Bong Gân Đầu Gối Bao Lâu Khỏi? Cách Trị, Phục Hồi Nhanh
Bong gân đầu gối là tình trạng tổn thương những dải mô xơ cứng, dây chằng ở khớp gối. Điều này thường xảy ra sau té ngã, chấn thương trong thể thao. Tổn thương dây chằng đầu gối khiến người bệnh đau đớn, sưng và bầm tím lan rộng. Đồng thời tăng nguy cơ viêm khớp nếu không được chữa trị.
Bong gân đầu gối là gì?
Bong gân đầu gối là tình trạng dây chằng (các dải mô xơ cứng giữ xương lại với nhau) bị kéo giãn quá mức hoặc rách/ đứt. Điều này làm mất tính ổn định của đầu gối, tổn thương cấu trúc bên trong khớp gối kết nối xương ống chân và xương đùi.
Đầu gối có bốn dây chằng chính. Một trong những dây chằng này có thể bị tổn thương.
Dây chằng chéo trước (ACL)
ACL và dây chằng chéo sau (PCL) là cầu nối bên trong khớp gối, bắt chéo nhau tạo thành hình chữ “X”. Chúng có nhiệm vụ ổn định đầu gối, chống lại lực từ sau ra trước và từ trước ra sau. Dây chằng chéo trước thường bị bong gân khi thực hiện những cử động sau:
- Xoay, xoắn hoặc thay đổi hướng tại khớp
- Dừng đột ngột
- Tăng áp lực quá mức
- Tác động trực tiếp bên ngoài cẳng chân hoặc đầu gối.
Dây chằng chéo sau (PCL)
PCL làm việc với dây chằng chéo trước để ổn định đầu gối. Dây chằng này thường bị bong gân khi có lực tác động trực tiếp vào phía trước của đầu gối. Chẳng hạn như tai nạn thể thao hoặc va chạm ô tô.
Dây chằng đảm bảo trung gian (MCL)
Dây chằng này dọc theo mặt trong của chân hỗ trợ đầu gối. Nó thường bị rách bởi một cú đánh trực tiếp (sang ngang) vào bên ngoài cẳng chân hoặc đầu gối.
Dây chằng bên (LCL)
Dây chằng bên (LCL) hỗ trợ mặt ngoài của đầu gối, ít có khả năng bị bong gân. Bong gân LCL chỉ diễn ra khi có một cú đánh mạnh vào bên trong đầu gối. Tuy nhiên khu vực này thường được chân đối diện che chắn.
Khi bị bong gân, người bệnh có cảm giác đau đớn nghiêm trong kèm theo tình trạng sưng tấy và bầm tím quanh vùng tổn thương.
Phân loại bong gân đầu gối
Tương tự như những dạng bong gân khác, bong gân đầu gối được phân loại dựa trên các mức độ. Cụ thể:
- Cấp độ 1
Đây là mức độ nhẹ nhất, dây chằng căng giãn, có vết xước nhỏ hoặc không. Các triệu chứng gồm sưng, đau và bầm tím không nghiêm trọng. Người bệnh không mất ổn định khớp, thời gian phục hồi nhanh, không cần điều trị.
- Cấp độ 2
Đây là mức độ trung bình của tình trạng bong gân đầu gối. Ở cấp độ này, dải mô xơ cứng (dây chằng) bị rách một phần. Các triệu chứng gồm sưng, đau và bầm tím không quá nghiêm trọng; khớp gối mất tính ổn định nhẹ và không linh hoạt sau chấn thương.
Các triệu chứng ở bong gân đầu gối mức độ 2 khiến người bệnh khó đi lại, khó co duỗi khớp, không đứng vững, khả năng chịu lực của đầu gối suy giảm. Chăm sóc và luyện tập từ từ có thể phục hồi nhanh. Tuy nhiên bong gân có thể tái diễn trong tương lai.
- Cấp độ 3
Cấp độ 3 của bong gân đầu gối là mức độ nặng. Ở cấp độ này, dây chằng tổn thương bị rách hoàn toàn, gãy xương kèm theo ở một số trường hợp. Bệnh nhân đau đớn đột ngột và nghiêm trọng, đầu gối sưng to và nhanh chóng bầm tím với vết bầm lan rộng.
Ngoài ra khớp tổn thương bị mất tính ổn định, không thể co hay duỗi cũng như không thể đứng dậy, đi lại hoặc tăng trọng lượng lên khớp gối. Bong gân cấp độ 3 cần được điều trị y tế ngay lặp tức để tránh phát sinh rủi ro.
Dấu hiệu nhận biết bong gân đầu gối
Tùy thuộc vào dây chằng tổn thương, dấu hiệu và triệu chứng bong gân đầu gối có thể khác nhau ở mỗi người.
Triệu chứng chung
- Đau đớn
- Sưng tấy và bầm tím ở khớp tổn thương
- Đầu gối mất tính ổn định, biến dạng khớp ở trường hợp nặng
- Yếu chi
- Sờ thấy mềm
- Không thể đứng lên hay đi lại
- Cứng khớp gối
- Co thắt cơ thắt
- Phát ra tiếng kêu khi chấn thương.
Đối với bong gân ACL
- Phát ra tiếng “bốp” ngay tại thời điểm bị thương
- Có cảm giác đầu gối không thể nâng đỡ cơ thể.
Đôi với bong gân PCL
- Đau nhức ở mặt sau của đầu gối
- Cơn đau nghiêm trọng hơn nếu người bệnh quỳ trên gối tổn thương.
Đối với bong gân LCL và MCL
- Đầu gối như muốn khuỵu về hướng ngược lại với dải mô xơ cứng tổn thương
- Sờ thấy mềm ở nơi tổn thương.
Các triệu chứng của bong gân đầu gối thường nghiêm trọng hơn trong 24 giờ đầu tiên. Tùy thuộc vào cấp độ bong gân, triệu chứng có thể dần biến mất trong vài ngày.
Nguyên nhân gây bong gân đầu gối
Bất kỳ hoạt động nào khiến đầu gối bị chèn ép và rời khỏi vị trí tự nhiên của nó đều dẫn đến bong gân đầu gối. Cụ thể:
- Chấn thương do những hoạt động thể thao
- Chấn thương do tiếp xúc hoặc mở rộng khớp liên tục trong thời gian dài (như chạy điền kinh)
- Bị ngã tại nhà hoặc tại nơi làm việc
- Tai nạn xe
Đối với bong gân dây chằng chéo trước (ACL)
Thường là kết quả của những tình trạng sau:
- Xoắn đột ngột, nhảy hoặc tiếp xúc trong khi chơi thể thao (chẳng hạn như bóng đá, bóng rổ).
- Duỗi thẳng đầu gối quá mức
- Có vật đập vào cẳng chân hoặc đầu gối.
Đối với bong gân dây chằng chéo sau (PCL)
Thường do những tình trạng sau:
- Tai nạn xe ô tô trong khi đầu gối đặt ở bảng điều khiển
- Tai nạn thể thao
- Khuỵu gối mạnh.
Đối với bong gân dây chằng đảm bảo trung gian (MCL)
Một lực tác động vào bên ngoài cẳng chân hoặc đầu gối có thể dẫn đến bong gân MCL.
Đối với bong gân dây chằng bên (LCL)
Bong gân LCL xảy ra khi có một cú đánh mạnh vào bên trong đầu gối (ít gặp).
Bong gân đầu gối có nguy hiểm không?
Bong gân đầu gối thường nhẹ. Phần lớn bệnh nhân có dây chằng bị kéo giãn và rách một phần. Ở trường hợp này, các triệu chứng không quá nghiêm trọng, tổn thương có thể giảm nhanh bằng các biện pháp chăm sóc và luyện tập.
Tuy nhiên bong gân đầu gối có thể ở mức độ nghiêm trọng hơn (cấp độ 3). Ở trường hợp này, bong gân thường đi kèm theo gãy xương và trật khớp gối. Ngoài ra việc điều trị không đúng cách còn gây ra những vấn đề sau:
- Tăng nguy cơ viêm khớp
- Chấn thương tái diễn nhiều lần
- Dị tật vĩnh viễn
- Mất khả năng vận động
Chính vì thế, những triệu chứng của bong gân đầu gối phải được đánh giá bởi chuyên gia y tế để xác định mức độ nghiêm trọng. Đồng thời đề xuất ra những phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Chẩn đoán bong gân đầu gối
Kết quả chẩn đoán bong gân đầu gối dựa trên những bước kiểm tra sau:
1. Kiểm tra lâm sàng
Trong khi thăm khám, bác sĩ di chuyển đầu gối tổn thương để làm căng các dây chằng riêng lẻ. Điều này giúp kiểm tra, xác định sự bất ổn của các dây chằng và xem liệu khớp có ổn định hay không.
Ngoài ra bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng quanh đầu gối (bầm tím, sưng). Đồng thời yêu cầu bệnh nhân đứng lên và di chuyển xung quanh để đánh giá khả năng vận động.
Khi kiểm tra đầu gối, người bệnh cần mô tả thêm mức độ đau, thời gian đau gối, tiếng kêu phát ra khi bị thương (nếu có), người bệnh đang làm gì khi chấn thương xảy ra.
2. Kiểm tra cận lâm sàng
Người bệnh được chỉ định các xét nghiệm hình ảnh để xác định dây chằng tổn thương và đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng.
- Chụp X-quang: Chụp X-quang được chỉ định để xem liệu các xương quanh đầu gối của bạn có bị phá vỡ khi chấn thương xảy ra hay không.
- Quét xương: Người bệnh có thể được tiêm chất lỏng cản quang trước khi xét nghiệm hình ảnh. Chất này giúp vết thương hiển thị rõ hơn trong ảnh.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ được chỉ định nếu chẩn đoán không rõ ràng hoặc lo ngại về một chấn thương nghiêm trọng. Kỹ thuật này giúp kiểm tra ổ khớp, đánh giá dây chằng và những mô hỗ trợ nó.
- Nội soi khớp: Hiếm khi nội soi khớp được chỉ định trong chẩn đoán bong gân đầu gối. Tuy nhiên kỹ thuật này có thể mang đến lợi ích trong việc xem xét bên trong khớp.
Điều trị bong gân đầu gối
Phương pháp điều trị bong gân đầu gối được thực hiện dựa trên phân loại chấn thương cũng như mức độ tổn thương dây chằng. Những trường hợp nhẹ thường dược hướng dẫn phục hồi bằng các biện pháp chắm sóc. Trường hợp nặng có thể cần vật lý trị liệu hoặc/ và phẫu thuật.
1. Xử ý bong gân và chăm sóc tại nhà
Những biện pháp dưới đây có thể giúp xử lý bong gân đầu gối, giảm nhẹ các triệu chứng.
- Nghỉ ngơi và nâng cao chân
Không cố gắng vận động hay đi lại khi bị bong gân đầu gối. Nên để đầu gối nghỉ ngơi để giảm áp lực lên dây chằng tổn thương, tránh tăng mức độ nghiêm trọng. Ngoài ra nằm nghỉ sau bị thương có thể xoa dịu cảm giác đau đớn.
Trong khi ngồi hoặc ngủ, hãy kê 1 – 2 chiếc gối dưới chân, nâng đầu gối cao hơn tim. Điều này giúp giảm sưng hiệu quả.
- Chườm đá
Nên chườm đá lên đầu ngay khi chấn thương xảy ra, giữ trong 20 phút sau mỗi vài giờ. Biện pháp này có thể giúp giảm sưng, cầm máu bên trong khớp và giảm đau. Người bị tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
- Nén
Sau chườm lạnh trị bong gân đầu gối, dùng băng thun quấn quanh đầu gối theo đường băng số 8. Điều này giúp duy trì tính định của khớp, giảm sưng, ngăn các hoạt động không cần thiết làm tăng mức độ bong gân.
Lưu ý:
-
- Không quấn đầu gối quá chặt. Vì điều này có thể cản trở quá trình lưu thông máu.
- Nếu cẳng chân sưng lên hoặc đầu gối bắt đầu tê, cơn đau tồi tệ hơn, người bệnh cần nới lỏng băng.
- Cố định khớp
Trong khi dây chằng lành lại, bác sĩ có thể yêu cầu dùng nẹp để cố định và bảo vệ đầu gối khỏi những tác động bên ngoài. Đồng thời giúp giảm sưng và ngăn đau tái diễn.
- Luyện tập nhẹ nhàng
Sau khi đau đầu gối thuyên giảm, người bệnh có thể thực hiện các chuyển động nhẹ nhàng như co duỗi đầu gối. Sau 3 – 7 ngày, có thể tập nâng chân và đi lại. Điều này giúp phục hồi vận động và duy trì tính dẻo dai của dây chằng.
2. Dùng thuốc giảm đau
Nếu đau nhiều, hãy dùng thuốc giảm đau không kê đơn như NSAID (chẳng hạn như Ibuprofen) hoặc Acetaminophen để giảm nhẹ triệu chứng. Cả hai loại thuốc này đều mang đến hiệu quả giảm đau nhanh.
Ngoài các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) còn có tác dụng trị viêm. Tuy nhiên thuốc này cần dược dùng theo hướng dẫn đến tránh tác dụng phụ.
Nếu cơn đau làm suy nhược cơ thể, đau nặng nề không thể kiểm soát bằng các thuốc nêu trên, người bệnh có thể được kê đơn thuốc mạnh hơn. Chẳng hạn như thuốc giảm đau nhóm opioid.
3. Vật lý trị liệu
Trong vật lý trị liệu, bệnh nhân bị bong gân đầu gối được yêu cầu luyện tập để giảm đau, tăng cường sức cơ và tính ổn định của khớp. Đồng thời phục hồi khả năng vận động.
Dựa vào mức độ chấn thương và khả năng phục hồi, chuyên gia vật liệu có thể hướng dẫn một hoặc nhiều bài tập dưới đây:
Bài tập nâng chân: Tăng cường sức cơ, cải thiện chức năng của các dây chằng đầu gối.
- Nằm ngửa trên sàn, thả lỏng cơ thể, đặt hai tay sau đầu
- Nâng đồng thời hai chân, bàn chân hướng lên trần
- Lặp lại động tác từ 5 – 10 lần.
Bài tập tăng cường đùi: Tăng cường các cơ ở đùi giúp hỗ trợ đầu gối.
- Nằm ngửa trên sàn, thả lỏng cơ thể, đặt hai tay dọc theo thân người
- Nâng lần lượt các chân, di chuyển liên tục 10 lần
- Lặp lại động tác từ 3 lần.
Bài tập nhón chân lên: Cải thiện cơ bắp và tăng khả năng chịu lực của đầu gối.
- Đứng thẳng trên sàn
- Nhón chân lên để làm căng cơ bắp, hai tay chống hông
- Giữ tư thế trong 15 giây
- Lặp lại 5 lần.
Bài tập uốn cong đầu gối: Cải thiện phạm vi chuyển động, tăng cường sự dẻo dai cho dây chằng tổn thương.
- Đứng thẳng trên sàn, đặt tay lên tường hoặc lưng ghế để làm điểm tựa
- Nâng cao một chân ra sau, uốn cong đầu gối, bàn chân về phía mông
- Tay cùng bên giữ bàn chân trong 10 giây
- Thực hiện với bên chân còn lại. Mỗi bên 5 lần.
Bài tập căng da đùi và bắp chân: Tăng phạm vi mở rộng và chịu lực của đầu gối.
- Đứng thẳng trên sàn, đặt tay lên tường
- Bước một chân về phía trước, khuỵu gối. Giữ thẳng chân sau
- Chống tay lên tường, khuỷu tay thẳng
- Giữ tư thế trong 15 giây
- Thực hiện với bên chân còn lại. Mỗi bên 5 lần.
Đôi khi, người bệnh được hướng dẫn tập tạ với thiết bị ép chân và uốn gân để phục hồi.
4. Phẫu thuật
Nếu dây chằng bị rách, người bệnh cần phẫu thuật điều trị. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng phục hồi, người bệnh có thể dược phẫu thuật với hai phương pháp sau:
- Tái tạo dây chằng: Tái tạo dây chằng bằng cách khâu lại dây chằng bị rách.
- Thay thế dây chằng: Thay dây chằng tổn thương bằng một đoạn dây chằng khỏe mạnh. Khi thực hiện, một vài lỗ nhỏ sẽ được khoan ở xương ống chân và xương đùi. Mảnh ghép tự thân hoặc hiến tặng được gắn vào xương để chúng nhanh chóng phát triển xung quanh.
Sau phẫu thuật, người bệnh được nẹp cố định đầu gối cho đến khi dây chằng lành lại. Quá trình này có thể mất từ vài tuần đến vài tháng trước khi hoạt động bình thường. Ngoài ra người bệnh cần vật lý trị liệu theo hướng dẫn để phục hồi phạm vi và khả năng vận động của mình.
Bong gân đầu gối bao lâu phục hồi?
Bong gân đầu gối được coi là lành khi người bệnh có thể đi lại, cử động đầu gối thoải mái, không còn sưng hoặc đau. Thời gian lành lại có thể từ vài tuần đến vài tháng, trên 80% bệnh nhân phục hồi hoàn toàn.
Trường hợp bong gân đầu gối cấp độ 1 và 2 thường lành lại sau 2 – 4 tuần chăm sóc và điều trị. Trường hợp bong gân nặng, cần phẫu thuật phải mất từ 4 – 6 tuần, đôi khi lâu hơn để phục hồi.
- 80% bệnh nhân bong gân PCL phục hồi hoàn toàn
- 80 – 90% bệnh nhân bị bong gân ACL có thể phục hồi và trở lại với đời sống thường ngày.
- 90% bệnh nhân bị bong gân MCL và LCL có thể phục hồi nhanh và hoàn toàn do hai loại này có xu hướng chữa lành khá tốt.
Các trường hợp bong gân đầu gối có thể lành bằng cách chăm sóc mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên không nên chơi thể thao hay trở lại các hoạt động bình thường khi đầu gối chưa lành hẳn. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị bong gân dây chằng chéo trước hoặc sau (ACL/ PCL) bị viêm khớp gối theo thời gian.
Phòng ngừa bong gân đầu gối
Để phòng ngừa bong gân đầu gối, bạn cần loại bỏ nguy cơ chấn thương. Đồng thời giữ cho cơ bắp khỏe mạnh để bảo vệ, tăng tính ổn định cho đầu gối và ngăn ngừa căng thẳng. Một số biện pháp ngăn ngừa:
- Thận trọng khi chơi thể thao. Mặc đồ bảo hộ khi chơi những môn thể thao tiếp xúc và mạo hiểm.
- Thận trọng trong sinh hoạt và tham gia giao thông để tránh va đập, té ngã.
- Luôn luôn căng cơ và khởi động trước khi luyện tập hoặc chơi thể thao.
- Mang những đôi giày vừa vặn và có khả năng hỗ trợ bàn chân là cách hấp thụ lực, giúp hạn chế té ngã và chấn thương.
- Tập thể dục trên bề mặt phẳng.
- Điều trị các tổn thương cơ. Tránh tình trạng suy yếu làm giảm khả năng hỗ trợ khớp và tăng nguy cơ chấn thương, bong gân đầu gối.
- Bổ sung protein, vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa từ thực phẩm lành mạnh (thịt, cá, rau lá xanh, cách loại quả hạch, đậu, hạt, quả mọng…). Những chất này có khả năng tái tạo mô cơ và dây chằng, duy trì sự dẻo dai, tăng tính ổn định cho khớp.
- Duy trì thói quen tập thể dục, mỗi ngày từ 30 – 60 phút. Đây là một cách luyện tập cơ, tăng sự dẻo dai cho dây chằng và đầu gối hiệu quả. Đồng thời cải thiện xương khớp, giảm nguy cơ chấn thương dẫn đến bong gân đầu gối. Các bộ môn, bài tập phù hợp gồm yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ…
Tùy thuộc vào lực tác động mà bong gân đầu gối có thể nhẹ hoặc nặng. Phần lớn bệnh nhân có thể khắc phục tình trạng bằng cách chăm sóc và điều trị tại nhà. Nếu đầu gối bị bong gân nặng, sưng đau nhiều, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị và phục hồi đúng cách.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!