Top Các Biến Chứng Nguy Hiểm Của Thoái Hóa Cột Sống Cổ, Lưng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thoái hóa cột sống thuộc nhóm bệnh xương khớp nguy hiểm. Bệnh lý này làm phát sinh những tổn thương, gây đau nhức và cứng khớp dai dẳng. Hơn thế bệnh dễ gây biến chứng. Những biến chứng của thoái hóa cột sống cổ, lưng thường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt và chất lượng đời sống của người bệnh.

Những biến chứng của thoái hóa cột sống cổ, lưng
Những biến chứng của thoái hóa cột sống cổ, lưng và các biện pháp phòng ngừa

Những biến chứng của thoái hóa cột sống cổ

Tùy thuộc vào vị trí tổn thương, thoái hóa cột sống được phân thành hai dạng chính, gồm thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng. So với thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm và có mức độ ảnh hưởng cao hơn. Bên cạnh đó bệnh khó kiểm soát và dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến vùng đầu, cổ, cánh tay và phần thân trên của cơ thể.

Nếu không sớm điều trị hoặc kiểm soát không đúng cách, bệnh thoái hóa cột sống cổ sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng sau:

1. Hội chứng tăng giảm huyết áp

Bệnh thoái hóa cột sống cổ thường làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng liên quan đến huyết áp. Đối với trường hợp này huyết áp có thể bị rối loạn, giảm xuống hoặc tăng cao bất thường. Tuy nhiên theo kết quả thống kê, trường hợp bị tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao hơn.

2. Thiếu máu não

Thiếu máu não nằm trong danh sách những biến chứng thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Nguyên nhân là do bệnh lý này có khả năng làm ảnh hưởng đến vùng đầu, khiến lỗ tiếp hợp bị tổn thương. Bên cạnh đó thoái hóa cột sống cổ còn làm giảm quá trình lưu thông máu và oxy đến não, gây thiếu máu não tạm thời hoặc mãn tính ở trường hợp nặng.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị thiếu máu não do thoái hóa cột sống cổ gồm:

  • Hoa mắt
  • Chóng mặt
  • Tê nửa người
  • Khó phát âm
  • Yếu liệt tay chân
  • Suy giảm trí nhớ
  • Hoa mắt
  • Méo miệng
  • Ngất xỉu
  • Xuất huyết não
  • Đột quỵ…
Thiếu máu não
Thiếu máu não do thoái hóa cột sống cổ làm ảnh hưởng đến lỗ tiếp hợp, gây tổn thương, chậm quá trình lưu thông máu đến não

3. Rối loạn tiền đình

Theo kết quả nghiên cứu, thiếu máu não do thoái hóa cột sống cổ làm ảnh hưởng và tổn thương đến dây thần kinh số 8. Từ đó gây rối loạn tiền đình và kéo theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng, gồm chóng mặt, choáng váng, ù tai, buồn nôn, hoa mắt, giảm khả năng tập trung, nhạy cảm với ánh sáng.

Rối loạn tiền đình do thoái hóa cột sống cổ phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới và thường gặp ở người cao tuổi.

4. Thoát vị đĩa đệm

Thoái hóa cột sống cổ trong giai đoạn tiến triển hoặc không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là một biến chứng nghiêm trọng, góp phần gây đau mãn tính, teo cơ, mất khả năng vận động và liệt chi trên ở bệnh nhân.

Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống. Chúng có tác dụng hấp thụ lực và làm giảm áp lực lên cột sống khi vận động. Bên cạnh đó các đĩa đệm còn có tác dụng làm giảm lực ma sát và tăng độ linh hoạt cho bệnh nhân.

Cấu trúc xương không ổn định do cột sống cổ thoái hóa có thể khiến bao đĩa đệm bị ảnh hưởng, giảm chức năng, thậm chí rách dẫn đến nhân nhầy thoát vị. Điều này gây ra hiện tượng chèn ép dây thần kinh, tủy sống và mạch máu. Đồng thời làm chậm quá trình lưu thông máu và oxy, bệnh nhân đau nhức nghiêm trọng, tê bì hai tay và giảm khả năng vận động.

5. Mất ngủ

Thoái hóa cột sống cổ gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng. Cơn đau có thể xuất hiện hoặc đau nhiều hơn ngay cả khi nghỉ ngơi. Điều này làm tăng nguy cơ mất ngủ, suy nhược cơ thể, bệnh nhân mệt mỏi kéo dài. Ngoài ra nếu không sớm được kiểm soát, bệnh nhân có thể mắc chứng cao huyết áp và tăng nguy cơ đột tử.

Mất ngủ
Mất ngủ do thoái hóa cột sống cổ gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng ngay cả khi nghỉ ngơi

6. Gai cột sống cổ

Gai cột sống cổ là biến chứng thường gặp của thoái hóa cột sống cổ. Nguyên nhân là do bệnh lý này khiến đốt sống cổ và lớp sụn ở cột sống bị mài mòn, xương dưới sụn bị biến đổi hình dạng và tạo khoảng trống bất thường giữa những đốt sống. Lúc này cơ thể sẽ có xu hướng kích thích các tế bào xương phát triển để lấp đầy khoảng trống. Từ đó hình thành gai xương.

Kích thước gai xương tăng lên theo thời gian, chèn ép vào dây thần kinh, mạch máu, gân, cơ, dây chằng dẫn đến đau nhức, khả năng vận động của bệnh nhân bị hạn chế.

7. Đau đầu

Chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau đầu là tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ. Nguyên nhân là do thoái hóa đốt sống cổ xảy ra lâu ngày khiến gai xương hình thành hoặc thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh và mạch máu mang chức năng vận chuyển máu lên não.

Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh bị chèn ép và mức độ tổn thương, người bệnh có thể đột ngột bị đau trên đỉnh đầu hoặc đau âm ỉ và lan tỏa gây khó chịu. Đối với những trường hợp nặng, cơn đau thường có xu hướng lan sang một bên, đồng thời di chuyển xuống thái dương.

Đau đầu do thoái hóa cột sống cổ thường thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Đau nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân cử động hoặc sau khi ngủ dậy. Bên cạnh đau nhức đầu, người bệnh có thể gặp thêm một số tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  •  Rối loạn thăng bằng, chóng mặt
  •  Rối loạn chức năng nghe, nuốt
  • Xuất hiện hiện tượng rung giật nhãn cầu ngang.

8. Hội chứng cổ tim

Đối với những bệnh nhân có đốt sống cổ bị thoái hóa dẫn đến đốt sống và nhân nhầy lệch ra khỏi vị trí ban đầu, cấu trúc cột sống cổ sẽ có dấu hiệu thay đổi. Điều này khiến dây thần kinh chi phối tim bị chèn ép. Từ đó làm phát sinh tình trạng rối loạn nhịp tim và những cơn đau tim đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Hội chứng cổ tim
Hội chứng cổ tim xảy ra do dây thần kinh chi phối tim bị chèn ép bởi cột sống cổ thoái hóa và đĩa đệm thoát vị

9. Giảm khả năng vận động

Đốt sống cổ là nơi chứa nhiều dây thần kinh quan trọng, có khả năng chi phối vận động của chi và một số cơ quan quan trọng khác. Vì thế nếu dây thần kinh bị chèn ép, khả năng vận động của người bệnh sẽ bị hạn chế.

Mặt khác sự chèn ép khiến người bệnh bị đau nhức nghiêm trọng ở vùng cổ, đầu, vai và lan xuống cánh tay. Điều này khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc cử động, lao động hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

10. Liệt hai tay hoặc bại liệt nửa người

Chèn ép dây thần kinh do thoái hóa cột sống cổ thường khiến bệnh nhân có cảm giác tê bì, khó chịu, châm chích ở hai bên cánh tay, bàn tay và các ngón tay. Đối với những trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ bị yếu cơ và dị cảm. Nếu không sớm được kiểm soát và điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến rối loạn cảm giác và teo cơ. Từ đó làm tăng nguy cơ liệt hai tay.

Ngoài ra nếu dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng và không được xử lý trong thời gian dài, áp lực của cột sống sẽ khiến máu huyết lưu thông kém, đôi khi dẫn đến ứ trệ khí huyết, các dây thần kinh suy yếu khiến bệnh nhân mất đi chức năng vận động. Từ đó dẫn đến bại liệt.

11. Ảnh hưởng đến tâm lý

Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Nguyên nhân là do các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh khiến bệnh nhân mất tập trung, thường xuyên mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Ngoài ra bệnh còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong khi đó mất ngủ kéo dài là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ rối loạn tâm lý và trầm cảm.

Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm
Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm do mất ngủ, thường xuyên mệt mỏi, cơ thể suy nhược

Những biến chứng của thoái hóa cột sống lưng

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian phát bệnh, bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gặp một trong những biến chứng nghiêm trọng sau:

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Tương tự như tình trạng thoái hóa diễn ra ở cột sống cổ, nguy cơ thoát vị đĩa đệm sẽ tăng cao ở những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng. Nguyên nhân là do quá trình lão hóa hay chấn thương trước đó khiến bao xơ đĩa đệm suy giảm chức năng, rách/ nứt dẫn đến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài.

Nhân nhầy thoát vị khiến không gian ống sống bị thu hẹp. Đồng thời chèn ép vào dây thần kinh, thậm chí là tủy sống và gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng, bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động.

2. Gai cột sống

Gai cột sống hình thành khi đốt sống cùng lớp sụn giữa đốt sống bị mài mòn, xương dưới sụn bị biến đổi hình dạng và tạo khoảng trống bất thường. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, gai xương xuất hiện với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên kích thước của chúng có thể tăng dần theo thời gian, tạo áp lực hoặc chèn ép lên dây thần kinh, cơ, gân cùng nhiều cơ quan và mô mềm xung quanh.

Gai cột sống
Gai cột sống là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh thoái hóa cột sống cổ, lưng

3. Ảnh hưởng đến thị lực

Hiện tượng suy giảm thị lực có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng. Nguyên nhân là do tình trạng thoái hóa và chèn ép khiến các dây thần kinh liên quan đến mắt bị ảnh hưởng.

Đối với những trường hợp có dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng, bệnh nhân có thể mắc chứng sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt, mắt sưng đau, mất cân bằng độ lớn nhỏ của đồng tử, tầm nhìn bị thu nhỏ, thị lực giảm mạnh và mù lòa.

4. Đau ngực

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, thoái hóa cột sống lưng có thể khiến một hoặc nhiều gai xương hình thành. Trong trường hợp gai xương gây sức ép lên gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 và 7, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau nhức nhiều ở bầu ngực. Đôi khi bệnh nhân có thể bị đau dai dẳng hoặc đau nhói ở một bên cơ ngực.

Đối với những bệnh nhân bị đau ngực do thoái hóa cột sống, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn hơn khi dùng tay hoặc vật ấn vào phần cơ ngực. Lúc này người bệnh cần nằm nghỉ hoặc dùng loại thuốc phù hợp để kiểm soát cơn đau.

Đau ngực
Đau ở bầu ngực hoặc đau nhói ở một bên cơ ngực khi gai xương gây sức ép lên gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 và 7

5. Chèn ép dây thần kinh và tê liệt

Chèn ép dây thần kinh là biến chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng. Nguyên nhân là do tình trạng thoái hóa khiến bao xơ đĩa đệm bị rách dẫn đến nhân nhầy thoát vị hoặc hình thành các gai xương chèn ép vào dây thần kinh. Ngoài dây thần kinh, mạch máu cũng có thể bị chèn ép và làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông khí huyết.

Khi dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau nhức nghiêm trọng tại vị trí bị tổn thương. Cơn đau có thể lan rộng sang hai bên hông, xuống vùng mô và tứ chi.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép lâu ngày, khả năng vận động của người bệnh sẽ bị hạn chế. Hơn thế bệnh nhân có thể bị co cơ, tê liệt và bại liệt khi bệnh tiến triển.

6. Biến dạng cột sống

Người bị thoái hóa cột sống lưng thường bị đau nhức nghiêm trọng ở vị trí bị ảnh hưởng. Cơn đau có xu hướng tăng lên theo thời gian, đau nhiều khi vận động hoặc khi có thời tiết lạnh. Lúc này khả năng vận động sẽ bị hạn chế, người bệnh thường vận động hoặc di chuyển với tư thế nghiêng người sang một bên hay cúi người xuống đất. Lâu ngày, độ cong tự nhiên của cột sống bị thay đổi, người bệnh bị còng, vẹo hoặc gù cột sống.

Biến dạng cột sống làm mất tính thẩm mỹ của người bệnh. Bên cạnh đó tình trạng này còn khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong lao động và sinh hoạt.

Biến dạng cột sống
Biến dạng cột sống do bệnh nhân vận động, di chuyển với tư thế nghiêng người sang một bên hoặc cúi người xuống đất

7. Chèn ép tủy thắt lưng cùng

Nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, bệnh thoái hóa cột sống lưng có thể nhanh chóng tiến triển và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị chèn ép tủy thắt lưng cùng. Đồng thời dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác, điển hình như bại chân và tàn phế.

Biện pháp ngăn ngừa biến chứng do thoái hóa cột sống cổ, lưng

Để giảm nguy cơ phát sinh biến chứng, bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng, cổ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Khám sức khỏe khi triệu chứng đau nhức hoặc một số biểu hiện bất thường khác xuất hiện. Điều này giúp bệnh nhân kịp thời phát hiện, chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị thoái hóa cột sống của bác sĩ chuyên khoa, nên điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa khi cần thiết. Người bệnh tránh chủ quan, không được tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.
  • Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và kiểm soát tốt bệnh lý. Đồng thời sớm áp dụng những biện pháp xử lý khi phát sinh biến chứng.
  • Kiểm soát cân nặng. Nên giảm cân khi cân nặng vượt mức để giảm bớt áp lực cho cột sống, phòng ngừa bệnh tiến triển.
  • Thường xuyên áp dụng các bài tập chữa thoái hóa cột sống lưng, cổ. Những bài tập này có khả năng cải thiện triệu chứng (đau nhức, cứng khớp, tê bì…), tăng khả năng vận động, kiểm soát tình trạng thoái hóa cột sống và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia. Vì những sản phẩm này có thể làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và xương khớp, hỗ trợ chữa lành tổn thương và làm chậm quá trình thoái hóa. Điển hình như thực phẩm giàu canxi, vitamin, thực phẩm giàu mangan và axit béo omega-3.
  • Thường xuyên nghỉ ngơi, không mang vác vật nặng và không lao động gắng sức. Ngoài ra người bệnh cần tránh thực hiện những tư thế sai trong lao động.
  • Ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, nên kiểm soát stress, tránh căng thẳng đầu óc.
Thường xuyên áp dụng các bài tập chữa thoái hóa cột sống lưng, cổ
Thường xuyên áp dụng các bài tập phù hợp để giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng do thoái hóa cột sống cổ, lưng

Bài viết là thông tin cơ bản về những biến chứng thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống cổ, lưng và biện pháp phòng ngừa. Nhìn chung, các biến chứng dễ xuất hiện và có mức độ nghiêm trọng cao. Chính vì thế, người bệnh cần khám sức khỏe và điều trị thoái hóa cột sống đúng với phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Điều này giúp sớm kiểm soát bệnh lý và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng nghiêm trọng.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Cột Sống Có Châm Cứu Được Không​
Câu hỏi thoái hóa cột sống có châm cứu được không​ đang thu hút sự quan tâm của nhiều người trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị hỗ trợ. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Xương khớp sẽ ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Lưng Có Chữa Được Không
Thoái hóa cột sống lưng có chữa được không, chăm sóc và điều trị như thế nào hiệu quả là thắc mắc chung của các bệnh nhân. Đây là bệnh xương khớp nghiêm trọng, tiến triển theo thời gian, thường ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Nên Chạy Xe Đạp Không
Nếu đang thắc mắc thoái hóa cột sống có nên chạy xe đạp không, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin trong bài viết để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Tập luyện ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Nếu thắc mắc thoái hóa cột sống có quan hệ được không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết bên dưới. Việc sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi phù hợp là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Tập Yoga Được Không
Thoái hóa cột sống là một bệnh lý phổ biến gây ra đau nhức và hạn chế vận động. Câu hỏi "Thoái hóa cột sống có tập yoga được không?" thường được đặt ra bởi nhiều người bệnh. Bài viết ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua