Gợi Ý 7 Cách Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Tại Nhà Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên môn: , Đau lưng, Loãng xương, Thoái hóa cột sống, Viêm đau khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Có rất nhiều cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà, tuy nhiên không phải tất cả các biện pháp đều hiệu quả và an toàn. Dưới đây là gợi ý một số biện pháp phổ biến và được đánh giá cao về hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo. 

Cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà
Cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà được áp dụng để cải thiện các triệu chứng nhẹ và không có nguy cơ biến chứng

Gợi ý 7 cách cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà hiệu quả

Khớp cùng chậu là nơi xương cùng kết nối với xương chậu, nằm ngay phía trên xương cụt, gần như là bất động và chỉ cho phép xoay tối đa là 4 độ. Viêm khớp cùng chậu là thuật ngữ được sử dụng để mô tả bất kỳ tình trạng viêm nào ở khớp cùng chậu.

Các biện pháp điều trị viêm khớp cùng chậu sẽ thay đổi, tùy thuộc vào mức độ của các triệu chứng. Tuy nhiên có nhiều biện pháp điều trị tại nhà mang lại hiệu quả cao, giúp kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.

Dưới đây là gợi ý các cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo.

1. Sử dụng thuốc không kê đơn

Một trong những cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà nhanh và hiệu quả nhất là sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Ibuprofen. Các loại thuốc này mang lại hiệu quả cao trong các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.

Chỉ sử dụng các loại thuốc không kê đơn trong thời gian ngắn, từ 7 – 10 ngày. Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý các biểu hiện của cơ thể và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.

2. Chườm nóng và chườm lạnh

Nếu người bệnh đang tìm kiếm cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà mà không sử dụng thuốc, thì chườm nóng và chườm lạnh là một trong những cách tốt nhất. Chườm lạnh có tác dụng chống viêm, trong khi đó chườm ấm sẽ kích thích lưu lượng máu lưu thông và mang dinh dưỡng đến khu vực này.

Người bệnh được khuyến khích bắt đầu với liệu pháp chườm lạnh lên khực vực bị kích thích. Sau đó chườm nóng vào khớp cùng chậu để tăng cường lưu thông máu, thư giãn và giảm đau. Chườm nóng và chườm lạnh nên được thực hiện luân phiên để đạt hiệu quả tốt nhất.

Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không
Chườm nóng và chườm lạnh có thể chống viêm và giảm đau hiệu quả

Một số mẹo để chườm nóng và chườm lạnh:

  • Chườm nóng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để cải thiện tình trạng đau và cứng khớp. Người bệnh có thể sử dụng miếng dán nhiệt hoặc túi chườm nóng y tế để mang lại sự tiện lợi nhất.
  • Đắp miếng dán lạnh trước khi đi ngủ hoặc sau khi tập thể dục, vận động mạnh để giảm đau và chống viêm.
  • Chườm nóng trước khi đi ngủ để giảm khó chịu và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể mang theo một vài miếng dán nhiệt và lạnh để cải thiện các triệu chứng khi cần thiết. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý không chườm nóng hoặc chườm đá lạnh trực tiếp lên da, điều này có thể gây bỏng lạnh.

3. Giảm cân

Giảm cân là cách điều trị viêm khớp cùng chậu tại nhà mang lại hiệu quả lâu dài cũng như góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Trọng lượng cơ thể dư thừa có thể gây căng thẳng lên các khớp, bao gồm khớp cùng chậu.

Thừa cân, đặc biệt là béo ở vùng bụng, sẽ gây căng thẳng đáng kể cho cột sống, khớp hông, khớp xương chậu và khớp cùng chậu. Bởi vì các khớp này cần phải làm việc nhiều hơn để giữ cơ thể ở tư thế thẳng và đứng.

Giảm trọng lượng dư thừa sẽ giúp giữ cho các khớp thẳng hàng và giảm thiểu áp lực lên các khớp trong các hoạt động hàng ngày. Đối với người bị đau lưng hoặc viêm khớp cùng chậu, giảm cân cũng góp phần thúc đầy hoạt động thể chất, tăng cường khả năng vận động và ổn định sức khỏe.

Người bệnh nên giảm cân khoa học bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục tác động thấp. Tranh các kế hoạch giảm cân cực đoan, chẳng hạn như nhịn ăn hoặc sử dụng thuốc, điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

4. Bài tập giảm đau khớp cùng chậu

Việc tạo thói quen tập thể dục rất quan trọng để tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, thường xuyên tập thể dục cũng góp phần tăng cường, cân bằng và kéo giãn khu vực khớp thái dương hàm hiệu quả.

Tuy nhiên không phải tất cả các bài tập đều phù hợp với tình trạng viêm khớp cùng chậu. Do đó người bệnh cần tránh tất cả các động tác gây đau hoặc khó chịu. Khi cơn đau được cải thiện, người bệnh có thể thực hiện nhiều bài tập hơn.

Bài tập chữa viêm khớp cùng chậu
Tập thể dục và duy trì vận động thể chất là cách tốt nhất để điều trị viêm khớp cùng chậu

Một số bài tập tốt cho người viêm khớp cùng chậu bao gồm:

  • Duỗi một đầu gối đến ngực: Nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân, cong một đầu gối, kéo lên ngực và giữ bằng cả hai tay trong 5 – 10 giây. Lặp lại động tác từ 5 – 10 lần.
  • Xoay thắt lưng: Bắt đầu bằng cách nằm ngửa với cả hai đầu gối cong, giữ cho bàn chân phẳng trên sàn và kéo cả hai đầu gối sang một bên. Ép sát hai đùi vào nhau và đầu gối không di chuyển quá xa, vai phải giữa cố định trên sàn nhà. Giữ yên trong 5 – 10 giây, sau đó lặp lại ở bên kia cơ thể.

Bên cạnh đó, có nhiều động tác yoga giúp tăng cường cơ, ổn định khớp cùng chậu và giảm các chuyển động dư thừa, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm khớp cùng chậu cũng như ngăn ngừa nguy cơ đau thần kinh tọa. Các tư thế phổ biến bao gồm:

  • Cây cầu: Nằm ngửa, hai đầu gối cong và hai tay duỗi thẳng ở hai bên, từ từ nâng hông lên khỏi sàn sao cho cơ thể thẳng từ đầu gối đến vai. Giữ tư thế này trong 5 giây, sau đó từ từ hạ hông xuống sàn. Lặp lại 8 đến 10 lần.
  • Tư thế chó – chim: Bắt đầu với tư thế cái bàn, hai tay và đầu gối lượt đặt dưới vai và hông. Nâng cánh tay phải thẳng ra phía trước và chân trái thẳng ra phía sau, giữ tư thế này trong 5 giây. Thực hiện 3 – 5 lần lặp lại ở mỗi bên của cơ thể.

Các bài tập này tương đối đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Điều quan trọng là tránh các động tác gây đau. Ngoài ra, nếu cảm thấy đau đớn, khó chịu, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.

5. Thay đổi tư thế hoạt động

Đôi khi cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà đơn giản nhất là thay đổi hoạt động hàng ngày. Nguyên tắc sửa đổi hoạt động rất đơn giản, bao gồm tránh các hoạt động gây đau và tác động đến chân, lưng dưới. Tuy nhiên, tình trạng viêm khớp cùng chậu ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, do đó người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể và có sự điều chỉnh phù hợp.

Để giảm thiểu cơn đau, người bệnh cần điều chỉnh lối sống để tìm cách giảm bớt các triệu chứng. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Sử dụng bàn làm việc đứng nếu việc ngồi khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ, chẳng hạn như nằm nghiêng với một chiếc gối kê giữa hai đầu gối sẽ tốt hơn là nằm ngửa.
  • Tránh lái xe trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi. Việc ngồi trong xe ô tô trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến khớp cùng chậu, làm tăng áp lực, dẫn đến viêm và đau đớn.
  • Thực hiện các tư thế và hoạt động chính xác, cũng như dành thời gian ngắn để nghỉ ngơi là cách tốt nhất để làm dịu khớp cùng chậu bị viêm.

6. Sử dụng nẹp khớp cùng chậu

Chuyển động quá mức hoặc chuyển động bất thường có thể khiến các triệu chứng viêm khớp cùng chậu trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bác sĩ xác định lối sống năng động là nguyên nhân hoặc yếu tố rủi ro dẫn đến viêm khớp cùng chậu, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng nẹp hoặc đai khớp cùng chậu.

Những đai xương cùng chậu này sẽ hạn chế chuyển động của khớp bằng cách cố định xung quanh xương chậu. Một số người bệnh có thể cần đeo đai này suốt ngày. Tuy nhiên hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nếu cần mang đai khi đi ngủ.

Sử dụng đai khớp cùng chậu là một trong những cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà hiệu quả nhất, đặc biệt là đối với các trường hợp nghiêm trọng. Tuy nhiên, đai chỉ được sử dụng để giảm đau trong suốt quá trình điều trị viêm khớp cùng chậu. Không được sử dụng đai trong thời gian dài hoặc thay thế các phương pháp điều trị khác.

Mặc dù có khá nhiều loại đai trên thị trường, tuy nhiên các sản phẩm này thường có chi phí phù hợp và có thể sử dụng bên trong quần áo. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể yêu cầu việc chế tạo đai khớp cùng chậu theo đúng số đo của cơ thể để đảm bảo sự thoải mái nhất.

7. Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống là một cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà hiệu quả và tốt cho sức khỏe. Việc tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây viêm có thể chống viêm và góp phần ngăn ngừa viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm làm tăng viêm bao gồm những thực phẩm có nhiều axit béo omega 6. Mặc dù những chất béo này rất quan trọng đối với sức khỏe của xương, chức năng não và quá trình trao đổi chất, tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều omega 6 có thể làm tăng tình trạng viêm. Các loại thực phẩm này bao gồm:

viêm khớp cùng chậu nên ăn gì
Thực hiện chế độ ăn uống chống viêm góp phần điều trị tình trạng viêm khớp cùng chậu

Các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, như sữa, phô mai, bơ và kem

  • Bơ thực vật
  • Các loại thịt
  • Đậu phộng

Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao cũng có thể làm tăng tình trạng viêm. Các loại thực phẩm như đường, ngũ cốc tinh chế, sẽ làm tăng lượng đường trong máu quá nhanh, dẫn đến viêm nhiễm.

Để giúp kiềm chế tình trạng viêm nhiễm, hãy tránh đồ uống có đường, bánh mì trắng, món tráng miệng và thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống chống viêm, gồm các loại thực phẩm như:

  • Táo
  • Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen
  • Các loại quả mọng, chẳng hạn như quả việt quất, mâm xôi, dâu tây
  • Bông cải xanh
  • Các loại rau có lá xanh đậm, chẳng hạn như cải xoăn, rau bina
  • Các loại hạt, chẳng hạn như quả óc chó, hạnh nhân
  • Khoai lang
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Bên cạnh đó, các loại acid béo omega 3 cũng rất tốt cho sức khỏe, góp phần chống viêm và điều trị viêm khớp cùng chậu. Các loại thực phẩm nên tiêu thụ bao gồm hạt lạnh, cá có dầu (như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm). Ngoài ra, các loại thảo mộc như gừng, nghệ và tỏi cũng có tác dụng chống viêm và rất tốt cho sức khỏe.

Các cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà nên được thực hiện kết hợp với nhau để nâng cao hiệu quả giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng chuyển động linh hoạt. Nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp cùng chậu

Bên cạnh các cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà, người bệnh có thể tham khảo một số cách ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Thực hành các tư thế tốt, đảm bảo cột sống luôn thẳng hàng, tránh gây áp lực lên thắt lưng, khung xương chậu.
  • Tập thể dục và kéo giãn cột sống thắt lưng xuyên xuyên để tăng tính linh hoạt, duy trì cân nặng khỏe mạnh và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.
  • Ngủ đủ giấc, cho phép tâm trí được nghỉ ngơi, phục hồi và sửa chữa. Chất lượng giấc ngủ kém có thể gây gia tăng mức độ viêm nhiễm trong cơ thể.
  • Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Điều này có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, hỗ trợ điều trị viêm khớp cùng chậu cũng như tăng cường sức khỏe tinh thần của người bệnh.
  • Hạn chế uống rượu, bia và các chất kích thích khác. Tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn có thể dẫn đến viêm nhiễm quá mức và khiến các triệu chưngs viêm khớp cùng chậu trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như gây, khung tập đi nếu tình trạng viêm khớp gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động.

Các cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà được sử dụng cho các triệu chứng nhẹ và không có nguy cơ biến chứng. Các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài cần được chẩn đoán và điều trị bời bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua