7 Cây Thuốc Nam Trị Bong Gân Hiệu Quả Ở Quanh Nhà

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Cây thuốc bỏng, nhựa cây si, cây lá náng… là những cây thuốc nam trị bong gân hiệu quả. Hầu hết những loại thảo dược này có tính mát và chứa những hoạt chất có khả năng giảm sưng, thông huyết tán ứ. Ngoài ra việc sử dụng còn giúp xoa dịu cảm giác đau đớn, hỗ trợ phục hồi dây chằng tổn thương.

Cây thuốc nam trị bong gân
Hướng dẫn cách sử dụng 7 cây thuốc nam trị bong gân hiệu quả và các lưu ý an toàn

Nên dùng cây thuốc nam trị bong gân không?

Bong gân là một chấn thương thường gặp, xảy ra khi có lực tác động mạnh vào khớp khiến nó bị đẩy khỏi vị trí tự nhiên. Điều này khiến dây chằng quanh khớp căng giãn quá mức, rách một phần hoặc rách hoàn toàn.

Sau khi dây chằng bị thương, người bệnh có cảm giác đau đớn đột ngột tại khớp ảnh hưởng. Đau có thể từ trung bình đến nặng, kèm theo tình trạng phù nề và bầm tím quanh khu vực bị thương. Bệnh nhân bị bong gân cần nghỉ ngơi (giảm áp lực lên khớp) và chườm lạnh ngay lập tức để giảm sưng và đau. Sau khi sưng giảm, có thể dùng cây thuốc nam trị bong gân.

Trong điều trị bong gân, hầu hết những cây thuốc nam được sử dụng có tác dụng thông tán huyết ứ, giảm bầm tím và sưng ở khớp bị thương. Ngoài ra các hoạt chất bên trong cây thuốc còn có khả năng kháng viêm, giảm đau nhức và tăng khả năng chữa lành dây chằng tổn thương. Từ đó rút ngắn thời gian điều trị, phục hồi chức năng vận động.

Tuy nhiên các cây thuốc nam trị bong gân chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, dây chằng tổn thương không rách/ đứt, triệu chứng không quá nghiêm trọng. Những trường hợp nặng cần di chuyển đến bệnh viện, khám và nhận tư vấn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

7 cây thuốc nam trị bong gân hiệu quả

Để điều trị bong gân hiệu quả, người bệnh cần lựa chọn cây thuốc nam phù hợp. Nên ưu tiên lựa chọn những cây thuốc có tính mát, có khả năng thông huyết tán ứ, giảm sưng và đau.

Dưới đây là những cây thuốc nam trị bong gân hiệu quả và cách thực hiện đơn giản tại nhà:

1. Cách chữa bong gân bằng cây Lá náng hoa trắng

Cây lá náng hoa trắng là một trong những cây thuốc nam quý, thường được sử dụng để làm thuốc trị bong gân, trật khớp (sai khớp) và nhiều bệnh xương khớp khác. Theo Đông y, loại thảo dược này có tính mát, vị cay, có tác dụng giảm sưng, trị đau nhức xương khớp, đau do bong gân hay trật khớp.

Ngoài ra dùng cây lá náng hoa trắng đắp ngoài da còn giúp thông tán huyết ứ, làm tan vết bầm tím, giảm cảm giác co thắt. Đồng thời cải thiện vận động và tăng khả năng chữa lành dây chằng tổn thương.

Loại thảo dược này phù hợp với những người bị bong gân nhẹ do va chạm mạnh, tụ máu sưng đau gây cảm giác tê buốt.

Cách chữa bong gân bằng cây lá náng hoa trắng
Cách chữa bong gân bằng cây Lá náng hoa trắng giúp giảm sưng đau, thông tán huyết ứ

Nguyên liệu:

  • 2 – 4 lá náng tươi
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá náng, để ráo nước
  • Giã nhỏ lá náng, thêm một ít rượu trộn đều
  • Mang xào lá náng cho đến khi nóng. Dùng đắp vào chỗ sưng đau do bong gân
  • Thay lá thuốc 2 – 3 lần trong ngày. Kiên trì áp dụng cho đến khi các triệu chứng được khắc phục hoàn toàn.

2. Cách dùng lá cây Thuốc bỏng chữa bong gân

Cây thuốc bỏng (Diệp sinh căn) là một trong những cây thuốc nam trị bong gân hiệu quả. Theo Y học hiện đại, lá cây thuốc bỏng chứa glucosid flavonoic, acid malic, isocitric, fumaric, pyruvic, oxalacetic, lactic… Đây đều là những hoạt chất có khả năng hỗ trợ chữa lành tổn thương, cầm máu, kháng khuẩn và giảm viêm.

Theo Y học cổ truyền, loại thảo dược này có tính mát, vị hơi chua, nhạt và chát, có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, giải độc tiêu thũng, bạt độc sinh cơ. Vì thế lá cây thuốc bỏng thường được dùng đắp lên vết thương chữa sưng đau, tụ máu. Ngoài ra loại thảo dược này còn được dùng để chữa bỏng, sai khớp, chấn thương, gãy xương.

Hướng dẫn cách dùng lá cây thuốc bỏng chữa bong gân:

Nguyên liệu:

  • 10 lá cây thuốc bỏng tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cây lá bỏng và giã nhỏ
  • Thêm 250ml nước sôi vào thảo dược, khuấy đều
  • Để nước thuốc nguội bớt, chia thành 2 lần uống
  • Uống hết cả nước lẫn bả thuốc, mỗi ngày dùng 1 thang. Sau 5 – 10 ngày có thể đi lại và vận động nhẹ nhàng.

Lưu ý:

  • Thận trọng khi dùng cho người tạng hàn hay đại tiện lỏng.
Cách dùng lá cây thuốc bỏng chữa bong gân
Cách dùng lá cây Thuốc bỏng chữa bầm tím, đau nhức và khó vận động do bong gân

3. Cách dùng nhựa cây si trị sưng đau do bong gân

Nếu muốn tìm một cây thuốc nam trị bong gân, người bệnh có thể dùng nhựa từ cây si. Cây si là một cây thân gỗ, sống lâu năm. Cây có lá, rễ phụ và phần nhựa cây chích ở toàn thân được dùng để làm thuốc.

Theo Y học cổ truyền, nhựa cây si (nhựa Dung thụ) có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, thông kinh kinh hoạt lạc. Chính vì thế nó thường được dùng trong điều trị tụ máu, sưng đau do bong gân, chấn thương, sai khớp và gãy xương.

Nguyên liệu:

  • 50ml nhựa cây si
  • 150ml rượu trắng 40 độ.

Cách thực hiện:

  • Hòa nhựa cây si vào rượu, khuấy đều cho đến khi tan hết
  • Chia thành 3 lần uống. Dùng trong hoặc sau khi ăn xong
  • Người lớn uống mỗi ngày 1 liều nêu trên. Trẻ em 15 tuổi uống mỗi ngày 1/2 liều nêu trên.

4. Cách trị bong gân bằng lá Quýt rừng (tầm xoọng)

Quýt rừng (tầm xoọng) thuộc họ Cam – Rutaceae. Đây là một cây thuốc nam trị bong gân lành tính và mang đến hiệu quả cao. Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, toàn cây quýt rừng có tinh dầu, dùng nước sắc giúp chống co thắt cơ trơn, ức chế sự co bóp do acetylcholin và histamine gây ra.

Theo Y học cổ truyền, cây quýt rừng có mùi thơm tính mát hơi ấm, vị đắng. Loại thảo dược này có tác dụng lý khí chỉ thống, hóa đàm chỉ khái, khư phong giải thử, giảm sưng đau.

Chính vì thế quýt rừng thường được sử dụng trong điều trị đau và tụ máu do bong gân đầu gối/ bong gân cổ chân, trật khớp, chấn thương, đau lưng, đau đầu gối, viêm khớp xương do phong thấp, đau dạ dày đau đầu.

Nguyên liệu:

  • 40 gram lá quýt rừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa sạch lá quýt rừng trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút
  • Vớt lá và rửa lại với nước sạch. Sau đó mang giã nhỏ
  • Cho lá quýt rừng vào bát, thêm 250ml nước chín nguội, khuấy đều tay
  • Lọc lấy nước uống. Uống hết một lần
  • Mỗi ngày dùng 1 thang. Kiên trì trong 5 ngày sẽ nhận thấy bong gân thuyên giảm đáng kể.
Cách trị bong gân bằng lá quýt rừng (tầm xoọng)
Dùng lá Quýt rừng (tầm xoọng) giúp điều trị sưng đau và tụ máu do bong gân, chấn thương va đập

5. Cách sử dụng lá và quả cây Ngái trị bong gân

Đây là một cây thuốc nam điều trị bong gân được sử dụng phổ biến. Cây thuốc này chứa các thành phần hóa học gồm steroid, glutinol, taraxerol, oleanolicacid, Lupeylacetate,friedlin, epifriedelinol và hợp chất béo.

Nhờ đó việc sử dụng cây ngái có thể giúp kháng viêm trong khớp, giảm sưng đau do chấn thương và bong gân. Đồng thời hỗ trợ chữa lành gân tổn thương. Bên cạnh đó các hoạt chất trong cây ngái còn giúp kháng khuẩn hiệu quả.

Theo Y học cổ truyền, lá có tính mát, vị đắng và sáp; rễ có tính mát, vị hơi đắng, sáp. Loại thảo dược này có tác dụng trừ thấp, thanh nhiệt, tiêu tích hóa đàm. Trong điều trị bong gân, chấn thương và trật khớp, cây ngái còn có tác dụng giảm sưng, nóng đỏ, tụ máu và đau hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • Dùng một lượng vừa đủ lá quả cây ngái tươi
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá quả cây ngái tươi. Để ráo nước và giã nhỏ
  • Cho vào thảo dược một ít rượu trắng, trộn đều
  • Sao chín hỗn hợp. Đựng hỗn hợp trong vải xô, buộc chặt miệng và chườm lên vị trí đau nhức
  • Khi thảo dược nguội hẳn, sao lại và chườm thêm một lần nữa
  • Chườm đi chườm lại 3 lần/ ngày
  • Sau cùng lấy bã thuốc còn nóng dàn mỏng vào chỗ sưng đau. Cố định bằng băng gạc
  • Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Lưu ý:

  • Cần nhanh tay khi chườm để tránh gây bỏng da.

6. Cách chữa bong gân bằng cây cỏ Lào

Cây cỏ lào còn được gọi là cây Yến bạch, cây Cộng sản… tên khoa học Chromolaena odorata (L.) King et Robinson (Eupatorium odoratum L.), thuộc họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae). Đây là một cây thuốc nam trị bong gân hiệu quả, có thể tìm thấy quanh nhà.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cây cỏ lào chứa kalium, phosphor, tinh dầu, alcaloid, tanin, đạm. Nhờ đó, loại thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau nhức.

Theo Y học cổ truyền, cây cỏ lào có tính ấm, vị hơi cay, có tác dụng cầm máu, sát trùng, chống viêm. Dùng nước sắc giúp sát khuẩn. Chườm nóng bên ngoài giúp giảm chấn thương huyết ứ, nóng đỏ đau, sưng, bầm tím do bong gân, trật khớp và một số dạng chấn thương khác.

Cách chữa bong gân bằng cây cỏ Lào
Cách chữa bong gân bằng cây cỏ Lào giúp tán huyết ứ, giảm nóng đỏ, sưng đau và bầm tím

Nguyên liệu:

  • Ngọn non và lá cây cỏ lào với liều lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cây cỏ lào. Để ráo nước và giã nhỏ
  • Sao chín thảo dược, đựng trong vải xô (gạc) buộc chặt miệng
  • Dùng túi vải chườm lên vị trí sưng đau
  • Khi thảo dược nguội hẳn, sao lại và chườm thêm một lần nữa. Chườm đi chườm lại 2 – 3 lần/ ngày
  • Sau cùng lấy bã thuốc còn nóng dàn mỏng vào chỗ sưng đau. Băng cố định cho chặt
  • Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

7. Cách kết hợp Dung thụ diệp, Ngải cứu và Lá lốt trị bong gân

Cả dung thụ diệp (lá Si), ngải cứu và lá lốt đều là cây thuốc nam trị bong gân hiệu quả. Theo Đông y, ngải cứu có tính ấm, vị hơi đắng, có tác dụng thông huyết tán ứ, giảm sưng đau do chấn thương, trị đau nhức xương khớp.

Lá lốt có tính ấm, chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, giảm sưng đau hiệu quả. Ngoài ra chườm đắp với lá lốt còn giúp tán huyết ứ, cải thiện vận động và hỗ trợ chữa lành dây chằng tổn thương.

Lá si kết hợp với ngải cứu và lá lốt giúp xoa dịu cảm giác đau nhức, trị sưng đau. Đồng thời cải thiện khả năng vận động và giảm nguy cơ tái diễn chấn thương trong tương lai.

Nguyên liệu:

  • 50 gram dung thụ diệp (lá si) tươi
  • 25 gram ngải cứu tươi
  • 12 gram lá lốt tươi
  • Giấm thanh đủ dùng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá dung thụ diệp, ngải cứu và lá lốt. Để ráo nước và giã nhỏ
  • Trộn các loại thảo dược với giấm. Sao chín hỗn hợp
  • Đựng hỗn hợp trong vải xô hoặc túi chườm. Sau đó chườm lên khu vực bị thương
  • Khi nguội, tiếp tục sao lại và chườm thêm một lần nữa
  • Chườm đi chườm lại vài ba lần mỗi ngày
  • Khi thuốc còn nóng, hãy dàn mỏng vào chỗ sưng đau. Cố định bằng băng gạc
  • Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Cách kết hợp Dung thụ diệp, Ngải cứu và Lá lốt trị bong gân
Trị sưng đau, bầm tím, khó đi lại do bong gân bằng cách kết hợp Dung thụ diệp, Ngải cứu và Lá lốt

Lưu ý khi dùng cây thuốc nam trị bong gân

Những cây thuốc nam trị bong gân có độ lành tính cao. Chúng chứa các hoạt chất và sở hữu đặc tính có khả năng xoa dịu cơn đau, kháng viêm, giảm tụ máu và sưng nề. Tuy nhiên cách dùng thuốc nam chỉ phù hợp với bệnh nhân bị bong gân nhẹ, tổn thương dây chằng và các triệu chứng không quá nghiêm trọng.

Những trường hợp chấn thương nặng, dây chằng bị đứt hoặc rách một phần, người bệnh cần thăm khám và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số lưu ý khác:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng cây thuốc nam trị bong gân.
  • Xử lý bong gân đúng cách. Ngay khi chấn thương xảy ra, cần chườm lạnh mỗi 2 – 4 giờ/ lần, liên tục 48 giờ để cải thiện tình trạng. Không nên chườm nóng với các vị thuốc trong 48 giờ đầu.
  • Thận trọng với những bài thuốc chườm nóng để tránh gây bỏng da.
  • Cách cách chữa bong gân cần được thực hiện đúng cách, đúng liều. Không thêm hoặc bớt để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị.
  • Ngừng sử dụng nếu triệu chứng không giảm sau 2 ngày áp dụng cách dùng cây thuốc nam trị bong gân. Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị với các phương pháp thích hợp hơn.
  • Trong thời gian dùng cây thuốc nam trị bong gân, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, nâng cao chi tổn thương, không đi lại nhiều hay vận động để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
  • Kết hợp các cây thuốc nam với chế độ dinh dưỡng cho người bong gân. Cụ thể ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, protein, vitamin D, vitamin C chất chống oxy hóa, omage-3… Điều này giúp tăng tốc độ chữa lành dây chằng tổn thương, cải thiện sức khỏe xương khớp. Ngoài ra nên luyện tập nhẹ nhàng sau khi sưng đau giảm để phục hồi khả năng vận động và tăng tính dẻo dai.
Dùng cây thuốc nam kết hợp với chế độ dinh dưỡng cho người bong gân
Dùng cây thuốc nam kết hợp chế độ dinh dưỡng cho người bong gân để tăng tốc độ chữa lành dây chằng

Nhìn chung những cây thuốc nam trị bong gân khá lành tính, có khả năng ngăn tụ máu, giảm sưng đau và cải thiện vận động. Tuy nhiên người bệnh cần sử dụng cây thuốc đúng cách và đúng liều lượng. Những trường hợp không giảm sưng đau cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chữa trị, áp dụng các phương pháp thích hợp hơn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đứt Dây Chằng Chéo Trước Có Đi Được Không
Đứt dây chằng chéo trước là chấn thương phổ biến ở những người chơi thể thao, đặc biệt là ở vận động viên. Điều này khiến nhiều người thắc mắc, đứt dây chằng chéo trước có đi được không và ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Cổ Tay Có Cần Bó Bột Không
Trật khớp cổ tay có cần bó bột không phụ thuộc vào nguyên nhân gây chấn thương cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện ngay sau khi chấn ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Háng Ở Bệnh Viện Nào Tốt Nhất
Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108... có thể giúp trả lời thay khớp háng ở bệnh viện nào tốt nhất. Thay khớp háng mang đến hiệu quả ...
Xem chi tiết
Bong Gân Nên Chườm Gì
Bong gân nên chườm gì (chườm nóng hay chườm lạnh) là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Cả hai liệu pháp này đều mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên do hoạt động với hai nguyên ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Bàn Chân Bao Lâu Thì Đi Lại Được
Gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được, khi nào lành hẳn còn phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy. Bàn chân có cấu trúc phức tạp, giúp cân bằng trọng lượng cơ thể và ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua