Cần Tây Chữa Bệnh Gout: 4 Cách Dùng Có Thể Bạn Chưa Biết
Cần tây chữa bệnh gout có nguồn gốc từ dân gian và được nhiều người áp dụng. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khoa học còn nhận thấy các hoạt chất có trong cần tây trung hòa các chất acid, tác động tích cực vào quá trình điều trị bệnh. Các mẹo chữa bệnh bằng cần tây phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ vừa và nhẹ.
Công dụng của cần tây trong chữa bệnh gout
Gout (gút) là một trong những dạng viêm khớp phổ biến hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi, đặc biệt là người cao tuổi, chấn thương khớp, chế độ ăn giàu đạm, purin, suy giảm chức năng thận,… Gout đặc trưng bởi tình trạng đau nhức, sưng đỏ và nóng một hoặc nhiều khớp. Trường hợp nặng có thể hình thành hạt tophi gây biến dạng khớp và nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sự rối loạn chuyển hóa purin và acid uric trong cơ thể được xác định là nguyên nhân gây bệnh gout. Tình trạng này kéo dài sẽ làm lắng đọng các tinh thể urat ở khớp gây đau nhức, sưng viêm, ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt hàng ngày. Mục tiêu của việc điều trị bệnh lý là tăng đào thải acid uric, kiểm soát nồng độ acid uric trong cơ thể, khắc phục các triệu chứng lâm sàng.
Với những trường hợp bệnh ở mức độ vừa và nhẹ, bên cạnh sử dụng thuốc thì người bệnh còn tham khảo một số mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị. Trong đó, dùng cần tây chữa bệnh gout nhận được nhiều phản hồi tích cực về hiệu quả cũng như độ an toàn. Không chỉ là một loại rau giàu dưỡng chất, rau cần tây còn là vị thuốc chữa bệnh vì chứa dược tính.
Trong Y học cổ truyền, cần tây có tính mát, vị ngọt đắng, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ phong thấp, giải độc, cải thiện thần kinh,… Do đó, vị thuốc này được tận dụng trong chữa trị các bệnh lý như gout, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, xơ cứng mạch máu.
Tác dụng chữa bệnh gút của cần tây còn được ghi nhận trong y học hiện đại. Theo đó, hàm lượng kiềm có trong loại rau này đặc biệt tốt với người mắc bệnh gout ảnh hưởng bởi nồng độ acid uric trong máu. Bên cạnh đó, hạt cần tây còn chứa hoạt chất giúp ức chế xanthin oxidase – enzyme tham gia vào quá trình sản xuất acid uric.
Ngoài ra, cần tây còn chứa protein, canxi, sắt, chất xơ, nước,… giúp lợi tiểu, làm giảm áp lực lên thận, tăng cường chức năng xương khớp và nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó làm giảm nhẹ các biểu hiện suy nhược, ăn uống kém do bệnh lý gây ra. Có thể nhận thấy, các mẹo chữa từ cần tây phù hợp với người mắc bệnh gout ở mức độ nhẹ, chưa phát sinh biến chứng.
Hướng dẫn 4 cách dùng cần tây trị bệnh gout
Có nhiều cách dùng cần tây chữa bệnh gút phù hợp với nhiều đối tượng. Ngoài các mẹo chữa thì người mắc bệnh gout cũng có thể bổ sung các món ăn được chế biến từ rau cần tây để tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể, góp phần vào quá trình điều trị bệnh. Cần áp dụng đều đặn để mang lại kết quả như mong muốn.
Dưới đây là một số cách dùng cần tây chữa bệnh gout được nhiều người áp dụng:
Nước ép rau cần tây tốt cho người bệnh gout
Uống nước ép rau cần tây là cách chữa bệnh gout đơn giản, có thể áp dụng đều đặn mà không mất quá nhiều thời gian. Các dưỡng chất có trong nước ép không chỉ làm dịu một số triệu chứng đau nhức, sưng viêm tại khớp do ảnh hưởng của bệnh gout mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giảm cholesterol xấu trong máu, đẹp da, ổn định huyết áp, ngủ ngon giấc,…
Bên cạnh đó, làm lượng nước có trong cần tây còn giúp lợi tiểu, tăng thải acid uric trong máu, làm giảm áp lực lên thận. Việc bổ sung nước ép cần tây thường xuyên còn bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, góp phần phục hồi tổn thương và cải thiện chức năng vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Cách 1: Nước ép cần tây nguyên chất
- Chuẩn bị: 250g rau cần tây tươi và 100ml nước lọc
- Rau cần tây sau khi ngâm rửa sạch với nước muối thì cắt khúc và để ráo
- Sau đó cho cần tây vào máy ép lấy nước rồi hòa với nước lọc và uống
Cách 2: Nước ép rau cần tây với chanh và mật ong
- Tương tự như cách trên, rau cần tây sau khi cắt bỏ gốc, lá héo úa thì mang đi ngâm với nước muối
- Sau 10 phút thì vớt ra và xả lại với nước sạch rồi cắt khúc
- Cho rau cần tây vào máy ép lấy nước
- Sau đó hòa với nước lọc, cho thêm 1 ít nước cốt chanh và mật ong là có thể uống được
- Ngày uống 1 ly để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nước sắc cần tây chữa bệnh gout
Bên cạnh dùng nước ép rau cần tây, người mắc bệnh gout cũng có thể áp dụng mẹo sắc uống cần tây uống để cải thiện các triệu chứng bệnh lý, bồi bổ cơ thể và tăng cường chức năng thận, làm giảm lượng acid uric dư thừa trong máu. Nhiều người sau khi dùng nước sắc cần tây nhận thấy các biểu hiện đau nhức, sưng nóng ở các khớp cải thiện đáng kể.
Ngoài công dụng cải thiện bệnh gút, nước sắc cần tây còn mang lại nhiều lợi ích như trị cao huyết áp, nước tiểu đục, phong thấp, chữa mất ngủ, phòng ngừa sỏi thận, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp. Nên áp dụng đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cần tây lấy cả thân và lá, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối thì cắt khúc nhỏ
- Cho thảo dược vào ấm cùng với 3 chén nước lọc và đun trên lửa nhỏ
- Đến khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp
- Chắt lấy nước và uống khi còn ấm
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi khỏi bệnh
Trà hạt cần tây cải thiện gút
Uống trà hạt cần tây cũng là một cách chữa bệnh gout được nhiều người bệnh áp dụng. Các nghiên cứu nhận thấy, hạt cần tây có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều thành phần hoạt chất có lợi cho cơ thể. Trong Đông y, loại hạt này được dùng làm thuốc chữa bệnh từ hàng nghìn năm về trước.
Trà hạt cần tây có vị đắng, ngọt, tính ấm, công dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric trong máu hiệu quả. Nhờ đó làm giảm lắng đọng tinh thể urat ở khớp gây đau nhức, sưng nóng, khó khăn trong di chuyển, sinh hoạt hàng ngày. Dùng trà hạt cần tây thường xuyên còn hỗ trợ xương khớp, kiểm soát đường huyết, chống oxy hóa, giảm viêm và thúc đẩy quá trình hình thành tế bào hồng cầu.
Hướng dẫn thực hiện:
- Có thể mua trà hạt cần tây ở các cửa hàng tiện lợi hoặc rang hạt cần tây để pha trà
- Cho một muỗng canh hạt cần tây vào ấm rồi đổ nước sôi tráng qua
- Sau đó tiếp tục đổ nước sôi vào đầy ấm rồi đậy nắp ủ trong 10 phút
- Rót nước trà ra và thường thức
- Uống trà hạt cần tây đều đặn để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
Một số món ăn từ rau cần tây
Một số món ăn từ rau cần tây cũng được khuyến khích bổ sung vào thực đơn của người bị bệnh gout để cải thiện bệnh. Dùng cần tây như một loại rau ăn sẽ giúp kích thích vị giác, làm giảm cảm giác nhàm chán, đồng thời cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ làm giảm nhẹ một số triệu chứng do bệnh lý gây ra.
Để đảm bảo dưỡng chất và hạn chế bệnh gout cấp bùng phát, người bệnh nên ưu tiên những món ăn không chứa nhiều gia vị. Bên cạnh đó, tránh kết hợp rau cần tây với các thực phẩm chứa nhiều đạm, purin như thịt bò, tôm, ốc,… Mỗi tuần nên bổ sung món ăn rau cần tây từ 2 – 3 lần để đạt được kết quả tốt nhất.
Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ rau cần tây tốt cho người bệnh gút:
Rau cần tây xào thịt heo
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cần tây 400g
- Thịt heo nạc 300g
- Gia vị nêm vừa đủ
Cách chế biến:
- Rau cần tây sau khi mua về thì cắt bỏ gốc, nhặt bỏ lá hư, héo úa
- Sau đó cho rau vào ngâm với nước muối 10 phút và xả lại với nước sạch
- Cắt rau cần tây thành từng khúc nhỏ vừa ăn rồi để ráo
- Thịt heo rửa sạch rồi cắt thành miếng nhỏ
- Cho thịt vào tô rồi ướp với một ít muối, hạt nêm
- Bắt chảo lên bếp rồi cho dầu ăn, tỏi băm phi thơm
- Kế đến cho thịt vào xào đều tay đến khi thịt săn lại thì cho cần tây vào
- Xào đến khi chín đều thì nêm lại cho vừa ăn và tắt bếp
- Có thể ăn cùng với cơm nóng như món xào
Đậu phụ xào cần tây
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Đậu hũ 2 miếng
- Cần tây 3 nhanh
- Củ sắn và cà rốt mỗi loại 1 củ
- Hành, tỏi
- Gia vị nêm vừa đủ
Cách chế biến:
- Đậu hũ rửa sạch rồi cắt thành miếng vừa ăn rồi ướp với hạt nêm, nước tương
- Cần tây, cà rốt và củ sắn sau khi sơ chế sạch thì cắt thành thanh dài khoảng 1 ngón tay
- Hành lá rửa sạch rồi để ráo
- Đậu hũ chiên vàng rồi để riêng qua một bên
- Cho dầu ăn vào chảo cùng với tỏi băm nhỏ phi thơm
- Sau đó cho đậu hũ vào xào đều tay
- Khoảng 1 phút thì cho cà rốt vào đảo đều khoảng 3 phút thì cho củ sắn và cần tây vào
- Sau khoảng 7 – 10 phút cho các nguyên liệu chín đều thì nêm nếm lại rồi cho hành lá xắt nhỏ vào để tăng hương vị
- Người bị bệnh gout có thể dùng món ăn này từ 2 – 3 lần/ tuần
Lưu ý khi chữa bệnh gout bằng cần tây
Nhìn chung, các mẹo chữa bệnh gout bằng cần tây được đánh giá an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Ngoài được sử dụng như một loại rau, cần tây còn chứa dược tính, tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh gout. Việc áp dụng các cách chữa thường xuyên và đúng cách sẽ góp phần cải thiện triệu chứng và phòng ngừa đợt gút cấp.
Tuy nhiên, khi dùng cần tây chữa bệnh gout, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Các mẹo chữa từ cần tây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout, không thể thay thế phương pháp điều trị chuyên sâu nên người bệnh tránh lạm dụng.
- Hiệu quả của cách chữa này phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa và thường chỉ phù hợp với người bệnh ở mức độ vừa và nhẹ. Đối với người bệnh gút cấp, tiến triển nặng cần can thiệp các phương pháp y tế để kiểm soát.
- Trước khi dùng cần tây, bạn cần ngâm rửa sạch với nước muối để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn địa chỉ cung cấp nguyên liệu sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh phát sinh tác dụng phụ
- Không áp dụng các mẹo chữa từ cần tây cho người có huyết áp thấp, mắc bệnh thận, đang dùng thuốc lợi tiểu, người có thể trạng kém. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tham vấn y khoa để được tư vấn cụ thể trước khi dùng cần tây.
- Mặc dù có độ an toàn cao nhưng một số người có thể bị dị ứng khi sử dụng cần tây. Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường sau khi áp dụng mẹo chữa này, người bệnh cần ngưng áp dụng.
- Nếu sau một thời gian dùng cần tây chữa bệnh gout không cải thiện. Lúc này bạn có thể cân nhắc thay đổi biện pháp chữa bệnh để tránh các triệu chứng lâm sàng tiến triển.
Bài viết vừa tổng hợp các dùng cần tây chữa bệnh gout đơn giản, dễ thực hiện. Cách chữa này có thể áp dụng tại nhà và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!