Cách trị đau lưng khi ngồi lâu – Mẹo hay nên biết
Các cách trị đau lưng khi ngồi lâu thường bao gồm thay đổi vị trí ngồi hoặc tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Nguyên nhân gây đau khi ngồi lâu
Đau lưng khi ngồi là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là khi tư thế ngồi không đúng trong thời gian dài. Ngồi ở tư thế khom lưng có thể gây căng thẳng cho đĩa đệm, dẫn đến thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, tình trạng đau lưng khi ngồi cũng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như:
1. Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là cơn đau xảy ra khi dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng, cơn đau chạy dọc theo gốc cột sống đến phía sau chân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm gai cột sống.
Cơn đau thần kinh tọa có thể là đau âm ỉ như bị điện giật hoặc đau nhói. Ngồi lâu được xem là một trong những nguyên nhân khiến cơn đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn, tuy nhiên người bệnh thường chỉ bị đau ở một bên cơ thể.
2. Thoát vị đĩa đệm
Đau lưng khi ngồi có thể là dấu hiệu nhận biết đầu tiên của tình trạng thoát vị đĩa đệm. Bệnh xảy ra khi phần nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra bên ngoài và khiến đĩa đệm mất hình dạng bình thường. Điều này gây áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh, dẫn đến đau đớn, bao gồm đau lưng khi ngồi và thậm chí là tê ngứa khắp cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra như một phần của tình trạng lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xảy ra do té ngã, nâng đồ vật sai cách, chấn thương hoặc do các hoạt động lặp lại thường xuyên.
3. Căng cơ
Căng cơ cũng là một nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đau thắt lưng khi ngồi. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh ưỡn người hoặc vặn lưng quá mức.
Nếu bị căng cơ, người bệnh có thể bị đau kéo dài từ lưng đến mông, nhưng không ảnh hưởng đến chân. Ngoài ra, căng cơ lưng cũng có thể dẫn đến cứng lưng và khiến người bệnh khó chuyển động.
Hầu hết các trường hợp căng cơ lưng có thể tự phục hồi trong vòng một tháng. Tuy nhiên đối với người ngồi lâu hoặc ngồi sau tư thế, việc điều chỉnh tư thế là điều quan trọng để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Tư thế xấu khi ngồi
Ngồi với tư thế xấu có thể dẫn đến các cơn đau thắt lưng hoặc đau vai gáy. Việc cuối người về phía trước hoặc ngã về phía sau quá mức có thể dẫn đến đau lưng khi ngồi. Ngay cả khi ngồi sai tư thế không gây đau lưng, nhưng tư thế xấu có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Cơ cột sống yếu
Cơ hỗ trợ cột sống bao gồm các cơ ở hai bên cột sống, lưng, hông, bụng và mông. Các cơ này yếu có thể không thể hỗ trợ cột sống đầy đủ, điều này dẫn đến đau lưng.
Ngồi lâu có thể gây căng thẳng lên các cơ hỗ trợ cột sống và dẫn đến đau lưng. Nếu không được điều trị, cơn đau có thể trở thành mãn tính và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập giãn cơ và bài tập aerobic để tăng cường sức mạnh và giảm căng thẳng cho các cơ ở lưng. Điều này có thể cải thiện cơn đau lưng khi ngồi và ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai.
6. Hẹp ống sống
Mỗi đốt sống có một lỗ mở để tủy sống đi qua, được gọi là ống sống. Điều này nhằm mục đích kết nối các dây thần kinh khắp cơ thể với não bộ. Do đó, khi ống sống không đủ rộng, dây thần kinh sẽ bị chèn ép, dẫn đến đau, yếu và tê. Tình trạng này được gọi là chứng hẹp ống sống.
Hẹp ống sống có thể liên quan đến chấn thương, viêm cột sống, khối u hoặc do nhiễm trùng. Ngoài ra, một số người có thể có ống sống hẹp bẩm sinh.
Các triệu chứng hẹp ống sống thường phát triển theo thời gian và nghiêm trọng khi các dây thần kinh bị chèn ép nhiều hơn. Cụ thể, các triệu chứng bao gồm:
- Chân hoặc cánh tay tê yếu;
- Đau lưng khi ngồi, đứng hoặc đi bộ;
- Tê chân hoặc mông;
- Có vấn đề về việc cân bằng.
Hẹp ống sống có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, điều chỉnh thói quen và tập thể dục thể dục thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
7. Các điều kiện y tế khác
Đôi khi lưng khi ngồi có thể liên quan đến một tình trạng khác, chẳng hạn như sỏi thận, vấn đề về túi mật, bệnh động mạch bụng chính hoặc khối u. Các điều kiện sức khỏe này cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các rủi ro không mong muốn.
Cách trị đau lưng khi ngồi lâu hiệu quả
Đau lưng khi ngồi thường được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như duy trì hoạt động, chườm lạnh, vật lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể, các cách trị đau lưng khi ngồi lâu phổ biến bao gồm:
1. Thực hiện tư thế ngồi đúng
Cách trị đau lưng khi ngồi lâu tốt nhất là thực hiện tư thế ngồi đúng. Người bệnh thường được khuyến cáo ngồi thẳng để tránh gây áp lực lên cột sống và giảm đau thắt lưng.
Để giảm đau lưng khi ngồi lâu, người bệnh cần tránh một số vấn đề như:
- Ngồi ở tư thế quá lâu có thể gây áp lực lên cột sống và không tốt cho sức khỏe tổng thể;
- Ngồi với tư thế cong lưng về phía trước, nghiêng sang một bên hoặc ngả người về phía sau, có thể gây căng thẳng cho cột sống trong một thời gian dài. Điều này có thể dẫn đến đau đớn và một số vấn đề khác.
Để thực hiện tư thế ngồi tốt, người bệnh cần định vị cơ thể dọc theo một đường thẳng, bắt đầu từ thắt lưng, qua đỉnh đầu và lên đến trần nhà. Khi ngồi cần giữ vai năng bằng và không để xương chậu xoay về phía trước, điều này có thể gây ra một đường cong nhỏ ở lưng và gây đau.
Nếu ngồi ở tư thế thẳng hoàn toàn, người bệnh có thể cảm thấy một phần nhỏ của lưng được kéo giãn và dài ra.
2. Cách trị đau lưng khi ngồi lâu tại nhà
Ngoài việc thay đổi tư thế ngồi, người bệnh có thể tham khảo một số cách trị đau lưng khi ngồi lâu hiệu quả tại nhà, chẳng hạn như:
- Thay đổi vị trí: Người bệnh có thể cân nhắc sử dụng bàn đứng hoặc bàn được thiết kế tiện lợi để người bệnh giữ tư thế chính xác khi ngồi. Ngoài ra, thay đổi độ cao ghế, bàn hoặc màn hình máy vi tính cũng có thể giảm áp lực lên lưng và giảm đau lưng.
- Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh có thể giảm viêm và cải thiện các cơn đau lưng hiệu quả. Người bệnh có thể chườm túi đá ở khu vực lưng đau trong 20 phút mỗi lần và 3 – 4 lần mỗi ngày để cải thiện cơn đau.
- Chườm nóng: Sử dụng kiểm soát được tình trạng viêm (khoảng 24 giờ sau khi bị đau), người bệnh có thể chườm nóng. Điều này có thể hỗ trợ lưu thông máu và thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương ở lưng.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Một số loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giảm đau và cải thiện tình trạng khó chịu.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ: Người bị đau lưng khi ngồi lâu có thể cuộn một chiếc khăn mỏng và đặc ở gốc cột sống. Điều này có thể giúp người bệnh luôn ngồi thẳng và giúp ổn định cột sống.
- Xoa bóp: Xoa bóp, massage lưng có thể hỗ trợ giảm đau và thư giãn các cơ bị căng.
- Tập yoga: Yoga sử dụng các bài tập kéo căng để làm giãn cột sống và tăng cường sức mạnh cho cơ thể. Có nhiều bài tập yoga được áp dụng để cải thiện các triệu chứng đau lưng khi ngồi hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể trao đổi với người có chuyên môn hoặc nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể.
3. Tập thể dục thường xuyên
Có một số bài tập thể dục có thể tăng cường sức mạnh ở lưng và tránh các cơn đau lưng khi ngồi lâu. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số bài tập phổ biến, chẳng hạn như:
Động tác Plank:
- Người bệnh bắt đầu với tư thế chống đẩy, với hai cẳng tay đặt trên mặt đất;
- Giữ khuỷu tay và vai thẳng hàng, giữ lưng thẳng và khuỷu tay thẳng trên mặt đất;
- Giữ tên tư thế trong vài giây sau đó hạ người xuống sàn.
Lưu ý trong quá trình plank cần giữ cột sống thẳng, tránh cong ở thắt lưng hoặc nhô lưng lên trần nhà, điều này có thể gây tổn thương cột sống.
Tư thế bird dog:
- Người tập chống tay và đầu gối, giữ lưng thẳng;
- Mở rộng một chân và cánh tay đối diện đưa thẳng ra phía trước;
- Giữ yên tư thế trong 5 giây, sau đó hạ cơ thể và nghỉ ngơi;
- Thực hiện lại thao tác với tay và chân còn lại của cơ thể.
Động tác arch:
- Người bệnh nằm ngửa với cánh tay ở hai bên cơ thể;
- Nâng dần phần hông bằng cách sử dụng cơ lưng, cơ mông và cơ bụng;
- Giữ yên tư thế trong 5 giây sau đó thư giãn.
4. Điều trị y tế
Nếu các cơn đau nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các cách trị đau lưng khi ngồi lâu tại nhà, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị y tế, chẳng hạn như:
- Vật lý trị liệu có thể xây dựng cơ bắp để hỗ trợ lưng và tránh các vấn đề liên quan;
- Sử dụng thuốc chẹn thần kinh và tiêm steroid để giảm đau;
- Châm cứu hoặc kích thích điện qua da để giảm đau mà không cần phẫu thuật;
- Sử dụng thuốc điều trị, chẳng hạn như thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc giảm đau khác.
Nếu các triệu chứng không được cải thiện với các phương pháp bảo tồn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật và sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện.
Các cách trị đau lưng khi ngồi lâu thường nhằm mục đích cải thiện các cơn đau mà không gây tổn thương cột sống. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh nên thực hiện tư thế ngồi đúng và không ngồi quá lâu để tránh các cơn dai dai dẳng.
Đau lưng khi ngồi khi nào cần gặp bác sĩ?
Hầu hết các cơn đau lưng khi ngồi thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện sau khi tập thể dục hoặc thực hiện tư thế ngồi tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện nếu xuất hiện các triệu chứng, chẳng hạn như:
- Xuất hiện các cơn đau dai dẳng và không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn;
- Ngứa ran hoặc tê ở lưng hoặc chân;
- Sốt;
- Mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể bất thường;
- Mất chức năng ruột và bàng quang;
- Giảm cân không rõ lý do.
Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một điều kiện y tế nghiêm trọng và cần điều trị ngay lập tức. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Đau lưng khi ngồi lâu là một vấn đề phổ biến, thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, cách trị đau lưng khi ngồi lâu bao gồm duy trì tư thế ngồi tốt, tập thể dục và sử dụng thuốc giảm đau cho các cơn đau nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chăm sóc y tế phù hợp.
Tham khảo thêm:
- 10 cây thuốc nam chữa đau lưng hiệu quả – Hết đau nhanh
- Bài thuốc xương khớp nổi danh VTV2 đưa tin, nghệ sĩ Phú Thăng và nhiều người bệnh tin dùng
- Mách bạn địa chỉ điều trị bệnh xương cơ khớp bằng Y học cổ truyền uy tín
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!