7 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Chuyên môn: Đau nhức xương khớp, Tê Bì Tay Chân | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh nhân có thể dùng một số cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp và cải thiện các triệu chứng đi kèm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất trong cây thuốc Nam có khả năng chống viêm, giảm sưng và cải thiện tình trạng đau nhức. Ngoài ra thường xuyên áp dụng biện pháp này còn giúp người bệnh giảm căng cơ, thư giãn các khớp xương và tăng khả năng vận động.

7 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả
Thông tin cơ bản về 7 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả, công dụng và hướng dẫn sử dụng

Danh sách 7 cây thuốc Nam chữa bệnh đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là tình trạng thường gặp, có thể xảy ra ở cả người lớn tuổi và người trẻ. Cơn đau thường phát sinh khi có chấn thương, thoái hóa hoặc viêm xương khớp. Ngoài ra người trẻ tuổi còn bị đau do duy trì tư thế sai trong sinh hoạt, đứng/ ngồi lâu, thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên hệ xương khớp và mô mềm xung quanh.

Thông thường để cải thiện cơn đau và các biểu hiện đi kèm, người bệnh có thể thay đổi thói quen sinh hoạt kết hợp sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp. Biện pháp này khá an toàn, dễ thực hiện, có khả năng tác động vào căn nguyên giúp hạn chế cơn đau tái phát.

Dưới đây là danh sách các cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp được sử dụng rộng rãi:

1. Cách dùng cây lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp

Người bệnh có thể sử dụng lá lốt chườm đắp hoặc sắc lấy nước uống để điều trị đau nhức xương khớp và giảm các triệu chứng. Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, trong tinh dầu lá lốt chứa những hoạt chất có khả năng sát trùng, giảm đau và chống viêm mạnh. Bên cạnh đó loại thảo được này còn có tác dụng điều trị các rối loạn dạ dày ruột (đầy hơi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…) và chứng tay chân tê mỏi, ra nhiều mồ hôi.

Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm. Loại thảo dược này có tác dụng hạ khí, tán hàn và chỉ thống, thường được sử dụng trong điều trị tay chân lạnh, phong hàn thấp, đau đầu, đau răng, thận và bàng quang lạnh. Ngoài ra lá lốt còn có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp do phong thấp, bàn chân tê buốt, đau lưng sưng khớp gối…

Hướng dẫn cách dùng cây lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp, giảm tê buốt bàn chân, đau lưng, sưng khớp:

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá lốt tươi hoặc 30 gram lá khô.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, cho thảo dược vào nồi sắc với 600ml nước lọc
  • Đợi nước thuốc cạn còn 200ml, lọc lấy nước thuốc và chia thành 2 lần uống trong ngày
  • Uống nước sắc lá lốt mỗi ngày 1 lần, kiên trì trong 20 ngày sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

Ngoài ra người bệnh có thể rang nóng lá lốt với một ít muối hạt. Cho hỗn hợp vào túi vải và chườm đắp lên vị trí đang bị đau nhức. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, nên kết hợp với bài thuốc sắc để tăng hiệu quả giảm đau.

Cách dùng cây lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp
Cách dùng cây lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp, giảm cảm giác tê buốt bàn chân, đau lưng, sưng khớp

2. Cách chữa bệnh đau nhức xương khớp bằng cây ngải cứu

Sử dụng cây ngải cứu là cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp được áp dụng rộng rãi. Ngải cứu còn được gọi là ngải điệp, thuốc cứu. Theo Y học cổ truyền, loại thảo dược này có tính ấm, vị cay, đắng, có tác dụng giảm đau, làm ấm kinh, đuổi hàn thấp, an thai và cầm máu. Ngải cứu phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp do phong hàn xâm nhập, khí huyết kém lưu thông và do bệnh lý.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, các hoạt chất trong lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, cầm máu, chống viêm nhẹ. Dùng ngoài giúp trị khớp xương sưng đau, ứ huyết, tê mỏi tay chân, cứng khớp khó vận động, ngứa ghẻ, ung nhọt lở loét da. Vì thế người bệnh có thể sử dụng cây ngải cứu chữa bệnh đau nhức xương khớp và kiểm soát các biểu hiện đi kèm.

Hướng dẫn cách chữa bệnh đau nhức xương khớp, giảm sưng và tê mỏi bằng cây ngải cứu:

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá và thân ngải cứu
  • Một nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu, cắt thành đoạn ngắn và để ráo nước
  • Xào nóng lá ngải cứu với muối hạt đến khi thảo dược hơi héo
  • Đựng hỗn hợp lên túi vải và chườm đắp lên vị trí đau nhức
  • Sau 30 phút, rang nóng và chườm thêm 1 lần nữa
  • Người bệnh chườm đắp với lá ngải cứu 1 – 2 lần/ ngày. Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày để sớm cải thiện tình trạng.

3. Cách sử dụng cây chìa vôi trị bệnh đau nhức xương khớp

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, trong thành phần của cây chìa vôi có chứa vitamin C, caroten, xơ, protid, glucid… Đây đều là những thành phần có khả năng chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp và các bệnh lý liên quan. Ngoài ra chìa vôi chứa saponin. Hợp chất này có khả năng chống gây đột biến tế bào và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Theo Y học cổ truyền, cây chìa vôi có tính mát. Loại thảo dược này có tác dụng hành huyết, tán kết, thanh nhiệt và giải độc. Chìa vôi thường được dùng trong điều trị cơ xương đau nhức, phong thấp, chấn thương sưng nề, tụ máu, bong gân, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng và cổ…

Để sử dụng cây chìa vôi trị bệnh đau nhức xương khớp, người bệnh có thể thực hiện các bước đơn giản dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 20 gram dây chìa vôi
  • 15 gram dây đau xương
  • 15 gram thân và rễ lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch dây chìa vôi, dây đau xương, thân và rễ lá lốt
  • Để ráo các nguyên liệu và sao vàng, hạ thổ
  • Cho dây chìa vôi, dây đau xương, thân và rễ lá lốt vào nồi, sắc lấy nước uống
  • Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày
  • Uống mỗi ngày 1 thang thuốc
  • Thực hiện đều đặn cho đến khi cải thiện tình trạng.
Cách sử dụng cây chìa vôi trị bệnh đau nhức xương khớp
Cách sử dụng cây chìa vôi giảm viêm, điều trị đau nhức xương khớp do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp

4. Cách chữa bệnh đau nhức xương khớp bằng cây thiên niên kiện

Thiên niên kiện là cây thuốc nam được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp. Theo Y học cổ truyền, thiên niên kiện có tính ấm, vị cay, đắng, quy vào kinh can và thận, có tác dụng trừ phong thấp, bồi bổ, khỏe gân, cốt. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng điều trị hội chứng ứ bế phong, thấp, thấp khớp, tê bại, đau nhức xương, đau bụng kinh, dị ứng, nổi mẩn ngứa, lở sơn.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, các hoạt chất trong cây thiên niên kiện có tác dụng giảm viêm nhẹ, giảm đau, sưng, cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức cơ và duy trì sức khỏe xương khớp.

Các bước dùng cây thiên niên kiện điều trị bệnh đau nhức xương khớp, phong thấp, tê bại:

Nguyên liệu:

  • Thiên niên kiện với liều dùng vừa đủ
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thiên niên kiện và để ráo nước
  • Giã dập thiên niên kiện, cho vào bình thủy tinh và ngâm với rượu trắng
  • Đậy kín bình rượu và bảo quản nơi khô ráo
  • Mỗi ngày lấy một ít rượu thuốc thoa lên vùng đau nhức
  • Dùng tay xoa bóp nhẹ trong 10 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần. Sau 10 ngày có thể nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

5. Cách chữa bệnh đau nhức xương khớp bằng cây đinh lăng

Để dùng cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp, người bệnh có thể tham khảo cách chữa bệnh với cây đinh lăng. Đây là một cây thuốc nam quý, chứa nhiều hoạt chất có khả năng giảm đau hiệu quả. Theo Y học cổ truyền, cây đinh lăng có tính mát, vị hơi ngọt, đắng, có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch, chống dị ứng, chữa sưng đau cơ khớp, đau lưng mỏi gối, đau nhức xương, đau do chấn thương.

Bên cạnh đó các hoạt chất trong đinh lăng còn có tác dụng kháng viêm, giảm viêm xương khớp, chống mệt mỏi. Rễ đinh lăng giúp lợi tiểu, làm thuốc bổ. Lá chữa cảm sốt, giã đắp trị sưng tấy. Thân và cành chữa đau lưng, tê thấp.

Hướng dẫn cách dùng cây đinh lăng chữa bệnh đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối và thông huyết mạch:

Nguyên liệu:

  • 20 – 30 gram thân và cành đinh lăng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thân và cành đinh lăng, cắt nhỏ
  • Cho đinh lăng vào nồi, sắc với 600ml nước lọc cạn còn 200ml
  • Lọc lấy nước thuốc và chia thành 2 lần uống trong ngày
  • Uống nước sắc đinh lăng đều đặn mỗi ngày. Nên hâm nóng và uống trước bữa ăn
  • Sau 20 ngày kiên trì sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
Cách chữa bệnh đau nhức xương khớp bằng cây đinh lăng
Cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp, giảm đau lưng mỏi gối và thông huyết mạch bằng thân và cành đinh lăng

6. Cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp bằng dây đau xương

Dây đau xương còn được gọi là cây khoan cân đằng. Loại thảo dược này có tác dụng thư giãn và làm cho xương khớp khỏe mạnh. Đồng thời hạn chế cứng khớp và giảm đau nhức hiệu quả. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong dây đau xương có tác dụng an thần, lợi tiểu, ức chế hệ thần kinh trung ương.

Theo Y học cổ truyền, dây đau xương có tính mát và vị đắng, quy vào kinh can. Loại thảo dược này có tác dụng thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp. Vì thế chúng thường được sử dụng để điều trị đau xương, đau người, đau nhức cơ khớp, phong thấp tê bại, bong gân, sai khớp xương. Ngoài ra dây đau xương còn được dùng làm thuốc bổ, cải thiện các triệu chứng của bệnh tê thấp, đau lưng mỏi gối do thận hư yếu.

Để sớm cải thiện đau nhức xương khớp bằng dây đau xương, người bệnh cần kết hợp bài thuốc uống và đắp. Cách thực hiện:

Nguyên liệu:

  • Dây đau xương
  • Rượu trắng.

Bài thuốc đắp:

  • Dùng dây đau xương rửa sạch và giã nhỏ
  • Đắp trực tiếp lên những chỗ đau nhức
  • Thư giãn 30 phút và rửa lại với nước ấm
  • Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày.

Bài thuốc uống:

  • Dùng dây đau xương rửa sạch, thái nhỏ và để ráo
  • Sao vàng dây đau xương và ngâm với rượu trắng theo tỉ lệ 1:5
  • Đậy kín bình rượu và bảo quản nơi khô ráo
  • Mỗi lần lấy 20 – 30ml rượu thuốc để uống, uống 3 lần/ ngày trong mỗi bữa ăn
  • Hoặc dùng dây đau xương sắc lấy nước uống
  • Sử dụng liên tục từ 15 – 20 ngày để chữa đau nhức xương khớp hiệu quả.

7. Cách sử dụng cây gối hạc chữa bệnh đau nhức xương khớp

Cây gối hạc là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả. Theo Đông y, cây gối hạc có tính mát, vị đắng ngọt, có tác dụng thông huyết, giảm đau và tiêu sưng. Vì thế loại thảo dược này thường được sử dụng trong điều trị tê thấp, tê bì tay chân, bệnh đau nhức xương khớp, phong thấp sưng đầu gối, đau bắp chuối, đau bụng và rong kinh.

Thông thường để chữa bệnh đau nhức xương khớp, người bệnh có thể dùng độc vị hoặc sử dụng cây gối hạc với các vị thuốc khác (cỏ xước, ngưu tất, tỳ giải, rễ gấc…). Cả hai bài thuốc này đều mang đến hiệu quả giảm đau, giảm tê bì và cứng khớp tốt.

Hướng dẫn cách sử dụng cây gối hạc chữa bệnh đau nhức xương khớp, tê bì chân tay:

Nguyên liệu:

  • 40 – 50 gram rễ cây gối hạc.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ đất cát và rửa sạch rễ cây gối hạc
  • Cắt rễ cây gối hạc thành đoạn ngắn và để ráo nước
  • Đun sôi thảo dược với 4 chén nước còn 1 chén
  • Lọc lấy nước thuốc, chia thành 2 phần, uống nóng và uống hết trong ngày
  • Uống mỗi ngày 1 thang thuốc
  • Kiên trì dùng rễ cây gối hạc chữa đau nhức xương khớp liên tục 20 ngày để sớm cải thiện tình trạng.
Cách sử dụng cây gối hạc chữa bệnh đau nhức xương khớp
Cây gối hạc có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, tê thấp, tê bì tay chân, phong thấp sưng đầu gối, đau bắp chuối

Lưu ý khi dùng cây thuốc Nam chữa bệnh đau nhức xương khớp

Cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp là một phương pháp điều trị an toàn, dễ thực hiện và có khả năng tác động vào căn nguyên gây đau nhức. Từ đó giúp hạn chế tái phát triệu chứng. Tuy nhiên so với thuốc Tây, thuốc Nam mang đến hiệu quả điều trị chậm, đòi hỏi bệnh nhân thực hiện đúng cách và kiên trì áp dụng dài ngày. Đồng thời cần lưu ý thêm một số vấn đề như sau khi dùng thuốc Nam.

  • Kiểm tra nguyên nhân gây đau trước khi áp dụng bất kỳ thương pháp điều trị nào.
  • Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần trao đổi thông tin với bác sĩ chuyên khoa hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào.
  • Tuyệt đối không lạm dụng các cách chữa bệnh từ thuốc nam.
  • Cách dùng cây thuốc nam điều trị đau nhức xương khớp chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ, đau nhức do thời tiết, khí huyết kém lưu thông hoặc do các tình trạng thông thường. Đối với những trường hợp nặng, đau nhức dai dẳng kéo dài, người bệnh nên dùng thuốc tây kết hợp với các biện pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu đau nhức xương khớp không có biểu hiện thuyên giảm sau 3 tuần sử dụng thuốc nam, người bệnh nên ngừng sử dụng thảo dược. Đồng thời thay đổi phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc nam và trao đổi với thầy thuốc nếu có biểu hiện bất thường trong thời gian điều trị. Cụ thể như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón kéo dài, đau đầu, chóng mặt…
  • Tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, hiệu quả điều trị đau nhức xương khớp bằng thuốc nam thường không giống nhau.
  • Cần thận trọng và tham khảo ý kiến thầy thuốc nếu muốn dùng cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp cho người có vấn đề về gan, thận, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Không tự ý sử dụng kết hợp thuốc tây và thuốc nam. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc và gây phản tác dụng.
  • Không thể dùng cây thuốc nam thay thế cho các thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp do bác sĩ chuyên khoa kê đơn.
  • Thường xuyên thăm khám để đánh giá khả năng điều trị của các phương pháp. Đồng thời kiểm tra diễn tiến bệnh và áp dụng các phương pháp xử lý nếu có bất thường.
  • Để sớm cải thiện tình trạng và nâng cao hiệu quả giảm đau từ cây thuốc nam, người bệnh nên ăn uống lành mạnh và đủ chất, dành thời gian nghỉ ngơi và thường xuyên tập thể dục. Không nên lao động gắng sức và duy trì tư thế sai trong sinh hoạt để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Ăn uống lành mạnh và đủ chất
Ăn uống lành mạnh và đủ chất trong thời gian dùng cây thuốc nam để cải thiện sức khỏe xương khớp, sớm khắc phục cơn đau

Bài viết là thông tin cơ bản về 7 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp, công dụng và hướng dẫn sử dụng. Nhìn chung phương pháp điều trị này khá an toàn, có thể sử dụng dài ngày để cải thiện tình trạng.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết

Bình luận (71)

  1. Phạm văn Diều says: Trả lời

    Mình dùng cả 2 loại lá lốt và đinh lăng sắt chung được không ạ, vì ở nhà có 2 loại cảm ơn

  2. Ngọc Diễm says: Trả lời

    Có bác nào đã thử qua mấy pp dân gian này mà khỏi đau xương khớp chưa thì bảo em với. Chứ em bị đau xương khớp ngay cổ với vai, nó đau kinh hoàng. Em có đi bv Chợ Rẫy chữa mấy đợt mà không hết nên thôi đành say good bye bệnh viện. Mỗi lần nó nhói đau là em phải cạo gió cho đỡ đau, nhưng cạo xong chỉ đỡ được 1 lúc, hic :(( Năm nay em 23t mà bị bệnh này 2 năm nay rùi ạ ?

    1. Nấm nhỏ says:

      Bạn có hay mang vác nặng hay vận động mạnh không ? vì nếu đau lâu và dai dẳng vậy thì bạn cẩn thận không nhỡ bị viêm hoặc thoái hoá xương là mệt đấy, khó chữa lắm á

    2. Hạnh ĐHSP says:

      Sếp mình cũng bị như bạn. Tuần nào cũng phải đi massage vai gáy, lâu lâu lại đi châm cứu mới đỡ. Nói chung khổ lắm, mình nghĩ bạn nên đi điều trị bằng vật lí trị liệu chắc sẽ cải thiện hơn đó

    3. Bích Huệ Mai says:

      Bác mua cây Dây đau xương ý, về giã ra rồi đắp lên chỗ đau nhức, kiên trì đắp khoảng 3 tuần là đỡ đấy, từ bà tôi cho đến bố tôi đều áp dụng pp này và khỏi đó, bác làm thử xem thế nào. Hoặc vào bài này nghiên cứu này, người ta hướng dẫn cách sử dụng cây này đối với từng loại bệnh về xương khớp khác nhau luôn, cực kì chi tiết

  3. Vũ Thu Hà says: Trả lời

    Mình cho mọi người link bài thuốc nam chữa viêm đau xương khớp cực nhạy và hiệu quả, ba mình dùng thuốc này 1 tháng rưỡi mà giờ khỏi hẳn đau sương khớp, mấy nay thay đổi thời tiết, mưa nắng thất thường mà cũng không thấy các cơn đau quay trở lại nữa. Tên thuốc là Quốc dược phục cốt khang nha

    1. Bích Phượng says:

      Thuốc này trước tớ cũng dùng đấy. Tớ cứ bị đau lưng dai dẳng suốt 1 tháng, đi khám phát hiện ra là bị thoái hoá và viêm cột sống, tớ dùng thuốc này 2 liệu trình là mất 2 tháng thấy bệnh cải thiện ok lắm, đỡ đau dần đều luôn. Trộm vía cũng may chứ ban đầu tưởng phải đi mổ rồi.

    2. Nguyễn Trần Phương Thảo says:

      Cho mình xin địa chỉ mua thuốc này với các bạn ơi ? Nhưng mà cứ đau nhức xương là mua về dùng thôi à ? không phải khám khiếc trước hay gì à ?

    3. Ngân Võ says:

      Thuốc này bán ở Trung tâm Thuốc dân tộc đó Thảo. Chỗ đó kê thuốc và khám luôn, nên trước khi dùng thuốc thì bạn qua Trung tâm khám nhé, sau đó bác sĩ sẽ kê thuốc theo tình trạng bệnh bạn đang gặp phải. Với cũng phải khám thì người ta mới biết bệnh thế nào mà kê thuốc cho dùng ý, chứ không khám dùng lung tung không khỏi được đâu

    4. Nguyệt Anh says:

      Phụ nữ mang bầu dùng được thuốc này không bạn ?

  4. Ng NT Thanh says: Trả lời

    Ngải cứu tôi thấy nhiều người bảo giã nhỏ hoặc xay ra xong đắp trực tiếp lên chỗ đau sẽ làm giảm đau và giảm sưng nhanh hơn hẳn đấy

    1. N_M_M09 says:

      Tôi thì toàn giã nhỏ ngải cứu xong đốt lên rồi hơ vào chỗ đau, tôi thấy làm vậy thoải mái và dễ chịu hơn là đắp trực tiếp lên da ý

  5. Tử Du says: Trả lời

    Bị đau nhức xương khớp thì em mách mọi người qua Trung tâm Thuốc dân tộc ở B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định làm vật lý trị liệu với lấy thuốc ở đó về dùng tầm 2 tháng là đỡ liền. Hồi đầu năm, em bị đau khớp đầu gối suốt 2 tháng, đau đến mức mỗi lần vô tình khuỵ gối xuống là muốn trào nước mắt, em làm đủ cách như chườm đá, rồi mua dầu về xoa bóp mà chẳng ăn thua, nhiều hôm đau quá phải xin nghỉ làm, rồi có hôm còn sốt nhẹ chả đi được, khổ lắm. Sau em qua Trung tâm thuốc dân tộc khám, lấy thuốc ở đó về dùng 2 liệu trình, ngoài ra bs còn chỉ định thêm cho em làm châm cứu 7 buổi nữa, cứ đều đặn uống thuốc và châm cứu cuối cùng em cũng thoát được cái bệnh của nợ này. Bs bảo em mà để thêm 1 thời gian nữa mới đi khám là có khi viêm nặng, hồi phục sẽ lâu hơn, ôi em thấy số em vẫn khá may mắn. Sau đợt chữa trị đó xong, chân em đã ổn hẳn và đi lại bình thường được, tối không còn bị cảm giác đau nhức làm gián đoạn giấc ngủ nữa. Cảm thấy biết ơn bác sĩ Tuấn của Trung tâm Thuốc dân tộc lắm lắm

    1. San San says:

      Chị ơi chị cho em xin tên thuốc để có gì cuối tuần em qua Trung tâm Thuốc dân tộc mua thử ạ. Mà chỗ này họ làm việc vào những ngày nào vậy chị ? họ có làm cuối tuần không ạ ?

    2. Ngân Mochi says:

      Thuốc chữa xương khớp ở Trung tâm Thuốc dân tộc tên là Quốc dược phục cốt khang đấy San, nó đây này em muốn mua thuốc thì đến Trung tâm Thuốc dân tộc khám trước để bs nắm được tình trạng bệnh rồi mới kê thuốc cho em được vì thuốc này gồm 3 loại liền, cho nên bs sẽ phải gia giảm và chỉ định liệu trình, liều lượng sử dụng thuốc phù hợp với bệnh ý, nên ra không tự mua được đâu nha. Trung tâm này làm việc full tuần từ thứ 2 – Chủ nhật luôn em nhé, cứ qua vào giờ hành chính là được nha

    3. Đinh Huệ says:

      Ông ngoại mình cũng đang dùng thuốc này, mà công nhận là lắm loại thật, thấy trên bàn ông để 3 lọ xanh, đỏ, vàng lận. Mà nó là thuốc kiểu siro hay sao ấy, tên thì dài, thế mà chả hiểu sao ông nhớ như in lúc nào uống loại nào, chứ phải mình thì mình không thể nhớ nổi, rối lắm

    4. Yoo Nguyễn says:

      Dùng vài lần là quen quen là dễ nhớ lắm Huệ ạ, với lúc khám bs cũng dặn dò cẩn thận, như bố mình còn được bs ghi liều lượng sử dụng, uống lúc nào giờ nào vào giấy note rồi dán lên từng lọ thuốc luôn á. Với lại thuốc này cả 3 loại đều là dạng cao cô đặc chứ không phải siro đâu cậu ạ. Mỗi lần uống thì xúc ra rồi pha cùng với nước nóng thui, khá tiện

    5. Trần Ánh Trinh says:

      Thuốc này giá từng loại có mắc lắm không hả các chị ?

    6. Đỗ My says:

      Giá mỗi loại hình như là 700k hay 800k/ lọ thì phải, tui dùng thuốc này từ hồi đầu năm nên cũng không nhớ chính xác lắm

    7. Phạm Thuý Lài says:

      giá hồi đầu mỗi loại là 800k/ lọ nhưng đợt này Thuốc dân tộc đang có chương trình hỗ trợ dịch nên họ giảm 30% còn có tầm 560k/ lọ thôi các bác. Giá ngon dã man

  6. Tố Uyên says: Trả lời

    Mẹ tớ gặp chút vấn đề về xương khớp, kiểu như đau nhức xương khớp, rất khó khăn trong việc đi lại và thi thoảng còn không nhấc chân được,hôm nọ tớ lướt face có thấy review về viên uống bổ xương khớp vi cá mập, không biết có tốt thật không, đang tính mua cho mẹ dùng thử mà vẫn lưỡng lự quá. Đã anh chị em nào dùng chưa ạ ?

    1. Nguyễn Mỹ says:

      Mình có mua cho mẹ dùng cái này, tốt nhưng mẹ nói thuốc nóng, uống xong hay bị nổi mề đay. Lâu lâu mình cũng có bị đau nhức uống thấy hiệu quả nhưng trộm vía lại chả bị sao cả, chắc do cơ địa bạn ạ

    2. Huyền Thị says:

      Vi cá mập uống khi đau xương khớp nặng, nếu đau bình thường không quá nặng thì bạn cho mẹ dùng cái glucosamin nhé. Mẹ mình uống glu thấy rất hiệu quả, đỡ khô khớp. Nói chung uống mấy cái này thì xác định phải uống trong thời gian dài thì mới ổn được

    3. Hana Nguyễn says:

      Mình dùng glucosamin thấy khá ok. Trước mình hay bị khô khớp, đứng lên ngồi xuống là nó kêu khục khục, uổng bổ sung canxi và glucosamin 1 thời gian thấy đỡ hẳn

  7. Tibes__809 says: Trả lời

    Ko biết có ai mới 30t chưa chồng chưa đẻ mà xương cốt đã cọc cạch ko ạ ? Các khớp đặc biệt là khớp vai mình đã bắt đầu nhức khi cử động. Nếu đặt tay lên vai còn có thể cảm nhận được khớp nó kẹt kẹt vào nhau. Mình nhấc tay chỉ được 10 giây là bắt đầu mỏi. Ngồi tí thôi là cũng đau lưng và lúc nào cũng phải vặn mình kêu rắc rắc thì mới dễ chịu. Nếu ko thì cảm thấy nó cứng cái xương lại. Mình cũng hay vận động, ko phải ng ngồi ỳ 1 chỗ cả ngày. Và càng ngày thấy xương cốt càng đau nhức nguy hiểm hơn. Chị em nào biết loại TPCN nào hiệu quả chỉ giúp mình. Cứ tình trạng này vài năm nữa chắc mình đi ko nổi luôn quá

    1. Hải Yến says:

      Cùng cảnh ngộ với bạn, chưa chồng chưa con, cũng không làm gì quá nặng nhọc mà xương khớp cứ như muốn đình công vậy, đau nhức miết thôi, chán lắm

    2. Hồng Đào says:

      chế bổ sung canxi sữa của Úc hoặc glucossamin của Blackmores ấy, 2 loại đó tốt á

    3. Thanh Hường VM says:

      1 là bạn uống glucossamin, 2 là uống cái sụn cá mập Shark cartilage của Úc ấy. Mình dùng sụn cá mập sang lọ thứ 2 rồi thấy rất ok

  8. Minh Minh says: Trả lời

    Ôi đinh lăng nhà bà tôi trồng nhiều lắm, giờ mới biết nó có tác dụng chữa đau nhức xương khớp đấy. Phải bảo bà mai ra hái rồi thử xem có hiệu quả không vì dạo này chân bà tôi bắt đầu có hiện tượng đau nhức, cứng nên đi lại khá khó khăn

  9. Hikari Taeshi says: Trả lời

    mấy mẹo chữa dân gian này ai có thời gian thì còn làm được chứ như tôi bận tối mắt tối mũi, chả có lúc nào rảnh thì cũng chịu chết, dùng thuốc cho nó nhanh

  10. Khánh Huyền says: Trả lời

    Đã ai đi khám chữa xương khớp ở bên Trung tâm Thuốc dân tộc chưa ? thấy chỗ này có tiếng về y học cổ truyền phết. Ai từng khám ở đây rồi cho mình hỏi bác sĩ nào khám xương khớp tốt ạ ? Mình định sang tuần đưa bố qua đây khám

    1. Liên Long Lanh says:

      Trung tâm Thuốc dân tộc thì cứ bs Lê Hữu Tuấn mà thẳng tiến bác ơi, bs Tuấn có tiếng trong y học cổ truyền lắm, giỏi nữa, kinh nghiệm dày dặn nên khám rất ổn và kê thuốc điều trị cũng cực chuẩn lunn

    2. Lê Vyy says:

      Trước mình vẫn tưởng bs Tuấn ở Trung tâm chỉ chuyên khám chữa các bệnh nam khoa, tại đọc mạng thấy bác hay được ca ngợi là mát tay trong điều trị yếu sinh lý cho các anh :)) không ngờ bác còn chữa cả xương khớp nữa, hâm mộ ghê. Mà đọc tiểu sử và kinh nghiệm làm việc của bác cứ gọi là choáng, dài miên man ạ

    3. Rainna says:

      Muốn khám bs Tuấn thì có cần gọi điện đến Trung tâm TDT hẹn trước không ạ ?

    4. Thu Trà says:

      cứ gọi điện đến hẹn trước cho chắc chế ơi, hoặc không thì chế lên website nhatnamyvien đặt lịch trực tuyến luôn cũng được đó

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua