Phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng hiệu quả
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng là phương pháp kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, tác động lên các huyệt vị, từ đó cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay. Nếu đang tìm hiểu phương pháp này, người bệnh có thể tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống là gì?
Cấy chỉ hay nhu châm điều trị thoái hóa đốt sống là phương pháp châm cứu đặc biệt, sử dụng kim châm để đưa một đoạn chỉ tự tiêu vào cơ thể. Đoạn chỉ này sẽ ở trong cơ thể một thời gian nhất định, tác động lên các huyệt vị, hỗ trợ giảm đau, cải thiện tình trạng co thắt cơ và góp phần điều hòa, cân bằng cơ thể.
Các loại chỉ phổ biến được sử dụng bao gồm:
- Chỉ catgut: Có thể kích thích mạnh đến các huyệt vị, tiêu nhanh chóng, góp phần tái tạo cấu trúc cột sống, mô mềm và làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống. Ngoài ra, chỉ catgut cũng có chi phí thấp, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
- Chỉ Polyglecaprone (PCL): Là chỉ trung tính, kích thích nhẹ nhàng đến các huyệt vị, phù hợp với nhiều thể bệnh, bao gồm thoái hóa cột sống. Cấy chỉ PCL không đau đớn và không gây khó chịu.
- Chỉ PDS: Tác dụng giảm đau tốt, nhanh chóng, kích thích mạnh lên các khối cơ lớn, do đó thường được sử dụng trong các trường hợp đau nhiều, teo cơ, liệt, hoặc mất cảm giác.
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng mang lại hiệu quả lâu dài, hạn chế nguy cơ phát bệnh và không có tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc điều trị. Ngoài ra, cấy chỉ cũng giúp tăng cường lưu thông máu, mang các chất dinh dưỡng đến cột sống, đĩa đệm và các cơ quan khác, từ đó giúp nâng cao sức khỏe xương khớp.
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng phù hợp cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em và người cao tuổi. Cấy chỉ đúng cách cũng được cho là cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
Hiệu quả khi cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng
Cấy chỉ là phương pháp trị liệu kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Cụ thể, cấy chỉ là bước tiến mới của kỹ thuật châm cứu, đưa một đoạn chỉ tự tiêu vào huyệt vị, nhằm mục đích duy trì sự kích thích, từ đó điều chỉnh các rối loạn trong cơ thể. Trong thời gian chỉ tự tiêu, các huyệt vị sẽ duy trì tác dụng kích thích, từ đó cải thiện cơn đau hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối với phương pháp châm cứu, hiệu quả chính là giảm đau, giảm cơ thắt, điều hòa hoạt động của tạng phủ trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với phương pháp cấy chỉ, chỉ sẽ tự tiêu dần, điều này giúp cung các các dưỡng chất cần thiết, tăng cường tuần hoàn máu tại huyệt tác động và khu vực cấy chỉ. Ngoài ra, cấy chỉ cũng góp phần chống kích ứng, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống và ngăn ngừa viêm rễ thần kinh.
Cấy chỉ trị thoái hóa cột sống là phương pháp vô trùng, an toàn và thẩm mỹ. Bên cạnh đó, mỗi buổi cấy chỉ chỉ mất từ 5 – 15 phút, tùy thuộc vào các huyệt vị được tác động. Người bệnh có thể ra về ngay sau khi thực hiện thủ thuật. Ngoài ra, khoảng cách giữa 2 lần cấy chỉ thường kéo dài từ 30 – 60 ngày, điều này giúp cải thiện cơn đau hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa.
Hiện tại cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng là phương pháp nhận được sự đánh giá cao từ người bệnh. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan, người bệnh nên liên hệ các bệnh viện hoặc cơ sở Y học cổ truyền uy tín để được hướng dẫn cụ thể.
Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp cấy chỉ
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống mang lại hiệu quả cao và rất an toàn. Tuy nhiên, tương tự như các phương pháp điều trị khác, phương pháp này có thể không phù hợp với một số đối tượng bệnh. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
1. Chỉ định và liệu trình
Liệu pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng phù hợp với tất cả các trường hợp bệnh điều trị nội khoa, chẳng hạn như:
- Thoái hóa đốt sống đơn thuần
- Thoái hóa đốt sống có chèn ép các dây thần kinh, chèn ép rễ tủy sống hoặc có rối loạn thần kinh thực vật
Liệu trình cấy chỉ như sau:
- Mỗi lần cấy trung bình 10 – 15 huyệt, 2 lần cấy chỉ cách nhau 15 ngày
- Một liệu trình thường kéo dài từ 3 – 6 lần
2. Chống chỉ định
Một số đối tượng bệnh nhân không được điều trị thoái hóa đốt sống bằng liệu pháp cấy chỉ, bao gồm:
- Người bệnh huyết áp cao hoặc huyết áp dao động không ổn định
- Bệnh nhân đái tháo đường hoặc nồng độ đường trong máu không ổn định
- Người bệnh sốt cao, đổ nhiều mồ hôi và liên tục
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với các loại chỉ tự tiêu
- Phụ nữ mang thai
Quy trình cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống lưng cổ
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền có chứng chỉ hành nghề theo quy trình của Bộ Y tế. Để quy trình này diễn ra an toàn và hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ các vấn đề như:
Trang thiết bị:
- Khay đựng dụng cụ
- Kim cấy chỉ
- Chỉ tự tiêu đảm bảo vô trùng
- Hộp thuốc chống vựng châm hoặc chống sốc phản vệ
Người bệnh:
- Được thăm khám sức khỏe, làm hồ sơ bệnh án theo quy định
- Được giải thích về hiệu quả, lợi ích, rủi ro của phương pháp
- Nằm ở tư thế thoải mái, bộc lộ các huyệt vị cần tác động
Các bước tiến hành cấy chỉ:
- Dùng chỉ tự tiêu, thường là chỉ catgut 4/0 với độ dài từ 1 – 1.5 cm, luồn vào kim số 23.
- Châm kim lên các huyệt vị điều trị thoái hóa cột sống cổ hoặc lưng phù hợp
Các huyệt vị cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ:
- Thoái hóa mà chưa có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh hoặc mạch máu: Cấy chỉ lên các huyệt Thiên tông, Kiên liêu, Thiên trụ, Giáp tích vùng cột sống cổ
- Thoái hóa có chèn ép rễ thần kinh mặt trước ngoài cánh tay: Tác động kết hợp các huyệt Thiên tông, Kiên liêu, Thiên trụ, Giáp tích vùng cột sống cổ, Kiên ngưng, Thủ tam lý, Hợp cốc, Khúc trì
- Thoái hóa có chèn ép rễ thần kinh mặt sau trong cánh tay: Tác động kết hợp các huyệt Thiên tông, Kiên liêu, Thiên trụ, Giáp tích vùng cột sống cổ, Kiên trinh, Dương trì, Thiếu hải.
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống lưng:
- Thoái hóa đốt sống thắt lưng chưa có chèn ép thần kinh và mạch máu: Cấy chỉ vào các huyệt giảm đau và nuôi dưỡng cột sống như Đại trường du, Thận du, Giáp tích L4 L5, Giáp tích L5 S1.
- Thoái hóa có chèn ép rễ thần kinh mặt trước ngoài chân: Cấy chỉ vào các huyệt Đại trường du, Thận du, Giáp tích L4 L5, Giáp tích L5 S1 cùng với Phong thị, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Quang minh, Tuyệt cốt
- Thoái hóa có chèn ép rễ thần kinh mặt sau đùi, cẳng chân, bàn chân: Cấy chỉ vào các huyệt Đại trường du, Thận du, Giáp tích L4 L5, Giáp tích L5 S1 kết hợp với Thừa phù, Ân môn, Côn lôn, Thừa sơn, Trật biên
Ưu và nhược điểm của phương pháp cấy chỉ
Tương tự như các phương pháp điều trị khác, cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng có nhiều ưu điểm cũng như tiềm ẩn nhiều nhược điểm khác nhau.
Ưu điểm:
- Hỗ trợ giảm đau, chống viêm nhanh chóng, an toàn
- Chi phí điều trị thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng bệnh nhân
- Tác động sâu vào bên trong các huyệt đạo bị tổn thương, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị cũng như làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên
- Tăng cường lưu thông máu, kích thích nuôi dưỡng các tế bào, từ đó ngăn ngừa các biến chứng phát sinh
- Hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon hơn, từ đó hỗ trợ phòng ngừa suy nhược cơ thể
- Phù hợp với nhiều đối tượng bệnh lý, bao gồ trẻ em, người cao tuổi, người bệnh teo cơ
Nhược điểm:
Cấy chỉ là phương pháp an toàn, tuy nhiên cần thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín để tránh các rủi ro phát sinh, chẳng hạn như:
- Nhiễm khuẩn do dụng cụ y tế không tiệt trùng hoặc môi trường thực hiện không đảm bảo
- Nguy cơ tổn thương mô mềm, dây thần kinh, cột sống, do thầy thuốc hoặc kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn kém
- Cấy chỉ không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tê liệt, chóng mặt, hóa, mắt, buồn nôn
Lưu ý cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ và lưng
Để phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng đạt hiệu quả tốt nhất, điều quan trọng là đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Xác định cơ sở y tế uy tín và trình độ chuyên môn của bác sĩ có thể ngăn ngừa các rủi ro phát sinh trong quá trình điều trị, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc vựng chậm.
Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả, an toàn khi điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Không thực hiện phương pháp cấy chỉ khi cơ thể không khỏe, mệt mỏi, suy nhược hoặc có dấu hiệu mất sự tỉnh táo
- Thực hiện điều trị đầy đủ liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng để tránh các rủi ro phát sinh
- Không cấy chỉ khi bụng đói, tuy nhiên cũng không nên ăn quá no, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng
- Không nên tắm sau khi cấy chỉ, ít nhất là 6 giờ để tránh nguy cơ nhiễm trùng
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, ngủ đủ giấc, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, rượu, bia
- Tránh việc vặn xoắn cột sống đột ngột hoặc nâng vật nặng quá mức
- Không nên làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt là với máy vi tính, cứ mỗi 30 – 40 phút thì nên dừng lại, vận động nhẹ hoặc xoa bóp cột sống để chống thoái hóa
- Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội để tăng cường sức khỏe cột sống
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, lưng có thể mang lại hiệu quả cao, lâu dài và an toàn. Tuy nhiên, người bệnh cần đến cơ sở y tế Y học cổ truyền được cấp phép khi thực hiện dịch vụ. Trong quá trình điều trị cần theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với thầy thuốc ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!