Cách Chăm Sóc Trẻ Còi Xương, Suy Dinh Dưỡng Hiệu Quả

Theo dõi IHR trên goole news

Những cách chăm sóc trẻ còi xương, suy dinh dưỡng có thể giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe, tăng cân và phát triển toàn diện. Ngoài ra việc chăm sóc đúng cách còn giúp cải thiện sức đề kháng, giảm tỉ lệ bệnh tật và phát sinh các biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Cách chăm sóc trẻ còi xương, suy dinh dưỡng
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ còi xương, suy dinh dưỡng và những điều cần lưu ý

Còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ là gì?

Còi xương và suy dinh dưỡng là những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cả hai bệnh lý này đều liên quan đến chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, các rối loạn hay bệnh lý gây ra tình trạng kém hấp thu dưỡng chất ở ruột non.

Còi xương ở trẻ em là tình trạng yếu và mềm xương, khung xương kém hoặc không thể phát triển do cơ thể không nhận đủ vitamin D và hai khoáng chất xây dựng xương gồm canxi và phốt pho. Bệnh làm tăng nguy cơ gãy xương ở trẻ, gây đau xương, biến dạng xương (phổ biến nhất là chân vòng kiềng), xương ức nhô ra, hẹp xương chậu, cổ chân, cổ tay và đầu gối dày lên.

Ngoài ra bệnh còi xương còn làm chậm phát triển vận động, ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến trẻ khó ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm. Nếu không được điều trị, còi xương có thể gây biến dạng xương vĩnh viễn, co thắt các chi, loãng xương, hạn chế chức năng hô hấp, khó sinh nở.

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, calo, chất béo, carbohydrate, protein… khiến cơ thể không thể phát triển bình thường. Điều này bao gồm cả thực đơn ăn uống không đủ dinh dưỡng và thực đơn ăn uống quá nhiều chất dinh dưỡng làm phát sinh một số vấn đề về sức khỏe.

Không giống như còi xương, suy dinh dưỡng có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể (tùy thuộc vào chất dinh dưỡng bị thiếu và hàm lượng). Vì thế bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, tiểu đường tuýp 2, béo phì… và tăng nguy cơ tử vong.

Bệnh còi xương và bệnh su dinh dưỡng ở trẻ em
Bệnh còi xương và bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ còi xương, suy dinh dưỡng

Kiên trì áp dụng những cách chăm sóc trẻ còi xương, suy dinh dưỡng là điều quan trọng. Bởi cả hai bệnh lý này đều có tiến triển xấu theo thời gian và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Để chăm sóc trẻ còi xương và suy dinh dưỡng đúng cách, ba mẹ cần:

1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp

Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp là cách chăm sóc trẻ còi xương và suy dinh dưỡng hiệu quả. Đối với trẻ sơ dinh, bạn cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, mẹ cần cho trẻ ăn dặm kết hợp bú sữa đến 2 tuổi.

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ phải cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng. Điều này giúp nâng cao chất lượng sữa, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị còi xương, suy dinh dưỡng cho trẻ. Không nên cho trẻ cai sữa mẹ sớm.

Đối với những trẻ lớn hơn, ba mẹ cần chú ý thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng.

Chế độ ăn uống cho trẻ bị còi xương

Ở trẻ bị còi xương, những thành phần dinh dưỡng dưới đây cần được tăng cường bổ sung:

  • Vitamin D

Có hai cách bổ sung vitamin D gồm tắm nắng và chế độ ăn uống. Về chế độ ăn uống, bạn nên luân phiên thêm những loại thực phẩm giàu vitamin D vào các món ăn của trẻ như tôm, lòng đỏ trứng, nấm, sữa, chữa chua, cá hồi, dầu gan cá tuyết, cá trích…

Việc bổ sung đủ hàm lượng vitamin D cần thiết có thể giúp trẻ tăng hấp thụ phốt pho và canxi. Từ đó chống còi xương hiệu quả, phát triển và củng cố xương khớp chắc khỏe.

  • Canxi

Những loại thực phẩm giàu canxi gồm sữa, sữa chua, phô mai, cam, cá hồi, các loại rau xanh, các loại hạt, hạnh nhân, đậu nành, hải sản… Thành phần dinh dưỡng này có tác dụng cân bằng hàm lượng calci trong máu, phát triển và duy trì khung xương chắc khỏe. Từ đó khắc phục bệnh còi xương và các triệu chứng.

  • Phốt pho

Thiếu phốt pho là nguyên nhân phổ biến gây còi xương. Bởi ngoài canxi, khoáng chất này cũng có chức năng xây dựng khung xương và duy trì độ chắc khỏe. Do đó ba mẹ cần lưu ý bổ sung phốt pho từ thực phẩm cho trẻ để sớm khắc phục bệnh còi xương. Đồng thời giúp trẻ phát triển bình thường.

Những loại thực phẩm giàu phốt pho gồm thịt heo, thịt gà, ngũ cốc nguyên cám, chế phẩm từ sữa, các loại quả hạch, các loại đậu, nội tạng…

  • Một số thành phần dinh dưỡng khác

Ngoài những thành phần dinh dưỡng nêu trên, protein (đạm), chất béo, tinh bột, chất sắt, kẽm, vitamin K2, chất xơ cùng vitamin và các khoáng chất khác cũng cần được thêm vào chế độ ăn uống của trẻ bị còi xương. Bởi những thành phần  này có thể góp phần tăng hấp thụ dinh dưỡng, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện, bảo vệ sức khỏe và khắc phục bệnh còi xương hiệu quả.

Tham khảo thêm: Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Còi Xương – Chế Độ Ăn Chuẩn

Chế độ ăn uống cho trẻ bị còi xương
Chế độ ăn uống cho trẻ còi xương cần đảm bảo bổ sung đủ vitamin D, phốt pho và canxi cho cơ thể

Chế độ ăn uống cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Ở những trẻ bị suy dinh dưỡng, ba mẹ cần thêm vào chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng (duy trì hàm lượng thích hợp). Đặc biệt cần cân đối giữa những nhóm chất dưới đây:

  • Protein

Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, hàm lượng protein được tiêu thụ cần cao hơn so với nhu cầu bình thường. Bởi thành phần dinh dưỡng này sẽ giúp trẻ sớm phục hồi sức khỏe, cung cấp năng lượng cho các hoạt động, chống mệt mỏi.

Ngoài ra protein còn có tác dụng xây dựng khối cơ và giúp trẻ tăng cân hiệu quả. Những loại thực phẩm giàu protein gồm: Trứng, hạnh nhân, yến mạch, ức gà, sữa, sữa chua, phô mai, bông cải xanh, các loại cá, tôm, đậu phộng… Bên cạnh protein, calo cũng cần được dung nạp.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn chứa calo và protein:

    • Calo: Tăng dần lượng calo từ 90 – 150 Kcalo/ kg trọng lượng/ ngày.
    • Protein: Tăng dần lượng protein từ 2 gram/ kg trọng lượng/ ngày đến 5 – 7 gram/ kg trọng lượng/ ngày.
  • Chất béo

Việc bổ sung chất béo với hàm lượng thích hợp có thể cung cấp năng lượng gấp đôi chất đạm và chất bột. Ngoài ra chất béo giúp hòa tan và tăng hấp thụ các loại vitamin (vitamin A, vitamin E, vitamin D, vitamin K).

Khi hàm lượng vitamin D được đảm bảo, canxi và phốt pho sẽ được hấp thụ dễ dàng hơn, giúp bảo vệ và phát triển hệ xương chắc khỏe. Vitamin A, vitamin E, vitamin K giúp vận chuyển canxi, hỗ trợ trẻ phát triển thị lực và nhiều cơ quan khác.

Chính vì thế dầu mỡ nên được thêm vào bữa ăn hàng ngày của những trẻ bị suy dinh dưỡng và còi xương. Nhu cầu về chất béo như sau:

    • Nam giới: 60 – 78 gram/ ngày.
    • Nữ giới: 55 – 66 gram/ ngày.
    • Tỉ lệ cân đối giữa chất béo động vật và thực vật: 70% và 30%
    • Năng lượng do chất béo cung cấp trong khẩu phần: Dao động khoảng 20 – 30%

Lưu ý: Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại, nhu cầu về chất béo của mỗi người có thể thay đổi. Vì thế những trẻ bị suy dinh dưỡng nên được bổ sung chất béo theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa.

  • Vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng là những loại vitamin (vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K…) và khoáng chất (canxi, phốt pho, kẽm, đồng, i ốt, sắt, magie, mangan…) thiết yếu đối với cơ thể.

Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu hụt vi chất dinh dưỡng do không chú ý bổ sung, sự phát triển về trí não và thể chất của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bệnh suy dinh dưỡng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngược lại việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng có thể giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện, phòng ngừa và đẩy lùi bệnh còi xương. Do đó ba mẹ cần lưu ý thêm vi chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.

Một số vi chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho trẻ bị suy dinh dưỡng:

    • Chất sắt: Trẻ em nữ cần bổ sung từ 11 – 29mg chất sắt/ ngày và 11 – 17mg chất sắt/ ngày cho trẻ em nam. Chất này giúp tạo hồng cầu, chống thiếu máu ở những trẻ bị suy dinh dưỡng.
    • Vitamin A: Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng bình thường của trẻ nhỏ, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tử vong, tốt cho mắt và nâng cao hệ miễn dịch. Trẻ em nam cần bổ sung 800µg vitamin A/ ngày và 650µg vitamin A/ ngày đối với trẻ em nữ.
    • Canxi: Cần bổ sung 1000mg canxi/ ngày để đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng bình thường của khung xương, đồng thời giúp răng vững chắc.
    • Vitamin D: Loại vitamin này giúp tăng đề kháng và tăng hấp thụ các khoáng chất (canxi, phốt pho…). Từ đó giúp hệ xương chắc khỏe. Cần bổ sung 400 IU/ngày cho trẻ sơ sinh đến 1 tuổi, 600 – 1.000 IU/ngày cho trẻ từ 1 – 18 tuổi.
    • Kẽm: Kẽm giúp tăng trưởng chiều cao và cân nặng cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Đồng thời chống rối loạn vị giác và kích thích ăn uống. Trẻ em nam cần bổ sung 9 – 10mg kẽm/ ngày và 7 – 8mg kẽm/ ngày đối với nữ giới.
    • Vitamin C: Vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng, chống viêm, chống nhiễm trùng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra loại vitamin này còn có tác dụng tăng hấp thu và sử dụng canxi, chất sắt và axit folic, chống dị ứng, bảo vệ thành mạch và kích thích tạo dịch mật.
Vi chất dinh dưỡng
Vi chất dinh dưỡng là các vitamin và khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể, giúp đẩy lùi suy dinh dưỡng hiệu quả

2. Tắm nắng sáng mỗi ngày

Để tăng hấp thu vitamin D giúp phòng ngừa và điều trị bệnh còi xương, ba mẹ cần cho trẻ tắm nắng mỗi ngày từ 10 – 30 phút. Bởi những tia tử ngoại trong ánh nắng có thể hoạt hóa 7-dehydro-cholesterol trở thành vitamin D. Tuy nhiên cần chú ý tắm nắng cho trẻ trước 9h sáng để tránh làm ảnh hưởng đến làn da và đảm bảo an toàn cho trẻ.

3. Thiết lập thói quen sinh hoạt hợp lý

Thiết lập thói quen sinh hoạt hợp lý cũng là một trong những cách chăm sóc trẻ còi xương và suy dinh dưỡng hiệu quả. Đối với những trẻ lớn, bạn nên khuyến khích trẻ tập thể dục và vận động ngoài trời. Điều này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng và sức khỏe tổng thể mà còn cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng trong cơ thể. Từ đó góp phần đẩy lùi bệnh suy dinh dưỡng và còi xương.

Bên cạnh thói quen vận động, mẹ cần tập cho trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc. Điều này có thể mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển về trí tuệ và thể chất cho trẻ, đảm bảo quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và phát triển toàn diện trong khi ngủ.

4. Vệ sinh ăn uống

Trong thời gian chăm sóc trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng, phụ huynh cần cho trẻ ăn chín, uống sôi. Món ăn sau khi chế biến xong cần ăn ngay khi còn ấm nóng. Nếu không thể ăn ngay, cần đậy nắp và hâm nóng lại trước khi ăn.

Những loại thực phẩm được dùng để chế biến biến phải là thực phẩm sạch và lành mạnh, không bị nhiễm bẩn và không dính thuốc trừ sâu. Bởi việc ăn thực phẩm bẩn và kém lành mạnh có thể gây ra những vấn đề ở đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Từ đó làm giảm hiệu quả trong điều trị còi xương và suy dinh dưỡng.

5. Vệ sinh cá nhân

Dùng nước sạch để vệ sinh và tắm rửa cho trẻ mỗi ngày. Ngoài ra nên thường xuyên thay quần áo cho trẻ và giữ đầu tóc gọn gàng. Nên giữ ấm cho trẻ vào mùa đông và sau khi tắm xong. Điều này giúp hạn chế tình trạng nhiễm lạnh và những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

Bên cạnh đó nên tập cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi đại tiện; giữ gìn răng miệng; không mút tay, không đưa đồ chơi bẩn lên miệng… Những thói quen này có thể giúp hạn chế các bệnh giun sán – một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng.

Dùng nước sạch để vệ sinh và tắm rửa cho trẻ mỗi ngày
Dùng nước sạch vệ sinh và tắm cho trẻ mỗi ngày để hạn chế phát sinh những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe

6. Vệ sinh môi trường

Phòng óc – nơi trẻ sinh hoạt và nghỉ ngơi cần có đầy đủ ánh sáng, thoáng mát và sạch sẽ. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tăng hấp thu vitamin D từ ánh nắng. Đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ bị suy dinh dưỡng do cơ thể suy yếu.

Bên cạnh đó chăn, gối, nệm cùng những vật dụng trong phòng cần được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo. Điều này giúp hạn chế các bệnh lây nhiễm cho trẻ bị suy dinh dưỡng trong thời gian cải thiện sức khỏe tổng thể.

7. Chăm sóc tâm lý

Ba mẹ nên thường xuyên khuyến khích trẻ vui chơi, vận động ngoài trời. Đồng thời khích lệ và nô đùa với trẻ. Điều này giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao tinh thần, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tuyệt đối không tạo áp lực khiến trẻ căng thẳng. Bởi các nghiên cứu cho thấy stress, căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày, giảm hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng ở ruột.

8. Chăm sóc khi trẻ bị bệnh

Nếu xuất hiện những bệnh lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở ruột (điển hình như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm đường hô hấp…), mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ kết hợp dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Một số loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc kháng virus… có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng. Do đó, ba mẹ cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi dùng thuốc. Khi đó bác sĩ có thể hướng dẫn điều trị với một loại thuốc thích hợp hơn, tránh làm giảm hiệu quả của những cách chăm sóc trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng.

Phòng ngừa còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhờ các dòng thực phẩm bổ sung chuyên gia khuyên dùng 

Các dòng thực phẩm bổ sung được các chuyên gia dinh dưỡng hiện nay khuyên dùng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Trong đó, các mẹ có thể tham khảo và lựa chọn những sản phẩm được khuyên dùng hàng đầu hiện nay như sau: 

Lineabon K2 + D3 hỗ trợ chống còi xương, tăng chiều cao ở trẻ nhỏ 

Lineabon K2 + D3 được biết đến là sản phẩm đầu tiên chứa cả 2 dưỡng chất là vitamin D3 và MK7 (vitamin K2 tự nhiên). Nhờ đó, trẻ có thể hấp thu tối đa canxi vào xương, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả các vấn đề về còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm phát triển ở trẻ nhỏ. 

Công dụng: 

  • Hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể, giúp canxi hấp thụ vào xương, không gây táo bón, xơ vữa.
  • Ngừa tình trạng còi xương, chậm lớn, chậm phát triển ở trẻ nhỏ.
  • Cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm của trẻ, giúp trẻ ngủ ngon mà không quấy khóc.
  • Ngừa tình trạng rụng tóc vùng vành khăn ở trẻ sơ sinh.
  • Hỗ trợ giúp trẻ đạt chiều cao tối ưu khi trưởng thành.

Cách dùng: 

  • 0-6 tháng: 3 giọt/ngày
  • 6-12 tháng: 6 giọt/ngày
  • 1-3 tuổi: 6-8 giọt
  • 3-12 tuổi: 8-12 giọt
  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 12 giọt/ngày
  • Lắc kỹ trước khi sử dụng và uống trực tiếp

Giá bán: Lineabon K2 + D3 hiện nay có giá bán 295.000đ/lọ/10ml và đang được cung cấp tại siêu thị DrVitamin. Các mẹ có thể tham khảo và đặt mua hàng chính hãng ngay tại đây. 

Ostelin Kids Calcium & Vitamin D3 khủng long cho bé 

Ostelin Kids Calcium & Vitamin D3 là sản phẩm của Ostelin – Thương hiệu uy tín và nổi tiếng hàng đầu tại Úc. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất trên công nghệ hiện đại nhất hiện nay giúp mang đến chất lượng và hiệu quả sử dụng tối ưu. Đồng thời đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe của bé trong quá trình sử dụng. 

Công dụng: 

  • Cung cấp đầy đủ lượng canxi, vitamin D cần thiết cho việc cấu tạo xương và răng.
  • Giúp trẻ có thể hấp thụ tối đa canxi, từ đó giúp xương vững chắc, giảm nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển và giúp tăng chiều cao đáng kể.
  • Sản phẩm làm tăng liên kết canxi trong cấu trúc xương, giúp xương chắc khỏe.
  • Tăng cường sự phát triển của hệ xương và răng, giúp răng luôn chắc khỏe.
  • Sản phẩm này có hương vị thơm ngon, khá dễ sử dụng và giúp tăng miễn dịch.

Cách dùng: 

  • Trẻ  2 – 3 tuổi: Nhai 1 viên canxi/ngày.
  • Trẻ 4 – 8 tuổi: Dùng 2 viên canxi khủng long mỗi ngày và chia làm 2 lần.
  • Trẻ 9 – 12 tuổi: Dùng 3 viên canxi khủng long hàng ngày, chia làm 3 lần.
  • Sử dụng sau các bữa ăn hoặc có thể để trẻ ngậm viên canxi hoặc nhai sau đó nuốt trực tiếp đều được. 

Giá bán: Giá bán ưu đãi 349.000đ/hộp/90 viên

Cốm dinh dưỡng KID CARE dành cho trẻ biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng

Cốm dinh dưỡng KID CARE là sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa dành cho trẻ biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng, kém hấp thu hoặc trẻ đang trong giai đoạn phát triển cần bổ sung dưỡng chất. Đây là dòng thực phẩm chăm sóc sức khỏe được sản xuất tại Việt Nam, trên dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn vàng với hơn 10 loại thảo dược quý hiếm được chọn lọc kỹ lưỡng. Đặc biệt được kiểm chứng an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ.

Công dụng: 

  • Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, kích thích quá trình trao đổi vitamin và khoáng chất trong cơ thể trẻ, cải thiện sức khỏe đường ruột.
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. 
  • Hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống hoặc táo bón ở trẻ.
  • Kích thích gai vị giác, gia tăng cảm giác thèm ăn tự nhiên, giúp trẻ cảm thấy thèm ăn, ăn uống ngon miệng hơn.
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe mang đến cho bé nguồn năng lượng dồi dào, phát triển chiều cao, trí não, ăn ngon, ngủ ngon.
  • Xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ, tạo tiền đề hình thành hệ miễn dịch tốt, sức đề kháng khỏe, giúp phòng tránh bệnh tật và sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài môi trường.

Cách dùng: 

  • Mỗi ngày dùng 2 gói và chia thành 2 lần dùng. 
  • Pha với nước ấm và cho trẻ uống sau ăn. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể pha lẫn cốm với thức ăn hoặc pha cùng sữa, nước hoa quả, sữa chua để trẻ dễ uống hơn. 

Giá bán: Cốm dinh dưỡng Kidcare hiện nay có giá bán 229.000đ/hộp

Lưu ý khi chăm sóc trẻ còi xương, suy dinh dưỡng

Để đạt hiệu quả tối ưu khi áp dụng các cách chăm sóc trẻ còi xương và suy dinh dưỡng, ba mẹ nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Dùng thuốc điều trị còi xương hay suy dinh dưỡng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm.
  • Đảm bảo chất lượng sữa trong thời gian nuôi co bú. Điều này giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ, sớm khắc phục bệnh còi xương và suy dinh dưỡng.
  • Nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (từ 4 – 6 bữa ăn kết hợp bú mẹ nếu trẻ quá nhỏ). Mỗi bữa chỉ nên dùng một lượng nhỏ thức ăn nhưng vẫn đảm bảo trẻ không bị đói và không quá no. Việc chia nhỏ khẩu phần ăn có thể giúp những thành phần dinh dưỡng được hấp thụ nhanh và dễ dàng hơn, sớm khắc phục bệnh.
  • Trong chế độ ăn uống của trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng, ngoài gạo để nấu cơm, cháo hoặc bột, trẻ cần được ăn thêm thịt/ cá, các loại rau xanh, củ, hạt, đậu, trứng, mỡ hoặc dầu…Ngoài ra ở những bữa phụ, nên cho trẻ uống sữa hoặc ăn hoa quả chín. Khi đó trẻ sẽ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, góp phần chống bệnh còi xương và suy dinh dưỡng hiệu quả.
  • Không nên quên thêm một ít dầu mỡ vào các món ăn để tăng hấp thụ những thành phần dinh dưỡng tan trong dầu.
  • Nên dùng đa dạng các loại thực phẩm và chế biến bữa ăn với nhiều cách khác nhau (ưu tiên món ăn nhiều nước, luộc, hấp). Tuy nhiên khẩu vị phải phù hợp với trẻ. Ngoài ra nên thường xuyên thay đổi món ăn để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Theo dõi sự phát triển của trẻ và những dấu hiệu bất thường. Ngoài ra cần đưa trẻ khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ có thể kiểm tra, đánh giá hiệu quả từ những cách chăm sóc trẻ còi xương, suy dinh dưỡng. Từ đó có những thay đổi thích hợp hơn.
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để đánh giá hiệu quả từ cách chăm sóc trẻ còi xương, suy dinh dưỡng

Cách theo dõi sự phát triển của trẻ

Trong thời gian áp dụng các cách chăm sóc trẻ còi xương và suy dinh dưỡng, ba mẹ cần theo dõi sự phát triển của trẻ để có những đánh giá và xử lý phù hợp nhất.

Đối với trẻ sơ sinh khỏe mạnh và đủ tháng, cân nặng trung bình lúc mới sinh của trẻ khoảng 3kg. Những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc thiếu tháng sẽ có cân nặng dưới 2.5kg. Ở trẻ sơ sinh, chiều cao trung bình khoảng 50cm.

Cân nặng

Nếu trẻ phát triển bình thường, cân nặng của trẻ sẽ thay đổi như sau:

  • Trong 3 tháng đầu: Tăng từ 1 – 2 kg mỗi tháng.
  • Trong 3 tháng tiếp theo: Tăng từ 0.5 – 0.6 kg mỗi tháng.
  • Trong 6 tháng tiếp theo: Tăng từ 0.3 – 0.4 kg mỗi tháng.
  • 1 tuổi: Cân nặng tăng gấp 3 lần lúc mới sinh (trung bình khoảng 9 – 10kg)
  • Từ 2 – 3 tuổi: Trung bình cân nặng tăng từ 2 – 3 kg/ năm.

Công thức tính cân nặng trung bình: X = 9kg 2kg x (N – 1), trong đó:

  • X: Số cân nặng hiện tại của trẻ (kg)
  • N: Số tuổi (tính theo năm)

Chiều cao

Nếu trẻ phát triển bình thường, chiều cao của trẻ sẽ thay đổi như sau:

  • Trong 3 tháng đầu: Tăng 3cm mỗi tháng.
  • Trong 3 tháng tiếp theo: Tăng từ 2 – 2,5cm mỗi tháng.
  • Từ tháng 7 – 9: Tăng 2cm mỗi tháng.
  • Từ tháng 10 – 12: Tăng từ 1 – 1.5cm mỗi tháng.
  • 1 tuổi: Chiều cao tăng gấp 1.5 lần lúc mới sinh (trung bình khoảng 75cm).
  • Từ 2 tuổi đến lúc dậy thì: Tăng 5 – 7cm mỗi năm.

Công thức tính chiều cao trung bình: X = 75cm 5cm x (N – 1), trong đó:

  • X: Chiều cao hiệu tại của trẻ (cm)
  • N: Số tuổi (tính theo năm)
Hướng dẫn cách theo dõi sự phát triển của trẻ
Hướng dẫn cách theo dõi sự phát triển của trẻ còi xương và suy dinh dưỡng

Những cách chăm sóc trẻ còi xương và suy dinh dưỡng có thể cải thiện tình trạng thiếu chất trong cơ thể, giúp trẻ hồi phục sức khỏe. Đồng thời phát triển toàn diện và duy trì khung xương chắc khỏe. Ngoài ra việc chăm sóc tốt cho trẻ còn giúp cải thiện tinh thần và trí tuệ, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng. Do đó ba mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách để sớm khắc phục bệnh lý.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bó Bột Chân Có Đi Được Không
Bó bột chân có thể gây ảnh hưởng đến việc di chuyển cũng như đi lại của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần duy trì sự tập luyện phù hợp để tránh teo cơ, cứng khớp cũng như loãng ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Có Nên Đi Bộ
Đi bộ và chạy bộ là những bộ môn tốt cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Tuy nhiên người bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ, chạy bộ không? Một số thông tin dưới ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Chữa Được Không
Thoái hóa cột sống là một căn bệnh mãn tính và nhiều người đặt ra câu hỏi "thoái hóa cột sống có chữa được không". Vấn đề sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này. Chúng tôi sẽ ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Tập Aerobic
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không? Các bài tập aerobic có tác dụng gì, có hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm không? Bài viết bên dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Nếu thắc mắc thoái hóa cột sống có quan hệ được không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết bên dưới. Việc sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi phù hợp là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua