10 Cây Thuốc Nam Chữa Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Hay

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên môn: Chấn thương, Đau dây thần kinh, Tràn dịch khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Rau má, lá lốt, ngải cứu, sâm ngọc linh… là những cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn hiệu quả. Đa phần những cây thuốc này đều chứa các hoạt chất có khả năng chống viêm và giảm đau, xoa dịu tình trạng co thắt. Tuy nhiên các cây thuốc cần được sử dụng đúng cách và kiên trì để đạt hiệu quả cao nhất.

Cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn
Các cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn hiệu quả gồm rau má, lá lốt, ngải cứu, sâm ngọc linh…

Đau dây thần kinh liên sườn là gì?

Đau dây thần kinh liên sườn là thuật ngữ chỉ tình trạng đau ở khu vực có tổn thương dây thần kinh liên sườn (một nhóm các dây thần kinh bắt nguồn từ đoạn tủy ngực D1-D12). Những dây thần kinh liên sườn dọc sắp bụng và khung xương sườn. Vì thế khi bị tổn thương, người bệnh sẽ bị đau lưng trên, đau nhiều và khó kiểm soát, lan tỏa vào thân trên và thành ngực. Ngoài ra đau thường kèm theo cảm giác ngứa ran, tê bì, giảm khả năng cử động/ vận động.

Bệnh xảy ra khi có yếu tố kích thích hoặc làm tổn thương dây thần kinh liên sườn. Thường gặp ở những người bị chấn thương, va đập vào khung xương sườn, mắc bệnh zona hoặc nhiễm trùng herpes, vừa trải qua phẫu thuật cắt lồng ngực…

Để giảm nhẹ triệu chứng do đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh thường được hướng dẫn dùng thuốc kết hợp các biện pháp chăm sóc. Hoặc can thiệp ngoại khoa ở trường hợp nặng. Những trường hợp nhẹ có thể dùng các cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn để kiểm soát.

Các cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn

Một số cây thuốc nam có thể chữa đau dây thần kinh liên sườn và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh, cụ thể:

1. Hương nhu

Hương nhu là một cây thuốc nam quý. Elshotzidol, Cavacrol, Transbergamotene cùng một số hoạt chất khác trong loại thảo dược này có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, trấn thống và kháng khuẩn.

Theo Y học cổ truyền, hương nhu có vị đắng, cay, tính ôn, có khả năng quy vào kinh Phế và Vị. Nhờ đó cây thuốc nam này có tác dụng phát hãn, thanh khử, hành thủy, lợi thấp (theo Trung Dược Học); lợi niệu, kiện Vị, tán hàn, giải biểu (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Hương nhu thường được dùng trong điều trị hông sườn đau, tâm phiền, miệng hôi, lưỡi chảy máu, phù thũng, chảy máu cam không dứt, bệnh phong thủy, khí hủy, thủy thũng cùng nhiều chứng bệnh khác.

Trong điều trị đau dây thần kinh liên sườn, hương nhu được sử dụng như sau:

Chuẩn bị:

  • Hương nhu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và giã nát hương nhu
  • Ép lấy hai chén nước cốt hương nhu
  • Uống hết trong ngày. Dùng liên tục đến khi cơn đau khỏi hẳn.

Lưu ý:

  • Không có biểu hiện tà không nên dùng.
  • Uống nhiều bị hao khí.
  • Không uống nóng để tránh gây nôn mửa.
  • Người trúng nhiệt kiêng dùng.
  • Người đổ nhiều mồ hôi, biểu hư cấm dùng.
Hương nhu
Hương nhu có tác dụng điều trị hông sườn đau do tổn thương dây thần kinh liên sườn

2. Cây hẹ

Hẹ còn có tên gọi khác là cửu thái tử, cửu thái, khởi dương thảo. Đây là một cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn thường được sử dụng. Theo Y học cổ truyền, loại thảo dược này có vị cay đắng, có tác dụng giảm đau, chữa viêm, trị chảy máu cam, cổ họng khó nuốt.

Trong Y học hiện đại, hẹ chứa nhiều chất xơ, hợp chất sulfur, saponin, hoạt chất odorin và vitamin C. Nhờ đó việc sử dụng loại thảo dược này có thể giúp giảm đau, kháng viêm và nâng cao miễn dịch. Ngoài ra odorin là một kháng sinh mạnh. Chất này có thể giúp chống lại sự tác động của tụ cầu và nhiều loại vi khuẩn khác.

Hướng dẫn chữa đau dây thần kinh liên sườn từ cây hẹ:

Nguyên liệu:

  • 200 gram cây hẹ (lấy cả gốc và lá).

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cây hẹ, mang xay nhuyễn hoặc giã nát và vắt lấy nước cốt
  • Uống hết nước cốt trong một lần. Có thể pha cùng ít rượu để dễ uống hơn
  • Tiếp tục rửa sạch cây hẹ và để ráo
  • Sao vàng thảo dược cùng với một ít giấm
  • Đựng hỗn hợp trong túi chườm hoặc miếng vải mỏng sạch. Đặt lên vùng đang bị đau trong 45 phút
  • Chườm mỗi ngày 1 – 2 lần. Sau 2 – 4 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý:

  • Người bốc hỏa, âm suy không nên dùng hẹ.
  • Không dùng hẹ vào mùa nóng.
  • Kiêng kỵ với mật ong và thịt trâu.

3. Cây rau má

Nếu muốn tìm một cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh có thể sử dụng cây rau má mỗi ngày. Loại thảo dược này thuộc họ Hoa tán (danh pháp khoa học: Apiaceae), tên khoa học Centella asiatica (L.) Urb. Toàn cây rau má được dùng để làm thuốc, thường có tên là Tích tuyết thảo.

Trong cây rau má chứa hydrocotulin (alcaloid),centellosid và các glycosid asiaticosid. Những thành phần này có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo các mô liên kết, chữa lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra asiaticosid có khả năng làm tan màng sáp của vi khuẩn, giúp kháng khuẩn và tăng tốc độ chữa lành vết thương.

Theo Y học cổ truyền, rau má có tính hơi mát, vị đắng, ngọt. Thảo dược này có tác dụng tán ứ chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, lương huyết sinh tân. Dùng phối hợp có thể trị viêm, cầm máu và giảm đau.

Nguyên liệu:

  • Rau má (lượng vừa đủ)

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rau má, chia làm hai phần
  • Phần thứ nhất, mang xay nhuyễn với 1 lít nước
  • Lọc lấy nước cốt rau má. Uống hết trong ngày.
  • Phần thứ hai, sao thảo dược cùng với một ít rượu và muối hạt đến khi cạn nước, hỗn hợp đặc lại
  • Để nguội bớt. Sau đó đặt trực tiếp hỗn hợp lên khu vực đang bị đau trong 30 phút
  • Chườm mỗi ngày 2 lần. Thực hiện đều đặn sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm nhanh chóng.
Cây rau má
Cây rau má có tính mát, sử dụng giúp tán ứ chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, lương huyết sinh tân

4. Cỏ xước

Cỏ xước là một cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn thường được sử dụng. Loại thảo dược này có tính bình, vị đắng, chua. Sử dụng thảo dược giúp tiêu ứ, phá huyết. Sao khô giúp bổ can thận, mạnh gân xương, chữa sưng đau, phong thấp tê mỏi, điều trị đau xương, thoái hóa khớp xương.

Ngoài ra sử dụng kết hợp cỏ xước với các loại thảo dược khác còn giúp xoa dịu cơn đau do tổn thương dây thần kinh liên sườn. Đồng thời giảm tê bì, khó chịu và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Hướng dẫn chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng cây cỏ xước kết hợp với các vị thuốc khác:

Nguyên liệu:

  • 20 gram cỏ xước
  • 20 gram ý dĩ
  • 16 gram lá lốt
  • 16 gram đỗ trọng
  • 12 gram cẩu tích
  • 12 gram ngải cứu
  • 12 gram củ ráy khô
  • 12 gram tô mộc
  • 12 gram lá thông.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các thảo dược, cho vào ấm, rót thêm 1 lít nước lọc
  • Sắc thuốc đến khi nước nước cạn còn 600ml
  • Lọc lấy nước thuốc và chia thành 2 – 3 phần (không dùng bã)
  • Uống hết trong ngày. Hâm nóng trước khi dùng thuốc
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Kiên trì trong 10 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

5. Sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh nằm trong TOP 10 cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn tốt nhất. Thảo dược này thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), có tên khoa học Panax vietnamensis Ha et Grushv. Thông thường người ta sử dụng phần rễ củ và thân rễ để chữa bệnh.

Trong rễ củ và thân rễ chứa 32 hợp chất saponin triterpen, 17 acid béo, 7 hợp chất polyaceytylen, 17 axit amin với 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, 20 nguyên tố vi lượng (sắt, kali, selen…), glucid và tinh dầu. Ngoài ra thân rễ tươi còn có daucosterol.

Nhờ những thành phần hóa học nêu trên, sâm ngọc linh có tác dụng giảm đau, tăng sức đề kháng, cải thiện thị lực, giúp ăn ngon, ngủ ngon, tăng thị lực và cải thiện hoạt động trí tuệ. Đồng thời kháng viêm, điều hòa nhịp tim và duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Theo Đông y, sâm ngọc linh không độc, vị đắng, có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, giải độc và bảo vệ gan, điều hòa tim mạch và thần kinh trung ương, phục hồi sức lực bị suy giảm. Dưới đây là cách sử dụng sâm ngọc linh chữa đau dây thần kinh liên sườn:

Nguyên liệu:

  • 100 gram sâm ngọc linh
  • 1 lít mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch sâm ngọc linh, để ráo nước và thái thành lát mỏng,
  • Cho sâm ngọc linh vào một bình kín, rót thêm mật ong nguyên chất (lưu ý mật ong phải ngập hết sâm)
  • Đậy kín nắp và bảo quản ở nơi thoáng mát
  • Sau 1 tháng có thể dùng được. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ, chia thành 2 lần uống
  • Dùng đều đặn trong 10 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.
Sâm ngọc linh
Sâm ngọc linh giúp giảm đau, tăng sức đề kháng, cải thiện thị lực, bồi bổi cơ thể và nâng cao thể trạng

6. Lá lốt

Nếu bị đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh có thể dùng lá lốt để xoa dịu cơn đau. Đây là một loại cây thảo sống lâu, toàn cây được dùng để làm thuốc. Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, mùi thơm, vị cay, có tác dụng chỉ thống, hạ khí và ôn trung tán hàn.

Vì thế lá lốt thường được sử dụng để điều trị tay chân lạnh, phong hàn, tê bại, sình bụng, rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp, đau đầu, đau răng, lạnh thận và bàng quang, đau bụng tiêu chảy.

Ngoài ra các hoạt chất trong tinh dầu lá lốt giúp xoa dịu cơn đau do tổn thương dây thần kinh, kháng viêm và chống khuẩn. Chườm đắp giúp tăng lưu thông khí huyết, giảm đau và tê bì, cải thiện khả năng vận động.

Nguyên liệu:

  • Lá lốt
  • Muối trắng
  • Một ít rượu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, để ráo và chia làm hai phần
  • Phần thứ nhất (200 gram lá lốt), sắc cùng với 1 lít nước lọc
  • Đợi nước cạn còn 700ml thì lọc lấy nước uống
  • Chia nước sắc lá lốt thành nhiều lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
  • Phần thứ hai, giã nhuyễn hoặc cắt nhỏ lá lốt. Sao vàng cùng với một ít rượu và muối trắng
  • Để nguội bớt. Sau đó đặt trực tiếp hỗn hợp lên khu vực đang bị đau trong 30 phút
  • Chườm nóng với lá lốt 2 lần/ ngày.

7. Ngải cứu

Hãy sao nóng ngải cứu với muối nếu muốn sử dụng cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn. Cây thuốc nam này còn được gọi là thuốc cứu, ngải diệp, điềm ngải. Trong thành phần của ngải cứu chứa Folium Artenesiae Vulgaris, Phellandrene, Cadiene, Thujyl alcol. Các hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, cầm máu, giảm ho, hóa đờm, an thần.

Theo Đông y, ngải cứu có tính ấm, vị đắng và cay; quy vào kinh can, tỳ và thận. Loại thảo dược này có tác dụng trừ thấp, ôn trung, đuổi lạnh, cầm máu, an thai, chữa kinh nguyệt không đều… Chườm nóng giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, giảm co thắt và tê bì, cải thiện khả năng vận động.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá ngải cứu
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo nước
  • Cho ngải cứu và một ít muối vào chảo, sao nóng
  • Dùng túi vải hoặc khăn sạch bọc gọn hỗn hợp
  • Chườm lên vùng bị đau trong 30 phút. Thực hiện 2 lần mỗi ngày.
Ngải cứu
Chườm nóng với ngải cứu giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, cải thiện khả năng vận động, giảm co thắt và tê bì

8. Cây chìa vôi

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cây chìa vôi chứa vitamin C, glucid, protid, caroten, chất xơ… Những thành phần này có tác dụng giảm đau, chống viêm, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau thần kinh do tổn thương dây thần kinh liên sườn.

Ngoài ra một lượng saponin đã được tìm thấy trong cây chìa vôi. Đây là một hợp chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Do đó việc sử dụng có thể góp phần bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Theo Đông, chìa vôi có tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán kết, hành huyết. Loại thảo dược này thường được sử dụng trong điều trị trong điều trị các dạng đau đay thần kinh, đau nhức cơ xương khớp, chấn thương sưng nề, bong gân, phong thấp, thoát vị đĩa đệm

Cách sử dụng cây chìa vôi chữa đau nhức do tổn thương dây thần kinh liên sườn:

Nguyên liệu:

  • 20 gram dây chìa vôi
  • 20 gram lá lốt (thân và rễ)
  • 15 gram dây đau xương

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các cây thuốc nam, để ráo, cắt thành khúc nhỏ
  • Sao vàng và hạ thổ
  • Sắc thuốc với 1 lít nước lọc. Sau 20 phút, lọc lấy nước thuốc và chia thành 3 lần uống
  • Uống mỗi ngày 1 thang. Kiên trì cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

9. Thiên niên kiện

Để giảm đau do tổn thương dây thần kinh liên sườn, người bệnh có thể sử dụng thiên niên kiện. Cây thuốc nam này có vị đắng, cay, tính ấm, quy vào hai kinh gồm can và thận. Sử dụng giúp bồi bổ, khỏe gân và cốt, trừ phong thấp, giảm đau dây thần kinh, đau nhức xương.

Ngoài ra thiên niên kiện còn có tác dụng chữa bệnh thấp khớp, tê bại, chứng ứ bế phong, đau bụng kinh, các bệnh lý về da như dị ứng, nổi mẩn ngứa.

Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, các hoạt chất trong thiên niên kiện có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, giảm đau, giảm viêm và sưng. Đồng thời cải thiện sức khỏe xương khớp và tăng cường sức cơ. Nhờ đó thiên niên kiện được đánh giá là một trong những cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn tốt nhất.

Nguyên liệu:

  • Thiên niên kiện
  • Rượu trắng.

Nguyên liệu:

  • Rửa sạch thảo dược, để ráo nước
  • Giã dập thảo dược, đựng trong bình thủy tinh, rót ngập rượu
  • Đậy kín nắp, bảo quản nơi thoáng mát và khô ráo
  • Mỗi ngày lấy một ít rượu thuốc thoa đều khắp khu vực bị đau nhức. Xoa bóp nhẹ trong 5 phút
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ nhận thấy cơn đau giảm nhanh.
Thiên niên kiện
Cải thiện khả năng vận động, giảm đau do tổn thương dây thần kinh liên sườn bằng thiên niên kiện

10. Cây gối gạc

Cây gối hạc có tác dụng giảm đau lưng, đau vùng xương sườn do dây thần kinh liên sườn bị kích thích hay tổn thương. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng giảm viêm sưng, thông huyết, điều trị tê bì chân tay, tê thấp, đau nhức xương khớp, đau do chấn thương.

Để điều trị đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh có thể dùng độc vị hoặc kết hợp cây gối hạc với các loại thuốc nam khác (theo hướng dẫn của thầy thuốc) như rễ gấc, cỏ xước, dây đau xương…

Hướng dẫn các điều trị đau dây thần kinh liên sườn bằng cây gối hạc:

Nguyên liệu:

  • 40 gram rễ cây gối hạc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ cây gối hạc, để ráo nước và cắt thành các đoạn ngắn
  • Cho nguyên liệu vào nồi, thêm 800ml nước lọc
  • Đun sôi đến khi thu được 200ml nước thuốc
  • Lọc lấy nước thuốc, không dùng bã. Chia nước thuốc thành 2 phần và uống hết trong ngày. Lưu ý đun nóng trước khi sử dụng
  • Mỗi ngày uống một thang thuốc
  • Uống đều đặn trong 10 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý khi dùng cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn

Trước khi dùng cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng, đánh giá tình trạng và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng cây thuốc nam chữa bệnh. Đồng thời cần sử dụng cây thuốc đúng cách và đúng liều lượng (theo chỉ dẫn của thầy thuốc). Điều này giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Các cây thuốc nam có thể tác động tích cực đến căn nguyên gây đau. Từ đó giúp chữa trị và ngăn ngừa cơn đau tái phát. Tuy nhiên phương pháp tự nhiên thường mang đến hiệu quả chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Thông thường có thể nhận thấy cơn đau thuyên giảm sau 10 ngày sử dụng.

Một số lưu ý khác:

  • Hiệu quả điều trị đau thần kinh liên sườn của các cây thuốc nam còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người.
  • Các cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn không phù hợp với những trường hợp nặng. Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn những phương pháp điều trị thích hợp hơn.
  • Không lạm dụng các cây thuốc nam để tránh tác dụng ngược.
  • Ngừng sử dụng cây thuốc nam khi cơn đau không thuyên giảm sau 3 tuần áp dụng bài thuốc hoặc có các dấu hiệu bất thường. Cụ thể như buồn nôn, khó chịu ở bụng, sình bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón liên tục, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt… Những trường hợp này cần cân nhắc thay đổi phương pháp điều trị.
  • Không tự ý dùng cây thuốc nam cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con bú, thể trạng yếu, có các vấn đề về thận, gan.
  • Không tự ý dùng thuốc nam song song với thuốc tây. Bởi việc không thận trọng có thể gây tương tác, tăng nguy cơ ngộ độc và gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Không dùng cây thuốc nam thay thế hoàn toàn thuốc điều trị đau dây thần kinh liên sườn do bác sĩ chỉ định.
  • Thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe, diễn tiến của bệnh và hiệu quả đạt được từ quá trình chữa trị. Nếu có bất thường cần áp dụng phương pháp xử lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong thời gian dùng cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh cần duy trì thói quen tập thể dục, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung thành phần dinh dưỡng cần thiết từ các thực phẩm lành mạnh. Sự phối hợp giúp tăng tốc độ chữa lành cơn đau. Ngoài ra người bệnh cần tránh thực hiện những hoạt động hay tư thế kích thích cơn đau, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Tăng cường bổ sung thành phần dinh dưỡng cần thiết từ các thực phẩm lành mạnh
Tăng cường bổ sung thành phần dinh dưỡng cần thiết từ các thực phẩm lành mạnh để hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh

Trên đây là 10 cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh liên sườn, cách sử dụng và những lưu ý. Nhìn chung những cây thuốc nam này có khả năng xoa dịu cơn đau, chống viêm và cải thiện vận động. Đồng thời ngăn cơn đau tái phát. Tuy nhiên cây thuốc nam thường mang đến hiệu quả chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng đều đặn để sớm khắc phục tình trạng.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Có Tự Khỏi
Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nguyên nhân cơ bản và phương pháp điều trị. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua