9 bài thuốc dân gian trị bệnh gout hiệu quả, dễ kiếm
Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh gout để giảm đau, viêm sưng, cải thiện cứng khớp và kiểm soát tốt bệnh lý. Tuy nhiên để cảm nhận hiệu và đảm bảo an toàn, người bệnh cần thực hiện bài thuốc đúng cách. Đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị khác theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Hướng dẫn 9 bài thuốc dân gian trị bệnh gout hiệu quả, dễ kiếm
Bệnh gout là bệnh viêm khớp nghiêm trọng và khó điều trị. Bệnh xảy ra do tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Lúc này các tinh thể muối urat natri có xu hướng lắng đọng trong các mô, đồng thời gây viêm và đau nhức. Bệnh xảy ra phổ biến ở những người có độ tuổi từ 40 đến 60, đặc biệt là đàn ông.
Trong giai hình thành, bệnh gout không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên khi đến giai đoạn tiến triển, bệnh gây viêm, làm phát sinh những cơn đau nhức dữ dội kèm theo tình trạng đỏ và sưng ở các khớp. Ngoài ra việc không sớm điều trị có thể gây gout mãn tính.
Để cải thiện triệu chứng, hỗ trợ kiểm soát bệnh lý và phòng ngừa gout mãn tính, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh gout. Ngoài ra bạn cần duy trì chế độ ăn uống phù hợp, sinh hoạt khoa học và sử dụng thuốc khi cần thiết để nâng cao hiệu quả.
Dưới đây là danh sách 9 bài thuốc dân gian trị bệnh gout hiệu quả, dễ kiếm và cách thực hiện:
1. Bài thuốc dân gian trị bệnh gout, tăng cường sức khỏe xương bằng đậu xanh
Đậu xanh chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, bao gồm canxi, magie, chất sắt, chất xơ, chất đạm, kali, phốt pho, kẽm, vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin K, vitamin E, beta-carotene, Folate, carotenoid và flavonoid…
Nhìn chung đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, xương và các khớp. Cụ thể lượng canxi, vitamin K, vitamin nhóm B và lượng magie trong đậu xanh có khả năng duy trì sức khỏe và chức năng của hệ thống xương, hỗ trợ chữa lành tổn thương, phòng ngừa loãng xương và thoái hóa xương.
Hàm lượng chất xơ cao trong đậu xanh có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout bằng cách tăng cường quá trình chuyển hóa protein. Điều này giúp giảm quá trình hình thành và tích tụ axit uric. Bên cạnh đó đậu xanh chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng giảm đau khớp do bệnh gout, giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp và ức chế quá trình phát triển của bệnh thoái hóa khớp.
Các chất chống oxy hóa (carotenoid và flavonoid) cùng với lượng vitamin C trong đậu xanh có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng chống viêm của cơ thể. Đồng thời ngăn ngừa hoạt động của các gốc tự do và phòng ngừa đột quỵ.
Tính mát cùng nhiều thành phần trong đậu xanh như chất sắt, chất xơ, chất đạm, kali, phốt pho, Folate, carotenoids, flavonoids… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiểm soát bệnh đái tháo đường, giảm huyết áp, giảm lo âu căng thẳng, phòng ngừa ung thư đại tràng, cải thiện thị giác và tốt cho tim mạch.
Bài thuốc 1: Ninh nhừ đậu xanh chữa bệnh gout
Nguyên liệu:
- 150 gram đậu xanh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch đậu xanh, sau đó ngâm đậu xanh trong nước khoảng 1 giờ
- Cho đậu xanh vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ, thực hiện ninh nhừ
- Tắt bếp, để nguội bớt, ăn cái và uống hết nước khi ấm nóng
- Nên ăn đậu xanh 2 lần/ ngày. Duy trì trong 30 ngày để cải thiện triệu chứng.
Cách 2: Điều trị bệnh gout bằng đậu xanh rang
Nguyên liệu:
- 100 gram đậu xanh
- 2 lít nước.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch đậu xanh và để ráo nước
- Cho đậu xanh vào chảo và tiến hành rang khô
- Tắt bếp khi đậu xanh hơi vàng và dậy mùi thơm
- Cho toàn bộ đậu xanh rang và lượng nước đã chuẩn bị vào nồi, nấu sôi trong 20 phút
- Ăn cái và uống nước đậu xanh rang thay nước lọc
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần để tăng khả năng đào thải và bài tiết của thận, phòng ngừa tích tụ acid uric.
2. Bài thuốc từ lá lốt giảm đau, giảm viêm và trị bệnh gout
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, trong thành phần của lá lốt chứa một lượng lớn flavonoid. Đây là một chất chống oxy hóa có khả năng giảm đau khớp do bệnh gout, ức chế quá trình phát triển của bệnh thoái hóa khớp. Đồng thời cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm khớp.
Bên cạnh đó flavonoid còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ khớp, tăng độ bền và chức năng của mô sụn và giảm viêm. Ngoài ra Alcaloid cũng được tìm thấy trong lá lốt. Chất này có tác dụng làm dịu cảm giác đau nhức ở các khớp nhờ khả năng ngăn truyền tín hiệu đau lên não.
Trong Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay, có tác dụng tiêu viêm và khử khuẩn. Bên cạnh đó loại thảo dược thiên nhiên này còn có tác dụng cải thiện tình trạng sưng, đau và giảm hiện tượng cứng khớp cho người bị gout.
Bài thuốc 1: Uống nước lá lốt cải thiện các triệu chứng của bệnh gout
Nguyên liệu:
- Lá lốt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt và mang phơi khô
- Mỗi lần lấy từ 5 – 10 gram lá lốt khô đun sôi với 2 chén nước
- Khi nước thuốc cạn còn 1 chén thì gạn lấy nước, không dùng bã
- Uống nước này khi còn ấm nóng, nên uống thuốc vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ
- Uống nước lá lốt mỗi ngày 1 lần, duy trì trong 30 ngày.
Bài thuốc 2: Ngâm tay chân trong nước lá lốt giúp giảm đau
Nguyên liệu:
- 30 gram lá lốt tươi
- Một ít muối.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt
- Cho lá lốt vào nồi và thêm 1 lít nước, đun sôi 5 phút
- Thêm một ít muối, khuấy muối tan và tắt bếp
- Để nước lá lốt nguội bớt
- Ngâm tay, chân trong nước lá lốt từ 10 đến 20 phút
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ
- Kiên trì áp dụng bài thuốc trong 10 ngày.
3. Bài thuốc giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh gout bằng lá trầu không
Trong tinh dầu của lá trầu không chứa các hoạt chất quan trọng gồm Chavibetol, Estragol, Eugenol, Chavicol… Những hoạt chất này có khả năng chống và giảm viêm hiệu quả, cải thiện tình trạng đau nhức, sưng đỏ khớp. Đồng thời ngăn ngừa thoái hóa và hỗ trợ phục hồi các khớp hư tổn.
Trong Đông y lá trầu không có tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giải độc, giảm đau, tăng khả năng đào thải và bài tiết của thận. Từ đó phòng ngừa tích tụ acid uric và phòng ngừa bệnh gout tiến triển theo hướng xấu.
Hướng dẫn thực hiện bài thuốc giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh gout bằng lá trầu không
Nguyên liệu:
- 100 gram lá trầu không
- 1 trái dừa tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không và xay nhuyễn
- Cắt phần đầu của quả dừa để tạo thành một lỗ phía trên
- Cho hết lượng lá trầu không đã xay nhuyễn vào quả dừa
- Đậy kín và ngâm trong 30 phút
- Gạn lấy nước và không dùng bã
- Uống hết nước trước khi ăn sáng 1 giờ
- Mỗi tuần thực hiện từ 3 – 4 lần
- Duy trì trong 3 tuần để cải thiện tình trạng.
4. Bài thuốc dân gian trị bệnh gout đơn giản từ cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh là một loại rau chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Điển hình như các loại vitamin (vitamin K, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D), a-xit nicotic, caroten, anbumin… Những thành phần này (đặc biệt là vitamin K và vitamin D) có tác dụng duy trì sức khỏe và chức năng của hệ thống xương, hỗ trợ giảm đau, chữa lành tổn thương, phòng ngừa loãng xương và thoái hóa xương.
Ngoài ra vitamin C và một số thành phần khác trong cải bẹ xanh còn có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các hoạt động của hệ miễn dịch. Đồng thời hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Theo Y học cổ truyền, cải bẹ xanh có tính ôn, vị cay, có tác dụng giải độc, lợi khí, giải cảm hàn, tiêu thũng, an thần, lợi tiểu và tiêu hóa đờm thấp. Bên cạnh đó loại thảo dược này còn có tác dụng hỗ trợ quá trình đào thải axit uric. Điều này giúp phòng ngừa và điều trị tốt bệnh gout.
Bài thuốc 1: Uống nước cải bẹ xanh phòng ngừa và điều trị bệnh gout
Nguyên liệu:
- Một bó cải bẹ xanh
- 2 lít nước.
Cách thực hiện:
- Mang cải bẹ xanh rửa thật sạch (nên ngâm với nước muối loãng)
- Cắt cải bẹ xanh thành từng khúc và cho vào nồi
- Thêm nước và đun sôi
- Tắt bếp và gạn lấy nước
- Uống nước cải bẹ xanh thay nước lọc mỗi ngày
- Có thể ăn thêm cải bẹ xanh
- Nên duy trì từ 20 đến 30 ngày để cải thiện tình trạng.
Lưu ý:
- Cải bẹ xanh chứa nhiều vitamin C. Vì thế nên bắt nồi ra khỏi bếp ngay khi nước sôi chín tới để không làm mất lượng vitamin C trong cải.
Bài thuốc 2: Đắp cải bẹ xanh giảm đau nhức xương khớp
Nguyên liệu:
- Cải bẹ xanh với liều lượng vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cải bẹ xanh và để ráo nước
- Cho cải bẹ xanh vào cối và giã nát
- Đắp cải bẹ xanh lên các khớp đang bị viêm và đau
- Thư giãn trong 30 phút và rửa sạch
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần
- Nên kiên trì cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
5. Bài thuốc từ nấm lim xanh cải thiện nồng độ acid uric và giảm các triệu chứng của bệnh gout
Nấm lim xanh có khoảng 119 khoáng tố khác nhau nên được đánh giá là một loại dược liệu quý. Trong đó polysaccharides, triterpenoids, vanadium, crôm, germanium trong loại dược liệu này có tác dụng hỗ trợ chức năng đào thải của thận, giảm nồng độ acid uric và ngăn ngừa sự tích tụ tinh thể ở các khớp.
Bên cạnh đó các thành phần của nấm lim xanh còn có tác dụng giảm đau, giảm viêm. Đồng thời ngăn ngừa sự phát hủy của các gốc tự do, giảm nguy cơ thoái hóa khớp và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Hướng dẫn thực hiện bài thuốc từ nấm lim xanh cải thiện nồng độ acid uric và giảm các triệu chứng của bệnh gout
Nguyên liệu:
- 15 gram nấm lim xanh
- 2 lít nước.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nấm lim xanh và đun sôi trong 2 lít nước
- Đợi nước trong nồi cạn bớt 500ml thì tắt bếp
- Chắt lấy nước nấm lim xanh và uống thay nước lọc mỗi ngày
- Kiên trì uống nước nấm lim xanh để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
6. Bài thuốc điều trị bệnh gout, giảm nồng độ acid uric và giảm sưng đau bằng lá tía tô
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, trong thành phần của lá tía tô chứa hai hoạt chất gồm phenylpropanoid và perilla aldehyde. Cả hai hoạt chất này đều có khả năng điều chỉnh nồng độ acid uric trong máu và ngăn ngừa sự tích tụ của các tinh thể. Từ đó giúp cải thiện tình trạng sưng, viêm khớp và giảm đau nhức hiệu quả.
Bên cạnh đó phenylpropanoid và perilla aldehyde còn có tác dụng chống viêm và chống nhiễm trùng ở các khớp, hỗ trợ chữa lành tổn thương và duy trì khả năng vận động cho bệnh nhân.
Bài thuốc 1: Uống nước lá lốt đào thải acid uric và trị bệnh gout
Nguyên liệu:
- 6 – 12 lá tía tô
- 1 lít nước.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô
- Cho lá tía tô vào nồi, thêm nước và đun sôi trong 20 phút
- Tắt bếp và gạn lấy nước
- Uống hết lá tía tô trong ngày
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần
- Người bệnh nên kiên trì dùng lá tía tô từ 10 đến 20 ngày để cải thiện tình trạng.
Bài thuốc 2: Chườm nóng với lá tía tô cải thiện các triệu chứng của bệnh gout
Nguyên liệu:
- Một nắm lá tía tô.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô và để ráo nước
- Cắt nhỏ lá tía tô và cho vào chảo, sau đó xào nóng
- Đựng lá tía tô trong một túi vải sạch và buộc chặt miệng
- Áp túi vải này lên các khớp đang bị viêm và đau nhức
- Khi lá tía tô nguội thì xào nóng và chườm lại
- Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày
- Kiên trì trong 7 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
7. Bài thuốc từ cây chó đẻ hoa vàng giảm đau và giảm sưng viêm do bệnh gout
Cây chó đẻ hoa vàng còn được gọi là hy thiêm. Đây là một loại thảo dược quý thường được thêm vào bài thuốc điều trị bệnh xương khớp, trong đó có bệnh gout.
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại cây chó đẻ hoa vàng chứa những thành phần hóa học gồm alkaloid, 3,7-dimetylquercetin, melampolid, darutigeno, orientin, daturosid… Những thành phần này có tác dụng kháng viêm, hạ huyết áp và giãn mạch.
Theo Y học cổ truyền, cây chó đẻ hoa vàng có tính hàn, vị cay, đắng, quy vào kinh Thận, Can. Nhờ đó loại thảo dược này có tác dụng trừ phong thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt, giải độc, điều trị chứng phong thấp tê liệt, thấp chẩn, sang độc, ngứa ngáy.
Ngoài ra cây chó đẻ hoa vàng còn có tác dụng hoạt huyết, can thận phong khí, giảm đau nhức xương khớp, đau trong xương, an thần, giảm viêm và cải thiện tình trạng sưng đỏ khớp do bệnh gout.
Hướng dẫn thực hiện bài thuốc từ cây chó đẻ hoa vàng giảm đau và giảm sưng viêm do bệnh gout
Nguyên liệu:
- Cây chó đẻ hoa vàng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cây chó đẻ hoa vàng và chặt thành từng khúc ngắn
- Mang cây chó đẻ hoa vàng phơi khô dưới nắng gắt
- Bảo quản dược liệu trong bình kín để dùng dần
- Mỗi lần lấy 10 gram cây chó đẻ hoa vàng (khô) đun sôi với 500ml nước lọc
- Khi nước thuốc cạn bớt thì gạn lấy nước, không dùng bã
- Uống nước thuốc khi còn ấm nóng
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần, duy trì trong 2 tuần.
8. Bài thuốc dân gian từ lá sa kê điều trị bệnh gout, giảm đau nhức xương khớp
Trong Y học cổ truyền, lá sa kê có tác dụng tăng cường chức năng bài tiết chất độc ra ngoài của thận, giảm nồng độ acid uric, máu huyết lưu thông tốt và hỗ trợ điều trị bệnh gout. Bên cạnh đó loại thảo dược này còn có tác dụng mát gan, lợi tiểu, kiểm soát đường huyết, chữa phù thũng và giảm đau.
Bài thuốc 1: Uống nước lá sa kê điều trị bệnh gout
Nguyên liệu:
- 3 – 4 lá sa kê
- 2 lít nước lọc.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá sa kê, cắt nhỏ, sau đó mang đi phơi khô
- Cho lá sa kê khô vào nồi và sắc cùng với 2 lít nước
- Đợi nước sôi trong 20 phút thì tắt bếp và gạn lấy phần nước
- Uống nước lá sa kê thay nước lọc
- Mỗi ngày sắc thuốc 1 lần
- Người bệnh kiên trì áp dụng trong vài ngày để cải thiện các triệu chứng.
Bài thuốc 2: Kết hợp lá sa kê với cỏ xước khô và dưa leo giúp thanh nhiệt, trừ thấp và cải thiện bệnh gout
Nguyên liệu:
- 100 gram lá sa kê già tươi
- 50 gram cỏ xước khô
- 100 gram dưa leo
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá sa kê, dưa leo và cỏ xước khô
- Cho các nguyên liệu vào nồi, thêm 1 lít nước
- Thực hiện sắc thuốc trong 20 phút
- Lọc lấy nước thuốc
- Uống hết nước thuốc khi còn ấm nóng
- Mỗi ngày uống 1 lần, duy trì trong 2 tuần.
Lưu ý an toàn:
- Vì trong lá sa kê chứa một lượng độc tính nhất định nên người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng. Ngoài ra không nên tự ý nấu lá sa kê uống thường xuyên khi không có bệnh.
9. Bài thuốc từ cây sói rừng giúp giảm viêm và cải thiện sưng khớp do bệnh gout
Cây sói rừng là một trong những loại dược liệu quý thường góp mặt trong bài thuốc trị bệnh gout và những bệnh về xương khớp khác. Theo Y học cổ truyền, cây sói rừng có tính bình, vị cay, có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ giải độc, kháng khuẩn và giảm sưng đau. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, trong thành phần của cây sói rừng chứa tinh dầu cùng với các chất quan trọng như axit fumaric, axit succinic,flavonoid, coumarin… Trong đó flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa tác động xấu của các gốc tự do. Bên cạnh đó hoạt chất này còn có tác dụng cải thiện cảm giác đau nhức xương khớp do bệnh gout, hạn chế tình trạng cứng khớp.
Hoạt chất flavonoid trong cây sói rừng cũng được chứng minh là có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và thoái hóa khớp. Đồng thời cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
Hướng dẫn thực hiện bài thuốc từ cây sói rừng giúp giảm viêm và cải thiện sưng khớp do bệnh gout
Nguyên liệu:
- Rễ cây sói rừng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rễ cây sói rừng và mang phơi khô
- Mỗi lần lấy 30 gram rễ cây sói rừng khô cho vào ấm thuốc
- Thêm 1,5 lít nước vào ấm và tiến hành đun sôi đến khi còn 1 lít nước thuốc
- Gạn lấy nước thuốc và bỏ bã
- Uống nước sắc rễ cây sói rừng khi còn ấm nóng
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần
- Để cải thiện tình trạng, người bệnh nên kiên trì áp dụng bài thuốc trong 2 tuần.
Những điều cần lưu ý khi áp dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh gout
Trước khi áp dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh gout, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:
- Kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh gout. Đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị hiệu quả.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa bài thuốc dân gian trị bệnh gout vào quá trình điều trị. Đồng thời thực hiện đúng cách để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh và tính an toàn.
- Những bài thuốc dân gian chỉ mang tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout và giảm triệu chứng, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế ở trường hợp nặng, người bệnh nên sử dụng thuốc tây và áp dụng một số phương pháp pháp chuyên sâu khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thảo dược trong thời gian điều trị bằng thuốc tây.
- Những bài thuốc dân gian trị bệnh gout ít gây tác dụng phụ và có độ an toàn cao. Tuy nhiên các bài thuốc mang đến tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
- Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau một tuần sử dụng thảo dược, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra cách điều trị thích hợp hơn.
- Hãy ngừng sử dụng bài thuốc khi có tác dụng phụ xuất hiện.
- Nên kết hợp các bài thuốc với chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để tăng hiệu quả chữa bệnh, giảm nồng độ acid uric và phòng ngừa biến chứng của bệnh gout.
LƯU Ý: 9 bài thuốc dân gian trị gout từ lá lốt, lá trầu không,… đều ít nhiều mang lại hiệu quả điều trị gout. Nhưng đây là các vị thảo dược quen thuộc chỉ giúp cắt được triệu chứng chứ không trị dứt điểm được bệnh do dược tính thấp. Bên cạnh đó, việc áp dụng theo cảm tính, công thức truyền miệng, sai cách có thể gây ngộ độc hoặc khiến bệnh gout nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên thăm khám và điều trị gout bằng bài thuốc thảo dược kết hợp nhiều vị thuốc đã được nghiên cứu và kiểm định kỹ lưỡng. Có như vậy, bệnh gout mới được điều trị dứt điểm, chống tái phát, tránh biến chứng..
Trên đây là 9 bài thuốc dân gian trị bệnh gout hiệu quả, cách thực hiện và những điều cần lưu ý. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Đồng thời thực hiện đúng cách và kiên trì để tăng hiệu quả chữa trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!