10+ Cách Chữa Đau Vai Gáy Tại Nhà Giảm Đau Hiệu Quả
Áp dụng các cách chữa đau vai gáy tại nhà là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện. Chúng giúp làm dịu cơn đau và hạn chế các phiền toái cho cuộc sống thường ngày. Có thể tác dụng nhiệt, massage, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống, châm cứu, dùng thuốc giảm đau tại chỗ…
10+ Cách chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả
Đau vai gáy đa phần là hệ quả của thói quen sinh hoạt thiếu khoa học hoặc ảnh hưởng từ các bệnh cơ xương khớp mãn tính. Đây là một rối loạn cơ – xương đặc trưng với tình trạng đau nhức, tê bì kèm theo cảm giác nóng rát ở vùng cổ vai gáy.
Thực tế cho thấy hội chứng đau cổ vai gáy có thể ảnh hưởng đến mọi lựa tuổi. Trong đó những người trong độ tuổi trung niên có nhiều nguy cơ gặp phải hơn.
Đau vai gáy là hội chứng có biểu hiện lâm sàng tương đối đa dạng. Biểu hiện của triệu chứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan. Cụ thể như nguyên nhân, hiện trạng sức khỏe, khả năng chịu đựng cơn đau của từng cá thể…
Tương tự như các bệnh lý xương khớp khác, tình trạng đau vai gáy có xu hướng tồi tệ dần theo thời gian. Mức độ đau thường trở nên nghiêm trọng khi có tác động cơ học.
Người bệnh có thể áp dụng các cách chữa đau vai gáy tại nhà để khắc phục triệu chứng. Từ đó làm giảm phiền toái cũng như mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là 12 cách chữa đau vai gáy tại nhà được áp dụng phổ biến:
1. Dành thời gian nghỉ ngơi
Trên thực tế, phần đa các cơn đau vai gáy đều có xu hướng từ từ thuyên giảm khi được nghỉ ngơi. Nhất là với các trường hợp bị đau từ nhẹ tới trung bình. Cơn đau có thể tự giảm dần mà không cần chăm sóc y tế.
Tốt nhất, khi các cơn đau vai gáy kích hoạt, người bệnh nên ngừng lại công việc và dành thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên cả khi nằm nghỉ hay ngồi nghỉ đều cần chú ý đến tư thế. Có thể sử dụng gối mềm hoặc khăn kê ngay dưới bả vai để có được tư thế thoải mái nhất
2. Tác dụng nhiệt
Tác dụng nhiệt là một trong những cách chữa đau vai gáy tại nhà rất đơn giản và dế thực hiện. Tuy nhiên cần căn cứ vào biểu hiện của triệu chứng để lựa chọn tác động nhiệt nóng hay nhiệt lạnh.
+ Chườm lạnh:
Thích hợp với những người bị đau vai gáy có kèm theo biểu hiện sưng mô mềm và cơ. Nhiệt độ thấp làm tê liệt tạm thời các rễ dây thần kinh cảm giác. Từ đó giúp làm dịu rất nhanh cơn đau.
Ngoài ra, nhiệt lạnh còn giúp làm giảm tạm thời sự cấp máu cho vùng bị sưng viêm. Điều này có tác dụng làm giảm tình trạng sưng một cách hiệu quả, mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.
- Chuẩn bị khoảng vài ba viên đá cho vào túi chườm
- Chườm nhấp nhả lên vùng vai gáy bị đau 15 – 20 phút
- Không nên dùng đá chườm trực tiếp bởi có thể gây bỏng lạnh
- Sau khi hết sưng có thể chuyển qua chườm nóng
+ Chườm nóng:
Mẹo này có thể áp dụng với những cơn đau đơn thuần không kèm sưng viêm. Hoặc trường hợp bị đau nhức và co cứng gân cơ cũng có thể áp dụng.
Hơi nóng từ túi chườm có tác dụng thư giãn cơ và giải phóng hệ thống rễ dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài tác dụng giảm đau thì còn giúp tăng cường lưu thông máu. Từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương ở mô mềm, gân cơ và cả khớp xương.
- Chuẩn bị 1 túi chườm ấm hoặc 1 chai nước ấm
- Chườm trực tiếp lên vùng bị đau khoảng 15 – 20 phút
- Chú ý nhiệt độ của túi chườm, không sử dụng nhiệt quá nóng
3. Massage
Xoa bóp, massage cũng là mẹo làm giảm đau vai gáy tại nhà được áp dụng phổ biến. Cách này không chỉ dễ thực hiện mà còn đem lại hiệu quả cao và phù hợp với nhiều đối tượng.
Massage có tác dụng làm giảm đau và thư giãn hệ thống gân cơ, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra còn giúp tăng cường lưu thông máu và đem lại cảm giác thoải mái.
Cách này nên thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ. Vừa ngăn ngừa cơn đau kích hoạt khi ngủ lại giúp hạn chế tình trạng co cứng cổ vai gáy khi ngủ dậy.
Cách thực hiện:
- Chọn không gian thông thoáng để có được cảm giác thoải mái nhất
- Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên
- Massage trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau nhức theo chuyển động tròn
- Có thể thao tác lên cả vùng đầu và khu vực xung quanh
- Kết hợp với các động tác day, miết, lăn, ấn để nhận được kết quả tốt hơn
- Thực hiện trong khoảng 15 – 20 phút cho 1 lần massage
Ngoài ra, có thể thoa 1 chút dầu nóng ngoài da trước khi massage để nâng cao hiệu quả nếu làn da của bạn không quá nhạy cảm. Việc tự xoa bóp vùng vai gáy cho bản thân thường không dễ dàng. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân hoặc tới các cơ sở massage chuyên nghiệp.
4. Tránh tư thế xấu
Việc thực hành các tư thế xấu hay duy trì tư thế tĩnh quá lâu có thể gây căng thẳng ở các khớp, gân cơ và gây đau vai gáy. Các triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không sớm điều chỉnh.
Bạn có thể hạn chế áp lực lên vùng cổ vai gáy bằng cách:
- Tránh ngồi quá lâu khi làm việc: Việc ngồi quá lâu dễ khiến cho cột sống cổ và các cơ bị co cứng. Hãy cố gắng đứng dậy và đi lại sau mỗi giờ làm việc. Trường hợp công việc quá khắt khe thì hãy cân nhắc đến việc thay đổi nếu cần thiết.
- Thay đổi tư thế: Nếu đang duy trì các tư thế sai thì bạn cần sớm thay đổi. Hãy luôn giữ cho cổ, vai và lưng được thẳng hàng. Điều này sẽ giúp hạn chế các áp lực đè nén lên cột sống, khớp và gân cơ.
- Thực hiện các động tác thư giãn: Bạn có thể thực hiện một số động tác thư giãn tại chỗ nếu cảm thấy vùng vai gáy bị áp lực nhiều. Đơn giản chỉ cần vươn tay hay xoay cổ, nghiêng cổ sang 2 bên là có thể cảm thấy tốt hơn.
5. Thay đổi tư thế ngủ
Tình trạng đau vai gáy rất dễ xảy ra khi bạn ngủ không đúng tư thế. Đôi khi khu vực này còn bị căng cứng và không thể cử động sau khi ngủ dậy. Cần chú ý điều chỉnh tư thế ngủ để tránh cơn đau kéo dài hay tiến triển nặng nề.
Chú ý đến một số vấn đề sau:
- Lựa chọn gối phù hợp dựa vào tư thế ngủ. Gối cao su non là một gợi ý hoàn hảo. Nếu thường xuyên nằm nghiêng cần chọn gối có khả năng giữ đầu ngang với cổ. Còn nếu nằm ngửa thì cần chọn gối không quá cao và giữ đầu ngang với cổ.
- Các loại gối lông cần phải được thay đổi hằng năm.
- Có thể ngủ không cần gối trong 1 vài ngày nếu như bị đau cổ vai gáy.
- Đảm bảo độ đàn hồi của nệm. Có thể vỗ nhẹ vào tấm nệm để chắc chắn rằng nó không bị gồ ghề. Trường hợp đã dùng một thời gian dài thì nên thay 1 cái mới.
- Tránh nằm sấp. Ngủ với tư thế này sẽ gây áp lực cho vùng cổ vai gáy và cột sống.
- Cố gắng ngủ đủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm. Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể tự phục hồi và có đủ khả năng chữa lành các tổn thương.
5. Bài tập kéo giãn cơ
Trong rất nhiều trường hợp, đau vai gáy có thể đi kèm với chứng co cứng cơ và hạn chế vận động. Tình trạng này có thể thuyên giảm nhanh khi thực hiện một chuỗi các động tác kéo giãn cơ. Ngoài giảm đau còn giúp tăng cường sức mạnh gân cơ để phòng ngừa cơn đau diễn ra trong tương lai.
Tuy nhiên cần chú ý tập luyện đúng cách để tránh gặp phải rủi ro. Một số bài tập kéo giãn cơ cổ vai gáy rất dễ thực hiện bao gồm:
+ Gập đầu, ngửa đầu:
- Người bệnh ngồi thẳng trên ghế, giữ thẳng đầu, cổ và cột sống
- Thả lỏng cơ thể, mở rộng vai ngực
- Kéo giãn cơ cổ trước bằng động tác cúi đầu và kéo cằm về phía ngực
- Sau đó ngửa cổ và nâng cằm lên để kéo giãn cơ cổ sau
- Thực hiện động tác này liên tục khoảng vài ba phút
+ Nghiêng đầu sang 2 bên:
- Bài tập này có tác dụng kéo giãn cơ 2 bên cổ
- Thực hiện động tác nghiêng đầu về 2 bên vai
- Làm liên tục đến khi thấy cơn đau dịu và các cơ không còn căng cứng
+ Xoay đầu qua trái, qua phải:
- Thực hiện động tác xoay đầu theo chuyển động tròn
- Xoay chiều từ trái qua phải một vài phút
- Sau đó thực hiện tương tự với chiều từ phải qua trái
- Cần thao tác chậm rãi để hạn chế lực quá mạnh lên vùng cổ vai gáy
7. Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng kéo dài gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Đặc biệt là có khả năng gây ra hoặc làm nghiêm trọng thêm triệu chứng đau vai gáy. Chính vì vậy, kiểm soát tốt căng thẳng là một cách chữa đau vai gáy tại nhà được khuyến khích áp dụng.
Để kiểm soát căng thẳng cần loại bỏ các thói quen xấu. Đồng thời thiết lập và duy trì các thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày. Bao gồm:
- Tránh làm việc quá sức, nhất là vào buổi tối. Nên biết cách cân bằng hài hòa giữa làm việc và nghỉ ngơi.
- Tuyệt đối không thức khuya, tốt nhất hãy đi ngủ trước 23 giờ. Đồng thời đảm bảo giấc ngủ ban đêm kéo dài ít nhất 6 tiếng.
- Luôn suy nghĩ tích cực, loại bỏ các phiền toái và áp lực trong công việc cũng như cuộc sống thường ngày.
- Nếu căng thẳng có thể dùng cách đọc sách, nghe nhạc, thiền, tập yoga… để cân bằng lại.
- Trường hợp bị căng thẳng kéo dài thì nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn trị liệu tâm lý nếu cần thiết.
8. Thay đổi chế độ ăn uống
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh rất hữu ích với việc tăng cường sức khỏe xương khớp. Xương khớp, cột sống và gân cơ luôn cần đầy đủ dưỡng chất để nâng đỡ cơ thể cũng như thực hiện các chức năng cần thiết. Điều này có ý nghĩa quan trọng với việc cải thiện tình trạng đau nhức ở vùng cổ vai gáy.
Người bị đau nhức cổ vai gáy nên chú ý bổ sung các dưỡng chất sau:
– Canxi:
Tăng cường lượng canxi trong cơ thể sẽ giúp hệ thống xương khớp khỏe mạnh hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với những người cao tuổi. Đầy đủ canxi giúp duy trì mật độ xương cần thiết và ngăn ngừa loãng xương. Canxi có nhiều trong sữa, các sản phẩm từ sữa, một số loại cá hay rau có lá màu xanh đậm.
– Vitamin D3:
Đây là dưỡng chất không thể thiếu giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn. Việc thiếu hụt vitamin D3 có thể khiến xương trở nên mỏng, giòn và dễ biến dạng. Từ đó dẫn tới các cơn đau vai gáy không rõ nguyên nhân. Vitamin D3 được tìm thấy trong một số loại cá béo, hải sản, lòng đỏ trứng và gan động vật.
– Vitamin C:
Loại vitamin này đặc biệt cần thiết cho quá trình hình thành collagen – là một phần quan trọng với quá trình hình thành các tế bào mô. Ngoài ra vitamin C còn có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Bổ sung đầy đủ vitamin C là yếu tố quan trọng giúp bảo đảm ức khỏe của xương khớp và gân cơ. Trái cây có múi, quả mọng, kiwi, ổi… là những thực phẩm có chứa lượng vitamin C dồi dào.
– Protein:
Protein là thành phần không thể thiếu của cấu trúc xương. Việc bổ sung đầy đủ protein cho cơ thể giúp thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương ở mô sụn và cải thiện các cơn đau xương khớp. Tuy nhiên cần chú ý chọn nguồn protein lành mạnh từ thịt trắng, trứng, cá, đậu nành, nấm…
9. Thiền
Thiền được biết đến là một giải pháp dưỡng tâm và bảo vệ sức khỏe rất tuyệt vời. Đặc biệt với những người bị đau vai gáy thì đây là giải pháp rất hữu hiệu.
Ngồi thiền có thể giải phóng các hormone nhằm tạo cảm giác dễ chịu, đặc biệt là endorphin. Ngoài ra, còn giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng lo lắng và căng thẳng, giúp người bệnh kiểm soát cơ thể tốt hơn.
Khi ngồi thiền đúng cách, cột sống sẽ được kéo giãn và giữ được tư thế tự nhiên. Các cơ đứng, cơ mở rộng lưng, cơ vai gáy và cơ bụng quanh cột sống sẽ đi vào trạng thái cân bằng.
Hướng dẫn tư thế thiền:
- Ngồi thẳng lưng, giữ thẳng đầu, cổ và cột sống
- Xếp chân lại ở tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất
- Có thể đặt tay lên đầu gối hoặc đùi đều được
- Thả lỏng cơ thể và khép hờ mắt
- Hít thở đều đặn, tập trung vào nhịp thở
- Cài chế độ hẹn giờ khoảng 10 phút hoặc hơn
- Bạn có thể nghe nhạc nhẹ nhàng khi thở nếu muốn
Hãy chắc chắn rằng điện thoại của bạn đang được đặt ở chế độ im lặng khi ngồi thiền. Thời điểm thích hợp nhất để thiền là trước khi đi ngủ. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe.
10. Học người Nhật cách chữa đau vai gáy tại nhà
Chữa đau vai gáy theo cách của người Nhật cũng là một giải pháp tương đối đơn giản và hiệu quả. Mẹo này đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên duy trì tư thế tĩnh quá lâu hay lười vận động.
Cách thực hiện:
- Người bệnh nằm thẳng ở trên giường.
- Sử dụng 1 chiếc khăn tắm nhỏ cuộn tròn lại.
- Đặt khăn xuống kê ngay dưới bả vai phải.
- Đưa cánh tay trái đặt lên vai phải.
- Cánh tay phải để vuông góc và hướng bàn tay lên đầu.
- Chú ý giữ tay phải trên không và không chạm xuống giường.
- Thả lỏng toàn thân và giữ tư thế này trong khoảng 10 giây.
- Cần thả lỏng phần cơ vai bị co cứng, hít thở đều.
- Thực hiện tương tự với bên vai còn lại.
Ngoài ra, người bệnh có thể tẩm 1 ít tinh dầu hương thảo hoặc kinh giới vào khăn tắm. Sau đó dùng massage nhẹ nhàng lên vùng vai gáy đang bị đau. Thực hiện trong khoảng 20 phút/ lần và duy trì đều đặn mỗi ngày.
11. Sử dụng thảo dược
Sử dụng thảo dược tự nhiên chữa đau vai gáy là mẹo đơn giản dễ dàng thực hiện tại nhà. Trên thực tế, nhiều loại thảo dược ngoài khả năng làm giảm đau, chống viêm thì còn giúp cường gân, mạnh cốt.
Đặc biệt, các loại thảo dược tự nhiên đa phần đều lành tính và thân thiện với cơ địa người Việt. Khi bị đau vai gáy có thể tận dụng chúng để khắc phục mà ít phải lo ngại đến các tác dụng ngoại ý.
+ Dùng lá lốt:
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi đem ngâm nước muối loãng 5 phút
- Rửa lại nhiều lần cho sạch rồi để ráo nước
- Cho thảo dược vào cối, thêm 1 ít muối hạt vào giã sơ qua
- Sau đó cho lên chảo sao nóng và bọc vào trong miếng vải sạch
- Chờ bớt nóng rồi chườm trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau
- Thực hiện 15 phút/ lần đều đặn 1 – 2 lần/ ngày
+ Dùng ngải cứu:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi cùng 1 ít giấm ăn
- Thảo dược cần rửa thật sạch rồi để ráo
- Cho vào cối giã sơ qua rồi đổ 1 ít giấm ăn vào trộn chung
- Sau đó sao nóng trên chảo đến khi khô hết nước
- Bọc thảo dược trong miếng vải, chờ bớt nóng rồi đắp lên vùng vai gáy bị đau
- Thực hiện 15 phút/ lần, khoảng 1 – 2 lần/ ngày
12. Tinh dầu
Trên thực tế, có rất nhiều loại tinh dầu phát huy tốt công dụng giảm đau và chống viêm. Hơn nữa còn giúp thư thái tinh thần và chăm sóc tốt cho giấc ngủ. Điều này sẽ đáp ứng với các triệu chứng đau vai gáy.
Một số loại tinh dầu như nhũ hương, gừng, bạch đàn hay oải hương đều mang lại nhiều lợi ích. Khi bị đau vai gáy, có thể dùng chúng để thoa lên vùng bị ảnh hưởng. Sau đó dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng 15 – 20 phút.
Cần duy trì việc xoa bóp với tinh dầu đều đặn mỗi ngày trong vòng 2 tuần liên tục. Ngoài giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức thì còn thư thái tinh thần. Bên cạnh cách xoa bóp thì người bệnh có thể thêm tinh dầu vào bồn tắm nước ấm hay khuếch tán chúng trong không gian.
13. Châm cứu
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, châm cứu cũng là một giải pháp hữu hiệu đáp ứng với cả trường hợp bị đau vai gáy mãn tính. Đây là phương pháp điều trị phổ biến trong y học cổ truyền. Có thể được thực hiện nhằm hỗ trợ cho các giải pháp khác trong việc khắc phục chứng đau mỏi cổ vai gáy.
Theo y học cổ truyền, châm cứu sẽ trực tiếp tác động lên các huyệt vị cần thiết trên cơ thể. Điều này phát huy công dụng giảm trì trệ và cải thiện quá trình lưu thông máu. Ngoài ra, châm cứu có thể giúp giải phóng opioid. Đây là chất có công dụng ngăn ngừa các tín hiệu đau của não bộ và dự phòng cơn đau kích hoạt.
Châm cứu là một trong những cách trị đau lưng tại nhà hiện đang được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên tốt nhất người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện để tránh những vấn đề rủi ro ngoại ý.
Tham khảo thêm:
- Đau sau lưng bên dưới bả vai (trái – phải) là bị gì?
- Đau vai gáy – Căn bệnh ám ảnh và liệu pháp điều trị không dùng thuốc vượt trội
ANH CHỊ NÀO THỰC HIỆN CÁCH CHỮA VAI GAY CỦA NGƯỜI NHẬT MÀ THÀNH CÔNG CHƯA? THẤY CÁCH NÀY ĐƠN GIẢN, NHẸ NHÀNG QUÁ KHÔNG BIẾT CÓ ĂN THUA GÌ KHÔNG
Đọc bài này nữa thấy cũng nói về thuốc quốc dược phục cốt khang liệu thuốc này có chữa được bệnh đau mỏi vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ không chứ chữa cũng nhiều nơi chả hết
Chồng tôi bị đau mỏi vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ, trước đó có uống nhiều loại thuốc giảm đau, giảm thoái hoa nhưng cũng chỉ được một thời gian rồi khi uống thuốc quốc dược phục cốt khang bệnh mới khỏi được 8,9 phần mà không có bị đau lại. Bài thuốc này có mấy loại thuốc liền vừa có thuốc đặc trị, bổ thận và giải độc. Trong thời gian uống thuốc chồng tôi có kết hợp châm cứu bấm huyệt, được mấy bạn kỹ thuật viên bên trung tâm đông phương y pháp tới làm cho á. Chồng tôi điều trị mấy chỗ rồi nhưng điều trị ở đây là khen nhất vì bệnh giảm nhiều nhất
Tôi hơi ngại đi đến chỗ đông người nên có làm tại nhà được không. Nếu có thì làm sao khám cho tôi để kê liệu trình và bên này có chụp chiếu gì không hay chỉ xem sơ bộ bên ngoài?
Trung tâm có làm tại nhà đấy bác, làm tại nhà vẫn có bác sĩ thăm khám như thường nhé, bác nên đi chụp MRI rồi đưa bác sĩ xem tham khảo để kê thuốc nhé. Cố gắng vừa uống thuốc vừa trị liệu đều đặn là tầm vài tháng bệnh đâu vào đấy thôi
Tới trung tâm đông phương y pháp làm xoa bóp bấm huyệt là bắt buộc sẽ uống kèm thuốc quốc dược phục cốt khang ạ? Sao bảo chữa trị không cần thuốc mà còn kết hợp là sao? Em ngại uống thuốc lắm vì sợ thảo dược bẩn
Thuốc bên trung tâm thuốc dân tộc là thảo dược sạch 100% mà là thảo dược sạch bên trung tâm họ trồng, ai dùng cũng được, người có bệnh lý nền cũng dùng được luôn, tôi thấy tốt nhất là nên kết hợp vừa uống thuốc vừa làm trị liệu sẽ mau khỏi hơn đấy, gì chứ hết đau nhức là làm cái gì cũng thấy thoải mái cả
Bạn cứ đến khám đi sẽ được bác sĩ tư vấn cho phác đồ điều trị, có phác đồ thông thường và tích cực luôn. Bạn mà theo phác đồ tích cực sẽ mau lành hơn, mình thấy đã có bệnh thì cố gắng đầu tư thời gian và tiền của chút cho màu lành
Bị đau mỏi vai gáy rồi mà tập mấy bài kéo giãn cơ như trong này ghi thì liệu có nên hay không? Sợ bị sai tư thế thì lại lợn đã què thành què hơn thì khổ
Thì bởi họ mới nói bạn phải tập cẩn thận, đúng kỹ thuật, mình thấy mấy bài tập này đơn giản mà, mất cũng chả bao nhiêu thời gian, ngày dành tầm 10 phút xoay vai, xoay cổ là thấy thư giãn lắm, kết hợp thêm động tác massage nữa, hỗ trợ giảm đau mỏi nhanh bạn ạ
Tôi mỗi ngày đều đắp lá ngải cứu, thêm tập mấy bài chuyên cho người bị đau mỏi vai gáy gần cả 2 tháng nay thấy cũng đỡ đau được đôi chút, mấy bạn có thể tham khảo cách của tôi, vừa an toàn mà thấy cũng có hiệu quả đó