Bó Bột Chân (Gãy Xương Cẳng Chân): Thông Tin Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bó bột chân được chỉ định trong trường hợp gãy xương cẳng chân nhằm mục đích cố định phần xương bị tổn thương, giúp xương lành nhanh chóng là hạn chế khả năng cần phẫu thuật. Sau khi bó bột người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc cũng như nghỉ ngơi phù hợp để hỗ trợ quá trình hồi phục.

Bó bột chân
Bó bột chân nhằm giữ xương cẳng chân hạn chế vận động và rút ngắn thời gian phục hồi

Tại sao cần bó bột gãy xương cẳng chân?

Bó bột chân là thiết bị được sử dụng để giữ cho xương cẳng chân có thời gian lành lại sau khi gãy xương. Mục đích của bó bột là để cố định xương hoặc khớp trong khi các cấu trúc này đang lành lại sau chấn thương. Điều này nhằm hạn chế cử động, bảo vệ cẳng chân khỏi các chấn thương thêm.

Có một số loại bó bột phổ biến để điều trị gãy xương chân, bao gồm:

1. Bó bột thạch cao

Thạch cao là vật liệu phổ biến nhất được sử dụng để bó bột điều trị gãy xương. Thạch cao được đúc bằng việc trộn bột thạch cao với nước nhằm tạo thành một hỗn hợp đặc.

Trước khi đắp bột thạch cao, bác sĩ sẽ đắp một miếng băng làm từ vật liệu mỏng, có màng lên vùng bị tổn thương. Tiếp theo bác sĩ sẽ quấn nhiều lớp bông mềm xung quanh khu vực này, sau đó đắp thạch cao lên vị trí gãy chân. Khi thạch cao cứng lại sẽ tạo thành một lớp bảo vệ và ngăn ngừa các cử động không cần thiết ở chân bị gãy.

Bó bột chân bằng thạch cao có chi phí thấp và dễ thực hiện. Tuy nhiên thạch cao không thể bị ướt, bởi vì điều này sẽ khiến thạch cao bị nứt và mất tác dụng. Lớp bó bột bằng thạch cao cũng mất vài ngày để cứng hoàn toàn, do đó người bệnh cần hạn chế một số hoạt động trong vài ngày sau khi bó bột.

Ngoài ra, bó bột thạch cao cũng nặng hơn và gây khó khăn cho một số hoạt động.

2. Bó bột sợi thủy tinh

Hiện tại các dạng bó bột từ các sợi thủy tinh và vật liệu tổng hợp khác phổ biến hơn thạch cao. Sợi thủy tinh sẽ được ngâm trong nước và quấn quanh vị trí gãy chân trong nhiều lớp. Phơi sợi thủy tinh sẽ khô trong vòng vài giờ và bảo vệ khu vực bị gãy chân.

Bó bột sợi thủy tinh mang lại nhiều lợi ích hơn so với thạch cao. Sợi thủy tinh xốp hơn phôi thạch cao, điều này giúp bác sĩ chụp X – quang kiểm tra quá trình liền xương mà không cần tháo băng. Bó bột chân sợi thủy tinh cũng thoáng khí hơn, nhẹ hơn và ít khi gây kích ứng dưới da.

Kế hoạch chăm sóc sau khi bó bột chân

Bó bột chân có thể khiến việc di chuyển, đi lại và một số hoạt động khác gặp khó khăn. Ngoài cơn đau do gãy xương, bó bột có thể khiến người bệnh cảm thấy bị cản trở và khó chịu. Do đó, người bó bột chân nên lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe và kiên nhẫn để quay trở lại cuộc sống bình thường.

Để hỗ trợ quá trình phục hồi cũng như ngăn ngừa các tổn thương liên quan, người bệnh cần lưu ý  một số vấn đề như:

1. Sử dụng nạng

Sau khi bó bột chân, người bệnh nên dành thời gian để tập di chuyển bằng nạng. Điều này có thể mất khá nhiều thời gian, sức chịu đựng và yêu cầu nghỉ ngơi đầy đủ để tránh chấn thương thêm.

Bó bột chân bao nhiều ngày thì tháo
Sử dụng nạng khi di chuyển để giảm áp lực lên xương cẳng chân

Để sử dụng nạng hiệu quả, bạn cần lưu ý:

  • Cân nhắc thêm đệm ở đầu nạng, điều này có thể giảm đau nhức ở cánh tay và nách. Bạn có thể mua gối nạng, phụ kiện hoặc cắt một miếng bọt biển tại nhà để làm đệm cho nạng.
  • Luôn đi giày không trượt khi sử dụng nạng, kể cả khi ở nhà. Điều này có thể giúp tránh té ngã hoặc trượt chân.
  • Sử dụng nạng phù hợp với độ cao. Nếu đi chân chân, dép lê, tất hoặc giày, hãy điều chỉnh độ cao của nạng.
  • Thường xuyên vệ sinh nạng bằng khăn lau kháng khuẩn.

2. Mẹo di chuyển khi bó bột chân

Để di chuyển tự do khi bó bột chân mà không bị hạn chế, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:

  • Đặt thuốc, nước uống, đồ ăn nhẹ tại nhiều vị trí trong nhà, nơi người bệnh thường xuyên di chuyển đến. Điều này có thể hạn chế thời gian cần phải di chuyển trong nhà và hạn chế các nguy cơ.
  • Dọn sạch không gian sống, loại hoặc cất gọn các đồ vật không cần thiết để tránh nguy cơ vấp ngã hoặc trượt té.
  • Xác định các vị trí cần di chuyển, chẳng hạn như đặt chỗ nhàng hàng, quán cà phê hoặc bệnh viện để được hỗ trợ.
  • Thông báo với đồng nghiệp về tình trạng gãy chân để được hỗ trợ tốt nhất.

Người bó bột chân có thể di chuyển một chút mỗi ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa mất xương và teo cơ. Tuy nhiên việc di chuyển cần được lập kế hoạch phù hợp, chẳng hạn như quần áo, giày, dụng cụ hỗ trợ cũng như người đi kèm để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

3. Cách chăm sóc lớp bó bột

Vật liệu bó bột chân có thể ảnh hưởng đến cách chăm sóc. Hai loại vật liệu phổ biến nhất là thạch cao và sợi thủy tinh.

Thời gian bó bột chân
Giữ cho lớp bó bột luôn khô ráo và không thấm nước để đảm bảo quá trình điều trị

Thạch cao không thể bị ướt, nếu không sẽ bị phân hủy. Bó bột sợi thủy tinh cũng cần được giữa khô ráo, nhưng có thể chịu được một vài giọt nước mưa hoặc nước từ vòi sen. Lau khô bằng khăn giấy để tránh làm hỏng lớp bó bột.

Để giữa cho lớp bó bột luôn khô ráo, người bệnh có thể sử dụng một số cách như:

  • Sử dụng túi nhựa: Các loại túi nhựa có thể giữa cho lớp bó bột luôn khô ráo khi tắm hoặc đi mưa. Tùy thuộc vào kích thước chân bị bó bột, người bệnh có thể trao đổi với dịch vị y tế để được tư vấn phù hợp.
  • Màng bọc thực phẩm: Các loại màng bọc thực phẩm có thể sử dụng để quấn quanh lớp bó bột khi người bệnh đi tắm. Chú ý quấn thật kỹ để tránh nước đi vào các khoảng trống và gây ướt lớp bột. Sử dụng một băng dán ở mỗi đầu để đảm bảo nước không thể vào trong.
  • Sử dụng vật liệu bó bột không thấm nước: Có một số vật liệu bó bột không thấm nước kể cả khi tắm hoặc bơi. Những vật liệu này phù hợp cho trẻ em, đặc biệt là trong những tháng mùa hè. Tuy nhiên lớp bó bột này thường có giá đắt hơn bó bột truyền thống.

Mang ủng hoặc dép có đế chống trượt để tránh làm bẩn bề mặt bó bột. Người bệnh có thể sử dụng khăn ẩm để lau bụi bẩn trên bề mặt bó bột.

4. Chăm sóc chân khi bó bột

Chăm sóc vùng da bên dưới lớp bó bột là điều cần thiết để chữa lành vết thương do gãy chân. Nếu bó bột khiến chân đổ mồ hôi hoặc ngứa ngáy, hãy kiềm chế ý muốn đưa vật gì vào đó để gãi ngứa. Điều này có thể gây tổn thương da, phá vỡ hàng rào bảo vệ và dẫn đến viêm da. Thay vào đó, người bệnh có thể cho một lượng nhỏ baking soda vào giữa lớp bó bột và da để diệt khuẩn, giữa lớp bó bột không có mùi khó chịu.

Không dính khăn giấy hoặc giấy vệ sinh vào lớp bó bột. Điều này có thể khiến giấy bị kẹt lại, hạn chế lưu thông máu và khiến vết thương lâu lành hơn.

Kiểm tra vùng da xung quanh hàng ngày để đảm bảo da không bị tổn thương. Nếu da bị kích thích, nứt bỏ hoặc tổn thương, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

5. Sau khi tháo bột

Sau khi tháo bó bột chân, chân có thể trông hơi khác một chút. Da có thể khô, bong tróc và hơi nhợt nhạt. Chân bị thương có thể ốm và nhỏ hơn chân còn lại, vì người bệnh bị mất một khối lượng cơ tương đối.

Sau khi tháo bó bột chân cần chú ý một số vấn đề như:

  • Chăm sóc da nhẹ nhàng, ngâm trong bồn nước ấm và sử dụng kem dưỡng ẩm để loại bỏ tình trạng khô da.
  • Nếu da bị đóng vảy do chấn thương, hãy chà nhẹ bằng khăn. Không được cạo vảy hoặc bóc miếng vảy trước khi nó tự bong ra.
  • Hạn chế cao lông chân, bởi vì điều này có thể giúp da tránh các tổn thương khi tiếp xúc với không khí và môi trường bên ngoài. Các hành đột cạo, nhổ, wax lông lúc này có thể gây tổn thương da nghiêm trọng.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Bó bột chân là phương pháp điều trị gãy xương cẳng chân phổ biến và ít các rủi ro. Mặc dù bó bột có thể gây khó chịu, tuy nhiên hầu hết mọi người sẽ được tháo bột sau 6 tuần.

Hình ảnh bó bột ở chân
Thông báo cho bác sĩ nếu lớp bó bột gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc khi lớp bột trở nên lỏng lẻo

Trong quá trình bó bột, hãy đến bệnh viện hoặc thông báo với bác sĩ ngay khi:

  • Ngón chân hoặc cẳng chân mất cảm giác, chuyển sang màu xanh, tím, nhợt nhạt
  • Không thể ngọ nguậy các ngón chân
  • Sưng tấy hoặc căng ở bàn chân, cổ chân
  • Lớp bột trở nên lỏng lẻo
  • Ngứa không ngừng hoặc tê chân bên trong lớp bó bột

Sau khi bó bột chân, người bệnh có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng, đeo nẹp hoặc băng hỗ trợ chân theo yêu cầu của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần theo dõi phản ứng của chân để có kế hoạch xử lý kịp lúc.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thay Khớp Háng Khi Nào Đi Lại Bình Thường
Thay khớp háng khi nào đi lại bình thường là câu hỏi chung của nhiều người bệnh. Thông thường người bệnh có thể đi lại bình thường sau phẫu thuật thay khớp háng vài tuần, khi cơn đau được kiểm ...
Xem chi tiết
Bị Đứt Dây Chằng Có Quan Hệ Được Không
Đứt dây chằng là chấn thương phổ biến, đặc biệt là dây chằng đầu gối ở vận động viên và người chơi thể thao. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, người bệnh có thể bị đau ...
Xem chi tiết
Mổ Rách Sụn Chêm Ở Đâu Tốt
Xác định mổ rách sụn chêm ở đâu tốt là điều cần thiết và quan trọng để có kế hoạch thăm khám, điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Người bệnh nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Cổ Chân Bao Lâu Thì Khỏi
Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Tình trạng trật khớp khiến người bệnh đau nhói, cổ chân sưng tấy, bầm tím và biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng vận ...
Xem chi tiết
Trật Chân Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Biết chính xác thông tin trật chân nên chườm nóng hay lạnh có thể rút ngắn thời gian phục hồi, giúp giảm đau nhức mãn tính và cứng khớp. Việc chườm nóng hay chườm lạnh sẽ liên quan đến nhiều ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua