5 Mẹo Dùng Cây Xấu Hổ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Mau Khỏi
Người bệnh có thể áp dụng các cách dùng cây xấu hổ chữa thoát vị đĩa đệm để cải thiện tình trạng. Cách này có tác dụng giảm đau, giảm sưng, viêm, cứng khớp và tăng khả năng vận động ở vùng cột sống tổn thương. Ngoài ra dùng cây xấu hổ còn giúp người bệnh giảm cảm giác tê bì và chống oxy hóa.
Công dụng chữa thoát vị đĩa đệm của cây xấu hổ
Cây xấu hổ (Mimosa pudica L) còn được gọi là cây trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo. Đây là một loại thuốc nam quý thuộc họ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae). Trong Y học cổ truyền, toàn cây xấu hổ được sử dụng để làm thuốc. Loại thảo dược này có tính hơi hàn, vị ngọt, se, có ít độc và quy vào kinh phế.
Cây xấu hổ có tác dụng an thần, hạ nhiệt, giảm đau nhức cơ thể, đau xương khớp do thoát vị đĩa đệm, tiêu viêm, lợi tiểu và chống thấp khớp. Bên cạnh đó nước sắc cây xấu hổ còn có tác dụng cải thiện chức năng xương khớp, chống ho và long đờm.
Khi dùng phối hợp, các bài thuốc từ cây xấu hổ có tác dụng điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh, phong thấp tê bại, huyết áp cao, viêm gan, viêm ruột non, viêm phế quản. Dùng ngoài có tác dụng giảm đau, trị chấn thương, viêm da mủ…
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, toàn xây xấu hổ chứa ancaloid, flavonosid và crosetin. Đây đều là những thành phần chống viêm và giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Hơn thế flavonosid còn có tác dụng ổn định các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, điều trị các bệnh viêm nhiễm, làm bền thành mạch, tăng lưu lượng máu, chống lão hóa, ngăn tổn thương do gốc tự do và giảm cholesterol trong máu.
Một số tác dụng khác từ cây xấu hổ:
- Làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp
- Góp phần ổn định chức năng của cột sống và mô mềm
- Các hoạt chất trong cây xấu hổ có tác dụng chống lo âu (hiệu quả tương tự như Diazepam), điều trị trầm cảm. Đồng thời hạn chế lo âu, căng thẳng làm tăng mức độ đau nhức của bệnh thoát vị đĩa đệm
- Dịch tiết từ lá cây xấu hổ có tác dụng chống co giật do Pentylentetrazol và Strychnin
- Hoạt chất Minosa trong rễ khô giúp chống lại nọc độc của rắn độc
- Kích thích tuần hoàn máu và tăng khả năng chữa lành tổn thương
- Phòng ngừa đau nhức làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Chính vì những lợi ích nêu trên, người bệnh có thể dùng Cây xấu hổ chữa thoát vị đĩa đệm và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần thực hiện đúng cách và kiên trì để đạt hiệu quả tối ưu.
Cách dùng cây xấu hổ chữa thoát vị đĩa đệm
Các cách dùng cây xấu hổ chữa thoát vị đĩa đệm khá đơn giản, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.
1. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng rễ cây xấu hổ khô
Rễ cây xấu hổ có tác dụng điều trị đau nhức, giảm sưng, viêm và tăng cường chức năng xương khớp. Ngoài ra, thường xuyên dùng câu xấu hổ khô còn giúp người bệnh ổn định chức năng của cột sống và mô mềm.
Hướng dẫn cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng rễ cây xấu hổ khô:
Nguyên liệu:
- Rễ cây xấu hổ.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ đất cát, rửa sạch và thái nhỏ rễ cây trinh nữ
- Phơi khô nguyên liệu và mang sao vàng. Bảo quản trong bình kín
- Mỗi ngày lấy 20 – 30 gram rễ cây xấu hổ khô sắc lấy nước uống
- Uống mỗi ngày 1 lần. Người bệnh kiên trì áp dụng cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Xem Thêm: Gợi ý 5 cách dùng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm cực hay
2. Cách dùng rễ cây xấu hổ và rượu trắng chữa thoát vị đĩa đệm
Để sớm cải thiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể phơi khô rễ cây xấu hổ, tẩm với rượu trắng và sắc uống. Cách này có tác dụng giảm viêm, xoa dịu cảm giác đau nhức, ổn định sức khỏe và chức năng xương khớp. Ngoài ra thường xuyên kết hợp cây xấu hổ với rượu còn giúp người bệnh giảm sưng và sớm khắc phục những tổn thương ở cột sống.
Hướng dẫn cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng rễ cây xấu hổ và rượu trắng:
Nguyên liệu:
- 120 gram rễ cây trinh nữ
- 15 – 20ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ đất cát, rửa sạch và thái nhỏ rễ cây trinh nữ
- Phơi héo nguyên liệu, rang lên
- Tẩm nguyên liệu với rượu trắng, rang lại đến khi khô
- Cho rễ cây trinh nữ vào ấm, thêm 3 chén nước lọc (khoảng 600ml)
- Sắc thuốc còn 1 chén
- Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần. Kiên trì cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Ngoài ra người bệnh có thể nấu rễ cây xấu hổ thành cao lỏng. Sau đó pha dược liệu với rượu để dùng dần.
3. Cách trị thoát vị đĩa đệm bằng rễ xấu hổ, rễ cúc tần, rễ bưởi bung
Để tăng hiệu quả giảm đau và điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể sử dụng rễ cây xấu hổ kết hợp với rễ cúc tần, bưởi bung, rễ đinh lăng và cam thảo. Cách này có tác dụng giảm đau lưng, đau nhức xương khớp, cải thiện viêm, cứng khớp, giảm sưng và tăng sự linh hoạt cho xương cột sống.
Ngoài ra việc kết hợp rễ cây xấu hổ với các vị thuốc khác còn giúp người bệnh bồi bổ cơ thể, cải thiện chức năng xương khớp, tăng độ bền, độ dẻo dai và góp phần chữa lành tổn thương. Nguyên liệu và cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu:
- 20 gram rễ cây xấu hổ
- 20 gram rễ cúc tần
- 20 gram rễ cây bưởi bung
- 10 gram rễ cam thảo dây
- 10 gram rễ đinh lăng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc
- Sắc thuốc với 1 lít nước. Lọc lấy nước thuốc uống trong ngày
- Mỗi ngày uống 1 thang. Kiên trì 20 ngày để các triệu chứng thuyên giảm.
Ngoài ra người bệnh có thể phơi héo và ngâm các vị thuốc với rượu trắng. Uống 40ml rượu thuốc mỗi ngày.
Tham Khảo: Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Lá Lốt – Mẹo Hay Dân Gian
4. Cách kết hợp rễ cây xấu hổ và tầm phỏng chữa thoát vị đĩa đệm
Cách kết hợp rễ cây xấu hổ với tầm phỏng có thể giúp người bệnh cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm, bao gồm: Đau nhức, viêm, sưng, cứng khớp, khó vận động… Ngoài ra thường xuyên sử dụng bài thuốc này còn giúp người bệnh bồi bổ và cải thiện sức khỏe xương khớp.
Hướng dẫn cách kết hợp rễ cây xấu hổ với tầm phỏng chữa thoát vị đĩa đệm:
Nguyên liệu:
- 20 gram rễ cây xấu hổ
- 20 gram tầm phỏng (cả cây xoan leo)
- 10 gram củ sả
- 15 gram rễ cỏ xước.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, để ráo và sao vàng các vị thuốc
- Sắc thuốc
- Lọc lấy nước và uống hết trong ngày
- Sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc, liên tục 20 ngày)
5. Cách dùng lá cây xấu hổ chữa thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh các bài thuốc sắc, người bệnh có thể nấu lá cây xấu hổ để xông và tắm mỗi ngày. Biện pháp này giúp người bệnh thư giãn, cải thiện tâm trạng, dễ ngủ. Đồng thời giảm đau nhức và tê mỏi khó chịu.
Ngoài ra xông và tắm với thảo dược còn có tác dụng kích thích lưu thông máu, thư giãn khớp xương và mô mềm. Điều này giúp tăng khả năng chữa lành tổn thương, nâng cao độ dẻo dai và sự linh hoạt của người bệnh.
Nguyên liệu:
- 50 gram lá cây xấu hổ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá cây xấu hổ
- Đun sôi thảo dược với 2 lít nước trong 10 phút
- Đậy kín nắp và hãm thêm 10 phút
- Dùng mềm hoặc miếng vải to trùm kín người và nồi nước xông
- Tiến hành xông trong 15 phút
- Tiếp tục dùng nước thảo dược hòa với nước tắm
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần
- Sau 10 ngày kiên trì, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ.
Lưu ý:
- Giữ khoảng cách thích hợp với nồi nước xông để tránh gây bỏng da.
Đừng Bỏ Lỡ: Dùng rau dền gai chữa thoát vị đĩa đệm: Cách hay cực hiệu quả
Lưu ý khi dùng cây xấu hổ chữa thoát vị đĩa đệm
Cách dùng cây xấu hổ chữa thoát vị đĩa đệm tương đối an toàn, dùng được cho nhiều nhóm đối tượng. Tuy nhiên thảo dược có tác dụng gây tê và gây mê liều cao. Phụ nữ đang mang thai, người có thể hàn lạnh hoặc có cơ thể suy nhược không được dùng.
Ngoài ra để đảm bảo an toàn, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe, bệnh lý và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thảo dược
Một số lưu ý khác:
- Không lạm dụng các bài thuốc từ cây xấu hổ. Vì điều này có thể gây tác dụng phụ và tăng nguy cơ tích độc.
- Không được dùng cây xấu hổ kết hợp với cây Mimosa.
- Người bệnh nên dùng cây xấu hổ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đúng cách để sớm đạt hiệu quả tối ưu. Không tự ý tăng liều dùng hoặc thay đổi cách sử dụng để phòng ngừa rủi ro.
- Cây xấu hổ mang đến hiệu quả chậm. Tuy nhiên người bệnh nên kiên trì, không dùng ngắt quãng để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
- Không tắm với nước lá xấu hổ khi có vết thương hở hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng da.
- Ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường trong thời gian dùng cây xấu hổ (đau bụng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, dị ứng, ngứa da, buồn nôn…)
- Cân nhắc thay đổi phương pháp điều trị nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau 20 ngày sử dụng cây xấu hổ.
- Không tự ý sử dụng kết hợp cây xấu hổ với thuốc tây hoặc các phương pháp điều trị khác. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ tương tác thuốc và ngộ độc.
- Chỉ nên dùng cây xấu hổ điều trị thoát vị đĩa đệm cho trường hợp nhẹ, không có biến chứng. Những trường hợp nặng cần áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Để tăng hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên dùng cây xấu hổ kết hợp xoa bóp, châm cứu, vật lý trị liệu… Ngoài ra bệnh nhân nên duy trì thói quen vận động, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và tránh làm việc nặng để hỗ trợ chữa bệnh và hạn chế tái phát các triệu chứng.
Trên đây là thông tin cơ bản về cách sử dụng cây xấu hổ chữa thoát vị đĩa đệm, giúp giảm đau nhanh. Tuy nhiên trước khi áp dụng, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe và tham vấn y khoa. Ngoài ra người bệnh cần kiên trì và áp dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và sớm đạt hiệu quả điều trị.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!