Tìm Hiểu Phương Pháp Cấy Chỉ Chữa Đau Thần Kinh Tọa
Cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa được thực hiện để kiểm soát các triệu chứng, kích thích quá trình phục hồi tự nhiên và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh nắm rõ các thông tin chi tiết và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa có hiệu quả không?
Đau thần kinh tọa là thuật ngữ đề cập để cơn đau di chuyển dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, lan xuống hông, mông và chân. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này thường là do thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương phát triển quá mức, gây áp lực lên một phần của dây thần kinh tọa, dẫn đến đau đớn, tê liệt và mất cảm giác ở chân bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng đau thần kinh tọa thường không nghiêm trọng và có thể khỏi sau vài tuần điều trị. Trong các trường hợp khác, khi các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để kiểm soát bệnh.
Hầu hết các trường hợp, đau thần kinh tọa đáp ứng các biện pháp tự điều trị, chẳng hạn như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, ngâm chân hoặc thay đổi phong cách sống. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp điều trị theo Đông y, chẳng hạn như cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa.
Cấy chỉ là sự kết hợp của kỹ thuật châm cứu truyền thống và tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành châm kim vào các huyệt vị cụ thể và lưu kim trong 30 phút để tạo ra sự kích thích kéo dài, từ đó kiểm soát các triệu chứng đau đớn, khó chịu. Bên cạnh đó, cấy chỉ sử dụng chỉ tự tiêu (thường là chỉ catgut) đưa vào huyệt vị, điều này mang đến sự kích thích kéo dài trong nhiều ngày và người bệnh không cần thực hiện thủ thuật mỗi ngày.
Cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa là sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Chỉ tự tiêu sẽ tồn tại trong cơ thể trong vòng 10 – 15 ngày, từ đó kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. Phương pháp này tương đối an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng bệnh, tuy nhiên người bệnh cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín khi thực hiện cấy chỉ để tránh các rủi ro phát sinh.
Đau thần kinh tọa có nên cấy chỉ không?
Cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa rất phổ biến và được đánh giá cao về hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Cụ thể, phương pháp này mang đến một số ưu điểm, chẳng hạn như:
- Không dùng thuốc: Cấy chỉ điều trị đau thần kinh tọa là phương pháp không sử dụng thuốc, do đó tránh được một số tác dụng phụ, chẳng hạn như suy gan, suy thận, suy tim hoặc cao huyết áp và đột quỵ. Ngoài ra, chỉ catgut là một loại chỉ tự tiêu, do đó không có rủi ro tiểu phẫu lấy chỉ.
- Ổn định: Hiệu quả của phương pháp có thể kéo dài từ 10 – 15 ngày mà không cần tái tác động đến các huyệt. Việc duy trì kích thích lên các huyệt vị có thể thúc đẩy quá trình tăng sinh các tế bào, mô, từ đó cải thiện các triệu chứng đau thần kinh tọa hiệu quả. Bên cạnh đó, cấy chỉ cũng tăng tăng cường lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến dây thần kinh tọa, từ đó phục hồi khả năng vận động linh hoạt.
- Hiệu quả nhanh chóng: Cấy chỉ mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau một lần thực hiện biện pháp. Sau 2 – 3 liệu trình cấy chỉ, các triệu chứng đau thần kinh tọa được kiểm soát từ 90 – 95%.
- Tiết kiệm chi phí: Mỗi lần cấy chỉ có hiệu quả đến 2 tuần hoặc hơn, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, điều này giúp tiết kiệm chi phí điều trị cũng như di chuyển cho người bệnh. Ngoài ra, chi phí giữa mỗi lần cấy chỉ cũng không quá cao, hỗ trợ giảm bớt áp lực chi phí khi điều trị.
- Xâm lấn tối thiểu: Cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa không gây đau đớn, khó chịu, do đó mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh.
- Nâng cao sức khỏe tổng thể: Cấy chỉ giúp tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức đề kháng, tăng phản ứng đồng hóa, đồng thời tăng cường quá trình chuyển hóa protein và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, cấy chỉ cũng góp phần kiểm soát các triệu chứng khác, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hoặc gai cột sống, từ đó ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật cấy chỉ cần được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế được cấp phép khi thực hiện kỹ thuật cấy chỉ.
Quy trình và các huyệt cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa
Cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa cần được thực hiện đúng kỹ thuật và các huyệt vị để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản, người bệnh có thẻ tham khảo.
1. Quy trình cấy chỉ
Để phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tìm hiểu quy trình thực hiện và có kế hoạch chuẩn bị phù hợp. Quy trình như sau:
- Thầy thuốc tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể, xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và số lượng huyệt vị cần tác động
- Chuẩn bị dụng cụ bao gồm kim cấy chỉ vô khuẩn, chỉ catgut, cồn iod 5%, bông, băng dính, gạc vô khuẩn, kéo, kìm có mấu và săng có lỗ vô khuẩn
- Người bệnh được hướng dẫn nằm trên giường để lộ các huyệt vị cần tác động
- Thầy thuốc tiến hành vô khuẩn vùng huyệt, phủ săng có lỗ, cắt chỉ thành các đoạn 1 – 2 cm, luồng chỉ vào kim
- Tiến hành châm kim vào huyệt, từ từ đưa vào sâu bên dưới da tư 1 – 3 cm tùy huyệt
- Cho nòng vào ống kim, đẩy nòng vào và rút kim ra một cách chậm rãi để chỉ catgut nằm lại trong huyệt
- Rút toàn bộ kim ra khỏi huyệt
- Sát khuẩn, đặt gạt và dán băng dính
- Sau khi thực hiện cấy chỉ, thầy thuốc sẽ đề nghị người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ và theo dõi các tai biến. Nếu phát hiện các bất thường, cần thông cho thầy thuốc và có kế hoạch xử lý phù hợp.
2. Các huyệt vị cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa
Cấy chỉ đau thần kinh tọa thường tập trung tác động vào các huyệt vị dọc theo cột sống thắt lưng và chân để hỗ trợ giảm đau cũng như điều trị nguyên nhân gây đau. Các huyệt vị thường được tác động bao gồm:
- Huyệt Thận Du: Huyệt nằm ở gai sống thắt lưng thứ hai, đo ngang ra 1.5 thốn và nằm ngang huyệt Mệnh môn.
- Huyệt Đại Trường Du: Huyệt nằm tại gai sống thắt lưng thứ tư, đo ngang ra 1.5 thốn, ngang huyệt Yêu Dương Quan
- Huyệt Ủy Trung: Huyệt nằm ở giữa nếp gấp nhượng chân, ngay giữa lằn chỉ tại nếp nhượng chân.
- Huyệt Thừa Sơn: Huyệt ở vị trí cuối bắp chân (có hình dạng hình chữ V, như quả núi nhỉ). Huyệt nằm tại chỗ chịu sức mạnh của toàn thân, ở giữa đường nối huyệt Uỷ Trung và gót chân, dưới Uỷ Trung 8 thốn, ngay chỗ lõm giữa 2 khe cơ sinh đôi ngoài và trong.
- Huyệt Thừa Phù: Huyệt nằm tại bên dưới mông, chỗ tiếp nối với chi dưới khi cơ thể chuyển động.
- Huyệt Trật Biên: Huyệt nằm ngang với lỗ xương cùng thứ tư, cách Mạch Đốc 3 thốn và cách huyệt Trung Lữ Du 1.5 thốn.
Khi cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa, thầy thuốc sẽ tiến hành xác định các huyệt vị, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng để có sự tác động phù hợp nhất. Mỗi huyệt sẽ đóng một vai trò khác nhau, tuy nhiên đều mang lại hiệu quả giảm đau, hỗ trợ cải thiện tình trạng co thắt cơ cũng như ngăn chặn tình trạng tê liệt các chi ở bệnh nhân mắc chứng đau thần kinh tọa.
Lưu ý khi cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa
Để phương pháp cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa mang lại hiệu quả cao và tránh các rủi ro phát sinh, người bệnh cần lưu ý:
- Cấy chỉ theo chỉ định của thầy thuốc tại cơ sở y tế đạt chuẩn, không tự ý cấy chỉ tại nhà hoặc tại các cơ sở không được cấp phép
- Không uống rượu, bia hoặc các chất kích thích trước khi thực hiện cấy chỉ
- Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi cấy chỉ
- Sau khi cấy chỉ trong vòng 4 – 6 giờ, người bệnh không được tắm và cần tránh gió, tránh nơi có nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm
- Hạn chế hoặc tránh tiêu thụ các loại thực phẩm tanh như cá, tôm, cua
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro phát sinh, một số đối tượng không được thực hiện cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa, bao gồm:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Người đang mệt mỏi, suy nhược cơ thể hoặc sốt cao
- Người có bệnh nhiễm trùng hoặc viêm ngoài da
- Người dị ứng với chỉ catgut
Cấy chỉ chữa đau thần kinh tọa mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát các triệu chứng và phục hồi khả năng chuyển động linh hoạt của người bệnh. Bên cạnh đó, cấy chỉ đúng liệu trình cũng hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa tình trạng thoái hóa cột sống, đau thắt lưng hoặc đau vai gáy hiệu quả. Trao đổi với thầy thuốc để được tư vấn, hướng dẫn phù hợp.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!