Cao gắm chữa gout được không? Cách sử dụng
Cao gắm chữa gout là một trong những phương pháp chữa gout tại nhà được nhiều người áp dụng. Bởi loại cao này được chiết xuất từ cây dây gắm với nhiều thành phần hóa học có khả năng giảm viêm, làm dịu cảm giác đau nhức và hỗ trợ điều trị bệnh gout. Đối với những trường hợp bị gout mãn tính, việc thường xuyên sử dụng cao gắm có thể góp phần giảm phát sinh biến chứng.
Cao gắm chữa gout được không?
Cao gắm là một loại cao chiết được chiết xuất từ cây gắm (bao gồm cả cây lá gắm và cây dây gắm). Loại cao này được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh gout và các bệnh xương khớp khác phổ biến tại vùng Tây Bắc.
Cây dây gắm (tên khoa học: Gnetum montanum Markgr Gnetaceael) là một loại dược liệu thuộc họ cây dây leo. Loại dược liệu này được thu hái vào một thời điểm cố định trong năm. Sau đó lọc lấy thân dây và phần rễ rửa sạch, sao khô và sơ chế thật kỹ để làm cao. Để thành phẩm, người ta đun nhừ rễ và dây cây gắm 3 ngày 3 đêm. Cuối cùng tinh lọc và cô đặc để thu về cao gắm.
Theo Y học cổ truyền, cao gắm có tính ôn, vị đắng, có tác dụng tiêu viêm, trừ thấp, khu phong, thư cân hoạt huyết, giải độc và tăng khả năng đào thải axit uric trong máu. Ngoài ra loại cao này còn có tác dụng làm dịu nhanh cảm giác đau nhức xương khớp, giảm sưng đỏ ở các khớp viêm, sát trùng, cải thiện bệnh thống phong (bệnh gout) và nhiều bệnh xương khớp khác như phong thấp, đau mỏi lưng, đau khớp do thoái hóa…
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cao gắm chứa nhiều hoạt chất có khả năng giảm viêm khớp, hòa tan các tinh thể muối urat và tăng khả năng thải trừ axit uric của thận. Từ đó giúp giảm tình trạng lắng đọng các tinh thể nhỏ ở các khớp, giảm sưng, làm dịu đau nhức khó chịu, hạn chế bùng phát các đợt viêm khớp gout cấp.
Một số hoạt chất khác trong cao gắm cũng có khả năng giảm đau và giảm sưng khớp hiệu quả, giúp cải thiện các triệu chứng không do lắng đọng tinh thể muối, phù hợp với những bệnh nhân bị đau, sưng khớp do thoái hóa khớp, sai khớp, bong gân, viêm khớp…
Hơn thế, thường xuyên sử dụng cao gắm có thể giúp bạn cải thiện chức năng gan, thận, tăng khả năng chuyển hóa các chất và thải trừ độc tố qua nước tiểu, bao gồm cả axit uric, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng do bệnh gout.
Ngoài ra cao gắm giúp bồi bổ khí huyết, tăng lưu thông máu đến xương khớp và các cơ quan trong cơ thể. Điều này giúp tăng khả năng chữa lành tổn thương ở ổ khớp, xương khớp chắc khỏe, đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Chính vì những điều trên, nếu mắc bệnh gout hoặc có những vấn đề liên quan đến axit uric, xương khớp, người bệnh có thể sử dụng cao gắm để cải thiện tình trạng và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Cách nấu cây dây gắm chữa bệnh gout
Để dùng cao gắm chữa bệnh gout, người bệnh có thể mua cao gắm ở những địa chỉ uy tín và chuyên bán thuốc Đông y chữa bệnh. Hoặc người bệnh có thể thu hái thân dây gắm, lá và rễ để nấu thành phần.
Cách nấu cao gắm như sau:
Nguyên liệu:
- Thân dây gắm, lá và rễ cây dây gắm.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ đất cát, ngâm và rửa sạch toàn bộ thân dây gắm, lá và rễ dây gắm đã chuẩn bị
- Sao khô và sơ chế thật kỹ để làm cao
- Đun nhừ rễ, lá và dây cây gắm 3 ngày 3 đêm
- Tinh lọc và cô đặc để thu về cao gắm
- Bảo quản cao gắm trong lọ thủy tinh, đậy kín nắp để dùng dần.
Cách sử dụng cao gắm chữa gout
Cao gắm được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh gout với nhiều cách khác như như ngâm với rượu uống, pha nước uống thay trà… Tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu điều trị, người bệnh có thể sử dụng cao gắm với một trong những cách dưới đây:
1. Cách uống cao gắm chữa bệnh gout
Công dụng
Uống cao gắm chữa bệnh gout là một cách chữa bệnh đơn giản có thể mang đến nhiều lợi ích sau:
- Tăng cường chức năng gan, thận
- Tăng khả năng đào thải độc tố và axit uric ra khỏi cơ thể
- Làm dịu tình trạng viêm sưng và cảm giác đau nhức các khớp
- Phòng ngừa các đợt viêm khớp gout cấp
- Giảm biến chứng trong bệnh gout mãn tính
- Tăng cường quá trình lưu thông máu, cải thiện chức năng của các cơ quan.
Nguyên liệu:
- 5 gram cao gắm.
Cách thực hiện:
- Cho cao gắm vào ly chứa 350ml nước ấm
- Khuấy đều và đợi cao gắm tan hết
- Uống hết trong một lần, nên uống nước cao gắm khi còn ấm nóng và uống sau khi ăn
- Uống nước cao gắm từ 2 – 3 lần/ ngày.
2. Cách sử dụng rượu cao gắm điều trị bệnh gout
Tác dụng
Một số tác dụng hữu hiệu từ việc sử dụng rượu cao gắm gồm:
- Tiêu viêm, giảm viêm khớp và hạn chế các đợt bùng phát cơn gout cấp
- Giảm cảm giác đau nhức do gout
- Thúc đẩy quá trình chữa lành ổn khớp
- Tăng lưu thông máu và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh
- Làm ấm cơ thể, giảm cứng khớp
- Hỗ trợ kiểm soát bệnh gout và hạn chế biến chứng.
Nguyên liệu:
- 100 gram cao gắm ở dạng miếng cao khô
- 2 lít rượu trắng ngon.
Cách thực hiện:
- Cắt cao gắm thành các lát mỏng, đựng trong bình thủy tinh
- Rót rượu ngập phần cao gắm và đậy kín nắp, bảo quản ở nơi khô ráo
- Ngâm từ 1 đến 2 ngày để cao gắm tan ra hết là có thể dùng được
- Mỗi lần lấy 40 rượu cao gắm để uống, uống sau bữa ăn và uống mỗi ngày 1 lần.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cao gắm chữa gout
Để đảm an toàn và tăng hiệu quả điều trị bệnh gout từ cao gắm, người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây:
- Nên thu hái và nấu cao gắm ở nhà để đảm bảo chất lượng. Hoặc bạn có thể mua cao gắm ở những nơi uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
- Trước khi sử dụng cao gắm chữa gout hoặc áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để được tư vấn. Đồng thời cân nhắc về liều dùng và những lợi ích hay rủi ro khi sử dụng loại cao này.
- Người bệnh cần thận trọng khi dùng cao gắm điều trị bệnh gout trong thời gian sử dụng bệnh gout. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.
- Chỉ nên sử dụng cao gắm cho những trường hợp gout, các triệu chứng không quá nghiêm trọng và chưa có biến chứng. Đối với những trường hợp nặng hợp, viêm khớp gout cấp đang hoạt động, đã phát sinh biến chứng hoặc có nguy cơ, người bệnh nên thăm khám và điều trị với những phương pháp chuyên sâu và phù hợp hơn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Cao gắm là cao chiết thảo dược nên có độ an toàn cao, ít khi làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể hay gây biến chứng. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không lạm dụng loại cao này, đặc biệt là khi ngâm với rượu.
- Vì chiết xuất từ thảo dược nên cao gắm thường phát huy hiệu quả điều trị chậm. Vì thế người bệnh nên kiên trì sử dụng cao gắm để sớm cải thiện tình trạng. Không nên sử dụng ngắt quả để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả.
- Hiệu quả điều trị cao gắm nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của cơ thể với cao gắm.
- Nếu không thấy hiệu quả sau 3 tuần sử dụng cao gắm chữa gout, người bệnh nên gặp và hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra những phương pháp điều trị thích hợp hơn.
- Nếu có vấn đề phát sinh trong thời gian điều trị bệnh gout bằng cao gắm (chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đau bụng, phát ban…), người bệnh cần dừng ngay việc sử dụng cao gắm. Đồng thời tìm hướng xử lý phù hợp.
- Trong hầu hết các trường hợp điều trị gout, người bệnh cần kết hợp phương pháp điều trị hiện tại với chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen sinh hoạt khoa học cùng nhiều phương pháp khác để tăng hiệu quả chữa bệnh. Vì thế khi sử dụng cao gắm, người bệnh nên uống nhiều nước, bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết (canxi, magie, kali, vitamin, chất chống oxy hóa) từ chế độ ăn uống nhiều rau xanh và trái cây. Đồng thời duy trì thói quan tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ngủ đủ giấc và duy trì cân nặng hợp lý. Điều này sẽ giúp bạn sớm cảm thiện tình trạng.
Cách dùng cao gắm chữa gout có thể mang đến nhiều lợi ích khác nhau như cải thiện tình trạng, giảm đau, sưng và viêm khớp, giảm nồng độ axit uric máu, tăng cường chức năng thận… Tuy nhiên người bệnh nên sử dụng cao gắm đúng cách, dùng đúng liều lượng và kiên trì điều trị. Ngoài ra bạn cần mua cao gắm ở những nơi uy tín hoặc chế biến đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tăng tính an toàn và hiệu quả.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!