7 Cách Trị Viêm Gân Gót Chân Tại Nhà Nhanh Khỏi Nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Nghỉ ngơi, chườm lạnh, nén, nâng cao chân tổn thương… là những cách trị viêm gân gót chân tại nhà hiệu quả nhất. Những biện pháp này có thể giúp cải thiện tình trạng viêm, giảm sưng và đau do gân tổn thương. Đồng thời hỗ trợ chữa lành tổn thương và cải thiện khả năng vận động.

Cách trị viêm gân gót chân tại nhà
Các cách trị viêm gân gót chân tại nhà giúp giảm viêm, sưng và đau do gân tổn thương

7 cách trị viêm gân gót chân tại nhà

Viêm gân gót chân (viêm gân Achilles) là một chấn thương do lạm dụng gân Achilles (dải mô nối cơ bắp ở sau cẳng chân với xương gót chân). Tình trạng này khiến người bệnh đau nhẹ ở gót chân hoặc phía sau chân. Đau dữ dội khi vận động mạnh, chẳng hạn như chạy đường dài, chạy nước rút, leo cầu thang.

Đau do viêm gót chân thường kèm theo tình trạng cứng khớp, sưng hoặc khó chịu ở phía sau gót chân, sờ thấy ấm nóng. Điều này làm giảm tính linh hoạt và chức năng của bàn chân, giảm khả năng vận động.

Hầu hết bệnh nhân bị viêm gân gót chân có đáp ứng tốt với biện pháp chăm sóc và dùng thuốc. Chỉ một số trường hợp cần vật lý trị liệu và phẫu thuật. Vì thế nếu viêm đau ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể thử áp dụng một số cách điều trị viêm gân gót chân tại nhà, bao gồm:

1. Nghỉ ngơi

Khi bị sưng và đau nhức do viêm gân gót chân, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi. Có thể thực hiện những hoạt động không làm ảnh hưởng đến gân Achilles (như căng gân, tăng viêm..), chẳng hạn như bơi lội. Cần tránh đi lại nhiều và tập thể dục trong vài ngày để tránh làm tăng mức độ đau.

Khi nghỉ ngơi đầy đủ, gân tổn thương sẽ được thư giãn, có thời gian lành lại. Ngoài ra biện pháp này còn giúp cắt giảm những cử động kích thích đau, căng cơ/ gân, giảm nhẹ các triệu chứng như sưng đau.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần sử dụng nạng hoặc mang ủng đi bộ để tạo điều kiện cho gân gót chân lành lại.

2. Chườm đá

Chườm đá (chườm lạnh) là một trong những cách điều trị viêm gân gót chân tại nhà hiệu quả, nên áp dụng khi bị đau hoặc sau khi tập thể dục. Biện pháp này giúp co mạch và giảm lưu thông máu tại chỗ, ngăn ứ huyết. Đồng thời giảm sưng và đau nhức hiệu quả.

Khi áp dụng biện pháp chườm đá, hãy dùng một túi đá lạnh đặt lên gân gót chân khoảng 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần (cách mỗi 4 – 6 tiếng). Sau 2 – 3 ngày có thể giảm nhẹ các triệu chứng.

Chườm đá
Chườm đá giúp khắc phục nhanh tình trạng sưng và đau nhức do viêm gân gót chân

3. Băng, nén

Để giảm đau, ổn định gân và chân tổn thương, người bệnh có thể dùng băng gạc hoặc băng thun nén khu vực bị thương. Biện pháp này giúp ổn định chân đau, giảm chuyển động của gân. Đồng thời ngăn các cử động không cần thiết hay yếu tố bên ngoài làm tăng tổn thương gân.

Ngoài ra nén chân bị thương còn tạo điều kiện giúp gân gót chân lành lại nhanh hơn, giảm sưng và tránh kích thích cơn đau. Lưu ý không nén quá chặt để không làm cản trở đến quá trình lưu thông máu.

Biện pháp nén nên được áp dụng khi bị đau hoặc khi đi ngủ. Điều này ngăn những cử động không tự chủ làm ảnh hưởng đến gân tổn thương và gây đau.

4. Nâng cao chân bị thương

Để giảm sưng do viêm gân gót chân, hãy nâng chân cao hơn tim khi nghỉ ngơi. Biện pháp này giúp hạn chế máu đến khu vực tổn thương, giúp khí máu về tim dễ dàng. Từ đó phòng ngừa tình trạng huyết ứ dẫn đến bầm tím và phù nề. Đồng thời giúp xoa dịu cảm giác đau nhức.

Để không gây đau cho gân gót chân, người bệnh nên đặt dưới chân 1 hoặc 2 chiếc gối mềm. Sau đó nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái. Lưu ý không nâng chân quá cao để không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của chi.

Nâng cao chân bị thương
Nâng cao chân bị thương giúp ngăn tình trạng huyết ứ dẫn đến bầm tím, giảm sưng hiệu quả

5. Dùng nguyên liệu thiên nhiên

Nếu muốn tìm cách trị viêm gân gót chân tại nhà, người bệnh có thể thử dùng các nguyên liệu thiên nhiên. Cụ thể:

  • Dầu thầu dầu

Đây là một loại dầu thực vật, thường được dùng trong điều trị các bệnh xương khớp, viêm gân và các vấn đề về dạ dày. Loại dầu này chứa hàm lượng cao axit ricinoleic – một chất chống viêm mạnh. Khi dùng cho bệnh nhân bị viêm gân gót chân, axit ricinoleic có thể giúp giảm đau, ngăn ngừa và giảm viêm hiệu quả.

Để sử dụng đúng cách, người bệnh cần bôi một lượng nhỏ dầu thầu dầu dọc theo gân gót chân hoặc những vị trí có cảm giác đau đớn. Xoa nhẹ nhàng và đều tay để các dưỡng chất thấm nhanh. Nên bôi dầu thầu dầu từ 1 – 3 lần mỗi ngày để sớm khắc phục triệu chứng.

  • Dầu vitamin E

Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh. Chất này không chỉ làm chậm quá trình lão hóa mà còn làm sạch các góc tự do gây ra cơn đau. Từ đó giúp giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra dầu vitamin E còn giúp hỗ trợ chức năng tuần hoàn, giảm tình trạng sưng nóng.

Dầu vitamin E có thể được dùng để uống hoặc thoa đều quanh khu vực bị tổn thương. Khi dùng đúng các, vitamin E không chỉ giảm viêm gân mà còn hỗ trợ ngăn ngừa thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp. Đối với đường uống, hãy dùng đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Nghệ

Nghệ được đánh giá là một trong những phương thuốc chữa trị tuyệt vời cho tình trạng viêm gân gót chân. Bởi trong loại thảo dược này chứa curcumin – một chất giảm đau và kháng viêm mạnh.

Curcumin được so sánh như một loại thuốc giảm đau. Khi được đưa vào cơ thể, thành phần này kích hoạt hệ thống opioid liên quan đến phản ứng chống đau của cơ thể. Đồng thời giúp tiêu viêm trong ổ khớpgân.

Vì thế dùng nghệ mỗi ngày có thể giúp người bệnh điều trị viêm, giảm đau gót chân và bàn chân, khắc phục tình trạng sưng nóng. Tùy thuộc vào sở thích, người bệnh có thể dùng trà nghệ hoặc thêm thảo dược vào các món ăn. Ngoài ra có thể đắp nghệ lên gân gót chân để giảm sưng và kích thích lưu thông máu.

Dùng nghệ
Curcumin trong nghệ là chất kháng viêm mạnh và giảm đau tự nhiên, giúp đẩy lùi triệu chứng viêm gân Achilles

6. Xoa bóp nhẹ nhàng

Đây là cách trị viêm gân gót chân tại nhà nên được áp dụng sau vài ngày trị sưng và đau. Xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng ảnh hưởng giúp thư giãn, giảm đau, tăng lưu thông máu, đẩy nhanh tiến độ chữa lành tổn thương.

Ngoài ra thường xuyên xuyên xoa bóp còn giúp cải thiện khả năng vận động, giảm co thắt cơ dẫn đến co cứng. Đồng thời hỗ trợ người bệnh phục hồi vận động, đi lại và sinh hoạt bình thường.

Lưu ý khi xoa bóp chữa đau gân gót chân:

  • Không dùng lực quá mạnh. Dùng lực vừa đủ để thư giãn mà không gây đau.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng và chậm rãi. Không hấp tấp để tránh kích thích cơn đau.

7. Thực hiện bài tập kéo giãn

Thực hiện bài tập kéo giãn giúp giảm đau gót chân và đau lòng bàn chân, phục hồi sự dẻo dai cho gân. Từ đó kiểm soát viêm gân gót chân, giảm nguy cơ tái chấn thương trong tương lại. Các bài tập kéo giãn nên được thực hiện đều đặn mỗi ngày, luyện tập tối thiểu 15 phút. Ngừng tập khi có cảm giác đau nhức nặng nề.

Dưới đây là một số bài tập kéo giãn giúp trị đau gân gót chân tại nhà:

Bài tập căng duỗi gót chân

  • Bắt đầu động tác với tư thế đứng thẳng, cách tường khoảng 3 – 5 bước chân
  • Bước chân lành lên trên, chân bị đau để ra phía sau. Nghiêng người về phía trước, co đầu gối chân lành, chống hai tay vào tường
  • Tiếp tục hạ thấp đầu gối phía trước để gan bàn chân, gân gót và vùng bắp chân của chân đau được kéo căng. Cố gắng giữ gót chân đau chạm đất, đầu gối thẳng hoàn toàn
  • Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây. Đứng thẳng để trở về tư thế ban đầu
  • Lặp lại động tác 20 lần.
Bài tập căng duỗi gót chân
Bài tập căng duỗi gót chân giúp kéo giãn gân Achilles nhẹ nhàng, tăng tính dẻo dai và giảm đau nhức

Bài tập kéo giãn gân gót và vòm bàn chân

  • Bắt đầu với tư thế đứng, nghiêng về phía trước, hai tay nắm vào một khung
  • Đặt một bàn chân lên trước, chân sau giữ nguyên
  • Ngồi xổm xuống trong khi gót chân vẫn đặt trên mặt đất
  • Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây
  • Lặp lại động tác 20 lần.

Bài tập kéo giãn cân gan chân

  • Ngồi trên ghế với hai bàn chân chạm đất
  • Đặt gót chân bị đau lên chân lành
  • Dùng bàn tay cùng bên với chân đau nắm lấy bàn chân bị đau, tay còn lại đặt ở gót chân đau
  • Kéo các ngón chân về phía mu bàn chân. Bước này giúp kéo căng vòm bàn chân và gân bên chân đau, kéo giãn cân gan chân
  • Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây
  • Lặp lại động tác 10 lượt/ lần, ít nhất 3 lần mỗi ngày.
Bài tập kéo giãn cân gan chân
Bài tập kéo giãn cân gan chân giúp kéo giãn cân gan chân, kéo căng vòm bàn chân và gân bên chân đau

Bài tập đẩy tường

  • Chèn dưới chân đau một chiếc giày
  • Đặt chân đau phía sau chân lành sao cho các ngón chân bên chân đau hướng về gót chân bên chân lành
  • Chống tay vào tường, gập đầu gối phía trước trong khi vẫn giữ lưng thẳng. Lưu ý giữ đầu gối thẳng với gót chân và vững chắc trên mặt đất
  • Giữ nguyên tư thế, đếm 10 nhịp
  • Lặp lại động tác 10 lượt/ lần, ít nhất 3 lần mỗi ngày.

Viêm gân gót chân khi nào cần đến bệnh viện?

Bệnh nhân bị viêm gân gót chân cần đến bệnh viện khi các triệu chứng kéo dài trên 3 ngày và không giảm khi áp dụng các cách chữa trị tại nhà. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần thăm khám với bác sĩ khi:

  • Viêm gân gót chân bắt đầu với các triệu chứng nặng nề, sưng đau nhiều, co cứng kéo dài (sơ cứu bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà như chườm lạnh trước khi đến bệnh viện).
  • Triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng đi lại và vận động.
  • Mức độ nghiêm trọng tăng dần theo thời gian.
  • Sờ thấy mềm mại, bàn chân không ổn định tương tự như biểu hiện của rách hoặc đứng gân.

Khi đến bệnh viện, người bệnh sẽ được kiểm tra lâm sàng kết hợp xét nghiệm hình ảnh xác định tổn thương. Phương pháp điều trị dựa vào tình trạng viêm và tổn thương gân gót chân.

Đến bệnh viện khi sưng đau kéo dài trên 3 ngày, không giảm khi áp dụng các biện pháp chăm sóc
Đến bệnh viện khi sưng đau kéo dài trên 3 ngày, không giảm khi áp dụng các biện pháp chăm sóc

Các cách trị viêm gân gót chân tại nhà có tác dụng giảm đau, viêm và sưng nóng; tạo điều kiện cho gân tổn thương lành lại. Điều này giúp người bệnh sớm phục hồi vận động và sinh hoạt dễ dàng. Tuy nhiên nếu các triệu cứng nặng nề hoặc không giảm, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra hình ảnh, chẩn đoán và chữa trị với các phương pháp thích hợp hơn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Viêm Cân Gan Chân Có Nguy Hiểm Không
Viêm cân gan chân có nguy hiểm không, bao lâu khỏi là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bệnh lý này thường gây ra những đợt đau nhói nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và đi ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua