5 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm – Giảm đau hiệu quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm là những mẹo theo dân gian được áp dụng phổ biến. Phương pháp này khá an toàn, có tác dụng kích thích lưu thông máu, trừ hàn thấp, giảm cứng khớp và giảm đau nhức. Tuy nhiên người bệnh cần thực hiện đúng cách và kiên trì áp dụng mỗi ngày để sớm đạt hiệu quả điều trị.

Thông tin cơ bản về 5 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Thông tin cơ bản về 5 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm giúp giảm viêm sưng và giảm đau hiệu quả

5 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp nghiêm trọng. Bệnh thể hiện cho tình trạng phình (lồi hoặc) rách/ nứt bao xơ khiến nhân nhầy bên trong thoát vị. Tình trạng này làm ảnh hưởng và thu hẹp không gian bên trong ống sống, chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau nhức nghiêm trọng. Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn gây cứng khớp, rối loạn cảm giác và giảm khả năng vận động của bệnh nhân.

Để cải thiện triệu chứng, người bệnh có thể tận dụng thảo dược làm thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm. Biện pháp này có tác dụng giảm cứng khớp, tăng lưu thông máu, thư giãn cột sống và giảm đau. Tuy nhiên người bệnh cần áp dụng thêm các phương pháp điều trị chuyên sâu để tăng hiệu quả chữa lành tổn thương và phục hồi chức năng vận động.

Dưới đây là danh sách 5 bài thuốc đắp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến:

1. Đắp lá lốt và muối hạt chữa thoát vị đĩa đệm

Sử dụng lá lốt và muối hạt là một trong những bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, được áp dụng phổ biến. Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, mùi thơm nồng và vị cay. Loại thảo dược này có tác dụng hạ khí, ôn trung tán hàn và chỉ thống. Khi dùng phối hợp hoặc chườm đắp với muối, lá lốt có tác dụng giảm đau do phong hàn thấp, viêm khớp, thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra chườm đắp với lá lốt và muối hạt còn giúp người bệnh giảm viêm, xoa dịu tình trạng sưng nóng và đau nhức. Đồng thời tăng lưu thông máu, thư giãn mạch, giảm căng cơ và tăng khả năng vận động cho người bệnh.

Hướng dẫn cách đắp lá lốt và muối hạt chữa thoát vị đĩa đệm, giảm viêm sưng và đau nhức:

Nguyên liệu:

  • 2 nắm lá lốt
  • 1 thìa muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, thái nhỏ hoặc giã nhuyễn
  • Cho lá lốt vào chảo, thêm muối hạt và xào nóng
  • Đựng nguyên liệu trong túi vải sạch, nhẹ nhàng chườm lên vị trí tổn thương
  • Sau 20 phút, xào nóng và tiếp tục chườm đắp
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày. Kiên trì từ 5 – 10 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
Đắp lá lốt và muối hạt chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc đắp từ lá lốt và muối hạt chữa thoát vị đĩa đệm, giảm viêm sưng, cứng khớp và đau nhức khó vận động

2. Đắp cỏ xước chữa thoát vị đĩa đệm

Trong Y học cổ truyền, cỏ xước là cây thuốc nam quý. Thảo dược này thường được sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp do thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp… Cỏ xước có tính mát, vị đắng, chua, có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, bổ thận và mạnh gân cốt.

Khi chườm đắp, cây cỏ xước có tác dụng thư giãn khớp xương, giảm chèn ép mạch máu và dây thần kinh. Đồng thời tăng lưu thông khí huyết, giảm đau và giảm tê bì khó chịu. Ngoài ra sử dụng cỏ xước còn giúp người bệnh giảm viêm, sưng, cứng khớp và cải thiện chức năng vận động.

Hướng dẫn các bước thực hiện bài thuốc đắp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm từ cây cỏ xước:

Nguyên liệu:

  • 20 gram rễ cây cỏ xước
  • 20 gram lá lốt
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ cây cỏ xước và lá lốt, để ráo
  • Thái nhỏ, xào nóng rễ cây cỏ xước và lá lốt cùng với một ít muối hạt
  • Bọc gọn các nguyên liệu trong túi vải và chườm trực tiếp lên vị trí đau nhức
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần, mỗi lần 20 phút.
Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ cỏ xước
Sử dụng cỏ xước chữa thoát vị đĩa đệm, tăng lưu thông khí huyết, giảm đau, viêm sưng và giảm tê bì khó chịu

3. Đắp ngải cứu

Nếu bị đau lưng kèm theo co cứng và tê bì khó chịu, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu. Bài thuốc này khá lành tính, có khả năng kích thích tuần hoàn máu, giảm đau, cải thiện tình trạng cứng khớp, căng cơ và tê bì hiệu quả.

Ngoài ra ngải cứu còn có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm và nóng đỏ quanh khu vực tổn thương. Đồng thời hỗ trợ giải nén mạch máu và dây thần kinh, tăng khả năng vận động và độ dẻo dai cho cột sống.

Để thực hiện bài thuốc đắp giảm sưng, đau và chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu, người bệnh có thể chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện các bước sau:

Nguyên liệu:

  • 200 gram lá và thân cây ngải cứu
  • Một nắm muối hạt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá và thân cây ngải cứu, thái nhỏ, để ráo nước
  • Cho thảo dược vào chảo, thêm muối hạt, trộn đều
  • Xào nóng ngải cứu và muối hạt trong 3 phút
  • Cho hỗn hợp vào túi vải sạch, buộc chặt miệng
  • Nhẹ nhàng chườm túi vải lên vị trí tổn thương
  • Khi nguyên liệu nguội, xào nóng và tiếp tục chườm đắp thêm 20 phút
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày.

Người bệnh kiên trì sử dụng ngải cứu từ 5 – 10 ngày để sớm giảm đau và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

Xem Ngay: Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, giảm đau nhanh

Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu
Bài thuốc đắp giúp giảm sưng, viêm, xoa dịu cảm giác đau nhức và chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu

4. Bài thuốc đắp từ dây đau xương

Dây đau xương là cây thuốc nam quý, được dùng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp. Loại thảo dược này có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can, có tác dụng thư cân hoạt lạc, khu trừ phong thấp, bồi bổ cơ thể. Ngoài ra dây đau xương còn có khả năng điều trị đau xương, đau nhức cơ khớp, phong thấp tê bại, các triệu chứng của bệnh tê thấp và thoát vị đĩa đệm.

Thông thường, dây đau xương có thể được sử dụng để chườm đắp hoặc sắc lấy nước uống. Cả hai cách dùng điều có khả năng điều trị đau nhức xương khớp và nguyên nhân gây đau hiệu quả.

Hướng dẫn cách thực hiện bài thuốc đắp từ dây đau xương chữa thoát vị đĩa đệm, giảm đau nhức hiệu quả:

Nguyên liệu:

  • Dây đau xương với liều lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch dây đau xương và giã nhỏ
  • Trộn thảo dược với một ít nước
  • Dùng dây đau xương đắp trực tiếp lên những khu vực có đĩa đệm thoát vị
  • Thư giãn trong 60 phút
  • Vệ sinh lại với nước ấm.

Bài thuốc đắp từ dây đau xương chữa thoát vị đĩa đệm nên được thực hiện 2 lần mỗi ngày, liên tục từ 5 – 10 ngày để cải thiện các triệu chứng.

Bài thuốc đắp từ dây đau xương chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc đắp từ dây đau xương chữa thoát vị đĩa đệm, đau xương, đau nhức cơ khớp, phong thấp tê bại

5. Bài thuốc đắp từ xương rồng

Thường xuyên dùng xương rồng đắp lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm có thể giúp người bệnh xoa dịu cơn đau, giảm căng cơ, cứng khớp, tăng lưu thông máu, tăng khả năng chữa lành tổn thương và cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.

Ngoài ra theo Y học cổ truyền, cây xương rồng có tính hàn, vị đắng, chứa nhiều hoạt chất giảm đau và chống viêm. Lá xương rồng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hành ứ và hóa trệ. Thân xương rồng có tác dụng sát trùng, thông tiện và tiêu thũng. Nhị hoa giúp thanh nhiệt tiêu thũng. Nhựa cây chống ngứa và hạ trục thủy.

Vì thế nếu bị thoát vị đĩa đệm hoặc có vấn đề về xương khớp dẫn đến đau nhức, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc đắp từ xương rồng để cải thiện tình trạng.

Nguyên liệu:

  • 3 nhánh xương rồng
  • Một ít muối hạt.

Cách thực hiện: 

  • Sử dụng xương rồng ba cạnh, loại bỏ hết gai và ngâm trong nước muối khoảng 20 phút
  • Đập dập hoặc thái nhỏ xương rồng và cho vào chảo rang nóng với muối hạt
  • Dùng khăn mỏng gói gọn hỗn hợp và đắp lên vị trí đau nhức
  • Hoặc sử dụng xương rồng bẹ, loại bỏ hết gai và ngâm trong nước muối khoảng 20 phút
  • Nướng nóng hai mặt xương rồng và đắp lên vị trí đau nhức
  • Thư giãn trong 30 phút
  • Tiếp tục làm nóng và chườm đắp khi xương rồng nguội hẳn.

Người bệnh đắp xương rồng điều trị thoát vị đĩa đệm mỗi ngày 1 lần, liên tục 10 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

Đừng Bỏ Lỡ: Cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệm, giảm đau hiệu quả

Bài thuốc đắp từ xương rồng điều trị thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc đắp từ xương rồng điều trị đau nhức, tê bì khó chịu do thoát vị đĩa đệm và các vấn đề về xương khớp khác

Lưu ý khi dùng bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm

Khi sử dụng bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà người bệnh nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị:

  • Trước khi sử dụng các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên kiểm tra tình trạng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Cách chữa bệnh bằng thảo dược thường mang đến hiệu quả chậm. Vì thế người bệnh cần thực hiện bài thuốc đúng cách và kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày để sớm đạt hiệu quả tối ưu.
  • Có thể sử dụng các bài thuốc đắp kết hợp với các phương pháp điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này có thể giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau 10 ngày áp dụng các bài thuốc, người bệnh nên ngừng sử dụng thảo dược. Đồng thời trao đổi với bác sĩ về những phương pháp chữa trị thích hợp và hiệu quả hơn.
  • Người bệnh nên ngừng đắp thảo dược và rửa sạch da với nước ấm nếu có dấu hiệu kích ứng. Cần hỏi ý kiến bác sĩ về cách xử lý nếu các biểu hiện kích ứng không tự giảm.
  • Không nên chườm đắp khi thảo dược còn quá nóng. Vì điều này có thể gây bỏng da.
  • Các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm có độ an toàn cao. Tuy nhiên người bệnh được khuyên không nên lạm dụng để hạn chế phát sinh rủi ro.
  • Người bệnh nên ăn uống đủ chất, duy trì thói quen vận động và hạn chế lao động nặng để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh của các bài thuốc.
  • Người bệnh nên thăm khám định kỳ để theo dõi diễn tiến của bệnh, sớm phát hiện biến chứng và đánh giá khả năng điều trị của các phương pháp.

Các bài thuốc đắp theo kinh nghiệm dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng. Bài thuốc không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm. Thêm vào đó, việc áp dụng sai cách hoặc quá trình sơ chế nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ như phồng rộp da, nhiễm trùng da,… Xu hướng điều trị và phục hồi đĩa đệm tự nhiên từ các bài thuốc Y học cổ truyền có nguồn gốc thảo dược được đa số người bệnh lựa chọn.

Trên đây là danh sách 5 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm, giúp giảm viêm sưng và giảm đau hiệu quả. Nhìn chung, những bài thuốc này lành tính, dễ thực hiện, có khả năng giảm sưng ,viêm, cứng khớp và đau nhức do thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên hiệu quả chữa bệnh từ thảo dược thường chậm, đòi hỏi người bệnh kiên trì thực hiện và kết hợp với các phương pháp điều trị chuyên sâu để tăng hiệu quả.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Sản
Bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không là vấn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Bởi đây là một bệnh xương khớp nghiêm trọng, gây đau nhức và làm phát sinh nhiều biến ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Nằm Nệm Gì
Thoát vị đĩa đệm nên nằm nệm gì để giảm đau và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị? Việc chọn nệm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu áp lực lên cột sống ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Bơi Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi theo kiểu nào tốt nhất? Cần tránh các kiểu bơi nào để không gây tác động đến cột sống? Bơi với cường độ và thời gian như thế nào ...
Xem chi tiết
Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Không
Bệnh thoát vị đĩa đệm có làm ảnh hưởng xấu đến sinh lý hay không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là nam giới. Bởi đây là một bệnh cột sống nghiêm trọng, thường gây đau ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Được Chơi Thể Thao Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không? Nên chơi môn thể thao nào, tránh môn nào và chơi với cường độ ra sao? Bài viết bên dưới sẽ giúp người bệnh có câu trả lời chính xác ...
Xem chi tiết

Bình luận (65)

  1. Lê Thương Huyền says: Trả lời

    Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở người trẻ mới hơn 30 thì chữa thế nào, mọi người cho em lời khuyên với, chứ em hiện tại cảm giác stress thực sự

  2. Nguyễn Hồng Nhung says: Trả lời

    Bố tôi trước làm tài xế xe tải hay phải ngồi lái xe đường xa, năm nay bố tôi đã nghỉ hưu, tuy nhiên di chứng đau lưng vẫn còn, trước bố có đi khám thì chỉ phát hiện thoái hóa thôi, không hiểu sao nửa năm trở lại đây bố tôi có cảm giác đau mỏi nhiều, đau tăng khi cúi người, mà bố tôi vừa rồi còn bị covid nữa nên tình trạng xương khớp càng tồi tệ hơn, tôi đã đọc một số cách đắp lá rồi nhưng thấy không khả quan mấy, mọi người có cách chữa nào tốt hơn có thể tư vấn giúp bố tôi, xin cảm ơn nhiều

    1. Quỳnh Chi says:

      Trước tiên bạn nên đưa bố đi chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng xem là bị làm sao, biết được chính xác bệnh, mức độ bệnh thì mới có lời khuyên hợp lý được, chứ đừng có nghe ai khuyên uống thuốc các kiểu khi chưa chắc chắn bản thân bị bệnh gì

    2. Đỗ Hoàng says:

      Khả năng cao là bị đĩa đệm rồi, tôi bị cũng có cái cảm giác này, khó chịu kể cả lúc nằm, lúc nó chèn vào dây thần kinh còn đau dọc mặt sau xuống chân gây mất cảm giác nữa. Mà tôi đi cắt thuốc nam ở thuốc dân tộc uống hơn 2 tháng thì cũng đỡ được khoảng 85%, nay lâu lâu vận động mang vác không để ý thì mới đau, còn bình thường ít đau lắm

    3. Lê Văn Tuấn says:

      Nghĩa là chỉ cần uống 2 tháng thôi hở bác, sau khi điều trị xong thì có cần uống thêm gì không hay là ngưng luôn được vậy bác

    4. Trinh Viết says:

      Tùy thuộc liệu trình mà bác sĩ đưa ra sau khi xem xét cụ thể tình trạng bệnh nhân nhé, 2-3 tháng tùy người đấy, nhưng chỉ cần điều trị 1 liệu trình đó là xong thôi, không phải duy trì hay là uống thêm gì nữa đâu, bạn vào đây đọc sẽ rõ hơn này

    5. Nguyen Binh Thoa says:

      Ba toi bi loang xuong nua nen muon uong them canxi voi sua bo sung thi co uong duoc khong nhi, hay la khong duoc uong them thu gi khac a

    6. Phạm Liên says:

      Sữa bổ sung canxi uống được nhé, nhưng thời gian uống với cả liều lượng dùng trong thời gian điều trị thì lúc đi khám hỏi bác sĩ luôn cho chắc chắn nhé, tôi được con gái gửi mấy hộp tpcn từ nước ngoài về, lúc tôi gặp bác sĩ thì có mang đi hỏi thì bác sĩ bảo uống được tất

  3. Tâm Đoạn says: Trả lời

    Em đi khám chụp về thì có kết quả là phình nhẹ đĩa đệm L4-L5, thoái hóa thân đốt sống thắt lưng thì có nên đắp lá chữa không

    1. Trương Cát Tường says:

      Đau quá thì đắp lá giảm đau cũng ok, nhưng phình như này thì tập kéo dãn nhanh hơn đấy, ở nhà đu xà cũng được, theo đó là bổ sung nhiều thực phẩm vitamin vào, sinh hoạt để ý đừng có tác động mạnh hay mang vác nặng gì cả

    2. Huệ Nguyễn says:

      Có lẽ giống tôi rồi, bị như này không nặng lắm, tôi hay rang ngải cứu rồi để vào khăn vải, để cho bớt nóng sau đó thì nằm kê dưới lưng, để nó kê theo đường cong cột sống, không để cộm quá, tôi làm vào mỗi tối khi đi ngủ thì cũng đỡ đau nhiều

  4. Bùi Thị Yến Lan says: Trả lời

    Từ ngày đĩa đệm có vấn đề là tôi cũng bị mất ngủ theo, uống giảm đau chống viêm thì tình trạng mất ngủ càng khó kiểm soát, hiện tại có cách nào chữa mà ổn định được cả 2 không vậy

  5. Nguyễn Bảo says: Trả lời

    Đắp thuốc kiểu này liệu có an toàn không vậy, chỗ tôi có mấy người bị bệnh mà cũng đắp lá kiểu này, sau nó bị sưng tấy lên đấy

    1. Phát Minh says:

      Chắc do trong thời gian đắp thuốc để nóng quá hay là đắp lên vết thương hở cũng nên, chứ tôi đắp suốt 2 tháng nay không gặp vấn đề gì cả, tôi hay dùng rễ cây cỏ xước, tuy nhiên thì hiệu quả không cao lắm. Đắp thuốc thì cần phải biết cách đắp nhé

    2. vũ hà says:

      bị sưng tấy thế thì phải xem có bị kích ứng với thuốc đắp không, mẹ mình hồi kia cũng nghe người ta chỉ cho đắp thuốc, nhà có lá lốt nên đâm nát với muối hạt xong thì rang nóng lên đắp, để ở nhiệt độ vừa đủ, nhưng chỉ đâu 15p sau thì bị nổi mẩn lên, thế là ngưng luôn, do da mẹ mình bị dị ứng làm không được á

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua