Bị Đau Xương Cụt Ở Nam Giới: Nguyên Nhân và Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bị đau xương cụt ở nam giới có thể là do ngồi trong một tư thế quá lâu, té ngã hoặc thường xuyên lặp lại các hoạt động trong một thời gian kéo dài. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số điều kiện sức khỏe, bao gồm các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân để có kế hoạch điều trị phù hợp.

bị đau xương cụt ở nam giới
Đau xương cụt ở nam giới có thể là do té ngã, chấn thương do hoạt động lặp lại hoặc các bệnh lý liên quan khác

Nguyên nhân đau xương cụt ở nam giới

Xương cụt là xương nằm ở cuối cột sống, được tạo thành từ ba đến năm xương nhỏ, được gọi là đốt sống xương cụt. Xung quanh xương cụt có nhiều cơ, gân, dây chằng để kết nối xương này với cơ.

Đau xương cụt có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với nhiều người, cơn đau có thể là đau nhói, đau nhẹ hoặc đau âm ỉ theo từng cơn. Một số người bệnh có thể bị đau dữ dội, đau âm ỉ và đau lan sang các khu vực khác, chẳng hạn như mông.

Ở nam giới, đau xương cụt có thể xuất hiện khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Đôi khi đi tiêu, quan hệ tình dục cũng có thể dẫn đến đau xương cụt. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến có thể khiến nam giới bị đau xương cụt và các biện pháp cải thiện cơn đau, người bệnh có thể tham khảo để có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.

1. Nguyên nhân phổ biến

Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau xương cụt ở cả nam và nữ là do chấn thương. Té ngã, va chạm hoặc bị tấn công vào xương cụt có thể dẫn đến tổn thương và gây đau. Ngoài ra, chấn thương cũng có thể xảy ra theo thời gian, do các hoạt động lặp lại thường xuyên.

Đôi khi bị đau xương cụt ở nam giới có thể liên quan đến các chấn thương ở cơ, gân, dây chằng và các tổ chức mô mềm khác ở khu vực này.

Bị đau xương gần hậu môn
Té ngã là nguyên nhân phổ biến nhất có thể khiến nam giới bị đau xương cụt

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau xương cụt bao gồm:

  • Chấn thương cấp tính: Chấn thương cấp tính, chẳng hạn như té dập mông khi trượt tuyết, đi cầu thang, đều có thể dẫn đến đau xương cụt. Ngoài ra, té ngã cũng có thể dẫn đến viêm hoặc căng các cấu trúc xung quanh xương cụt và dẫn đến đau đớn.
  • Chấn thương lặp lại thường xuyên: Các hoạt động như đi xe đạp, cưỡi ngựa thường xuyên có thể khiến nam giới bị đau xương cụt theo thời gian. Các hoạt động này có thể gây áp lực hoặc ma sát lên xương cụt và dẫn đến đau. Nam giới cũng có thể bị đau xương cụt khi ngồi trên bề mặt cứng trong một thời gian dài.
  • Bệnh thoái hóa khớp: Sự hao mòn do các chuyển động lặp lại thường xuyên có thể dẫn đến viêm xương khớp ở xương cụt. Tình trạng này thường gây đau thắt lưng, đau xương cụt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bình thường của người bệnh.
  • Hình thái xương cụt độc đáo: Xương cụt là một xương độc đáo và có thể khác nhau ở mỗi người. Một số nam giới có thể có xương cụt vợi hình thái đặc biệt, điều này làm tăng nguy cơ hình thành gai xương. Các gai này có thể gây chèn ép các mô mỡ hoặc ma sát với ghế, bề mặt ngồi và gây đau.
  • Cong vẹo cột sống: Vẹo cột sống là tình trạng cột sống có đường cong bất thường. Điều này có thể dẫn đến xương cụt ở một số nam giới.
  • Đau dây thần kinh: Có một bó dây thần kinh nằm ở phía trước ở trên của xương cụt. Đôi khi các dây thần kinh này có thể hoạt động quá mức, bị kích thích và dẫn đến đau xương cụt ở nam giới.
  • Co thắt cơ sàn chậu: Xương cụt là nơi bám vào của một số lớp cơ sàn chậu. Do đó, một số tình trạng gây co thắt cơ sàn chậu có thể khiến nam giới bị đau xương cụt. Ngoài ra, tình trạng cơ thắt cơ sàn chậu cũng có thể gây thắt lưng, đau trực tràng hoặc đau lan xuống mông.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Đôi khi tình trạng bị đau xương cụt ở nam giới có thể xuất phát từ các bệnh lý ở các khu vực khác trong cơ thể. Các tình trạng phổ biến bao gồm:

Bài tập chữa đau xương cụt
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây đau thắt lưng lan xuống mông và xương cụt
  • Bệnh cột sống thắt lưng, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dẫn đến đau xương cụt.
  • Các bệnh cơ quan vùng chậu chẳng hạn như viêm tuyến tiền liệt có thể khiến nam giới bị đau xương cụt.
  • Đau trực tràng fugax hay đau hậu môn là những cơn đau dữ dội thoáng qua, thường được gây ra bởi sự chèn ép của các dây thần kinh ở lưng và dẫn đến đau xương cụt.

3. Các nguyên nhân hiếm gặp

Đôi khi có một số nguyên nhân hiếm gặp có khiến dẫn đến tình trạng đau xương cụt ở nam giới. Mặc dù hiếm gặp, tuy nhiên các nguyên nhân này thường nghiêm trọng và cần được điều trị y tế khẩn cấp.

Bị đau xương cụt sau khi quan hệ
Đôi khi đau xương cụt ở nam giới có thể liên quan đến ung thư hoặc nhiễm trùng

Cụ thể các nguyên nhân hiếm gặp bao gồm:

  • Ung thư: Trong một số nguyên nhân hiếm hoi và ít phổ biến, ung thư di căn xương có thể ảnh hưởng đến xương cụt và gây đau đớn. Ở nam giới, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết là nguyên nhân phổ biến nhất.
  • Khối u nguyên phát ở xương cụt: Đôi khi ung thư xương có thể xuất hiện ở xương cụt, dẫn đến đau đớn và một số dấu hiệu khác. Tuy nhiên tình trạng này cũng rất hiếm gặp.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng, viêm xương cụt hoặc viêm tủy xương có thể dẫn đến đau xương cụt ở nam giới. Các triệu chứng báo gồm sưng tấy, đỏ, nóng ở xương cụt và có mủ hình thành.

Nhiễm trùng và ung thư là những nguyên nhân không hiếm gặp có thể dẫn đến đau xương cụt ở nam giơi. Các tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, do đó người bệnh nên có kế hoạch chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bị đau xương cụt ở nam giới khi nào cần thăm khám?

Thông thường đau xương cụt không quá nghiêm trọng và có thể tự cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây cản trở sinh hoạt hàng ngày
  • Cơn đau không được cải thiện ngay cả khi cố gắng điều trị
  • Có một khối u trên xương cụt
  • Bị sốt, nổi mẩn đỏ, sưng tấy, chảy dịch ở xương cụt hoặc khu vực xung quanh

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra sức khỏe hoặc thực hiện các kiểm tra liên quan để xác định nguyên nhân gây đau.

Chẩn đoán đau xương cụt ở nam giới

Đau xương cụt ở nam giới được chẩn đoán bằng cách kiểm tra tiền sử y tế và khám sức khỏe. Hai phương pháp này được thực hiện để đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau và đánh giá các lựa chọn điều trị. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm chẩn đoán.

1. Kiểm tra sơ bộ

Bác sĩ có thể trao đổi với người bệnh về lịch sử y tế để các định các triệu chứng liên quan đến cơn đau xương cụt. Bác sĩ cũng có thể hỏi về môi trường sống, thói quen, chẳng hạn như chấn thương gân đây hoặc các môn thể thao tập luyện.

Hình ảnh xương cụt
Bác sĩ có thể kiểm tra tiền sử bệnh lý, chấn thương và thói quen sinh hoạt để xác định nguyên nhân gây đau xương cụt

Sau khi thu thập bệnh sử, bác sĩ sẽ bắt đầu khám xương cụt thông qua các thao tác như:

  • Sờ nắn để kiểm tra độ căng cục bộ: Bác sĩ sẽ dùng tay để sờ nắn, xác định xương cụt để kiểm tra vị trí đau và mức độ đau. Sờ nắn cũng có thể xác định được các gai xương cụt tiềm ẩn, u nang và các khối u.
  • Khám trực tràng: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đưa tay vào bên trong trực trực để đánh giá độ căng của xương cụt, tình trạng lệch khớp hoặc các khối u xung quanh.

2. Xét nghiệm chẩn đoán

Thông thường các xét nghiệm chẩn đoán là không cần thiết đối với tình trạng đau xương cụt. Tuy nhiên nếu cơn đau dữ dội, không ngừng, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm để xác định nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp nhất. Các xét nghiệm thường bao gồm:

đau xương cụt ở nam
Hình ảnh X – quang có thể giúp bác sĩ xác định các vấn đề bất thường ở xương cụt
  • Xét nghiệm hình ảnh X – quang cột sống: Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – quang khi người bệnh ngồi và đứng để xác định góc xoay của khung xương chậu cũng như sự thay đổi của xương cụt từ tư thế ngồi sang đứng. Nếu góc xương cụt vượt qua mức bình thường (từ 5 đến 25 độ) chuyển động xương cụt là quá nhiều và có thể dẫn đến đau.
  • Chụp CT hoặc MRI: Hình ảnh CT và MRI có thể xác định được tình trạng gãy xương, khối u hoặc lệch xương cụt.

Trong một số trường hợp không phổ biến, xét nghiệm máu có thể được thực hiện để xác định tình trạng nhiễm trùng hoặc khối u. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm phân để xác định các nguyên nhân tiêu hóa.

Điều trị tình trạng bị đau xương cụt ở nam giới

Hầu hết các trường hợp đau xương cụt ở nam giới được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống. Quá trình này có thể mất một thời gian để mang lại hiệu quả cải thiện cơn đau. Trong trường hợp cơn đau trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị y tế phù hợp khác.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn đau, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị như sau:

1. Thay đổi lối sống

Có một số biện pháp điều trị tình trạng đau xương cụt ở nam giới mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Các phương pháp này có thể giúp giảm đau, tránh chấn thương thêm và phục hồi khả năng hoạt động bình thường của người bệnh.

điều trị đau xương cụt tại nam
Sử dụng đệm mềm khi ngồi có thể giúp áp lực lên xương chậu và cải thiện cơn đau
  • Tránh ngồi lâu: Khi ngồi người bệnh nên hơi nghiêng người về phía trước để tránh gây áp lực lên xương cụt. Ngoài ra, nên ngồi trên các đệm mềm, hoặc gối hình donut. Đây là những chiếc đệm tròn có lỗ ở trung tâm, để giúp xương cụt không chạm vào mặt phẳng ngồi, giảm áp lực và giảm đau.
  • Chườm đá hoặc chườm nóng: Chườm đá lên xương cụt trong 10 – 15 phút mỗi lần và khoảng 4 – 5 lần mỗi ngày có thể cải thiện cơn đau. Người bệnh nên thực hiện biện pháp liên trong 3 ngày sau khi bị đau xương cụt để giảm đau.
  • Tránh táo bón: Táo bón có thể khiến tình trạng đau nhức xương cụt trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nam giới bị đau xương cụt nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước. Điều này có thể giúp phần mềm hơn và giúp đi tiêu hơn.

Hầu hết các nguyên nhân gây đau xương cụt đều có thể được điều trị tại nhà. Tránh ngồi lâu, dùng đệm khi ngồi, chườm nóng, chườm đá và thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để tránh táo bón có thể cải thiện các triệu chứng đau xương cụt hiệu quả.

2. Thuốc điều trị đau xương cụt

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) tại chỗ hoặc đường uống. Các loại thuốc này có tác dụng chống viêm và giảm đau.

Nếu cơn đau không được cải thiện sau thời gian điều trị tại nhà, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau mạnh hơn. Đôi khi bác sĩ cũng có thể tiêm steroid vào khớp hoặc dây chằng xung quanh xương cụt để giúp kiểm soát cơn đau.

Nếu cơn đau liên quan đến gai xương hoặc u nang xung quanh xương cụt, bác sĩ có thể tiêm thuốc giảm viêm vào xương cụt để giảm các tín hiệu đau.

Nguyên nhân nhiễm trùng có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trong các trường hợp có mủ hoặc chất dịch nhầy, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật dẫn lưu.

3. Vật lý trị liệu

Nếu cơn đau xương cụt ở nam giới là do cơ thắt cơ sàn chậu, vật lý trị liệu có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Các phương pháp bao gồm:

xoa bóp xương khớp
Bác sĩ hoặc chuyên gia xương khớp có thể xoa bóp để cải thiện cơn đau ở xương cụt và giúp người bệnh thư giãn
  • Massage: Đau xương cụt có thể được giảm bớt hoặc thuyên giảm bằng cách xoa bóp các cơ sàn chậu gắn vào xương cụt. Các cơ căng ở khu vực này có thể gây căng thẳng cho dây chằng và các khớp xương cùng, dẫn đến hạn chế khả năng vận động ở xương cụt. Người bệnh có thể tự xoa bóp xương cụt tại nhà hoặc đến cơ sở y tế đề được chăm sóc bởi bác chuyên môn.
  • Kéo giãn xương cụt: Nhẹ nhàng kéo giãn các dây thần kinh gắn với xương cụt có thể giảm căng cơ ở xương cụt và giảm đau. Bác sĩ vật lý trị liệu hoặc chuyên gia nắn khớp xương có thể tiến hành kéo giãn xương cụt để giảm đau. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện các bài tập kéo giãn tại nhà để cải thiện các triệu chứng.
  • Đơn vị TENS: Bộ kích thích thần kinh điện qua da (TENS) áp dụng kích thích điện để can thiệp vào việc truyền các tín hiệu đau từ xương cụt để não. Biện pháp này phù hợp với những bệnh nhân không muốn sử dụng thuốc hoặc không đáp ứng với các biện pháp tự chăm sóc. Có nhiều thiết bị TENS khác nhau, một số sử dụng kích thích tần số cao trong thời gian ngắn và một số kích thích tần số thấp để người bệnh có thể sử dụng lâu hơn.

Sau khi giảm đau, người bệnh nên tiến hành vận động, thực hiện các bài tập tác động thấp hàng ngày để tăng cường chất dinh dưỡng đến khu vực xương cụt và khuyến khích cơ thể giảm đau tự nhiên.

Nếu các phương pháp điều trị phi phẫu thuật không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật xương cụt thường không phổ biến và chỉ được thực hiện cho các trường hợp cực kỳ nghiêm trọng.

4. Phẫu thuật cắt bỏ xương cụt

Đau với tình trạng bị đau xương cụt ở nam giới dai dẳng, không đáp ứng phương pháp tự chăm sóc hoặc dùng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ xương cụt. Phẫu thuật cũng được chỉ định cho các trường hợp ung thư, khối u hoặc u nang ở xương cụt.

Phẫu thuật cắt bỏ xương cụt hiếm khi được thực hiện. Ngoài ra, quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật thường kéo dài và có thể gây không thoải mái cho người bệnh.

Thông thường thuốc giảm đau và các biện pháp chăm sóc tại nhà là đủ để cải thiện tình trạng đau xương cụt ở nam giới. Tuy nhiên, nếu cần thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Đau xương cụt ở nam giới có ngăn ngừa được không?

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau xương cụt không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên người bệnh có thể thực hiện nhiều phương pháp bảo vệ xương cụt, chẳng hạn như sử dụng đồ bảo hộ khi chơi thể thao, sử dụng đệm mềm khi ngồi, duy trì vận động thể chất phù hợp và ngăn ngừa các nguy cơ té ngã, chấn thương.

Đau xương cụt ở nam giới có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do thoái hóa. Tuy nhiên, tình trạng này cũng xảy ra do chấn thương đột ngột hoặc căng thẳng lặp lại thường xuyên. Còi xương, đau dây thần kinh và các vấn đề khác ở cơ sàn chậu cũng có thể dẫn đến đau xương cụt. Đôi khi đau xương cụt cũng xảy ra do ung thư hoặc nhiễm trùng, tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.

Đau xương cụt ở nam giới thường được điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua