Các Yếu Tổ Ảnh Hưởng Chiều Cao Hàng Đầu Nên Biết
Các yếu tổ ảnh hưởng chiều cao phổ biến bao gồm yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, điều kiện kinh tế xã hội và nhiều yếu tố khác. Dưới đây là những yếu tố chính có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng chiều cao, bạn có thể tham khảo để đạt được chiều cao tốt nhất.
Tìm hiểu các yếu tổ ảnh hưởng chiều cao hàng đầu
Hầu hết chiều cao của một người được quy định chủ yếu bởi lượng hormone tăng trưởng mà có thể sản xuất. Tuy nhiên, việc sản xuất hormone tăng trưởng phụ thuộc vào một số yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể, chẳng hạn như:
1. Yếu tố di truyền
Di truyền từ cha mẹ là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao phổ biến nhất. Con cái sẽ thừa hưởng một số phẩm chất và gen từ bố mẹ, bao gồm khả năng tăng trưởng chiều cao khi trưởng thành. Theo các nghiên cứu có khoảng 23% chiều cao của trẻ liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên trong đó, chế độ dinh dưỡng cũng như kế hoạch vận động trong suốt quá trình trưởng thành cũng đóng một vai trò quan trọng trong chiều cao tổng thể.
Ngoài ra, một số trẻ có thể mắc chứng lùn bẩm sinh. Nếu trẻ mắc hội chứng này thì trẻ sẽ lùn đi, mặc dù được nuôi dưỡng đúng cách.
2. Thời kỳ mang thai
Chế độ dinh dưỡng cũng như kế hoạch nghỉ ngơi và vận động của thai phụ trong suốt quá trình mang thai cũng có thể gây ảnh hưởng đến chiều cao khi trưởng thành. Do đó, để trẻ có chiều cao tốt nhất, phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA).
Ngoài ra, sinh con thiếu tháng hoặc không đạt cân nặng tiêu chuẩn cũng có thể khiến trẻ thấp bé, còi xương chậm lớn. Vì vậy thai phụ nên có kế hoạch khám thai định kỳ cũng như có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động phù hợp.
3. Chế độ dinh dưỡng
Cơ thể cần nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau để cung cấp năng lượng và phát triển toàn diện. Chẳng hạn như:
- Carbohydrate và chất béo cung cấp nhu cầu năng lượng cho cơ thể.
- Protein lành mạnh cung cấp các vật liệu cần thiết cho sự tăng trưởng và phục hồi.
- Khoáng chất và vitamin giữ cho cơ thể luôn trong tình trạng tốt.
- Nước rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất cũng như chuyển động của ruột và lưu thông máu.
Các khoáng chất và vitamin cũng cần thiết để phát triển xương chắc khỏe, giữ cho các dây thần kinh hoạt động và điều chỉnh chiều cao khi trưởng thành. Do đó, thói quen ăn uống không tốt là một trong các yếu tổ ảnh hưởng chiều cao của một người. Với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, quá trình trao đổi chất và các hoạt động bên trong cơ thể diễn ra bình thường, giúp cơ thể tạo ra năng lượng cũng như phát triển chiều cao ở mức tối đa.
Dưới đây là một số thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp tăng trưởng chiều cao tốt nhất:
- Ăn nhiều ngũ cốc để tăng cường năng lượng và giúp cơ thể phát triển tốt nhất.
- Rau và trái cây là những thực phẩm có thể điều chỉnh chiều cao. Các loại thực phẩm này có thể ăn sống hoặc nấu chín đều rất tốt. Tuy nhiên khi chế biến cần chú ý đến nhiệt độ cũng như cách nấu để tránh làm mất lượng dinh dưỡng cần thiết.
- Chế độ ăn thức ăn mặn, chất béo và ngọt có thể tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như tránh gây ảnh hưởng đến chiều cao.
- Uống đủ nước để các chức năng trong cơ thể hoạt động bình thường và tốt nhất.
Một chế độ ăn uống cần bằng các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và uống đủ nước có thể giúp phát triển chiều cũng cũng như tăng cường năng lượng trong cơ thể.
4. Nồng độ canxi trong cơ thể
Canxi là khoáng chất thiết yếu trong cơ thể, cấu tạo nên xương và giúp xương luôn chắc khỏe. 99% khoáng chất canxi trong cơ thể được lưu trữ ở răng và xương, do đó nồng độ canxi trong máu cực kỳ quan trọng để giữ xương chắc khỏe và giúp bạn đạt được chiều cao mong muốn.
Canxi được bổ sung chủ yếu từ chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu không nhận đủ lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để đảm bảo các hoạt động từ các cơ quan khác. Trong trường hợp này, mật độ xương sẽ giảm dần, có thể dẫn đến loãng xương và gãy xương. Điều này cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của bạn. Do đó thực hiện chế độ ăn uống nhiều canxi là điều cực kỳ quan trọng để tránh gây ảnh hưởng đến chiều cao.
5. Hoạt động thể chất
Vận động và tập thể dục thường xuyên có thể giúp cho cơ bắp khỏe mạnh, cải thiện tính linh hoạt của hệ xương khớp và giúp cho tim, phổi cũng như các hoạt động khác trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Tập thể dục cũng là một cách tăng cường khả năng trao đổi chất trong cơ thể, tăng động tác cực đến quá trình tăng trưởng và giúp bạn đạt được chiều cao tối đa. Do đó, việc thiếu hoạt động thể chất có thể gây ảnh hưởng đến chiều cao tổng thể khi trưởng thành.
Ngoài ra, không có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý sau khi vận động cũng là một trong các yếu tổ ảnh hưởng chiều cao phổ biến nhất. Sau khi tập luyện, các nhóm cơ thường mệt mỏi do hoạt động quá sức và cần được nghỉ ngơi, phục hồi để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
6. Môi trường sống
Những điều kiện bên ngoài, môi trường sống và các yếu tố gia đình cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như chiều cao khi trưởng thành. Những đứa trẻ được yêu thương và có sự bảo vệ phù hợp thường có nhu cầu về thể chất, tình cảm tốt hơn. Điều này làm tăng sự tự tin của bản thân, giúp trẻ hòa nhập vào công động và có sự phát triển tốt nhất.
Ngược lại, những trải nghiệm tiêu cực trong gia đình bao gồm bạo lực, ô nhiễm môi trường, có thể khiến trẻ thấp bé, còi xương và kém phát triển hơn. Ngoài ra, thiếu tự tin do nền tảng gia đình không tốt cũng làm tăng nguy cơ gù lưng, cong vẹo cột sống và khiến trẻ không đạt chiều cao trung bình của người Việt khi trưởng thành.
7. Dậy thì sớm
Dậy thì sớm là tình trạng dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Quá trình này có thể tiết ra các hormone kích thích sự phát triển của hệ thống xương khớp lên nhanh chóng. Tuy nhiên các đĩa tăng trưởng cũng nhanh chóng đóng lại, khiến trẻ không thể cao thêm và thấp bé hơn khi đạt đến tuổi trưởng thành.
Do đó, dậy thì sớm cũng được xếp vào một trong các yếu tổ ảnh hưởng chiều cao của trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên.
8. Béo phì
Béo phì hoặc có cân nặng lớn hơn so với độ tuổi có thể gây áp lực lên cột sống và khiến trẻ có xu hướng thấp hơn bạn bè cùng trang lứa.
Cột sống bao gồm 33 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống xương cùng và 4 đốt sống xương cụt. Ở mỗi đốt sống sẽ có một đĩa đệm chịu trách nhiệm giảm xóc và tránh gây tổn thương cột sống. Tuy nhiên, béo phì có thể gây ảnh hưởng đến các đĩa đệm, dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi cũng như tăng nguy cơ thoái hóa cột sống và gây ảnh hưởng đến chiều cao.
Ngoài ra, ở trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên, tâm lý ngại xấu, muốn giảm cân nhanh chóng có thể dẫn đến các biện pháp giảm cân cực đoan, chẳng hạn như nhịn ăn. Điều này sẽ gây ra mất cân bằng các chất dinh dưỡng trong cơ thể và khiến trẻ thấp bé hơn khi trưởng thành.
9. Tư thế xấu
Một trong các yếu tổ ảnh hưởng chiều cao phổ biến nhất ở thanh niên và người trưởng thành là tư thế xấu. Các tư thế như cúi đầu, rụt vai, hay khom lưng có thể gây tổn thương cột sống, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cũng như vẹo cột sống và dẫn đến chiều cao thấp dần theo thời gian.
Ngoài ra, cơ bụng yếu, béo bụng hoặc tập luyện sai cách cũng có thể gây ảnh hưởng đến cột sống và khiến bạn thấp hơn bình thường.
Để cải thiện tư thế và chiều cao, bạn có thể thay đổi tư thế, giữa cột sống thẳng và tăng cường sức khỏe cơ bụng cũng như lưng. Ngoài ra, duy trì lối sống năng động cũng như tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp cải thiện tư thế và chiều cao.
Biện pháp cải thiện chiều cao tốt nhất
Để có chiều cao tốt nhất khi trưởng thành, bạn cần tránh các yếu tổ ảnh hưởng chiều cao và có kế hoạch tăng chiều cao hiệu quả, chẳng hạn như:
1. Chế độ ăn uống cân bằng
Chế độ dinh dưỡng đóng một phần cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao. Do đó, điều quan trọng là nhận đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, chẳng hạn như:
- Trái cây tươi
- Rau sạch
- Các loại ngũ cốc
- Protein
- Các sản phẩm bơ, sữa, giàu canxi và vitamin D
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh các loại thực phẩm có chứa:
- Đường
- Chất béo chuyển hóa
- Chất béo bão hòa
Vitamin D cũng cần thiết để tăng cường sức khỏe xương khớp và chiều cao. Các nguồn vitamin D phổ biến bao gồm cá ngừ, sữa tăng cường, lòng đỏ trứng. Nếu không nhận đủ lượng vitamin D cần thiết trong chế độ ăn uống, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng các sản phẩm bổ sung.
Nếu có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp, tuyến yên hoặc tuyến thượng thận, bạn nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
2. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc trong giai đoạn thanh thiếu niên có thể giúp cơ thể giải phóng HGH. Việc sản xuất đủ hormone HGH sẽ giúp cơ thể tăng trưởng chiều cao tối đa cũng như đảm bảo quá trình phát triển bình thường.
3. Duy trì hoạt động thể chất
Tập thể dục thường xuyên cực kỳ tốt cho sức khỏe, có thể tăng cường cơ bắp và xương, duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý và thúc đẩy quá trình sản xuất HGH.
Trẻ em nên tập thể dục ít nhất một giờ mỗi ngày để đặt được chiều cao tốt nhất ở tuổi vị thành niên. Các bài tập được đề nghị bao gồm:
- Các bài tập tăng cường sức mạnh, chẳng hạn như chống đẩy
- Các bài tập tăng cường tính linh hoạt, chẳng hạn như yoga hoặc các bài tập thể dục aerobic kết hợp
- Các bài tập tăng cường sức bền như nhảy dây, bơi lội hoặc đi xe đạp
Ở người trưởng thành, tập thể dục thường xuyên cũng có thể mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như tăng cường sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ loãng xương và ngăn ngừa nguy cơ mất chiều cao. Bạn có thể thường xuyên đi bộ, chơi tennis, tập yoga hoặc bơi lội vài lần mỗi tuần để đảm bảo sự phát triển của hệ thống xương khớp.
4. Đảm bảo tư thế tốt
Tư thế xấu là một trong các yếu tổ ảnh hưởng chiều cao thực tế. Và theo thời gian, các tư thế xấu có thể khiến bạn thấp đi, tăng nguy cơ tổn thương cột sống và nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác.
Cột sống cần phải cong tự nhiên ở ba vị trí. Nếu thường xuyên chùng lưng hoặc cong lưng, điều này có thể gây thay đổi tư thế cột sống, dẫn đến đau vai gáy, đau cổ, đau lưng cũng như ảnh hưởng đến chiều cao tổng thể.
Chú ý đến tư thế khi ngồi, đứng và kể cả khi ngủ để đảm tránh gây ảnh hưởng đến chiều cao. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng các thiết kế công thái học, chẳng hạn như bàn làm việc đứng, gối mút hỗ trợ lưng để đảm bảo tư thế luôn đúng.
5. Tập yoga để tăng cường chiều cao
Các bài tập yoga tăng chiều cao có thể tăng cường cơ bắp, điều chỉnh cơ thể và giữ các tư thế tốt nhất, điều này sẽ giúp bạn đạt được chiều cao tối đa.
Hầu hết các bài tập yoga thường đơn giản và có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên để tránh các tư thế sai gây tổn thương cột sống, bạn có thể đến các lớp yoga chuyên nghiệp để được hướng dẫn phù hợp.
Do đó, để đạt được chiều cao tốt nhất khi trưởng thành, bạn cần tránh các yếu tố gây ảnh hưởng đến chiều cao và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như thường xuyên tập thể dục. Hầu hết các trường hợp, chiều cao đạt đỉnh trong độ tuổi dậy thì, tuy nhiên bạn có thể thực hiện tư thế tốt cũng như duy trì lối sống năng động để tránh gây ảnh hưởng đến chiều cao.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!