Gợi Ý 7 Cách Chữa Đau Gót Chân Tại Nhà Theo Dân Gian

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Cách chữa đau gót chân dân gian là phương pháp được thực hiện đầu tiên, mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Bài viết này sẽ hướng dẫn các phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch chăm sóc, phục hồi sức khỏe phù hợp.

Cách chữa đau gót chân dân gian
Cách chữa đau gót chân dân gian có thể thực hiện mỗi ngày để khắc phục cơn đau và mang lại sự thoải mái cho người bệnh

Gợi ý 7 cách chữa đau gót chân dân gian hiệu quả nhanh chóng

Đau gót chân có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm viêm cân gan chân, viêm gân Achilles, chấn thương và các vấn đề sức khỏe khác. Cơn đau có thể là đau nhói, như dao đâm, bỏng rát hoặc nhức nhối, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Các biện pháp điều trị đau gót chân phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, khả năng đáp ứng của người bệnh các vấn đề sức khỏe liên quan. Nếu không chắc chắn về các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây đau, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Đau gót chân đáp ứng các phương pháp tự điều trị và chăm sóc theo kinh nghiệm dân gian. Có khoảng 90% các trường hợp, người bị đau gót chân sẽ được cải thiện đáng kể các triệu chứng chỉ sau vài tháng áp dụng kế hoạch điều trị tại nhà. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Trị đau gót chân từ giấm táo

Giấm táo được đánh giá là có thể chữa lành mọi vấn đề sức khỏe, từ đau dạ dày, viêm da đến các cơn đau liên quan đến cơ, xương, khớp. Một số người bệnh sử dụng giấm táo như một cách chữa đau gót chân dân gian hiệu quả cao, nhanh chóng và an toàn.

Giấm táo có đặc tính chống viêm giúp giảm các triệu chứng viêm, đau khớp hiệu quả. Ngoài ra, giấm táo được cho là cơ thể rút lượng canxi dư thừa ra khỏi xương, mang đến cảm giác dễ chịu, ngăn ngừa cơn đau và phục hồi chức năng vận động linh hoạt.

Để giảm đau gót chân với giấm táo, người bệnh thực hiện theo cách sau:

  • Dùng một chậu nước ấm, nhiệt độ khoảng 30 – 40 độ C
  • Pha 1 – 2 muỗng giấm táo vào chậu nước, pha loãng
  • Dùng nước này để ngâm chân

Ngoài ra, người bệnh có thể cho một chiếc khăn vào nóng ấm, sau đó vắt ráo. Cho vài giọt giấm táo lên khăn, lên đó chườm khăn này lên gót chân trong vài phút để kiểm soát cơn đau.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể uống giấm táo tự nhiên, bao gồm con giấm, để hỗ trợ chống viêm, điều trị cơn đau từ bên trong. Liều lượng đề nghị khi uống giấm táo là 1 – 2 muỗng canh mỗi lần. Tuy nhiên, giấm táo có tính acid, có thể gây khó chịu, kích ứng dạ dày hoặc làm mòn men răng. Do đó,  chỉ uống giấm táo với liều lượng phù hợp và lạm dụng phương pháp điều trị này.

2. Cách trị đau gót chân tại nhà với dầu dừa

Dầu dừa có chứa một số thành phần đã được chứng minh là cải thiện tình trạng da khô, gây nứt nẻ và đau ở gót chân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thoa dầu dừa lên chân mỗi ngày có thể cải thiện đáng kể sức khỏe làn da, giảm khô da. Ngoài ra, dầu dừa cũng có tác dụng bảo vệ làn da, giúp giảm viêm và ngăn ngừa cơn đau gót chân tái phát.

cách trị thốn gót chân tại nhà
Thoa dầu dừa lên gót chân có thể làm mềm da, chống viêm và giảm đau hiệu quả

Sử dụng dầu dừa là cách trị thốn gót chân tại nhà phổ biến và hiệu quả. Dầu dừa giúp giảm viêm, cải thiện khả năng vận động và giảm đau. Ngoài ra, việc thoa dầu dừa lên gót chân hàng ngày có thể giúp giảm viêm và cải thiện chức năng tổng thể của bàn chân.

Dầu dừa có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với giấm táo để tăng cường hiệu quả điều trị. Các thực hiện biện pháp như sau:

  • Ngâm chân với nước ấm có pha 1 – 2 muỗng cà phê giấm táo
  • Lau khô chân, thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên gót chân, massage nhẹ nhàng để giảm đau, tăng cường lưu thông máu

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thoa một ít dầu dừa lên gót chân trước các hoạt động thể chất, đi bộ, tập thể dục để răng ngừa cơn xuất hiện.

3. Mật ong trị đau gót chân

Mật ong hữu cơ nguyên chất là một cách chữa đau gót chân dân gian hiệu quả cao. Cụ thể, mật ong có đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm đau liên quan đến viêm khớp, viêm gân, viêm do chấn thương – căng thẳng, viêm bao hoạt hoặc hoặc đau gót chân do lạm dụng quá mức.

Ngoài đặc tính chống viêm, mật ong cũng giúp chống oxy hóa, hỗ trợ giảm viêm, sưng tấy, đỏ, đau và khó chịu ở các khớp. Mật ong cũng giúp dưỡng ẩm tự nhiên, cải thiện các vết thương, khô nứt và vết bỏng ở gót chân, từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành và tăng tốc độ tái tạo mô.

Cách sử dụng mật ong điều trị đau gót chân như sau:

  • Dùng trực tiếp: Người bệnh có thoa trực tiếp mật ong lên gót chân 4 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Kết hợp với thành phần khác: Mật ong hữu cơ có thể kết hợp với các thành phần khác, chẳng hạn như dầu dừa hoặc dầu ô liu nguyên chất và thoa trực tiếp lên da để giảm đau.
  • Ngâm chậm: Cho thêm hai thìa mật ong hữu cơ vào một chậu nước ấm khoảng 40 độ C, dùng nước này để ngâm chân. Điều này giúp chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện cơn đau hiệu quả.
  • Dùng uống: Người bệnh có thể pha một muỗng mật ong hữu cơ vào một cốc nước ấm (không nóng), uống vào buổi sáng để giảm đau. Có thể cho thêm giấm táo tự nhiên, dùng uống khi bụng đói và trước bữa sáng để nâng cao hiệu quả.

4. Hạt đu đủ chữa đau gót chân

Hạt đu đủ là một nguồn cung cấp chất xơ, chất béo lành mạnh và protein dồi dào. Bên cạnh đó, hạt đu đủ cũng rất giàu các khoáng chất, chẳng hạn như kẽm, phốt pho, canxi, magie, sắt. Trên thực tế, hạt đu đủ chứa một lượng đáng kể axit béo không bão hòa đơn như axit oleic và polyphenol, và flavonoid là chất chống oxy hóa mạnh. Tất cả những giá trị dinh dưỡng này có tác dụng tăng cường sức khỏe và tránh khỏi bệnh tật.

cách trị đau gót chân tại nhà
Hạt đu đủ có chất chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm, đau gót chân

Hạt đu đủ cũng rất giàu vitamin C và các hợp chất khác như alkaloid, flavonoid và polyphenol. Những hóa chất này đều có tác dụng chống viêm, giúp ngăn ngừa và giảm viêm trong tình trạng như viêm khớp, gai gót chân hoặc viêm cân gan chân. Ngoài ra, hạt đu đủ cũng giúp bảo vệ các mô mềm, ngăn ngừa tổn thương liên quan đến gai gót chân, xoa dịu các triệu chứng đau nhức, khó chịu.

Để điều trị đau gót chân với hạt đu đủ, người bệnh thực hiện như sau:

  • Hạt đu đủ mang đi rửa sạch, chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ lớp màng tơ bên ngoài
  • Để ráo nước, cho hạt vào ngăn mát tủ lạnh trong 1 tiếng
  • Giã nát hạt đu đủ cùng với một ít muối, đắp trực tiếp lên gót chân, dùng băng gạc y tế để cố định trong 30 phút
  • Kiên trì đắp hạt đu đủ 1 – 2 lần mỗi ngày, liên tục trong một tháng để đạt hiệu quả tốt nhất

5. Cách chữa đau gót chân dân gian với lá lốt

Lá lốt là dược liệu thân thảo, mùi thơm, vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống, hạ khí. Dược liệu thường được sử dụng để điều trị chân tay lạnh, tê bì, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi. Bên cạnh đó, lá lốt cũng là dược liệu điều trị viêm khớp, thấp khớp và các tổn thương ngoài da phổ biến.

Lá lốt chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm đau tự nhiên. Do đó, người bệnh có thể đắp lá lốt hoặc sắc thành nước uống để điều trị viêm khớp, đau gót chân.

Cách chữa đau gót chân dân gian với lá lốt như sau:

  • Dùng uống: Dùng 15 – 30 gram lá lốt tươi, mang đi rửa sạch, cho vào ấm cùng 300 ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút. Lọc lấy nước, bỏ bã, chia thành 2 lần dùng uống trong ngày.
  • Dúng đắp: Lấy 30 gram lá lốt tươi, 25 gram ngải cứu và 25 gram hy thiêm, mang đi rửa sạch, để ráo nước, giã nát cùng một ít muối hạt. Bọc hỗn hợp vào vải mỏng, dùng chườm vào gót chân 2 lần mỗi ngày để giảm đau.

6. Gừng điều trị đau gót chân theo dân gian

Gừng mang lại hiệu quả cao trong việc giảm viêm, giảm đau liên quan đến viêm cân gan chân. Gừng cũng chứa salicylat, khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit salicylic. Axit salicylic ngăn chặn dây thần kinh tạo ra một số prostaglandin nhất định và điều này giúp giảm đau và khó chịu.

Cách trị đau gót chân tại nhà với gừng như sau:

  • Dùng một củ gừng, đập dập, cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ
  • Đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút sau đó cho ra chậu
  • Chờ nước nguội đến khi còn 30 – 40 độ C thì dùng để ngâm chân kết hợp massage nhẹ nhàng

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cắt một vài lát gừng tươi, đặt vào gót chân bị đau, cố định trong 30 phút để giảm đau và góp phần điều trị các vấn đề viêm khớp, viêm cân gan chân hoặc gai gót chân.

7. Các bài thuốc nam điều trị đau gót chân

Ngoài các cách chữa đau gót chân dân gian, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc nam điều trị viêm xung quanh gót, viêm cân gân chân, từ đó giảm đau gót chân. Các bài thuốc bao gồm:

Trị đau gót chân bằng thuốc nam
Tìm hiểu các bài thuốc trị đau gót chân bằng thuốc nam để giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng vận động
  • Rễ cây cà: Dùng rễ cà tím, cà pháo và các loại cà khác đều được, với một lượng vừa đủ, sắc lấy nước, dùng ngâm chân hàng ngày. Có thể ngâm 1 – 2 lần mỗi ngày để nâng cao hiệu quả.
  • Xương rồng: Dùng một đoạn xương rồng ngắn, loại bỏ hết gai, dùng dao tách thành hai mảnh. Buổi tối trước khi đi ngủ thì rửa sạch chân, lau khô, đặt miếng xương rồng lên gót chân, cố định, để qua đêm ít nhất là 12 giờ. Thực hiện mỗi ngày, liên tục trong 7 ngày để cải thiện cơn đau.
  • Đậu phụ: Dùng một lượng đậu phụ vừa đủ cho vào nồi hấp cách thủy cho đến khi thật nóng thì đổ ra chậu. Lúc đầu thì đặt chân hờ phía trên để xông hơi. Đến khi đậu phụ nguội thì hạ chân xuống để chườm, đến khi đậu phụ nguội thì có thể hấp nóng lại, thực hiện biện pháp lập lại 3 – 5 lần.
  • Rễ đậu tương: Dùng rễ cây đậu tương (phần dưới mặt đất) khoảng 500 gram, sắc kỹ, dùng ngâm chân hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ từ 40 – 60 phút.

Các cách chữa đau gót chân dân gian được thực hiện tại nhà mà không cần chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, điều quan trọng là thực hiện đúng cách, liều lượng và hướng dẫn, tránh lạm dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Phòng ngừa đau gót chân như thế nào?

Đau gót chân là tình trạng phổ biến, có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm viêm khớp hoặc viêm cân gan chân. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này, điều quan trọng là xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, có một số biện pháp giúp làm giảm tổn thương cũng như ngăn ngừa tình trạng đau gót chân tái phát, chẳng hạn như:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, điều này sẽ giảm áp lực lên các chi dưới, bao gồm cả gót chân, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.
  • Đi giày dép phù hợp, vừa vặn với sự hỗ trợ và đệm đầy đủ, có thể giúp ngăn ngừa tình trạng đau gót chân.
  • Khởi động trước khi hoạt động, đặc biệt là trước khi tham gia các môn vận động mạnh như điền kinh, bóng đá.
  • Kiểm tra chân hàng ngày để xác định các tổn thương, viêm khớp hoặc các dấu hiệu bất thường khác.
  • Rửa chân hàng ngày để tránh nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm, điều giúp phòng ngừa viêm da, nứt gót chân và giảm đau.
  • Lắng nghe cơ thể, dành thời gian nghỉ ngơi nếu nhận thấy cơn đau ở gót chân. Nếu cơn đau nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Các cách chữa đau gót chân dân gian được đánh giá cao về hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện và có chi phí thấp. Bên cạnh đó, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, chườm lạnh, chườm nóng và vận động với cường độ phù hợp để hỗ trợ cải thiện cơn đau. Trong trường hợp, cơn đau gót chân nghiêm trọng, kéo dài, gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua