Biến Chứng Sau Mổ Tái Tạo Dây Chằng Chéo Trước Hay Gặp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau đầu gối, cứng khớp, nhiễm trùng, xuất huyết… là những biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước thường gặp. Những biến chứng này làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi đầu gối bị thương. Vì thế người bệnh cần chăm sóc sau mổ và áp dụng một số biện pháp để hạn chế rủi ro.

Biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước
Các biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước thường gặp và hướng dẫn phòng ngừa

Biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước

Mổ đứt dây chằng chéo được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong quá trình sửa chữa và phục hồi dây chằng chéo trước (ACL) bị thương. Bởi phương pháp này có khả năng tái tạo ACL, ổn định cấu trúc khớp. Đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng của đầu gối, lấy lại phạm vi chuyển động và kiểm soát các triệu chứng.

Tương tự như các cuộc giải phẫu khác, song song với những lợi ích đạt được, mổ tái tạo dây chằng chéo trước cũng có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, kéo dài thời gian điều trị.

Hơn thế những rủi ro tiềm ẩn có thể làm phát sinh những vấn đề nghiêm trọng trong tương lai (yếu/ liệt chi, hoại tử, nhiễm trùng lan rộng). Đồng thời cản trở người bệnh trở về với các hoạt động bình thường, tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối hay mất tính ổn định và khả năng vận động.

Dưới đây là một số biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước thường gặp:

1. Lây truyền virus

Nguy cơ lây truyền virus tăng cao ở những bệnh nhân mổ tái tạo dây chằng chéo trước bằng mảnh ghép hiến tặng (mô allograft). Mặc dù được sàng lọc và xử lý cẩn thận nhưng bệnh nhân vẫn có nguy cơ nhiễm virus viêm gan siêu vi C, HIV và các loại nguy hiểm khác.

Lây truyền virus
Lây truyền virus HIV có thể xảy ra ở người mổ tái tạo dây chằng chéo trước bằng mảnh ghép hiến tặng

2. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng vết mổ là một trong những biến chứng sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước. Biến chứng này chủ yếu xảy ra do thiết bị phẫu thuật không được làm sạch hoặc chăm sóc vết mổ không đúng cách.

Trong nhiều trường hợp, nhiễm trùng liên quan đến nhiễm vi khuẩn từ mô allograft (mảnh ghép được hiến tặng, là gân đồng loại) mặc dù đã được sàng lọc. Nguyên nhân chủ yếu do mô allograft không được khử trùng đúng kỹ thuật.

Khi bị nhiễm trùng, người bệnh có thể bị viêm rò vết mổ trong vài tuần hoặc sau nhiều năm. Đối với biến chứng này, bệnh nhân cần được bơm rửa, sát khuẩn và thay băng liên tục cho đến khi đầy kín vết mổ và liền sẹo.

Một vài trường hợp tử vong đã được nghi nhận liên quan đến nhiễm vi khuẩn từ mô allograft. Vì thế nếu tình trạng nhiễm trùng không giảm sau khi dùng thuốc kháng sinh, bệnh nhân cần được phẫu thuật lại để cắt bỏ hoặc làm sạch mảnh ghép. Điều này giúp loại bỏ nhiễm trùng.

Để phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật ACL, bác sĩ cần tuân thủ quy trình cụ thể. Chẳng hạn như dùng thiết bị phẫu thuật mới và đã qua quá trình khử trùng, vệ sinh vết thương đúng cách sau phẫu thuật.

3. Đau đầu gối trước

Đau quanh xương bánh chè (đau đầu gối ở phía trước) là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước. Đặc biệt biến chứng này thường gặp hơn ở những người được phẫu thuật ghép gân bánh chè. Bởi lấy mô ra khỏi xương bánh chè là một phần của thủ thuật nhằm đưa mảnh ghép tự thân vào vị trí của ACL bị đứt.

Ngoài ra những bệnh nhân được phẫu thuật ghép gân bánh chè còn có nguy cơ cao bị rách gân bánh chè và gãy xương bánh chè (hiếm gặp). Đau đầu gối cũng xảy ra ở một số trường hợp phẫu thuật cấy ghép mô allograft.

Đau đầu gối trước chủ yếu do cơ học khớp bị thay đổi khi phẫu thuật. Hầu hết bệnh nhân có thể kiểm soát cơn đau bằng vật lý trị liệu – phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Đặc biệt vận động viên cần tuân thủ nghiêm ngặt chương trình trị liệu để ngăn ngừa và kiểm soát cơn đau. Đồng thời đảm bảo cơ đầu gối được cải thiện.

Đau đầu gối trước
Đau đầu gối trước thường gặp ở những bệnh nhân được phẫu thuật ghép gân bánh chè

4. Cứng khớp

Ngoài đau đầu gối, cứng khớp gối cũng là một trong những biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước thường gặp. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân bị cứng khớp có thể khắc phục tình trạng bằng cách phục hồi chức năng tích cực sau thủ thuật.

Trong một số trường hợp, bóng mô sẹo (tổn thương cyclops) phát triển ở phía trước đầu gối mặc dù đã phục hồi chức năng tích cực. Chúng làm giảm phạm vi chuyển động của đầu gối, bệnh nhân không thể duỗi thẳng đầu gối hoàn toàn. Để khắc phục tình trạng, bệnh nhân cần được mổ nội soi để làm sạch mô sẹo.

Bệnh nhân được khuyên thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để làm cho đầu gối cử động nhanh chóng sau sửa chữa dây chằng chéo trước. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa cứng khớp sau phẫu thuật nội soi ACL.

Nếu cứng khớp sau phẫu thuật nội soi ACL và phục hồi chức năng chậm cải thiện, bệnh nhân có thể cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ mô sẹo.

Tham khảo thêm: Bị Cứng Khớp Gối Sau Phẫu Thuật Và Cách Phục Hồi

5. Xuất hiện cục máu đông

Một hoặc nhiều cục máu đông có thể hình thành ở bắp chân hoặc/ và đùi sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước. Chúng có khả năng phát triển kích thước, di chuyển đến những bộ phận khác của cơ thể (điển hình như não hoặc phổi) và vỡ ra trong máu.

Xuất hiện cục máu đông
Những người có tiền sử cá nhân về đông máu, tăng huyết áp… thường hình thành cục máu đông sau mổ ACL

Hiện tại vẫn chưa thể xác định nguyên nhân hình thành cục máu đông sau phẫu thuật ACL. Tuy nhiên một số yếu tố dưới đây có thể góp phần gây ra tình trạng. Cụ thể như:

  • Người trên 30 tuổi
  • Tiền sử cá nhân về đông máu
  • Thời gian hoạt động kéo dài
  • Tăng huyết áp.

Để giảm nguy cơ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm loãng máu trước khi phẫu thuật cho những trường hợp sau:

  • Tiểu đường hoặc béo phì làm tăng nguy cơ đông máu
  • Tiền sử gia đình hoặc bản thân bị đông máu

Ngoài ra bệnh nhân còn được sử dụng máy CPM và vớ nén, khuyến khích vận động tích cực sau phẫu thuật.

6. Xuất huyết tại vết mổ

Một trong những biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước phổ biến là xuất huyết (chảy máu) tại vết mổ. Trong trường hợp chảy máu quá nhiều, máu có thể thấm qua băng vết thương và hầu như không thể ngừng lại khi đặt áp lực lên vùng bị thương.

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân bị xuất huyết tại vết mổ ACL. Trong đó chấn thương động mạch trong khi phẫu thuật sửa chửa ACL là nguyên nhân phổ biến nhất. Để ngăn máu tiếp tục chảy, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật sửa chửa động mạch.

7. Đầu gối không ổn định

Dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng chéo sau (PCL) giúp ổn định đầu gối. Chính vì thế mà đứt dây chằng chéo trước có thể khiến đầu gối mất tính ổn định. Phẫu thuật tái tạo ACL có thể xây dựng lại dây chằng. Tuy nhiên sự mất ổn định này có thể tiếp diễn.

Đầu gối không ổn định sau phẫu thuật ACL có thể do chấn thương xung quanh đầu gối khi dây chằng bị đứt không phát hiện hoặc do mắc lỗi trong quá trình phẫu thuật.

Phần lớn bệnh nhân có thể cải thiện và ngăn ngừa tình trạng. Mặc dù vậy sự bất ổn có thể tiếp diễn ở một vài trường hợp ngay cả khi phẫu thuật và vật lý trị liệu phục hồi chức năng thành công.

Đầu gối không ổn định
Đầu gối không ổn định sau mổ tái tạo ACL làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và vận động

Một số biện pháp ngăn ngừa và cải thiện đầu gối không ổn định:

  • Phẫu thuật tái tạo bó ghép (sử dụng hai mảnh ghép nhỏ hơn) để xây dựng dây chằng chéo trước thay vì tái tạo bó đơn.
  • Phẫu thuật điều chỉnh dây chằng chéo trước để cải thiện sự ổn định ở bệnh nhân có đầu gối mất ổn định sau sửa chửa ACL.

8. Căng và rách mảnh ghép

Dây chằng chéo trước được thay thế bằng autograft hoặc allograft khi nó được tái tạo lại. Trong đó allograft là quá trình sử dụng mô hoặc xương từ người hiến tặng/ tử thi để sửa chữa ACL; autograft là quá trình sử dụng mô hoặc xương từ vùng này sang vùng khác của chính cơ thể bệnh nhân.

Sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước, mảnh ghép có thể bị kéo căng quá mức dẫn đến rách. Điều này khiến phẫu thuật thất bại, đầu gối mất tính ổn định và phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Căng và rách mảnh ghép sau phẫu thuật ACL thường do kỹ thuật phẫu thuật kép. Để điều trị, người bệnh cần phẫu thuật lại ACL bằng cách sử dụng mô khác để thay thế mảnh ghép trước đó. Đồng thời sử chữa những bộ phận khác của đầu gối.

9. Tổn thương mảng tăng trưởng

Tổn thương mảng tăng trưởng là biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước thường gặp ở trẻ em và bệnh nhân vị thành niên. Bởi những đĩa tăng trưởng nằm ở đầu xương của đầu gối (cho phép xương phát triển) có thể bị tổn thương trong khi sửa chữa ACL.

Sự tổn thương mảng tăng trưởng dẫn đến rút ngắn xương hoặc phát triển những vấn đề khác liên quan đến sự phát triển xương. Chính vì thế mà mổ tái tạo dây chằng chéo trước luôn được cân nhắc kỹ lưỡng ở trẻ em và trẻ vị thành niên bị rách ACL.

Thông thường phẫu thuật sẽ được tiến hành khi trẻ lớn hơn để ngăn ngừa tổn thương. Ngoài ra bác sĩ có thể xem xét sử dụng mũi khoan nhỏ có thể rút để khoan những lỗ nhỏ hơn trong khi đặt mảnh ghép.

Tổn thương mảng tăng trưởng
Tổn thương mảng tăng trưởng sau mổ chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị rách dây chằng chéo trước

10. Hình thành u nang

Hình thành u nang là biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước hiếm gặp. Tùy thuộc vào tình trạng mà khối u có thể phát triển bên trong hoặc xung quanh mảnh ghép. Khi hình thành, u nang có thể làm phát sinh một số triệu chứng, bao gồm:

  • Cứng khớp
  • Giảm dần độ mở rộng đầu gối
  • Đau đầu gối
  • Nhấp vào đầu gối

Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân hình thành u nang sau phẫu thuật tái tạo ACL. Tuy nhiên vị trí ghép không chính xác, phản ứng của cơ thể với vít phẫu thuật… có thể làm tăng nguy cơ phát triển u nang. Để loại bỏ u nang, một cuộc phẫu thuật nội soi có thể diễn ra tại thời điểm thích hợp.

11. Tái phá vỡ mảnh ghép ACL

Tái phá vỡ mảnh ghép ACL có thể xảy ra sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước nhưng không phổ biến. Tình trạng này thường do những nguyên nhân sau:

  • Sai sót trong phẫu thuật khiến mảnh ghép bị căng quá mức
  • Lực căng không phù hợp trên mảnh ghép
  • Mảnh ghép được đặt vào vị trí không tối ưu
  • Không cố định được mảnh ghép.

Thực tế cho thấy mảnh ghép ACL rất mạnh và chắc, đặc biệt là các mô được lấy từ cơ thể của chính mình (gân kheo hoặc gân bánh chè). Tuy nhiên mô của người hiến tặng (allograft) không bền bằng, có nguy cơ tái rách ACL sau phẫu thuật.

Chính vì thế, vận động viên và những người có công việc yêu cầu vận động nhiều nên lựa chọn mô tự thân để giảm nguy cơ. Quá trình phục hồi chức năng thường kéo dài và khó khăn hơn đối với nhóm đối tượng này.

Tái phá vỡ mảnh ghép ACL
Tái phá vỡ mảnh ghép ACL thường gặp ở bệnh nhân tái tạo dây chằng bằng mô của người hiến tặng (allograft)

12. Hạn chế vận động, mất duỗi gối

Đây là biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước thường gặp ở bệnh nhân dùng gân bánh chè tự thân. Trong một vài trường hợp, phẫu thuật làm đứt gân bánh chè hay vỡ xương bánh chè dẫn đến mất duỗi.

Tình trạng này chủ yếu do người bệnh phẫu thuật quá sớm sau chấn thương, chưa gấp duỗi hết biên độ, khớp gối sưng nề. Ngoài ra khoan đường hầm mâm chày hướng ra phía trước quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây hạn chế vận động, mất duỗi gối.

13. Biến chứng khác

Ngoài những vấn đề nêu trên mổ tái tạo dây chằng chéo trước cũng có thể gây ra một vài biến chứng khác nhưng không quá nghiêm trọng, có thể khắc phục được. Cụ thể.

  • Tê bì: Bệnh nhân có thể bị tê bì ở vùng gần vết sẹo mổ, mặt trước ngoài cẳng chân. Tùy thuộc vào tình trạng mà tê bì có thể xảy ra tạm thời hoặc kéo dài.
  • Phát ra tiếng kêu lục cục bất thường: Khớp gối bị mất lớp đệm khi cắt sụn chêm. Điều này khiến mâm chày và lồi cầu xương đùi trượt qua mép cắt sụn, phát ra tiếng kêu lục cục bất thường khi gấp duỗi. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể xảy ra do tình trạng tiết dịch bất thường sau phẫu thuật làm cản trở quá trình bôi trơn.
  • Tràn dịch khớp gối: Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước. Điều này thường do quá trình khoan đường hầm trên xương và cố định mảnh ghép làm tổn thương cấu trúc lân cận. Thông thường tràn dịch khớp gối có thể tự khỏi trong vài ngày.
  • Bầm tím ở cẳng chân và mặt sau đùi: Những mạch máu nhỏ thường bị tổn thương trong quá trinh lấy mảnh ghép tự thân và tái tạo dây chằng chéo trước. Điều này làm phát sinh những vết bầm tím ở cẳng chân và mặt sau đùi. Tuy nhiên vết bầm thường giảm nhanh sau 3 tuần.
  • Teo cơ: Teo cơ xảy ra khi bệnh nhân hạn chế vận động lâu ngày sau phẫu thuật. Để phòng ngừa và cải thiện, người bệnh cần phục hồi chức năng tích cực.
Teo cơ
Teo cơ là biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước do hạn chế vận động lâu ngày

Phòng ngừa biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước

Không thể ngăn ngừa hoàn toàn các biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước. Tuy nhiên rủi ro có thể giảm nếu thực hiện một vài hướng dẫn dưới đây:

  • Kiểm tra cẩn thận đầu gối bị thương trước khi phẫu thuật.
  • Sử dụng hình ảnh và các mốc giải phẫu khi cần thiết để đảm bảo đường hầm được tạo ra ở vị trí thích hợp.
  • Kiểm tra bệnh sử của bản thân và gia đình. Áp dụng một số biện pháp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, chẳng hạn như sử dụng thuốc làm loãng máu.
  • Dùng thiết bị phẫu thuật mới và đã qua quá trình khử trùng, vệ sinh vết thương đúng cách sau phẫu thuật dể ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Lấy mảnh ghép một cách tỉ mỉ.
  • Tạo lực căng ghép thích hợp.
  • Sử dụng mảnh ghép của người hiến tặng đáng tin cậy.
  • Chăm sóc vết thương tốt sau mổ. Nên sát trùng và thay băng mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh để nước thấm qua băng gạc.
  • Phẫu thuật tái tạo dây chằng bó ghép khi cần thiết.
  • Thận trọng để ngăn ngừa chấn thương động mạch trong khi phẫu thuật sửa chửa ACL.
  • Phục hồi chức năng tích cực sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu có bất thường sau phẫu thuật tái tạo ACL.

Mổ tái tạo dây chằng chéo trước có thể mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị và phục hồi sau tổn thương ACL. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng.

Để ngăn ngừa biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước, người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng, chăm sóc vết thương và tuân thủ phát đồ điều trị của bác sĩ. Cần báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ bất thường nào trong quá trình phục hồi.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Gãy Xương Đòn Có Cần Bó Bột Không
Gãy xương đòn có cần bó bột không hoặc khi nào áp dụng phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như nẹp xương, đeo đai số 8 và phẫu thuật, được quyết định bởi bác sĩ điều trị và mức ...
Xem chi tiết
Nứt Xương Có Cần Bó Bột Không
Nứt xương có cần bó bột không phụ thuộc vào tình trạng của vết thương, mức độ nghiêm trọng của vết gãy và chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để ...
Xem chi tiết
Bong Gân Khám Ở Đâu Tại TPHCM
Việc tìm hiểu bong gân khám ở đâu tại TPHCM là điều rất quan trọng để có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn và tránh tối đa các rủi ro phát sinh. Điều trị đúng là kịp lúc ...
Xem chi tiết
Giãn Dây Chằng Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Giãn dây chằng nên chườm nóng hay lạnh giúp mau khỏi là vấn đề chung của nhiều người bệnh. Thực tế cho thấy cả hai đều là phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên mỗi biện ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Cổ Tay Có Phải Mổ Không
Gãy xương cổ tay có phải mổ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương cũng như chỉ định điều trị của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua