10 Cách Chữa Đau Khớp Cổ Tay Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Nghỉ ngơi, đeo nẹp, sử dụng nhiệt, luyện tập cổ tay… là những cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà hiệu quả. Những biện pháp này có thể giúp xoa dịu cơn đau, giảm sưng, ngăn cứng khớp. Đồng thời tạo điều kiện cho tổn thương mau chóng lành. Ngoài ra luyện tập đúng cách còn giúp tăng tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của cổ tay, giảm nguy cơ tái phát.

Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà
Những cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà hiệu quả gồm nghỉ ngơi, đeo nẹp, sử dụng nhiệt, luyện tập cổ tay…

Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà

Đau khớp cổ tay là thuật ngữ thể hiện cho những cơn đau xảy ra ở khớp cổ tay do nhiều nguyên nhân. Đau có thể do chấn thương cổ tay hoặc bệnh lý (viêm khớp cổ tay, trật khớp cổ tay, viêm bao gân cổ tay…) làm tổn thương sụn, xương dưới sụn hay cấu trúc mô mềm xung quanh, cụ thể như dây chằng, , gân

Tùy thuộc vào sự tác động của các nguyên nhân, cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng, đau nhói, đau đột ngột hoặc phát triển theo thời gian. Ngoài ra các tổn thương có thể gây đau kèm theo triệu chứng khác. Bao gồm: Viêm, sưng, tấy đỏ, giảm phạm vi chuyển động, biến dạng khớp, cứng khớp, hạn chế vận động.

Để giảm nhẹ, người bệnh có thể thử áp dụng những cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà như nghỉ ngơi, đeo nẹp, sử dụng nhiệt, luyện tập cổ tay… Việc áp dụng đều đặn có thể giúp thư giãn khớp tổn thương, xoa dịu cơn đau và kiểm soát các triệu chứng liên quan.

1. Nghỉ ngơi

Khi bị đau khớp cổ tay, người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh thực hiện những chuyển động lặp đi lặp lại như đánh máy, dùng khoan cầm tay, chơi guitar… Sau đó thử duỗi tay, lắc lư nhẹ các ngón tay hoặc cử động cổ tay để tăng lưu lượng máu đến khu vực này. Từ đó cung cấp dinh dưỡng, tạo điều kiện cho các mô lành lại và hạn chế tê tay.

Cuối cùng bất động cổ tay trong thời gian ngắn cho đến khi khớp của bạn ổn định và cơn đau thuyên giảm. Bước này đặc biệt hữu hiệu với những cơn đau nặng. Khi nghỉ ngơi, khớp xương và cấu trúc mô mềm xung quanh được thư giãn, giảm áp lực lên cổ tay tổn thương. Điều này giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả.

Ngoài ra nghỉ ngơi và tránh thực hiện những chuyển động gây đau còn cho phép mô được lành lại, tránh gia tăng tổn thương. Đặc biệt là những trường hợp bị đau nhức khớp cổ tay do chấn thương hoặc bệnh lý nghiêm trọng.

2. Đeo nẹp cổ tay

Khi bị đau khớp cổ tay, người bệnh có thể được hướng dẫn quấn băng thun hoặc đeo nẹp vào cổ tay. Đây là một trong những cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà hiệu quả. Cách này phù hợp với những bệnh nhân bị chấn thương hay có bệnh lý làm mất tính ổn định của khớp cổ tay.

Đeo nẹp giúp giữ cho cổ tay thẳng, giảm áp lực lên dây thần kinh và cấu trúc mô mềm. Từ đó tăng tính ổn định và tạo điều kiện cho tổn thương lành lại. Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng giảm đau nhanh.

Vì thế, người bệnh có thể đeo nẹp vào buổi tối để giảm các triệu chứng. Nếu đau khởi phát do những công việc lặp đi lặp lại, nẹp cổ tay có thể được sử dụng vào ban ngày.

Lưu ý: Không đeo nẹp hay bất động cổ tay trong thời gian dài để tránh cứng khớp. Nên chuyển động nhẹ nhàng và đúng cách sau khi cơn đau thuyên giảm.

Đeo nẹp cổ tay
Đeo nẹp cổ tay giúp giữ cho cổ tay thẳng, ổn định khớp, giảm đau, giảm áp lực lên dây thần kinh và mô mềm

3. Nâng cao cổ tay

Nếu đau khớp cổ tay kèm theo sưng, người bệnh nên nâng cao tay hơn tim để giảm nhẹ triệu chứng. Biện pháp này có tác dụng giảm đau và sưng khớp. Ngay cả khi đeo nẹp, nâng cao cổ tay cũng rất hữu ích.

Lưu ý: Không nên nâng tay bị thương quá cao. Ngoài ra cần đặt gối bông mềm hay mền để tạo sự êm ái cho cổ tay tổn thương, tránh tăng áp lực khiến các triệu chứng thêm nghiêm trọng.

4. Chườm lạnh

Nếu muốn tìm cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà, hãy thử áp dụng biện pháp chườm lạnh. Nhiệt độ thấp giúp co mạch, giảm lưu lượng máu đến vị trí tổn thương. Từ đó giảm sưng và giảm tích tụ máu bầm quanh khớp.

Ngoài ra chườm lạnh còn có tác dụng giảm đau và giảm sưng, giúp thư giãn cơ và dây chằng. Vì thế biện pháp này đặc biệt phù hợp với bệnh nhân bị đau khớp sau chấn thương, bong gân, căng cơ, giãn dây chằng cổ tay.

Hướng dẫn chườm lạnh giảm đau khớp cổ tay:

  • Cho một vài viên đá lạnh vào túi chườm hoặc bọc trong khăn bông
  • Đặt lên cổ tay bị tổn thương tối đa 20 phút
  • Lặp lại 3 lần mỗi ngày. Liên tục trong 72 giờ đầu sau chấn thương.

Lưu ý:

  • Không nên áp đá lạnh trực tiếp lên cổ tay hoặc quá 20 phút vì tổn thương da có thể xảy ra.
Chườm lạnh
Chườm lạnh có tác dụng giảm đau và sưng, hạn chế tích tụ máu bầm quanh khớp

5. Chườm nóng

Nếu đau khớp cổ tay do bệnh lý (hội chứng ống cổ tay, viêm khớp…), người bệnh có thể thử chườm nóng để giảm nhẹ các triệu chứng. Đây là cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà an toàn, đặc biệt hữu hiệu trong việc giảm đau do tổn thương khớp xương.

Chườm nóng giúp tăng lưu thông máu và thúc đẩy sự chữa lành của sụn và xương tổn thương. Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng thư giãn dây thần kinh bị chèn ép (do hội chứng ống cổ tay), thư giãn cấu trúc mô mềm và khớp. Đồng thời giảm cứng khớp, tăng phạm vi chuyển động và tính linh hoạt cho cổ tay.

Hướng dẫn chườm nóng giảm đau khớp cổ tay:

  • Dùng chai thủy tinh chứa nước ấm (50 – 60 độ C) hoặc túi chườm áp lên cổ tay bị đau
  • Giữ nguyên túi chườm trong 20 phút
  • Lặp lại 3 lần mỗi ngày.

Chườm ấm hoặc giữ ấm tay cũng được khuyến cáo khi thời tiết lạnh. Bởi điều này có thể ngăn khí lạnh làm phát sinh cơn đau.

6. Xoa bóp

Nếu thường xuyên đau mỏi cổ tay, người bệnh nên xoa bóp nhẹ nhàng ở khớp cổ tay, mu bàn tay và lòng bàn tay. Lực tác động từ bàn tay giúp khớp xương và các mô xung quanh được thư giãn, kích thích sản sinh dịch nhờn bôi trơn khớp. Từ đó ngăn ngừa cứng khớp, cải thiện phạm vi vận động và tính linh hoạt.

Bên cạnh đó biện pháp xoa bóp còn có tác dụng giảm đau, tăng lưu thông khí huyết, giảm cảm giác tê bì. Đồng thời hỗ trợ thúc đẩy quá trình lành lại của những tổn thương trong ổ khớp. Chính vì thế xoa bóp được đánh giá là một trong những cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà đơn giản và hữu hiệu.

Khi xoa bóp cho người bị đau khớp cổ tay, cần xoa bóp nhẹ nhàng, giữ lực tác động vừa phải từ 5 – 10 phút. Không nên xoa bóp mạnh tay hoặc kéo dài vì có thể khiến đau và tổn thương thêm nghiêm trọng.

Xoa bóp đều từ cẳng tay xuống các ngón tay. Tiếp tục day ấn nhẹ nhàng. Có thể sử dụng một số loại tinh dầu như dầu gừng, tràm trà, bạc hà… trước khi xoa bóp để tăng hiệu quả giảm đau và viêm.

Xoa bóp
Xoa bóp mỗi ngày giúp giảm đau, ngăn ngừa cứng khớp, cải thiện phạm vi vận động và tính linh hoạt

7. Bài tập giảm đau khớp cổ tay

Đây là một trong những cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất. Việc chuyển động và luyện tập đúng cách có thể kiểm soát cơn đau, cải thiện phạm vi chuyển động và tính linh hoạt. Đồng thời tăng lượng máu lưu thông đến khớp xương tổn thương. Từ đó ngăn ngừa cứng khớp và tránh tổn thương tiếp diễn.

Tuy nhiên chỉ nên thực hiện các bài tập khi cổ tay không sưng, đau giảm nhẹ sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên. Không nên gắng sức hoặc luyện tập sai cách để tránh tác dụng ngược.

Dưới dây là một số bài tập phù hợp cho người bị đau khớp cổ tay:

Bài tập chữ O

Bài tập này là cách chữa đau khớp cổ tay đơn giản tại nhà. Bài tập chữ O giúp chuyển động cổ tay và các cơ xung quanh nhẹ nhàng, khớp xương thư giãn và tăng tính linh hoạt.

  • Nâng cao và duỗi thẳng bài tay trước mặt hoặc đặt cẳng tay và bàn tay trên bàn
  • Uốn cong các ngón tay và chụm vào nhau để tạo thành hình chữ O
  • Giữ nguyên trong 3 giây
  • Thả lỏng các ngón tay. Lặp lại động tác 20 lần.

Bài tập nâng ngón tay

Bài tập nâng ngón tay có tác dụng kéo giãn cơ và dây chằng, giảm đau và giúp cổ tay chuyển động linh hoạt.

  • Đặt cẳng tay lên bàn với lòng bàn tay úp xuống, duỗi thẳng các ngón tay
  • Từ từ nâng lần lượt các ngón. Ngón tay hướng về phía mặt để cổ tay được kéo giãn. Giữ nguyên các ngón tay còn lại trên mặt sàn
  • Duy trì động tác trong 5 giây
  • Từ từ hạ ngón tay, thả lỏng để trở về tư thế cũ
  • Lặp lại động tác 10 lần mỗi ngón.

Bài tập duỗi tay qua đầu

Bài tập duỗi tay qua đầu không chỉ tác động tích cực đến cổ tay tổn thương mà còn giúp các khớp ở vai và cánh tay được thư giãn, tăng sự dẻo dai. Đồng thời hỗ trợ giảm đau và mang đến cảm giác dễ chịu.

  • Ngồi trên sàn với hai chân bắt chéo, giữ lưng thẳng
  • Đưa hai tay qua đầu, các ngón tay đan vào nhau, cánh tay thẳng, lòng bàn tay hướng lên trên
  • Giữ nguyên động tác trong 10 giây
  • Thả lỏng và hạ tay để trở về tư thế ban đầu
  • Lặp lại động tác 10 lần.

Bài tập uốn cong cổ tay

Bài tập uốn cong cổ tay có tác dụng mở rộng phạm vi chuyển động của khớp tổn thương, tăng tính linh hoạt, giảm đau, kéo giãn gân cơ và ngăn cứng khớp.

  • Duỗi thẳng tay, khuỷu tay, cổ tay và bàn tay tạo một đường thẳng
  • Từ từ nâng cao các ngón, bàn tay hướng về phía mặt để cổ tay uốn cong
  • Dùng tay còn lại đặt vào lòng bàn tay bệnh để đảm bảo cổ tay uốn cong hết mức nhưng không gây khó chịu
  • Giữ nguyên động tác từ 5 – 10 giây
  • Trở về tư thế ban đầu
  • Tiếp tục uốn cong cổ tay với bàn tay hướng xuống dưới, ngón tay vuông góc với mặt sàn
  • Tay còn lại ôm mu bàn tay bệnh để hỗ trợ
  • Trở về tư thế ban đầu
  • Lặp lại động tác 10 lần.
Bài tập uốn cong cổ tay
Bài tập uốn cong cổ tay giúp tăng tính linh hoạt và mở rộng phạm vi chuyển động của khớp tổn thương

Bài tập quỳ gập cổ tay

Bài tập quỳ gập cổ tay có tác dụng thúc đẩy quá trình phục hồi khớp cổ tay, giảm đau cho những trường hợp nhẹ. Đồng thời kéo căng mô mềm, giúp khớp hoạt động linh hoạt. Không thực hiện bài tập này khi cơn đau đang nghiêm trọng.

  • Bắt đầu với tư thế quỳ trên sàn, thả lỏng cổ tay và cơ thể
  • Duỗi thẳng hai tay với lòng bàn tay hướng lên trên
  • Trượt người về phía trước, mu bàn tay chạm sàn, đặt mông lên gót chân
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây. Lặp lại động tác 5 lần/ ngày.

Bài tập đan tay sau lưng

Bài tập này được đánh giá là cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Cụ thể bài tập đan tay sau lưng có tác dụng kích thích lưu lượng máu qua khớp, tăng tính linh hoạt, kéo căng cơ nhẹ nhàng và giảm đau.

  • Đứng thẳng trên sàn, thả lỏng cơ thể, hai chân bằng vai
  • Đưa hai tay ra sau lưng, các ngón tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng về phía lưng
  • Duỗi thẳng và nâng cao tay đến khi có cảm giác căng
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
  • Thả lỏng tay và lắc nhẹ cổ tay trong 5 giây
  • Lặp lại động tác 5 lần/ ngày.

Bài tập tư thế cầu nguyện

Bài tập tư thế cầu nguyện mang đến hiệu quả cao trong việc thư giãn và kiểm soát tâm trạng. Trong khi đó stress là một trong những nguyên nhân kích thích và khiến đau thêm nghiêm trọng.

Ngoài ra bài tập này có tác dụng cải thiện phạm vi của khớp cổ tay tổn thương, thư giãn xương và cấu trúc mô mềm. Đồng thời giảm đau nhanh và hiệu quả.

  • Bắt đầu với tư thế ngồi thiền (ngồi bắt chéo chân, lưng thẳng)
  • Chắp hai bàn tay vào nhau, hai khuỷu tay mở rộng sang hai bên
  • Bắt đầu hạ cổ tay xuống thấp hết mức có thể
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
  • Thả lỏng tay
  • Lặp lại động tác 10 lần/ ngày.

Bài tập nắm tay

Bài tập này có tác dụng tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt cho cổ tay tổn thương, ngăn đau khớp tái diễn.

  • Giữ thẳng tay bệnh, mặt dưới ngón út hướng xuống trần nhà, thả lỏng
  • Nắm chặt bàn tay với ngón tay cái phía trên ngón trỏ
  • Giữ nguyên động tác từ 5 – 10 giây
  • Tha lỏng và mở rộng bàn tay, các ngón tay duỗi thẳng
  • Lặp lại động tác từ 2 – 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần.
Bài tập nắm tay
Bài tập nắm tay có tác dụng giảm đau, thư giãn xương và cấu trúc mô mềm

8. Dùng thảo dược thiên nhiên

Hoạt chất trong một số loại thảo dược thiên nhiên như tỏi, gừng, cà rốt, ngải cứu… có khả năng kháng viêm, giảm đau và sưng quanh khớp tổn thương. Đồng thời cung cấp các dưỡng chất thiếu yếu giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương quanh khớp. Chính vì thế dùng thảo dược thiên nhiên cũng là một trong những cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà hiệu quả và an toàn.

Chườm ấm với gừng

Gừng có tính ấm, mùi thơm, vị cay. Sử dụng gừng có thể giúp làm ấm cơ thể, giảm đau nhức xương khớp, tăng lưu thông khí huyết. Ngoài ra một số hoạt chất trong gừng còn có khả năng kháng viêm mạnh, giúp giảm nhẹ các triệu chứng viêm ở khớp cổ tay.

Cách thực hiện:

  • Dùng một củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch và thái mỏng, đập nhẹ cho gừng hơi dập
  • Rang nóng gừng cùng với một ít muối hạt trong 3 phút
  • Bọc nguyên liệu trong một túi vải sạch, nhẹ nhàng chườm lên cổ tay
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

Kết hợp cà rốt với nước cốt chanh

Vitamin A và một số thành phần dinh dưỡng khác trong cà rối có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, ngăn viêm khớp tiến triển và chữa đau. Trong khi đó, hàm lượng cao vitamin C trong quả chanh có tác dụng kháng viêm và chống khuẩn, tăng đề kháng và hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Gọt vỏ và rửa sạch 1 củ cà rốt
  • Mài cà rốt vào bát, thêm nước cốt chanh với lượng vừa đủ
  • Ăn mỗi ngày 1 lần. Kiên trì trong 5 ngày.

Chườm ấm với ngải cứu và lá lốt

Cả ngải cứu và lá lốt đều có tính ấm, mùi thơm nồng. Dùng chườm ấm mỗi ngày có thể giúp tăng lưu thông máu, giảm đau nhức xương khớp, thư giãn cơ/ dây chằng bị căng. Ngoài ra lá lốt còn có tác dụng giảm viêm, cải thiện phạm vi chuyển động cho cổ tay tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu và lá lốt, mỗi loại một nắm
  • Để ráo nước, giã nát hoặc thái nhỏ nguyên liệu. Sao nóng với một ít muối hạt
  • Bọc nguyên liệu trong khăn bông mềm, áp lên tay đau trong 20 phút
  • Mỗi ngày chườm nóng 2 lần giúp giảm đau khớp cổ tay hiệu quả.

Rượu tỏi

Tỏi có tính ấm, vị cay, chứa những hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống khuẩn và kháng viêm mạnh. Khi kết hợp với rượu, loại thảo dược này còn giúp làm ấm khớp, tăng lưu thông máu và ngăn ngừa tình trạng co cứng, khó chuyển động khớp xương tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Dùng một lượng tỏi vừa đủ, bóc vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng
  • Đựng tỏi trong bình thủy tinh, rót thêm rượu gạo đến khi ngập phần tỏi
  • Đậy kín nắp và bảo quản tại nơi khô ráo trong 15 ngày. Rượu gạo chuyển sang màu vàng là được
  • Mỗi ngày uống 2 thìa nhỏ rượu tỏi (trước khi ăn sáng và tối trước khi đi ngủ)
  • Kiên trì trong 10 ngày.
Sử dụng rượu tỏi
Sử dụng rượu tỏi là một trong những cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà hiệu quả và an toàn

9. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Để phòng ngừa và chữa đau khớp cổ tay tại nhà, người bệnh nên áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân bằng. Đặc biệt cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất dưới đây thông qua những loại thực phẩm lành mạnh:

  • Canxi: Canxi là khoáng chất cần thiết giúp tăng mật độ xương, giữ cho xương chắc khỏe, giảm nguy cơ gãy xươngđau nhức xương khớp. Việc bổ sung hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa và giảm đau khớp cổ tay. Canxi có nhiều trong rau lá xanh, sữa chua, sữa, hải sản, đậu phụ, các loại hạt, hạnh nhân, bông cải xanh, rau dền…
  • Viatmin D: Loại vitamin này giúp tăng hấp thụ canxi, duy trì khung xương chắc khỏe và hỗ trợ giảm đau nhức khớp cổ tay. Ngoài ra vitamin D còn có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch. Những loại thực phẩm giàu vitamin D gồm tôm, nấm, lòng đỏ trứng, dầu gan cá tuyết, trứng cá muối, cá hồi, cá trích, hạnh nhân…
  • Axit béo omega-3: Đây là một loại chất béo lành mạnh, không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn có khả năng kháng viêm và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Axit béo omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá thu, dầu gan cá tuyết, hàu, cá mòi…
  • Vitamin C: Vitamin C giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện miễn dịch và sức đề kháng. Ngoài ra loại vitamin này còn có tác dụng kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Vì thế vitamin C nên được bổ sung mỗi ngày thông qua các loại thực phẩm gồm cam, ớt chuông, bông cải xanh, kiwi, bưởi, xoài, dâu tây, quả việt quất, quả mâm xôi…
  • Chất chống oxy hóa: Một số chất chống oxy hóa như Polyphenol và Anthocyanins nên được bổ sung vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm lành mạnh. Cụ thể như các loại trái cây màu đỏ và tím, trà. Những thành phần này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể (bao gồm cả sụn và khớp xương), giảm viêm khớp.
  • Sulforaphane: Đây là hoạt chất giàu lưu huỳnh rất tốt cho cơ thể. thường được tìm thấy trong một số loại rau xanh như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ. Sulforaphane có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa enzym phá hủy sụn, chống ung thư. Ngoài ra hoạt chất này còn có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, điều trị triệu chứng tự kỉ, ngăn táo bón, chống lại tổn thương não.

Bên cạnh những thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể và nên bổ sung mỗi ngày, bệnh nhân bị đau khớp cổ tay cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo không lành mạnh, thực phẩm cay nóng, quá nhiều đường hoặc muối. Bởi những loại thực phẩm này có khả năng làm tăng phản ứng viêm và gây đau, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng.

10. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Hãy thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn nếu cơn đau nghiêm trọng, kéo dài hoặc không giảm khi áp dụng các biện pháp trên. Đây là cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà hiệu quả, hầu hết bệnh nhân có thể trở lại hoạt động sau 2 ngày dùng thuốc. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể dùng Paracetamol hoặc NSAID.

  • Paracetamol: Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt, phù hợp với người có cơn đau nhẹ. Liều dùng khuyến cáo: 500mg/ lần, uống mỗi 6 giờ khi cần thiết.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen và Naproxen là thuốc chống viêm không steroid thường được dùng trong điều trị đau khớp cổ tay. Thuốc này có tác dụng giảm đau và chữa viêm, phù hợp với người có cơn đau trung bình. Liều dùng khuyến cáo: 200 – 400mg/ lần, uống mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết.
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn cho người có cơn đau nghiêm trọng và kéo dài

Trên đây là 10 cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà hiệu quả và an toàn. Hầu hết bệnh nhân có thể giảm đau và viêm, tăng phạm vi chuyển động sau 72 giờ áp dụng. Tuy nhiên nếu triệu chứng không giảm, kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, người bệnh nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: 

Câu hỏi liên quan
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết

Bình luận (33)

  1. Trương Châu says: Trả lời

    Thuốc quốc dược phục cốt khang của trung tâm thuốc dân tộc có chữa dứt điểm được bệnh viêm khớp cổ tay mạn tính không ?

    1. Lâm says:

      Tui cũng đặt thuốc này về cho mẹ dùng, chắc dùng đến nay chừng 3-4 tuần gì đó mẹ khen hiệu quả thuốc tốt, đỡ đau đi nhiều và quan trọng nhất là không có tác dụng phụ. Chưa biết là có dứt điểm được hay không nhưng ưu tiên hàng đầu vẫn là thuốc lành tính, không tác dụng phụ vì sức khỏe mẹ tui kém, gan cũng kém, lại mắc nhiều bệnh nền nên khi dùng thuốc phải hết sức cẩn trọng

    2. Trần Minh Hiệu says:

      Bệnh xương khớp mạn tính khó nói trước lắm. Bsi có bảo tôi ngoài dùng thuốc phải chú ý đến cả vấn đề ăn uống luyện tập nữa. Thuốc chỉ đóng vai trò 1 nửa. Cái này lúc đi khám bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể. Mình cứ tuân thủ theo là được. Trước mắt tôi đã dừng liệu trình thuốc 4 tháng vẫn ok chưa tái lại

    3. Xuân Công says:

      Thuốc này giá cả thế nào, uống trong bao lâu sẽ khỏi ?

    4. Tuấn Lê says:

      Thuốc bán theo đơn bác sĩ, giá cả và liệu trình sẽ phụ thuộc vào tình trạng của anh thế nào. Nếu nhẹ thì giải quyết 2-3 tháng, còn nặng có thể sẽ mất thời gian lâu hơn. Tôi mới đi khám lần đầu phải chụp chiếu xét nghiệm rồi phí khám ban đầu với cả tiền thuốc hết hơn 2 triệu, thuốc thì gồm 3 loại đã bào chế sẵn dùng khá là tiện

  2. Hoàng Yến says: Trả lời

    Khớp bị viêm sưng nóng đỏ thì dùng cách nào hiệu quả ???

  3. Đoàn Huy says: Trả lời

    Tôi bị thoái hóa khớp cổ tay, mấy nay thời tiết trở trời đau nặng thêm, dùng thuốc giảm đau loại nào tốt

    1. Trần Quang Khải says:

      Tôi hay dùng paracetamon dạng viên sủi, cắt cơn đau rất nhanh, uống khoảng 30 phút là đỡ rõ, những loại khác dùng không thấy hiệu quả mấy

    2. Nhật Tiệp says:

      Mình uống giảm đau không hiệu quả nữa phải sang tiêm

    3. Ngọc Khanh says:

      Khuyên anh chị em bệnh xương khớp mạn tính không nên lạm dụng thuốc giảm đau cấp tốc, mặc dù cắt cơn đau nhanh nhưng rất nhiều tác dụng phụ, hại gan thận lắm, nên kiếm mấy loại thuốc bổ xương khớp uống duy trì hàng ngày sẽ tốt hơn mà không tác dụng phụ như glucosamin chẳng hạn.

    4. Trang says:

      Glucosamin hay jex max tốt hơn nhỉ? Dùng những loại này thì dùng trong bao lâu hay phải uống liên tục duy trì càng lâu càng tốt, mấy loại này giá cũng không hề rẻ

    5. Phạm Hoàng says:

      Thoái hóa khớp cổ tay quan trọng nhất vẫn là chế độ luyện tập, đa số các bác chỉ ỷ lại vào thuốc thì không có ổn được. Từ ngày biết mình bị bệnh tôi rất ít khi dùng đến thuốc, vừa tốn kém lại hại thân, tôi điều trị bằng các bài tập cho khớp cổ tay trên mạng hương dẫn và cảm nhận thấy tiến triển rất nhiều

  4. Nguyễn Huy says: Trả lời

    Không thấy nói đến đau cổ tay do gút. Tôi bị gút nhiều năm đau ở nhiều khớp xương, ban đầu là ngón chân cái, sau là khớp gối và giờ là ngón tay và cổ tay nhưng 1 tuần trở lại đây cổ tay đau nặng nhất uống thuốc giảm đau không xi nhê

    1. Mỹ Hạnh says:

      Thời gian đầu bị gout uống thuốc tây còn được, còn bị lâu rồi uống không có hiệu quả gì luôn. Tôi đang định chuyển qua đông y dùng coi thế nào. Bác nào có kinh nghiệm điều trị gout bằng đông y rồi chia sẻ giúp

    2. Nguyễn Thị Cúc says:

      Bố mình chữa gout bên trung tâm thuốc dân tộc thấy hiệu quả lắm, nửa năm nay bệnh ổn định, khớp xương không có triệu chứng đau gì luôn, nhưng vẫn phải tuân thủ ăn uống theo chế độ kiêng khem như trước, bài thuốc bố mình dùng, gửi đây cho mọi người tham khảo

    3. Lê Quân says:

      Quan trọng của bệnh gout là kiểm soát được chỉ số acid uric, đông y liệu có điều trị được không hay chỉ giải quyết vấn đề đau nhức xương khớp tạm thời, acid uric vẫn cao thì sớm muộn cũng đau lại

    4. Dương Phan says:

      Tôi đang dùng thuốc quốc dược phục cốt khang của trung tâm thuốc dân tộc tròn 1 tháng, mới đến trung tâm xét nghiệm lại và lấy thuốc tháng tiếp theo, chỉ số acid uric từ 580 xuống còn 500, vẫn ở mức cao nhưng như vậy là có tiến triển tốt rồi, còn về đau khớp thì giảm rõ cả về mức độ và tần suất đau. Hôm đi khám gặp 1 bác kể chữa gout ở đây từ năm 2019, cứ cách 6 tháng bác đến kiểm tra sức khỏe một lần cho đến hiện tại vẫn ổn định nên càng làm mình suy nghĩ lạc quan hi vọng hết liệu trình bệnh nó ổn cho được thì tốt quá, Ai cần tìm hiểu thêm về bài thuốc tôi dùng thì vào link này

    5. Nguyễn Cường says:

      Nếu điều trị gút bằng thuốc quốc dược phục cốt khang thì có cần dùng duy trì không hay hết liệu trình được ngừng thuốc. Đa số thuốc tôi dùng trước đây đều cứ ngừng thời gian ngắn là đau trở lại

  5. Nguyễn Trung Đức says: Trả lời

    Tôi bị bệnh viêm khớp dạng thấp. cổ tay và bàn ngón tay đau rất nhiều, vận động khó. Gần đây tôi có xem trên mạng và thấy nhiều người chia sẻ dùng xương rồng đắp ngoài khớp có thể chữa được bệnh viêm khớp dạng thấp, ai đã áp dụng pp này rồi cho tôi ý kiến

    1. Tuấn says:

      Dùng xương rồng cho bệnh xương khớp cực kì tốt. Chỉ cần lấy ruột xương rồng rang nóng bọc vào khăn vải và chườm ấm ngày 1-2 lần, dùng liên tục thời gian sẽ đỡ rõ rệt. Tôi ngày trước bị viêm khớp chỉ dùng cách này mà khỏi

    2. Văn Dũng says:

      Xương rồng loại nào vậy, xương rồng bẹ có được không?

    3. Linh Út says:

      Nếu bảo đỡ thì tin chứ khỏi dứt điểm hoàn toàn viêm khớp dạng thấp chỉ nhờ dùng xương rồng thì gần như là không thể. Khoa học giờ cũng đang bó tay với bệnh này không có thuốc chữa

    4. Chu Văn Liên says:

      Bác này nói đúng đấy, bản thân tôi cũng từng thử qua rồi, giảm đau thì có giảm thật nhưng hiệu quả chậm và không có tác dụng trong trường hợp đau cấp. Nhưng có thể tùy vào cơ địa mỗi người khác nhau, phương pháp này cũng không tốn chi phí chỉ mất chút thời gian nên mọi người cứ áp dụng thử xem sao

    5. Ngọc Lam says:

      Ngoài xương rồng ra các bác có thể dùng rượu tỏi xoa bóp ngoài cũng rất tốt. Trong bài cũng có hướng dẫn cách này đấy, rượu này càng ngâm lâu hiệu quả càng tốt nên nhà ai có người bị bệnh xương khớp cũng nên trữ sẵn 1 bình trong nhà

  6. Lê Bá Tân says: Trả lời

    Công việc của mình phải sử dụng khớp cổ tay nhiều dẫn đến bị đau, mình có dùng nẹp cổ tay băng cố định nhưng cũng không có tác dụng gì. Có cách nào hiệu quả hơn không ?

  7. Lê Vinh Vương says: Trả lời

    Đau khớp cổ tay do thoái hóa thì sao? Cách nào điều trị hiệu quả mọi người chỉ giúp

    1. Thịnh Lưu says:

      Mọi phương pháp điều trị bệnh thoái hóa chỉ là tạm thời. Tôi cũng bị thoái hóa và sống chung với bệnh 10 năm nay rồi, dùng qua rất nhiều phương pháp nào là thảo dược dân gian, thuốc đông thuốc tây rồi thực phẩm chức năng nhưng cũng chỉ gọi là giảm nhẹ đi phần nào không dứt điểm được

    2. Nguyễn Nhạc says:

      Giảm nhẹ còn là may, tôi càng chữa càng nặng hơn, tôi cũng chẳng biết bị bệnh từ khi nào vì khớp cổ tay nó đau lâu rồi nhưng không đáng kể nên ngại đi khám , mãi đến khi tần suất đau ngày càng dày đi khám thì mới biết mình bị thoái hóa khớp cổ tay cách đây 3 năm, từ đó đến nay đi không biết bao nhiêu bệnh viện, ai mách đâu chữa đấy nhưng không những không đỡ mà hình trạng ngày một tệ hơn, cổ tay không thể gập duỗi bình thường, bắt đầu có hiện tượng cứng khớp và đau rất dữ, khi đó lại được mọi người khuyên nên chuyển qua vật lý trị liệu và được giới thiệu đến trung tâm thuốc dân tộc ở đường nguyễn thị định, HN.(Trung tâm này có đến tận mấy cơ sở ở HN, tôi đến cơ sở gần nhà nhất, mọi người muốn tìm địa chỉ các cơ sở khác có thể lên mạng xem) Sau khi đến trung tâm thăm khám bác sĩ tư vấn cho tôi nên dùng liệu trình kết hợp vừa vật lý trị liệu châm cứu bấm huyệt để phục hồi chức năng, vừa dùng thuốc đông y quốc dược phục cốt khang để điều trị vào sâu nguyên nhân bệnh giúp bệnh ổn định lâu dài, bác sĩ bảo sao thì nghe vậy, đây cũng là lần đầu tiên tôi điều trị kết hợp như thế này nên cũng đặt hi vọng rất lớn, và thực sự may mắn khi kết thúc 3 tháng điều trị liên tục tôi khỏi đau nhức hoàn toàn, ngay cả khi dừng thuốc thời gian dài( cho đến hiện tại là 9 tháng) vẫn chưa có triệu chứng tái phát trở lại. Tôi chẳng mong dứt điểm được hoàn toàn chỉ trông nó ổn định được đến vài bốn năm cũng là tốt lắm rồi

    3. Lê Ngọc Huệ says:

      Vậy chỉ dùng mỗi thuốc quốc dược phục cốt khang thì không khỏi được ah? Tôi thấy dạo này bài thuốc này trên mấy diễn đàn được nhắc đến khá nhiều tưởng chỉ uống mình thuốc cũng khỏi hóa ra phải thêm cả châm cứu bấm huyệt nữa hả? Nếu châm cứu bấm huyệt thì 1 tuần đi 2 buổi có được không, tôi còn phải đi làm không thể ngày nào cũng đến điều trị được

    4. Tuyến says:

      Vật lý trị liệu châm cứu bấm huyệt phải điều trị liên tục hàng ngày mới có hiệu quả bác ơi, tôi tìm hiều thấy nay có phương pháp cấy chỉ đâu 2 hay 3 tuần mới phải đến 1 lần cấy xong về luôn, bản chất cũng giống châm cứu hiệu quả khá tốt không biết trung tâm thuốc dân tộc có làm cái đấy không ?

    5. Vũ Quang Thiện says:

      Thế này thì khó cho bệnh nhân ở tỉnh xa quá

    6. Phạm Huyền says:

      Tôi bị thoái hóa chữa ở trung tâm thuốc dân tộc từ tháng 3 năm ngoái, uống đúng 3 tháng thuốc là khỏi có cần phải vật lý trị liệu gì đâu. Tôi ở xa tận Nghệ An nên chỉ đến trung tâm khám duy nhất lần đầu, những tháng sau nhờ bác sĩ gửi thuốc về giúp. Mọi người cứ liên hệ số hotline này 024 7109 6699 có thắc mắc gì thì hỏi thông tin cho chính xác

    7. Nhật Nam says:

      Hôm tôi đến khám cũng có hỏi qua bác sĩ, bác sĩ nói phải tùy tình trạng bệnh mỗi người bác sĩ sẽ ra chỉ định cụ thể. Nếu chỉ đau thông thường thì dùng mỗi thuốc tại là là ok rồi. Còn nếu đã ảnh hưởng đến thần kinh vận động hoặc mức độ đau rất nặng thì phải kết hợp thêm vật lý trị liệu để phục hồi toàn diện và hỗ trợ giảm đau nhanh. Nhưng thuốc vẫn là chủ chốt bắt buộc nhé. Như tôi chỉ cần uống mỗi thuốc cũng khỏi. Trên trang thuốc dân tộc có đưa ra phác đồ cụ thể đấy, các bác có thể vào tìm hiểu

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua