Cách bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng hiệu quả từ đông y
Bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng là phương pháp điều trị dựa trên nền tảng Y học cổ truyền, tác dụng một lực vừa phải lên các huyệt trên cơ thể. Mục tiêu chính của phương pháp này là giảm đau, chống viêm cũng như tăng cường phạm vi chuyển động của người bệnh.
Bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng có hiệu quả không?
Hoại tử khớp háng là một tình trạng mất dần mô sụn trong khớp háng, dẫn đến đau đớn, cứng khớp, hạn chế phạm vi chuyển động và tăng nguy cơ tàn tật theo thời gian. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, cần được chẩn đoán và điều trị bởi các chuyên gia y tế có chuyên môn, chẳng hạn như bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.
Bấm huyệt là phương pháp điều trị dựa trên nền tảng Y học cổ truyền, trong đó thầy thuốc sẽ tác động một lực vừa phải lên các huyệt vị trên cơ thể. Phương pháp này sẽ giúp đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông máu, từ đó điều trị các triệu chứng bệnh, hỗ trợ thư giãn và giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Bấm huyệt có thể được sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
Đối với tình trạng hoại tử khớp háng, bấm huyệt mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như:
- Giảm đau: Các thao tác nhẹ nhàng, nhịp nhàng khi bấm huyệt có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh, kích thích cơ thể tiết ra morphin nội sinh (endorphin) có tác dụng giảm đau nhưng không gây nghiện, hỗ trợ thư giãn, giảm căng thẳng.
- Chống viêm: Bấm huyệt có thể làm giảm tình trạng phù nề, viêm, sưng ở khớp háng, từ đó giảm đau cũng như ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.
- Phục hồi các tổn thương: Bấm huyệt sẽ làm tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ cung cấp các chất dinh dưỡng, oxy đến các mô xương và góp phần thải trừ các chất độc lại, từ đó phục hồi các tổn thương.
- Tái tạo mô xương mới: Bấm huyệt giúp tăng cường lưu thông máu, nuôi dưỡng các mô xương mới, tăng tiết dịch nhờn, từ đó bôi trơn ổ khớp và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh.
Bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng là phương pháp nhận được sự đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn. Tuy nhiên hiện tại phương pháp này chưa được nghiên cứu và đánh giá rõ ràng. Trong y học hiện đại, việc điều trị hoại tử khớp háng bao gồm nhiều phương pháp khác nhau chẳng hạn như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, vận động học và phẫu thuật khi cần.
Mặc dù bấm huyệt được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền và có thể mang lại lợi ích cho một số người trong việc giảm đau và cải thiện linh hoạt. Tuy nhiên cần lưu ý rằng bấm huyệt không phải là một phương pháp chữa trị độc lập cho hoại tử khớp háng.
Do đó, nếu đang tìm hiểu hoặc quan tâm đến phương pháp bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y có chuyên môn. Thầy thuốc có thể đánh giá tình trạng cụ thể của người bệnh và cung cấp thông tin, hướng dẫn chi tiết hơn về việc sử dụng bấm huyệt điều trị hoại tử khớp háng.
Kỹ thuật bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng hiệu quả
Phương pháp bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng cần được thực hiện đúng phương pháp và kỹ thuật, như sau:
1. Kỹ thuật bấm huyệt
Để bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế các tổn thương, thầy thuốc sẽ tiến hành phương pháp theo các bước như sau:
- Bệnh nhân được hướng dẫn ở tư thế nằm ngửa và thầy thuốc đúng bên cạnh.
- Tác động các huyệt vị đã xác định và khu vực xung quanh khớp háng, chẳng hạn như cơ tứ đầu đùi, cơ may, cơ tam đầu.
- Xoa bóp các cơ ở đùi bằng hai bàn tay với một lực vừa phải.
- Tiến hành day cơ vùng đùi, háng bằng cách sử dụng các mô ngón cái và mô ngón út. Có thể sử dụng các đầu ngón tay áp sát vào da, vuốt nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu.
- Bác sĩ tiến hành xác định các điểm đau, day ấn nhẹ nhàng xung quanh vùng đau và các huyệt vị.
Lưu ý khi bấm huyệt:
- Người thực hiện bấm huyệt cần đứng ở tư thế thoải mái, thực hiện lực tác động nhẹ nhàng và theo dõi các phản ứng của người bệnh. Cần điều chỉnh nhịp độ và lực tác động phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
- Người bệnh cần chú ý thả lỏng cơ thể, tránh căng cứng hoặc gồng các cơ. Nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn, cần thông báo cho thầy thuốc để có sự điều chỉnh phù hợp.
2. Vận động khớp háng
Bên cạnh các thao tác bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng, thầy thuốc có thể đề nghị các kỹ thuật vận động đùi, khớp háng để nâng cao hiệu quả điều trị. Các kỹ thuật vận động bao gồm:
- Ngả đùi: Người bệnh nằm ngửa, để bàn chân này lên đầu gối kia, từ từ ép đùi xuống giường. Thầy thuốc sẽ đứng bên cạnh, một tay ấn đầu gối chạm vào giường khoảng 2 – 3 lần, sau đó đổi bên.
- Bài tập khép đùi: Người bệnh được hướng dẫn nằm ngửa, co đầu gối, hai bàn chân chạm vào nhau. Thầy thuốc đúng bên cạnh, từ từ ấn đùi của người bệnh xuống chạm vào từng bên giường sau đó đổi bên. Thực hiện 3 – 4 lần cho mỗi bên đầu gối.
- Co đùi: Bệnh nhân nằm ngửa, co đầu gối. Thầy thuốc giữ từng đầu gối của người bệnh sau đó gấp vào bụng, sau đó đổi chân. Thực hiện co đầu gối 3 – 4 lần cho mỗi chân.
- Dang đầu gối: Bệnh nhân được hướng dẫn ở tư thế nằm sấp, thầy thuốc đúng bên cạnh, cầm hai cổ chân sau đó dang rộng và khép chân lại, thực hiện 3 – 4 lần để tăng phạm vi chuyển động.
Sau khi thực hiện vận động khớp háng, có thể thoa một ít dầu nóng lên khu vực bị tổn thương để tăng cường hiệu quả điều trị. Ngoài ra, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc về các biện pháp điều trị, chăm sóc bổ sung để rút ngắn thời gian điều trị.
Các huyệt tác động điều trị hoại tử khớp háng
Tác động lên một số huyệt vị nhất định có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng cường phạm vi chuyển động và ngăn ngừa nguy cơ tàn tật. Một số huyệt vị cần tác động chẳng hạn như:
- Huyệt Cư liêu (GB29): Huyệt nằm tại trung tâm của đường nối xương đùi và xương chậu trước, có tác dụng giảm đau, kiểm soát tình trạng tê bì, điều trị các tổn thương dây thần kinh.
- Huyệt Phong thị (BG31): Huyệt nằm ở mặt ngoài của đùi, giữa xương hông và đầu gối, có tác dụng kiểm soát nhanh chóng cơn đau ở đùi, hong, háng và các dây thần kinh tọa.
- Huyệt Dương lăng tuyền (GB34): Nằm ở mặt ngoài của chân, ngay bên dưới đầu gối và gần phía ngoài của xương chân. Tác động lên huyệt sẽ giúp kiểm soát còn đau ở háng, hông, tăng cường sức mạnh cho các cơ, đồng thời điều trị tình trạng đau lưng, mỏi gối.
- Huyệt Hoàn khiêu (GB30): Huyệt nằm tại điểm giao nhau cơ các kinh mạch tuyến bàng quang và túi mật, có tác dụng cải thiện các cơn đau ngang hông, kiểm soát các triệu chứng viêm khớp háng và hoại tử khớp háng.
- Huyệt Dương cương (B48): Huyệt nằm ở giữa vùng cơ ngang hông, có tác dụng kiểm soát cơn đau ở khớp háng và thắt lưng. Tuy nhiên, huyệt rất nhạy cảm, do đó cần tác động nhẹ nhàng để tránh các rủi ro phát sinh.
- Huyệt Mệnh môn (B28): Huyệt nằm ở hai bên cột sống, ngay bên dưới đốt sống thứ 5. Tác động lên huyệt có tác dụng điều trị tình trạng đau hông, háng, đau thần kinh tọa và đau thắt lưng.
Phương pháp điều trị kết hợp cho hoại tử khớp háng
Điều trị hoại tử khớp háng thường bao gồm sự kết hợp giữa các phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật. Kế hoạch điều trị cụ thể phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, nguyên nhân cơ bản và sức khỏe tổng thể của từng trường hợp. Dưới đây là một số lựa chọn điều trị phổ biến:
- Thuốc: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm đau và giảm viêm. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và tránh việc lạm dụng để ngăn ngừa tác dụng phụ cũng như các biến chứng phát sinh.
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp giảm căng thẳng cho khớp háng.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập tập trung vào việc tăng cường sức mạnh của khớp háng và cải thiện phạm vi chuyển động của khớp, từ đó giảm đau, chống viêm cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị như gậy hoặc nạng có thể giúp giảm áp lực lên háng bị ảnh hưởng, từ đó hỗ trợ các hoạt động bình thường, chẳng hạn như đi lại, di chuyển, vận động nhẹ nhàng.
Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Loại phẫu thuật phụ thuộc vào các tình trạng cụ thể, chẳng hạn như:
- Loại bỏ mô xương: Thủ tục này bao gồm việc loại bỏ một phần xương chết và khoan các lỗ nhỏ để kích thích hình thành mạch máu mới, từ đó thúc đẩy quá trình lành các tổn thương.
- Điều chỉnh xương: Trong trường hợp vùng bị ảnh hưởng nhỏ và khớp háng không bị biến dạng, bác sĩ phẫu thuật có thể định hình lại xương để cải thiện sự phân bổ trọng lượng.
- Phẫu thuật bảo tồn khớp: Các thủ thuật như ghép xương có mạch máu, ghép xương hoặc ghép sụn có thể được thực hiện để bảo tồn khớp háng và trì hoãn nhu cầu cần thay khớp.
- Thay khớp háng toàn phần: Nếu bệnh tiến triển, gây đau dữ dội và hạn chế chức năng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thay khớp háng toàn phần bằng khớp nhân tạo.
Điều quan trọng khi điều trị hoại tử khớp háng là tham khảo ý kiến của bác sĩ, chẳng hạn như bác sĩ chỉnh hình, để có chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Lưu ý khi bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng
Để phương pháp bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro liên quan, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Phương pháp bấm huyệt là phương pháp bổ sung, không thể thay thế các chỉ định và lời khuyên của bác sĩ.
- Người có tiền sử suy hô hấp, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim hoặc có nguy cơ gãy xương cao, không nên áp dụng phương pháp này.
- Không uống rượu, bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác trước khi áp dụng phương pháp bấm huyệt. Ngoài ra, không ăn quá no hoặc để bụng đói khi bấm huyệt.
- Phụ nữ mang thai không nên tự ý xoa bóp bấm huyệt điều trị hoại tử khớp háng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi và tránh đặt trọng lượng cơ thể quá mức lên khớp. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ, như nạng hoặc gậy, nếu cần thiết.
- Thường xuyên tập thể dục và tham gia vào các chương trình vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Điều này có thể giúp cải thiện cấu trúc khớp, tăng cường sức mạnh, tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định để cải thiện cơn đau, chống viêm, hỗ trợ quá trình chữa lành.
- Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình chữa lành và giảm nguy cơ tái phát hoại tử xương.
- Tái khám đúng lịch hẹn để thầy thuốc đánh giá tình trạng, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và có kế hoạch phục hồi hiệu quả.
Bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng là phương pháp hiệu quả cao và an toàn khi được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn. Do đó, luôn luôn trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!