tình trạng hình thành các mẩu xương thừa dọc theo các đốt sống, thường là ở gần các khớp liên mấu. Trong hầu hết các trường hợp, gai cột sống không nghiêm trọng và không gây ra các dấu hiệu nhận biết hoặc bất thường nào. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, các gai xương có thể phát triển, gây chèn ép các mô, gân, dây thần kinh, dẫn đến viêm, sưng, đau đớn, cứng cột sống, hạn chế khả năng chuyển động cũng như nhiều dấu hiệu khác.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, gai cột sống có thể dẫn đến tê liệt các chi dưới, tê bì chân tay, khó cử động, biến dạng cột sống và mất chức năng. Do đó, nếu được chẩn đoán gai cột sống hoặc có nguy cơ mắc bệnh, người bệnh cần có kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Hiện tại không có kế hoạch điều trị dứt điểm tình trạng gai cột sống. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc, nghỉ ngơi, vật lý trị liệu để kiểm soát các triệu chứng. Nếu cần thiết, người bệnh có thể được đề nghị phẫu thuật để tránh các rủi ro phát sinh, tuy nhiên phẫu thuật thường không cần thiết.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo các cách trị gai cột sống theo Y học cổ truyền, chẳng hạn như châm cứu, bấm huyệt để nâng cao hiệu quả điều trị. Châm cứu gai cột sống là liệu pháp phổ biến, giúp tăng cường lưu thông khí huyết đến vị trí cột sống bị tổn thương, từ đố thông kinh, hoạt lạc, giảm đau, tăng cường chức năng gan, thận và ổn định sức khỏe tổng thể.
Châm cứu gai cột sống mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:
- Cân bằng âm dương dựa trên nguyên lý hoạt động của khí, giúp điều chỉnh cơn đau nhức vai gáy nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
- Điều chỉnh năng lượng trong cơ thể, tăng cường lưu thông máu, khai thông ứ trệ, từ đó kích thích quá trình chữa lành tự nhiên.
- Giảm đau, chống viêm, kiểm soát các triệu chứng gai cột sống khác và duy trì chức năng chuyển động linh hoạt của người bệnh.
Ngoài ra, châm cứu cũng giúp sản xuất endorphin, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu, nâng cao tinh thần, giảm stress, lo lắng quá mức, từ đó giúp người bệnh khỏe mạnh, linh hoạt.
Châm cứu gai cột sống được đánh giá cao về hiệu quả, độ an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh cần chọn cơ sở y tế chuyên môn, được cấp phép thực hiện châm cứu và hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng phương pháp.
Các phương pháp châm cứu trị gai cột sống hiệu quả
Hiện nay có nhiều kỹ thuật châm cứu khác nhau được thực hiện để điều trị gai cột sống. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp như:
1. Châm cứu truyền thống
Châm cứu gai cột sống là sự kết hợp của châm và cứu. Cả hai phương pháp này được sử dụng kết hợp trong Y học cổ truyền nhằm kiểm soát cơn đau, chống viêm và phòng ngừa bệnh tật.
Châm là phương pháp sử dụng kim chuyên dụng, dài, mỏng, tác động lên da, đi sâu vào các huyệt đạo, từ đó kiểm soát các triệu chứng bệnh. Trong khi đó, cứu sử dụng lá ngải khô, chế thành ngải nhung, cuốn thành điếu ngải, dùng dán hoặc hơ trực tiếp lên các huyệt vị để điều trị bệnh.
Theo Y học cổ truyền, châm cứu giúp cân bằng âm dương trong cơ thể, loại bỏ tà khí, củng cố chính khí, từ đó điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe. Các nghiên cứu hiện đại cho biết, tác động của kim châm có thể gây thay đổi các dẫn truyền thần kinh, tăng các tế bào bạch cầu đa nhân, tế bào lympho cũng như các endorphin trong cơ thể, từ đó điều trị và kiểm soát các triệu chứng gai cột sống.
Châm cứu cũng có tác dụng giãn cơ, nâng cao sức mạnh cơ bắp, ổn định mật độ xương và phục hồi các triệu chứng liệt, khó cử động. Ngoài ra, châm cứu cũng có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon và chất lượng.
2. Điện châm
Điện châm gai cột sống sử dụng một dòng điện nhất định tác động lên các huyệt để giảm đau, chống viêm. Dòng điện sẽ đi qua kim châm thông qua các điện cực nhỏ, giúp thông kinh, hoạt lạc, điều chỉnh các rối loạn trương lực cơ, tăng cường tuần hoàn máu và các chất dinh dưỡng, từ đó kích thích quá trình chữa lành tự nhiên.
Một số công dụng chính của điện châm gai cột sống:
- Giảm đau nhức mãn tính tại vị trí huyệt và khu vực xung quanh
- Kích thích quá trình sản xuất endorphin, hỗ trợ giảm căng thẳng, giảm stress
- Hỗ trợ kiểm soát các vấn đề thần kinh, chống trầm cảm, lo âu, giúp người bệnh thư giãn và có thời gian tự chữa lành các tổn thương ở cột sống
3. Thủy châm
Thủy châm là kỹ thuật châm cứu gai cột sống kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào các huyệt vị nhất định thông qua kim tiêm, giúp nâng cao hiệu quả điều trị gai cột sống, kích thích quá trình tự chữa lành và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây tổn thương.
Để thực hiện thủy châm, bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm vô trùng, chiết xuất thuốc vừa đủ, xác định các huyệt vị và tiêm thuốc. Sau khi đi vào cơ thể, thuốc có tác động đến vỏ não, điều chỉnh hoạt động của cơ quan nội tạng, hệ thần kinh, từ đó kiểm soát các triệu chứng gai cột sống.
4. Cấy chỉ
Cấy chỉ chữa gai cột sống là hình thức điều trị kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng để đưa chỉ tự tiêu vào trong cơ thể tại các huyệt vị. Điều này giúp tăng cường lưu thông máu và các chất dinh dưỡng, hỗ trợ giảm đau, chống viêm và điều trị các triệu chứng đau lưng, gai cột sống.
Cấy chỉ là kỹ thuật châm cứu gai cột sống mang lại hiệu quả cao, giúp kiểm soát các triệu chứng gai cột sống mãn tính. Bên cạnh đó, phương pháp cũng giúp điều trị thoát vị đĩa đệm, mất ngủ, bại liệt, suy nhược cơ thể.
5. Cứu ngải
Kỹ thuật cứu ngải sử dụng sức nóng từ điếu ngải để kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể, từ đó điều trị và phòng ngừa các triệu chứng gai cột sống. Mục đích chính của phương pháp này là giảm đau, giãn cơ, điều trị các triệu chứng gai cột sống thể hàn, nhiễm lành.
Trong kỹ thuật cứu ngải, bác sĩ sẽ đốt điếu ngải, sau đó hơ sát vùng da tại vị trí huyệt. Nếu bệnh nhân nóng thì nhấc ra xa sau đó đưa lại gần, thực hiện tượng tự với tất cả các huyệt. Nếu bệnh nhân cảm thấy nóng quá có thể lót thêm một miếng gừng tại vị trí huyệt.
Các huyệt vị châm cứu trị gai cột sống
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ châm cứu gai cột sống có thể tác động đến các huyệt như:
- A thị huyệt: Huyệt nằm tại các vị trí ấn vào thấy đau. Tác động lên huyệt cùng các vùng lân cân để kiểm soát cơn đau.
- Hoa đà giáp tích: Huyệt nằm dọc theo hai bên cột sống, đo từ gáy ra 2 bên, mỗi bên 0.5 thốn.
- Các huyệt ở kinh Bàng quang: Chẳng hạn như Thận du, Đại trường du, Ủy trung.
Đối với các trường hợp gai cột sống mới, người bệnh đau nhiều, thì châm tả.
Đối với các chứng bệnh lâu ngày, hư chứng, thì châm gia thêm các huyệt:
- Bổ tạng Can: Thận du, Thái xung, Tam âm giao
- Bổ tạng Thận: Thái khê, Thận du, Quan nguyên
- Bổ khí huyết: Khí hải, Quan nguyên
- Bổ tạng Tỳ: Tam âm giao, Thái bachj
Tùy vào các trường hợp cụ thể mà có liệu trình châm cứu từ 15 – 30 ngày, mỗi lần châm 30 phút, mỗi ngày một lần.
Lưu ý khi châm cứu trị gai cột sống
Để phương pháp châm cứu gai cột sống đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh, người bệnh cần lưu ý:
1. Chống chỉ định
Châm cứu gai cột sống không phù hợp với một số trường hợp, chẳng hạn như:
- Người bệnh căng thẳng, lo lắng quá mức, sơ kim châm
- Phụ nữ mang thai
- Vùng da tại vị trí châm cứu chai sạn, có sẹo, trầy xước hoặc viêm nhiễm
- Bệnh nhân rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu
- Châm cứu tại các khu vực có mạch máu lớn
- Người bệnh hen suyễn, suy hô hấp, tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao
- Gai cột sống ở các giai đoạn sau, gây đau đớn, khó chịu dữ dội và không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn
2. Rủi ro
Châm cứu gai cột sống cần được thực hiện bởi thầy thuốc được đào tạo chuyên sâu về châm cứu và am hiểu các huyệt vị trên cơ thể. Người bệnh không được tự ý châm cứu tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế không được cấp phép.
Châm cứu cũng tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ, chẳng hạn như:
- Teo cơ, liệt nửa người
- Nhiễm trùng máu, tổn thương gan hoặc mắc các bệnh lây nhiễm, khi sử dụng chung kim châm hoặc kim không được vô trùng
- Châm cứu không đúng kỹ thuật hoặc tác động quá sâu vào huyệt có thể dẫn đến tổn thương cột sống, các mạch máu, dây thần kinh
3. Kế hoạch chăm sóc
Sau khi thực hiện phương pháp châm cứu gai cột sống, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa các rủi ro phù hợp. Các vấn đề cần lưu ý bao gồm:
- Không tắm trong ít nhất là 2 giờ sau khi châm cứu, điều này có thể khiến hàn khí xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh tật, tổn thương, suy nhược cơ thể
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động quá sức hoặc lao động nặng nhọc
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây và thịt nạc, để cân bằng chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng như nâng cao sức khỏe
- Thường xuyên tập thể dục, duy trì vận động để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa các triệu chứng gai cột sống tái phát
- Theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các phản ứng không mong muốn
Châm cứu gai cột sống được đánh giá cao về hiệu quả giảm đau, kích thích quá trình tự chữa lành và nâng cao sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!