Cách dùng cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Trong Y học cổ truyền, cây chìa vôi được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp, yếu và tê bì tay chân. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả chữa trị, người bệnh cần dùng cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đúng cách.
Cây chìa vôi và công dụng điều trị thoát vị đĩa đệm
Cây chìa vôi (Cissus repens Lam) còn được gọi là dây chìa vôi, hồ đắng, bạch điểm, bạch phấn đây. Đây là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp và nhiều bệnh lý khác.
Trong Y học cổ truyền, cây chìa vôi có tính mát, vị chua, hơi đắng và the. Loại dược liệu này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, tán kết và hành huyết. Bên cạnh đó cây chìa vôi còn có tác dụng tiêu thũng, thông kinh, lợi tiểu và trừ tê thấp.
Chính vì thế cây chìa vôi thường được sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng do thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra loại thảo dược này còn được sử dụng để cải thiện tình trạng bong gân, viêm thận, lở ngứa, ung nhọt, rắn cắn, sưng hạch bạch huyết…
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cây chìa vôi chứa nhiều thành phần giảm đau, tăng cường sức khỏe xương và kháng viêm. Bao gồm: Vitamin C, Caroten, Glucid, Protid, Saponin, acid amin, hợp chất phenolic.
Nhờ những tác dụng hữu hiệu nêu trên, việc đưa cây chìa vôi vào quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm có thể giúp người bệnh cải thiện cảm giác đau nhức, tê bì tay chân, hạn chế viêm, tăng cường sức khỏe xương.
Bên cạnh đó những hoạt chất trong loại thảo dược này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng yếu cơ, giúp thư giãn dây thần kinh và hỗ trợ giải nén.
Hướng dẫn cách dùng cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng, mục đích điều trị và tác dụng của mỗi bài thuốc, người bệnh có thể sử dụng cây chìa vôi làm thuốc đắp hoặc dùng chìa vôi sắc với các vị thuốc khác để điều trị thoát vị đĩa đệm.
Các cách dùng cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm:
1. Cách chườm nóng
Bài thuốc đắp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây chìa vôi có khả năng tác động vào đĩa đệm tổn thương từ bên ngoài. Đồng thời giúp giảm đau, giảm tính nhạy cảm, thư giãn khớp xương và cải thiện cảm giác tê bì.
Bên cạnh đó việc sao nóng chìa vôi và áp vào khu vực tổn thương còn giúp người bệnh kích thích lưu lượng máu về cột sống, giảm co thắt cơ, hỗ trợ thư giãn dây thần kinh bị chèn ép, đẩy nhanh tiến độ phục hồi đĩa đệm, xương và các mô mềm bị tổ thương.
Nguyên liệu:
- Một nắm lá chìa vôi tươi
- Một nắm muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch toàn bộ lá chìa vôi tươi và để ráo nước
- Cho lá chìa vôi vào cối, giã hơi nát hoặc dùng tay vò lá chìa vôi
- Tiếp tục cho lá chìa vôi cùng với muối hạt vào chảo
- Thực hiện rang nóng các nguyên liệu
- Tắt bếp, đợi lá chìa vôi và muối hạt nguội bớt thì bọc nguyên liệu trong một túi vải hoặc khăn sạch
- Sử dụng túi dược liệu đắp lên vị trí đĩa đệm thoát vị
- Thực hiện sao nóng nguyên liệu và đắp thêm một lần nữa khi túi chườm đã nguội
- Mỗi ngày thực hiện 2 lần
- Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc đắp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây chìa vôi mỗi ngày. Sau 10 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
2. Cây chìa vôi kết hợp các dược liệu khác
Bài thuốc uống trị thoát vị đĩa đệm từ cây chìa vôi kết hợp các dược liệu khác có khả năng tác động vào đĩa đệm tổn thương từ bên trong. Điều này giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi, loại bỏ căn nguyên gây bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát.
Ngoài ra sau khi được đưa vào cơ thể, những hoạt chất trong các loại dược liệu có khả năng cải thiện cảm giác co cứng cơ, tăng độ bền thành mạch, giúp khí huyết lưu thông tốt. Từ đó bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết để phục vụ cho quá trình chữa lành xương khớp và đĩa đệm hư hỏng.
Một số tác dụng khác từ nước sắc lá chìa vôi gồm: Giảm đau, hạn chế đau tái phát, tăng cường sức khỏe, tăng độ bền xương khớp…
Nguyên liệu:
- 50 gram lá chìa vôi
- 30 gram lá lốt
- 30 gram tầm gửi
- 30 gram cỏ xước
- 20 gram rau dền gai.
Cách thực hiện:
- Mang các nguyên liệu ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch
- Cho 1,5 lít nước vào ấm, thêm các nguyên liệu và tiến hành đun sôi
- Tiếp tục sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi thu được 750ml nước thuốc (khoảng 3 chén thuốc) thì ngưng
- Lọc lấy nước thuốc
- Chia nước thuốc thành 3 phần cho 3 lần uống (sáng, trưa, chiều). Nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn và uống thuốc khi còn ấm
- Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc
- Kiên trì uống liên tục 14 thang thuốc để cải thiện các triệu chứng.
Những điều cần lưu ý khi dùng cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Khi dùng cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây chìa vôi để đảm bảo an toàn.
- Lưu ý không sử dụng đồng thời cây chìa vôi (dạng thuốc sắc) cùng với thuốc trị thoát vị đĩa đệm. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên sử dụng lá chìa vôi trước hoặc sau khi sử dụng thuốc Tây khoảng 30 phút.
- Không sử dụng cây chìa vôi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ mang thai.
- Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lá chìa vôi. người bệnh không nên sử dụng các chất kích thích và rượu bia để tránh gây tương tác.
- Người bệnh cần kiên trì áp dụng cách dùng cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm ít nhất 10 ngày. Vì phương pháp này thường phát huy tác dụng chậm.
- Để nâng cao hiệu quả, người bệnh nên sử dụng cây chìa vôi kết hợp với một hoặc nhiều phương pháp điều trị khác. Các phương pháp điều trị cần được áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cách dùng cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ phù hợp với những bệnh nhân có cơn đau nhẹ. Đối với những trường hợp đau nghiêm trọng và có chèn ép dây thần kinh, người bệnh nên sử dụng thuốc, tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
- Thực tế cho thấy, cây chìa vôi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị cải thiện triệu chứng. Dược liệu này không có khả năng điều trị khỏi bệnh.
Trên đây là các cách dùng cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến. Tùy thuộc vào nhu cầu điều trị, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc sắc hoặc chườm nóng với lá chìa vôi hoặc sử dụng kết hợp. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều quan trọng trước khi điều trị để tăng hiệu quả chữa bệnh và tăng độ an toàn.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!