Mách Bạn 12 Cách Điều Trị Hội Chứng Ống Cổ Tay Tại Nhà

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Một số cách điều trị hội chứng ống cổ tay tại nhà như sử dụng nhiệt, chườm lạnh, nẹp, kéo căng nhẹ nhàng… có thể giúp giảm nhẹ cơn đau, hạn chế tê bì. Đồng thời phục hồi cảm giác và vận động ở cổ tay bị thương. Những trường hợp đau kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn có thể thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn.

Cách điều trị hội chứng ống cổ tay tại nhà
Cách điều trị hội chứng ống cổ tay tại nhà giúp giảm nhanh triệu chứng, tăng tuần hoàn máu

Hướng dẫn 12 cách điều trị hội chứng ống cổ tay tại nhà

Hội chứng ống cổ tay thường gây đau đớn dữ dội kèm theo tê bì, châm chích, yếu, giảm cảm giác và khả năng vận động. Bệnh xảy ra khi không gian bên trong bị thu hẹp và tăng áp lực lên dây thần kinh giữa.

Dây thần kinh giữa bị chèn ép có thể được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật giải nén. Trong đó những trường hợp nhẹ và vừa có triệu chứng giảm nhanh khi áp dụng các biện pháp tại nhà, không cần điều trị y tế.

Dưới đây là 12 cách điều trị hội chứng ống cổ tay tại nhà hiệu quả và an toàn:

1. Nghỉ ngơi và thả lỏng

Cổ tay bị thương cần được nghỉ ngơi và thả lỏng. Nghỉ ngơi và hạn chế những chuyển động có thể giảm áp lực lên cổ tay và dây thần kinh giữa. Điều này cho phép giảm đau và giảm kích thước, những tổn thương bên trong có thể lành lại.

Đặc biệt, nên dừng những hoạt động yêu cầu uốn cong cổ tay liên tục (như chơi guitar, đánh máy…) hoặc sử dụng những thiết bị làm lắc lư cổ tay và các ngón tay (như dùng máy khoan cầm tay). Sau đó duỗi tay và cử động cổ tay nhẹ nhàng để tăng lưu lượng máu đến vùng cổ tay. Điều này giúp giảm đau và tê yếu hiệu quả.

Ngoài ra hãy giảm áp lực hoặc thả lỏng tay cầm khi cảm thấy cổ tay căng thẳng. Chẳng hạn như gõ nhẹ vào bàn phím, thả lỏng tay cầm bút hoặc sử dụng bút có tay cầm mềm.

2. Dùng nẹp cổ tay

Dùng nẹp là một trong những cách điều trị hội chứng ống cổ tay tại nhà hiệu quả và an toàn. Thiết bị này có thể giữ cổ tay thẳng, giảm áp lực lên dây thần kinh giữa và giảm đau nhức.

Dùng nẹp cổ tay
Dùng nẹp cổ tay giúp giữ cổ tay thẳng, giảm đau và giảm áp lực lên dây thần kinh giữa

Nếu cần lặp đi lặp lại một chuyển động như đánh máy, nẹp cổ tay nên được sử dụng vào ban ngày. Đau và tê yếu thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Do đó nẹp cổ tay cũng nên được sử dụng vào ban đêm trước khi các triệu chứng bắt đầu. Điều này giúp cổ tay được nâng đỡ và giảm căng thẳng cho cổ tay.

3. Sử dụng nhiệt

Chườm ấm hoặc giữ ấm bàn tay đều giúp giảm nhanh các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay. Liệu pháp chườm ấm có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu đi qua vùng cổ tay. Điều này giúp giảm đau, giảm tình trạng tê bì và cứng khớp hiệu quả.

Ngoài ra chườm ấm còn giúp thư giãn khớp xương và mô mềm, giảm áp lực cho dây thần kinh bên trong. Từ đó giảm đau cổ tay nhanh chóng. Liệu pháp này nên được thực biện 3 đến 4 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 15 đến 20 phút. Có thể dùng túi sưởi hoặc chai nước ấm đặt lên cổ tay bị đau.

Bên cạnh liệu pháp chườm ấm, ngâm tay trong nước ấm từ 33 – 37 độ C hoặc giữ ấm bàn tay cũng mang đến hiệu quả tương tự. Để sưởi ấm, hãy sử dụng máy sưởi ấm hoặc đeo găng tay khi thời tiết lạnh.

4. Chườm lạnh

Nếu muốn tìm cách điều trị hội chứng ống cổ tay tại nhà hiệu quả, người bệnh có thể thử thực hiện liệu pháp chườm lạnh. Cách này đặc biệt hữu hiệu đối với bà bầu mắc hội chứng ống cổ tay.

Sử dụng túi đá lạnh hoặc khăn lạnh đắp lên cổ tay bị thương có thể giảm cảm giác đau đớn và sưng tấy. Đồng thời giảm viêm, giảm dịch và máu ứ đọng ở vùng cổ tay. Từ đó giải phóng áp lực lên trong.

Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp giảm viêm, giảm cảm giác đau đớn và sưng tấy ở vùng cổ tay

Liệu pháp chườm lạnh nên được thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 10 đến 15 phút. Chườm lạnh có thể được dùng kết hợp với chườm nóng để tăng hiệu quả. Liệu pháp này được gọi là tắm tương phản. Khi thực hiện, ngâm cổ – bàn tay trong nước lạnh 1 phút, sau đó ngâm trong nước ấm 1 phút, liên tục 6 phút.

5. Nâng cao

Nên nâng cổ tay cao hơn mức tim trong khi ngủ hoặc bất cứ khi nào có thể. Biện pháp này giúp giảm sự căng thẳng ở cổ tay và bàn tay, máu lưu thông về tim dễ dàng. Từ đó hạn chế tình trạng ứ dịch và sưng tấy, giảm áp lực trong ống cổ tay và giảm kích thích các dây thần kinh hiệu quả.

6. Luyện tập nhẹ nhàng

Nếu thường xuyên bị tê yếu và đau cổ tay, hãy thử một số bài tập chữa hội chứng ống cổ tay. Các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng giúp thư giãn khớp xương và mô, tăng lưu thông máu qua vùng cổ tay. Từ đó giảm nhanh cảm giác tê bì, tăng tính dẻo dai, cải thiện cảm giác cùng chức năng vận động cho cổ tay và các ngón tay.

Ngoài ra việc luyện tập mỗi ngày còn giúp giảm đau, giảm áp lực lên dây thần kinh giữa. Đồng thời tăng cường khối lượng cơ, giảm tình trạng yếu chi, phục hồi chức năng và ngăn chứng teo cơ tay.

Luyện tập nhẹ nhàng
Kéo giãn nhẹ nhàng giúp tăng lưu thông máu qua vùng cổ tay, giảm đau đớn và tăng tính dẻo dai

Một số bài tập hữu ích cho bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay:

Bài tập kéo giãn cổ tay

  • Đưa một tay về phía trước và song song với sàn, khuỷu tay và cổ tay thẳng
  • Từ từ cuốn cong cổ tay lên trên để các ngón tay hướng lên trần nhà
  • Dùng tay còn lại hỗ trợ, uốn cong cổ tay hết mức có thể nhưng không đau
  • Giữ điều này trong 5 giây và trở về vị trí trung tính
  • Từ từ cuốn cong cổ tay xuống dưới để các ngón tay hướng xuống nền nhà
  • Dùng tay còn lại hỗ trợ, uốn cong cổ tay hết mức có thể nhưng không đau
  • Giữ điều này trong 5 giây và trở về vị trí trung tính
  • Lặp lại động tác 10 lượt, mỗi ngày 3 lần.

Bài tập bóp bóng

  • Cầm một quả bóng (bóng cao su mềm hoặc bóng da)
  • Dùng lực bóp quả bóng nhưng không đau
  • Giữ điều này trong 5 giây và thả lỏng tay
  • Lặp lại động tác 10 lượt, mỗi ngày 3 lần.
  • Thực hiện tương tự với tay còn lại.

Bài tập trượt gân cơ

  • Duỗi thẳng bàn tay về phía trước
  • Bắt đầu gập khớp các ngón tay tạo thành nấm đấm móc (không bao gồm ngón tay cái)
  • Tiếp tục uốn cong ngón tay tạo thành nấm đấm đủ trong lòng bàn tay
  • Duỗi thẳng đốt đầu tiên của ngón tay
  • Cuối cùng thả lỏng và lặp lại động tác 10 lần

Những người có công việc đòi hỏi lặp đi lặp lại một chuyển động nên dành vài phút mỗi giờ để nghỉ ngơi, thực hiện kéo giãn nhẹ nhàng. Điều này giúp cổ tay thư giãn và giảm áp lực lên dây thần kinh giữa.

7. Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Sử dụng thảo dược thiên nhiên là cách chữa hội chứng ống cổ tay tại nhà an toàn và hiệu quả. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, bôi tinh dầu bạc hà vào cổ tay và bàn tay bị đau có thể giúp giảm nhanh cơn đau.

Ngoài ra trong tinh dầu bạc hà có chứa một lượng lớn menthol. Đây là một chất giảm đau và kháng viêm mạnh. Chất này có khả năng giảm tình trạng viêm sưng, tăng không gian chứa dây thần kinh giữa.

Giảm sưng viêm và đau đớn hiệu quả bằng cách bôi tinh dầu bạc hà vào cổ tay và bàn tay
Giảm sưng viêm và đau đớn hiệu quả bằng cách bôi tinh dầu bạc hà vào cổ tay và bàn tay

8. Xoa bóp, bấm huyệt

Người bệnh có thể xoa bóp bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay để khắc phục các triệu chứng. Lần lượt xoa bóp bấm huyệt ở cổ tay, ngón tay, mu bàn tay và lòng bàn tay có thể giúp thư giãn, tăng lưu thông máu. Từ đó giảm tê bì và châm chích, tăng cảm giác cho ngón tay, ngăn ngừa cứng khớp.

Ngoài ra xoa bóp nhẹ nhàng kết hợp bấm huyệt còn giúp đả thông kinh mạch, giảm đau đớn, cải thiện tình trạng yếu chi, thư giãn, tăng cảm giác và phục hồi chức năng vận động.

Xoa bóp bấm huyệt nên được thực hiện đúng kỹ thuật, day ấn vào các huyệt đạo thích hợp. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn, đạt hiệu quả điều trị tối đa.

9. Thay đổi lối sống

Để phòng ngừa và điều trị hội chứng ống cổ tay, người bệnh cần tay đổi lối sống, tránh những hoạt động làm tăng áp lực lên dây thần kinh giữa. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:

Không ngủ trên tay
Không ngủ trên tay hoặc cong tay khi ngủ để tránh tăng áp lực lên cổ tay và dây thần kinh giữa
  • Không giữ cổ tay ở tư thế cong khi ngủ, không ngủ trên tay.
  • Giảm lực khi cầm nắm hoặc thực hiện những hoạt động liên quan đến bàn tay.
  • Điều chỉnh bàn làm việc, ghế ngồi, cách đặt bàn phím và con chuột để giữ cổ tay tay ở vị trí trung tính.
  • Tránh sử dụng những dụng cụ điện rung động, chẳng hạn như máy khoan cầm tay.
  • Không nên giữ vật hoặc giữ tư thế ở một vị trí quá lâu.
  • Khi nâng vật nên sử dụng những khớp lớn như khớp vai. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng cho bàn tay, cổ tay và các ngón tay.
  • Nên thường xuyên nghỉ giải lao trong những hoạt động cần lặp đi lặp lại một chuyển động.
  • Ngừng hoạt động khi cảm thấy đau hoặc tê yếu ở cổ tay và bàn tay.
  • Nếu có thể, hãy tránh lặp đi lặp lại những chuyển động của tay và cổ tay.

10. Tập yoga

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc luyện tập yoga có thể giúp tăng cường độ bám, làm mạnh chi, giảm đau và giảm áp lực lên dây thần kinh giữa. Vì thế yoga có thể cần thiết cho quá trình điều trị.

Tuy nhiên những người mắc hội chứng ống cổ tay nên lựa chọn những bài tập phù hợp và luyện tập đúng cách theo hướng dẫn của chuyên viên.

11. Bổ sung vitamin B6

Bổ sung vitamin B6 có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay, những trường hợp nhẹ có thể được chữa khỏi. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung 50 – 100mg vitamin B6 mỗi ngày giúp giảm tình trạng sưng tấy. Bởi loại vitamin này là một chất lợi tiểu có khả năng giải phóng chất lỏng gây sưng ở cổ tay và bàn tay.

Việc giải phóng chất lỏng cũng giúp tăng không gian trong đường hầm, giảm áp lực lên dây thần kinh giữa và giảm đau. Ngoài ra vitamin B6 còn có tác dụng cải thiện tính đàn hồi cho các mô mềm ở những người bị thiếu vitamin B.

Bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay có thể bổ sung vitamin B6 bằng viên uống hoặc thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Vitamin này được tìm thấy nhiều nhất trong chuối, ức gà, gạo lứt, khoai tây, quả bơ.

Bổ sung vitamin B6
Bổ sung vitamin B6 giúp giải phóng chất lỏng gây sưng, giảm áp lực lên dây thần kinh giữa

Lưu ý:

  • Viên uống bổ sung vitamin B6 nên được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuyệt đối không sử dụng quá liều vitamin B6 (liều tối đa 100mg/ ngày). Bởi điều này có thể làm phát ban trên da và tăng độ nhạy cảm với ánh sáng

12. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC)

Nếu đau đớn kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn, hãy thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC). Đây cũng là một cách điều trị hội chứng ống cổ tay tại nhà hiệu quả.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID phù hợp với những cơn đau vừa. Thuốc có tác dụng giảm đau, trị viêm, giảm sưng tấy và chống kết tập tiểu cầu. Những loại thường được sử dụng gồm Ibuprofen và Naproxen. Thuốc chống viêm không steroid cần được sử dụng trong bữa ăn, theo hướng dẫn của bác sĩ vì nó có thể gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa.
  • Thuốc bôi ngoài: Dùng kem/ gel bôi ngoài chứa menthol hoặc NSAID có thể mang đến nhiều lợi ích. Những hoạt chất trong thuốc thẫm thấu sâu vào vùng cổ tay. Điều này giúp thư giãn mô bên trong và giảm đau đớn.
  • Acetaminophen: Hãy dùng Acetaminophen khi bị đau từ nhẹ đến vừa. Thuốc này có tác dụng hạ sốt và giảm đau, thường mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng. Có thể dùng Acetaminophen cho phụ nữ mang thai để làm dịu cơn đau do hội chứng ống cổ tay.
Dùng Acetaminophen
Dùng thuốc Acetaminophen giúp làm dịu cơn đau do hội chứng ống cổ tay hiệu quả

Triệu chứng thường giảm đáng kể sau 2 – 3 tuần áp dụng các cách điều trị hội chứng ống cổ tay tại nhà. Người bệnh có thể cải thiện chức năng vận động, giảm tê yếu và đau đớn, tăng cảm giác và ngăn ngừa cứng khớp nhanh chóng.

Tuy nhiên hãy đến bệnh viện và thăm khám nếu các triệu chứng không giảm, tăng dần mức độ theo thời gian hoặc đau nghiêm trọng đến mức không thể hoạt động bình thường. Sau thăm khám, bệnh nhân có thể được dùng thuốc kê đơn, vật lý trị liệu hoặc cân nhắc phẫu thuật giải nén.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Lupus Ban Đỏ Sống Được Bao Lâu
Lupus ban đỏ là bệnh lý mãn tính, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Vậy, bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu và làm thế nào để ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Chữa Được Không
Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Tìm hiểu thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời. Đồng thời giúp thiết lập kế hoạch chăm ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Sinh Con Được Không
Bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi lupus ban đỏ là một bệnh lý nghiêm trọng, gây tổn thương đa cơ quan và dễ phát sinh biến chứng. ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Di Truyền Không
Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề bệnh lupus ban đỏ có di truyền không và làm thế nào để phòng ngừa. Người bệnh có thể tham khảo các thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Có Lây Không
Bệnh lupus ban đỏ có lây không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và phòng ngừa các triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua