Cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệm, giảm đau hiệu quả
Hướng dẫn cách sử dụng cây xương rồng trị bệnh thoát vị đĩa đệm, với tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau hiệu quả. Thông thường người bệnh cần rửa sạch, loại bỏ gai, nướng/ sao nóng dược liệu, sau đó áp lên khu vực bị tổn thương.
Cây xương rồng và tác dụng trị thoát vị đĩa đệm
Cây xương rồng còn được gọi là xương rồng ông, xương rồng ba cạnh, hóa ương lặc, bá vương tiêm. Tên khoa học Euphorbia antiquorum L., thuộc họ Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae)
Theo kết quả nghiên cứu trong thành phần của cây xương rồng có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, bao gồm:
- Thân xương rồng: Các triterpenoid (friedelan-3b-ol, epifriedelanol, friedelan-3a-ol, taraxerol, taraxerone), fumaric, các acid citric và tartric.
- Rễ: Taraxerol
- Nhựa cây xương rồng: B-amyrin. cycloartenol, euphorbol, euphol.
Những thành phần này có tác dụng giải độc, kháng viêm. Vì thế xương rồng được dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh xương khớp khác.
Trong Y học cổ truyền, xương rồng có tính hàn, vị đắng. Loại dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt tiêu thũng (nhị hoa), chống ngứa, tả hạ trục thủy (nhựa cây), giải độc thành ứ, hóa trệ, thanh nhiệt (lá), sát trùng, thông tiện, tiêu thũng (thân cây).
Vì thế khi điều trị thoát vị đĩa đệm, xương rồng sẽ mang đến hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng đau lưng, giảm tê bì. Đồng thời giảm huyết ứ, kích thích lưu thông máu, giúp đĩa đệm và các xương bị ảnh hưởng mau chóng lành..
Bên cạnh việc sử cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệm còn giúp người bệnh thư giãn khớp xương và mô mềm. Từ đó giúp cải thiện chức năng vận động, sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt của người bệnh.
Tuy nhiên trong cây xương rồng có độc. Vì thế người bệnh cần thận trọng khi sử dụng, không được để nhựa xương rồng bắn vào mắt. Nên tham khảo ý kiến của thầy nếu muốn áp dụng bất kỳ bài thuốc nào.
8 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Có nhiều cách dùng cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệm và giảm đau. Tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn các cách phù hợp để nâng cao thể trạng và đạt mục đích điều trị. Dưới đây là những cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng được sử dụng phổ biến:
1. Kết hợp cây xương rồng và muối hạt
Tác dụng:
- Giảm đau, tê yếu tay chân
- Cải thiện biểu hiện viêm và sưng tại khu vực bị tổn thương
- Tăng chức năng vận động cho người bệnh
- Đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm.
Nguyên liệu:
- Từ 2 đến 3 nhánh xương rồng ba cạnh
- Một nắm muối hạt.
Thực hiện cách 1:
- Ngâm và rửa sạch số xương rồng đã chuẩn bị, sau đó loại bỏ hết gai nhọn trên thân
- Đập dập xương rồng để kích thích phần nhựa bên trong chảy ra ngoài
- Chà xát muối hạt lên hai mặt của xương rồng
- Sao nóng nguyên liệu trong 5 phút
- Bọc nhánh xương rồng bằng khăn sạch, sau đó chường trực tiếp lên những khu vực đang có biểu hiện đau mỏi
- Thực hiện mỗi ngày từ 1 đến 2 lần. Nên kiên trì sử dụng xương rồng ba cạnh và muối hạt trong 2 tuần để cải thiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Thực hiện cách 2:
- Ngâm và rửa sạch xương rồng, sau đó loại bỏ hết gai nhọn trên thân
- Nướng trực tiếp xương rồng trên lửa than
- Sau 10 phút, dùng dao cạo bỏ phần vỏ đen bên ngoài xương rồng
- Sử dụng thìa hoặc cối dầm nhỏ phần thịt xương rồng, tiếp tục thêm muối và trộn đều
- Đựng hỗn hợp trong khăn hoặc túi vải, buộc chặt miệng và chườm lên khu vực bị thoát vị đĩa đệm.
Thực hiện cách 3:
- Rửa sạch xương rồng
- Cắt bỏ phần gai và mặt ngoài của xương rồng, sau đó giã dược liệu cùng với một ít muối
- Cho hỗn hợp trên vào chảo và tiến hành đun nóng
- Đợi xương rồng và muối nguội bớt, cho hỗn hợp vào túi vải và buộc chặt miệng
- Chườm trực tiếp túi vải lên khu vực bị thoát vị đĩa đệm, bao gồm cả cột sống và các mô mềm xung quanh
- Để giảm sưng viêm và giảm đau do bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần thực hiện biện pháp này từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Mỗi lần 20 đến 30 phút.
Lưu ý:
- Nên đợi xương rồng nguội bớt trước khi chườm dược liệu lên khu vực bị tổn thương để tránh gây bỏng da.
2. Xương rồng, giấm táo và cám gạo
Tác dụng:
- Cải thiện đau nhức cột sống, làm dịu cảm giác tê bì tay chân
- Tăng lưu lượng máu về cột sống, tăng khả năng chữa lành đĩa đệm tổn thương
- Cải thiện đau do co thắt cơ.
Nguyên liệu:
- Từ 1 đến 3 nhánh xương rồng ba cạnh
- 15ml giấm táo
- 100 gram cám gạo.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, sau đó loại bỏ gai xương rồng
- Cắt nhỏ xương rồng ba cạnh, sau đó cho thảo dược vào cối và giã nhuyễn
- Sao nóng xương rồng từ 3 đến 5 phút để xương rồng hơi săn lại
- Thêm cáo gạo và trộn đều
- Sau 5 phút, thêm giấm táo
- Tiếp tục trộn đều và sao hỗn hợp cho đến khi các nguyên liệu trong chảo có độ nhuyễn và kết dính
- Đợi hỗn hợp nguội bớt, sau đó cho vào khăn sạch và chườm trực tiếp lên khu vực bị tổn thương
- Khi túi chườm nguội, tiếp tục sao nóng nguyên liệu và chườm thêm một lần nữa
- Người bệnh sử dụng xương rồng, giấm táo và cám gạo điều trị thoát vị đĩa đệm mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 20 phút.
3. Cách sử dụng xương rồng bẹ
Tác dụng:
- Giảm co thắt cơ, giảm đau và khó chịu tại khu vực có đĩa đệm bị tổn thương
- Cải thiện độ linh hoạt và khả năng vận động
- Cải thiện sưng và viêm.
Nguyên liệu:
- Từ 1 đến 3 nhánh xương rồng bẹ.
Cách thực hiện
- Rửa sạch và loại bỏ các gai nhọn trên xương rồng, để ráo nước
- Nướng xương rồng trên bếp than hoặc bếp lửa
- Sau khi nhánh xương rồng hơi săn lại thì tắt bếp và để nguội bớt
- Đắp trực tiếp xương rồng lên khu vực có đĩa đệm bị tổn thương
- Sau khi xương rồng nguội, người bệnh cần nướng và đắp dược liệu lên vùng da bệnh thêm một lần nữa
- Mỗi lần đắp từ 20 đến 30 phút, đắp từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.
4. Cách giảm viêm và đau nhức do tổn thương đĩa đệm bằng xương rồng bẹ và ngải cứu
Tác dụng:
- Giảm viêm, sưng và đau nhức xương khớp
- Giảm co cứng, cải thiện độ linh hoạt cho xương khớp
- Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.
Nguyên liệu:
- Từ 2 đến 3 nhánh xương rồng bẹ
- Một nắm lá ngải cứu tươi
- Một nắm dây tơ hồng
- Một nắm cúc tần.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và loại bỏ các gai nhọn trên xương rồng
- Cho các nhánh xương rồng vào cối và thực hiện giã nhuyễn
- Rửa sạch và để ráo ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng
- Cho tất cả các nguyên liệu vào chảo và thực hiện sao vàng
- Đựng nguyên liệu trong túi vải sạch
- Điều chỉnh nhiệt độ túi chườm và đắp lên khu vực đang bị đau nhức
- Sau khi túi chườm nguội, mang các dược liệu sao lại và chườm thêm một lần nữa
- Thực hiện từ 1 đến 2 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút để cải thiện tình trạng.
5. Sử dụng xương rồng tai nhỏ
Tác dụng:
- Kích thích quá trình lưu thông máu
- Cải thiện tình trạng sưng viêm và giảm đau
- Đẩy nhanh tiến độ chữa lành tổn thương xương và đĩa đệm thoát vị
- Điều trị thoát vị đĩa đệm nhẹ.
Nguyên liệu:
- 100 gram xương rồng tai thỏ
- 10 gram muối hạt
- 1 quả chanh tươi
- 10ml rượu
- 2 – 3 lát gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Bổ đôi quả chanh và vắt lấy nước cốt
- Hòa tan muối và nước cốt chanh trong 500ml nước
- Rửa sạch xương rồng tai thỏ, sau đó loại bỏ hết gai và thái mỏng
- Ngâm xương rồng trong hỗn hợp nước muỗi pha loãng và nước cốt chanh
- Sau 2 giờ, vớt xương rồng ra ngoài, để ráo nước
- Cho xương rồng vào cối và giã nhuyễn
- Giã nát gừng, trộn với rượu trắng và cho vào xương rồng
- Tiếp tục trộn đều và giã nhuyễn cho đến khi tạo thành một hỗn hợp hơi sệt
- Cho hỗn hợp này vào chảo và mang đi sao vàng
- Bọc hỗn hợp xương rồng, rượu và gừng bằng khăn sạch, sau đó chường trực tiếp lên những khu vực đang bị đau mỏi
- Nếu hỗn hợp nguội, bạn cần sao lại và chườm thêm một lần nữa
- Thực hiện từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Nên kiên trì sử dụng xương rồng tai thỏ trong 2 tuần để cải thiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
6. Cách kết hợp xương rồng tai thỏ và cá lóc
Tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
- Giảm co cứng và giảm cảm giác đau nhức xương khớp
- Tăng cường sức mạnh cơ
- Góp phần ổn định cấu trúc xương khớp.
Nguyên liệu:
- Từ 2 đến 3 nhánh xương rồng tai thỏ
- 200 đến 250 gram cá lóc
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Dùng dao loại bỏ hết số gai nhọn trên bề mặt xương rồng
- Ngâm và rửa sạch xương rồng, sau đó thái thành từng lát mỏng (nên loại bớt mủ bằng cách ngâm xương rồng trong nước muối loãng khoảng 10 phút)
- Sơ chế cá lóc, loại bỏ ruột và rửa sạch
- Cắt cá lóc thành từng khúc vừa ăn và để ráo nước
- Ướp cá với một ít gia vị (hành tím, hành lá, tỏi băm, nước muối, đường, tiêu, bột ngọt) trong 10 phút
- Cho một ít dầu ăn vào chảo, thêm cá và đảo đều tay
- Tiếp tục cho xương rồng và đảo đều
- Thêm một lượng nước vừa đủ để ôm cá lóc
- Đến khi cá săn lại thì thêm một ít nước, đợi nước sôi và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
- Đậy kín nắp và đun thêm 10 phút
- Tắt bếp, cho thức ăn ra ngoài đĩa và ăn ngay khi còn ấm nóng, có thể ăn với cơm trắng
- Thực hiện từ 1 đến 2 lần mỗi tuần để cải thiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
7. Xương rồng gai và rượu gừng
Tác dụng:
- Cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm từ nhẹ đến trung bình
- Chống khuẩn, kháng viêm và cải thiện cảm giác đau nhức khó chịu
- Giảm sưng và kích thích quá trình lưu thông máu
- Thư giãn các mô mềm đang bị ảnh hưởng bởi đĩa đệm thoát vị.
Nguyên liệu:
- 4 nhánh xương rồng
- 1 lít rượu trắng
- 3 củ gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và loại bỏ các gai nhọn trên xương rồng
- Thái xương rồng thành những miếng mỏng và nhỏ
- Mang gừng rửa sạch và thái thành từng lát mỏng (không bỏ vỏ)
- Cho xương rồng và gừng vào một bình thủy tinh có nắp đậy
- Đổ thêm rượu và đậy kín nắp
- Bảo quản bình rượu trong 10 ngày thì có thể mang ra sử dụng
- Khi cần, lấy một ít rượu thuốc thoa lên khu vực bị tổn thương
- Dùng tay massage để nâng cao hiệu quả điều trị
- Xoa bóp với rượu thuốc mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút
- Người bệnh kiên trì điều trị thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng gai và rượu gừng trong 2 tuần sẽ nhận thấy các triệu chứng cải thiện đáng kể.
8. Sử dụng xương rồng, chanh và muối
Tác dụng:
- Cải thiện tình trạng viêm và sưng ở khu vực có đĩa đệm bị tổn thương
- Giảm đau và loại bỏ cảm giác khó chịu ở lưng
- Tan máu bầm
- Giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến lưng
- Kháng khuẩn và chống viêm.
Nguyên liệu:
- 4 nhánh xương rồng
- 3 quả chanh
- 100 gram muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và loại bỏ toàn bộ phần gai trên nhánh xương rồng
- Hòa tan muối trong 800ml nước
- Bổ đôi quả chanh và vắt lấy nước cốt
- Thêm nước cốt chanh vào nước muối pha loãng, khuấy đều
- Ngâm hết lượng xương rồng đã sơ chế vào hỗn hợp nước cốt chanh và muối
- Sau 10 phút, vớt xương rồng ra ngoài và thực hiện sao vàng dược liệu cho đến khi nóng
- Đợi xương rồng nguội bớt và chườm trực tiếp lên khu vực bị tổn thương
- Người bệnh nên sử dụng xương rồng, chanh và muối 2 lần mỗi ngày, mỗi lần thực hiện 20 phút để cải thiện tình trạng.
Lưu ý khi sử dụng xương rồng trị thoát vị đĩa đệm
Xương rồng có khả năng giảm đau và cải thiện nhiều triệu chứng khó chịu khác của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên trong dược liệu có độc. Vì thế người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để nâng cao hiệu quả chữa bệnh và đảm bảo tính an toàn.
- Những người không có kinh nghiệm không nên dùng xương rồng trị thoát vị đĩa đệm.
- Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
- Nên thực hiện các bài thuốc theo đúng hướng dẫn để tránh gây ngộ độc trong quá trình điều trị.
- Tuyệt đối không được để nhựa xương rồng bắn vào mắt vì trong nhựa có độc tố.
- Cần ngâm xương rồng với nước muối pha loãng trước khi thực hiện những bước tiếp theo. Điều này có thể giúp bạn loại bỏ bớt phần mủ của xương rồng.
- Cần đảm bảo gai xương rồng đã được loại bỏ hoàn toàn để tránh gây tổn thương mô mềm khi chườm nóng.
- Những cách dùng xương rồng giảm đau và trị thoát vị đĩa đệm không được khuyến khích dùng cho những người bị dị ứng với nhựa xương rồng hoặc bất cứ thành phần nào có trong bài thuốc.
- Những cách chữa bệnh bằng dược liệu thường mang đến hiệu quả điều trị chậm. Vì thế người bệnh cần kiên trì áp dụng ít nhất 2 tuần.
- Nếu các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm sau 2 đến 3 tuần điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn một phương pháp điều trị thích hợp hơn.
- Cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng chỉ phù hợp cho những trường hợp nhẹ và trung bình, không phù hợp với trường hợp nặng. Vì thế những người bị đau nhức nghiêm trọng cần đến bệnh viện để được kiểm tra và sử dụng các phương pháp chuyên sâu hơn.
- Có thể sử dụng thuốc kết hợp với những biện pháp chườm nóng giảm đau bằng xương rồng.
- Cần đến bệnh viện ngay khi có biểu hiện bất thường trong thời gian điều trị.
- Trong thời gian dùng xương rồng trị thoát vị đĩa đệm và giảm đau, người bệnh cần thường xuyên tái khám để theo dõi tiến độ phục hồi. Đồng thời sớm phát hiện bất thường để kịp thời xử lý.
- Để nâng cao hiệu quả chữa trị của các phương pháp, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, ăn nhiều rau và trái cây. Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá và ăn các loại thực phẩm gây viêm. Đồng thời tránh làm việc gắng sức hoặc thực hiện các động tác tăng áp lực lên cột sống. Nên duy trì thói quen tập thể dục, có thời nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
Trên đây là công dụng, các lưu ý và 8 cách sử dụng cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệm, giảm đau. Hy vọng qua những thông tin này người bệnh có thể hiểu và lựa chọn một phương pháp điều trị thích hợp. Từ đó giúp giảm đau, viêm và cải thiện nhiều triệu chứng khó chịu khác của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!