Xoa bóp, bấm huyệt trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bấm huyệt thoát vị đĩa đệm là một phương pháp điều trị bổ sung được áp dụng kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác để cải thiện các cơn đau lưng. Về mặt lý thuyết, xoa bóp và bấm huyệt thường được áp dụng trong giai đoạn đầu của bệnh hoặc khi các triệu chứng không nghiêm trọng.

cách bấm huyệt thoát vị đĩa đệm
Bấm huyệt thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị không xâm lấn phổ biến

Bấm huyệt có chữa được thoát vị đĩa đệm không?

Bấm huyệt được thực hiện bởi một chuyên gia châm cứu bấm huyệt. Tuy nhiên, liệu pháp cũng được thực hiện bởi bác sĩ chỉnh hình, trị liệu xoa bóp, bác sĩ y học cổ truyền và một số chuyên gia vật lý trị liệu.

Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp kiểm soát cơn đau theo triệu chứng để điều trị các cơ và mô mềm bị ảnh hưởng. Ở những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, ít khi bấm huyệt trực tiếp vào vùng cột sống bị tổn thương. Thay vào đó, liệu pháp này được sử dụng để tác động đến các mô xung quanh và tạo điều kiện tăng cường oxy đến những vùng bị đau chẳng hạn như lưng, cổ, cánh tay, vai, chân hoặc mông.

Bấm huyệt thoát vị đĩa đệm là một phương pháp điều trị không xâm lấn phổ biến, có thể hỗ trợ thư giãn và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Cụ thể, bấm huyệt có thể mang lại một số lợi ích bao gồm:

  • Thúc đẩy lưu thông máu: Bấm huyệt, xoa bóp có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu và hỗ trợ chữa lành các đĩa đệm bị thoát vị.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi thoát vị đĩa đệm. Do đó, bấm huyệt có thể hỗ trợ cải thiện căng thẳng và ngăn ngừa các vấn đề mãn tính liên quan đến thoát vị đĩa đệm.
  • Thư giãn cơ bắp: Cơ bắp có xu hướng căng lên khi đĩa đệm bị chấn thương. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến cột sống và đĩa đệm. Thư giãn các cơ bắp có thể ngăn ngừa tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Cải thiện tính linh hoạ: Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến cứng khớp và cơ khắp cơ thể. Do đó xoa bóp để cải thiện các hoạt động ở cột sống và các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng, chẳng hạn như vai, hông, có thể hỗ trợ phục hồi chức năng và tăng cường khả năng chuyển động.
  • Mang lại cảm giác hạnh phúc: Các hoạt động nhẹ nhàng khi bấm huyệt có thể hỗ trợ giải phóng endorphin của cơ thể. Các hormone này có thể thúc đẩy cảm giác hài lòng, hạnh phúc và cải thiện cơn đau hiệu quả.

Khi nào nên thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm?

Bấm huyệt bao gồm việc tạo áp lực lên các cấu trúc mềm của cơ thể, bao gồm các mô sâu để hỗ trợ giảm đau và các triệu chứng liên quan khác. Người bệnh có thể thực hiện bấm huyệt trong các trường hợp sau:

bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thực hiện bấm huyệt có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau và giúp người bệnh thư giãn
  • Căng cứng cơ và khớp hoặc đau lưng, cổ
  • Hạn chế các hoạt động hàng ngày do cơn đau từ thoát vị đĩa đệm
  • Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
  • Đang ở giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm với các tổn thương nhẹ, chẳng hạn như phồng đĩa đệm
  • Người bệnh có thể trạng tốt và có khả năng chịu lực tác động

Trên thực tế, bấm huyệt không phải là cách điều trị thoát vị đĩa đệm không xâm lấn duy nhất. Bên cạnh đó, phương pháp này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Các kỹ thuật bấm huyệt cơ bản

Bấm huyệt là liệu pháp an toàn, hiệu quả thông qua các tác động cơ bản. Cụ thể bấm huyệt được thực hiện thông qua các kỹ thuật như:

  • Day: Đây là kỹ thuật sử dụng gốc bàn tay, mô ở ngón cái và mô ở ngón út ấn mạnh vào da và di chuyển theo đường xoắn ốc.
  • Lăn: Kỹ thuật này sử dụng các khớp ở giữa bàn tay và ngón tay hoặc sử dụng mu bàn tay và ngón út để lăn lên khu vực cần điều trị.
  • Bóp: Kỹ thuật này sử dụng ngón tay cái ép lên khu vực cần điều trị và các ngón tay đặt bên dưới mô cần tác động sau đó tiến hành hơi kéo khu vực cần điều trị lên theo hướng thẳng đứng.

Khi thực hiện kỹ thuật bấm huyệt thoát vị đĩa đệm, người thực hiện cần chú ý lực tác động vừa phải để tránh gây đau. Ngoài ra, có thể sử dụng dầu xoa bóp, chẳng hạn như dầu khuynh diệp để giảm đau nhức, hỗ trợ giãn cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm viêm.

Cách bấm huyệt thoát vị đĩa đệm

Xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp được thực hiện bởi bác sĩ y học cổ truyền hoặc người có chuyên môn. Cụ thể, cách thực hiện như sau:

1. Xoa bóp các mô sâu

Xoa bóp các mô sâu có thể cải thiện các cơn đau và tê dai dẳng, mãn tính. Khi được thực hiện đúng cách, phương pháp này có thể thúc đẩy giải phóng endorphin nhiều nhất so với các kỹ thuật khác và mang lại hiệu quả tối đa. Phương pháp này thường được thực hiện ở các khu vực chứa các lớp mô liên kết cứng, dày, ngăn cách các lớp và bao quanh cơ, chẳng hạn như lưng.

xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Xoa bóp bấm huyệt có thể tác động đến các mô sâu và mang lại hiệu quả điều trị phù hợp

Tuy nhiên, xoa bóp các mô sâu có thể gây đau đớn và khó chịu sau lần đầu thực hiện. Cơn đau này tương tự như lần đầu thực hiện vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm hoặc khi thực hiện bài tập thể dục mới. Cơn đau thường có xu hướng được cải thiện ở các lần bấm huyệt sau và không gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

2. Xoa bóp các huyệt vị

Day ấn lên các huyệt vị có thể tác động lên hệ thống thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu và hỗ trợ cải thiện các cơn đau ở rễ cột sống. Ngoài ra, ấn các huyệt vị có thể điều chỉnh cấu trúc ở cột sống và hỗ trợ giảm sự chèn ép của đĩa đệm thoát vị lên rễ thần kinh.

Cách bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Ấn – xoay – day: Người bấm huyệt sử dụng mô ngón tay cái ấn mạnh vào các huyệt Đại trường du, Thận du, Giáp tích ở khu vực L5 S1. Sau đó day và xoay huyệt theo chiều kim đồng hồ trong 3 – 5 phút. Mục tiêu của phương pháp này là làm mềm các cơ và cải thiện tình trạng căng cứng.
  • Bấm huyệt: Sau khi day ấn, tiến hành bấm huyệt Giáp tích, Thận du ở khu vực L1 S1, sau đó ấn các huyệt A thị huyệt, Đại trường du và Cách du. Khi ấn huyệt sử dụng ngón tay cái ấn vào huyệt tạo thành một góc 90 độ, với lực tác động vừa phải, sau đó tăng dần lên và dừng lại khi cảm thấy tê hoặc đau nhức.
  • Tác động điều chỉnh đĩa đệm: Tác động cột sống điều trị thoát vị đĩa đệm là biện pháp được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn hoặc bác sĩ chỉnh hình. Trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ có thể đề nghị chụp MRI hoặc CT cột sống để xác định đĩa đệm bị thoát vị. Sau đó bác sĩ tiến hành tác động lực bằng tay để ấn, nắn, điều chỉnh vị trí đĩa đệm. Thời gian thực hiện khoảng 3 – 5 phút và phụ thuộc vào sức chịu đựng của người bệnh.

3. Các xác định các huyệt vị

Để xác định các huyệt vị thường được ứng dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh thực hiện như sau:

  • Huyệt cách du: Đây là huyệt vị ở vị trí ngang hàng với huyệt Chí dương, được đo ngang từ đốt sống thứ 7 khoảng 1.5 thốn. Tác động lên huyệt này có thể hóa ứ, lý khí và thường được ứng dụng bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
  • Huyệt Thận du: Huyệt này được xác định bằng cách đo ngang đốt sống thắt lưng thứ hai khoảng 1.5 thốn.
  • Huyệt Đại trường du: Huyệt này được xác định bằng cách đo ngang đốt sống thứ 4 khoảng 1.5 thonoons.
  • Huyệt giáp tích: Huyệt này nằm ở mon gai của mỗi đốt sống đo ngang ra khoảng 0.5 thốn.
  • A thị huyệt: Đây là huyệt vị có vị trí không cố định, được xác định bằng cách ấn ngón tay cái ở vị trí đau nhức. Điểm đau nhức chính là A thị huyệt.

Khi bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm, cần chú ý xác định chính xác vị trí huyệt để đảm bảo hiệu quả điều trị. Đối với các trường hợp, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh, có thể điều chỉnh vị trí huyệt để có sự tác động huyệt phù hợp.

Lưu ý khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt thoát vị đĩa đệm là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh không xâm lấn có nguồn gốc từ Y học cổ truyền. Phương pháp này không sử dụng thuốc mà tác động lên các huyệt vị hoặc các mô sâu trong cơ thể để giảm bớt khó chịu, đau đớn và giúp người bệnh có tinh thần thoải mái.

bấm huyệt thoát vị đĩa đệm cổ
Thường xuyên tập thể dục và vận động để tăng cường sức khỏe xương khớp

Mặc dù được xem là một phương pháp an toàn và ít rủi ro, tuy nhiên khi bấm huyệt thoát vị đĩa đệm người bệnh cần lưu ý một số vấn đề an toàn, chẳng hạn như:

  • Nếu sử dụng lực quá lớn tác động đến cơ có thể gây ảnh hưởng đến các cơ bảo vệ của cơ thể, điều này khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu cảm thấy đau khi thực hiện bấm huyệt, xoa bóp, người bệnh nên thông báo với người thực hiện bấm huyệt.
  • Lưu ý vị trí cột sống, tránh để cột sống bị cong hoặc tác động quá mức khi bấm huyệt. Tuy nhiên giữa một tư thế quá lâu cũng có thể dẫn đến cứng khớp, do đó người bệnh không nên thực hiện bấm huyệt quá lâu.
  • Nếu bấm huyệt khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người thực hiện bấm huyệt để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra người bệnh nên tránh bấm huyệt nếu phương pháp dẫn đến các triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như ngứa ran, đau nhức hoặc gây mất sức mạnh cơ bắp.
  • Phụ nữ mang thai, người có tâm lý không ổn định không nên thực hiện bấm huyệt. Ngoài ra, các khu vực bệnh chàm, viêm nhiễm, lở loét nên tránh thực hiện bấm huyệt.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi đĩa đệm.
  • Tập thể dục và vận động cơ thể thường xuyên để ổn định cấu trúc cột sống, cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm và làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên.

Ngoài ra, bấm huyệt thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng cho các trường hợp nhẹ, trong giai đoạn đầu và các triệu chứng không nghiêm trọng. Do đó, nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc có chỉ định phẫu thuật từ bác sĩ chuyên môn, người bệnh nên tiến hành sớm để tránh các rủi ro liên quan.

Bấm huyệt thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị không phẫu thuật phổ biến và an toàn. Phương pháp này giúp giảm đau, thư giãn cơ và hỗ trợ tăng cường chức năng vận động ở người bệnh, tuy nhiên không thể thay thế thuốc chữa bệnh, không thể giải quyết bệnh dứt điểm. Để đảm bảo an toàn khi bấm huyệt, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Thông tin thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Quan Hệ Được Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không, đặc biệt với những bệnh nhân mới mổ xong, đang cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh... là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi đây là một nhu ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Cầu Lông Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi cầu lông được không là thắc mắc của nhiều người yêu thể thao nhưng đang gặp vấn đề về cột sống. Cầu lông là môn thể thao thú vị và rèn luyện sức khỏe, ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Được Uống Rượu Không
Thoát vị đĩa đệm có được uống rượu không là thắc mắc của không ít bệnh nhân hiện nay. Theo đó, việc uống rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là với những ai đang ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Được Chơi Thể Thao Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không? Nên chơi môn thể thao nào, tránh môn nào và chơi với cường độ ra sao? Bài viết bên dưới sẽ giúp người bệnh có câu trả lời chính xác ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Hít Đất Được Không
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không, tập luyện bài tập này có gây tổn thương cột sống hoặc khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn không? Tham khảo các thông tin ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua