Bị đau nhói ở lòng bàn chân: Nguyên nhân và cách trị
Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đau nhói ở lòng bàn chân. Tuy nhiên hầu hết đều liên quan đến dây thần kinh và cơ bàn chân. Thông thường cơn đau có thể nhanh chóng thuyên giảm khi nghỉ ngơi, chườm lạnh và hạn chế áp lực lên chân tổn thương. Trong nhiều trường hợp khác, người bệnh cần dùng thuốc kết hợp bài tập kéo giãn hoặc phẫu thuật để điều trị.
Bị đau nhói ở lòng bàn chân do đâu?
Dựa trên giải phẫu học, cấu tạo của bàn chân khá phức tạp. Mỗi bàn chân gồm 26 xương, 30 khớp, dây chằng, gân và gần 100 cơ. Sự kết nối của các bộ phận cho phép bàn chân cân bằng trọng lượng và hấp thụ lực từ các bước đi. Đồng thời giúp đứng thẳng và thực hiện các hoạt động sinh hoạt.
Tuy nhiên do chịu nhiều áp lực và có cấu trúc phức tạp nên lòng bàn chân dễ bị tổn thương kèm theo cảm giác đau nhói khi có yếu tố tác động. Mặt khác, nếu có biến chứng hoặc chấn thương ở chân, tình trạng kích ứng và đau bàn chân có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi người bệnh đứng.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đau nhói ở lòng bàn chân:
1. Viêm cân gan bàn chân
Viêm cân gan bàn chân là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhân bị đau nhói ở lòng bàn chân. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng mô dọc theo vòm chân, kết nối xương gót chân với ngón chân (cơ bàn chân) bị viêm.
Tình trạng viêm khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhói ở gót chân hoặc/ và phần dưới. Cơn đau thường sắc nét và nặng nề nhất khi đứng lên và bước đi sau khi ngủ dậy. Thông thường người bệnh sẽ được dùng thuốc kết hợp chăm sóc, vật lý trị liệu để điều trị.
2. Đau cổ chân
Đau cổ chân được xác định là nguyên nhân tiềm ẩn khiến bệnh nhân bị đau nhói ở lòng bàn chân. Đối với trường hợp này, đau và viêm sẽ bắt đầu từ bóng bàn chân, sau đó lan rộng xuống vòm chân.
Bất cứ ai cũng có thể bị đau cổ chân. Tuy nhiên cơn đau sẽ phổ biến hơn ở những người thường xuyên vận động mạnh khiến lòng bàn chân căng thẳng. Cụ thể như vận động viên chạy, nhảy xa hoặc nhảy cao. Thông thường đau bàn chân sẽ biến mất sau vài ngày nghỉ ngơi.
3. U thần kinh Morton
U thần kinh Morton là vị trí mà những dây thần kinh của bàn chân bị tổn thương hoặc kích thích. Điều này khiến mô xung quanh các dây thần kinh dày lên kèm theo cảm giác đau nhói và tê ở ngón chân, lòng bàn chân.
Các triệu chứng nhận biết u thần kinh Morton gồm đau nhói, tê, bỏng rát, sờ thấy cục u nhỏ hoặc cảm giác như có cục u dưới bàn chân.
4. Bong gân ở chân
Bong gân cũng là nguyên nhân gây đau nhói ở lòng bàn chân. Đây là tình trạng rách hoặc căng giãn quá mức của dây chằng sau chấn thương hoặc do chịu nhiều áp lực. Điều này khiến bệnh nhân bị đau ở lòng bàn chân, đôi khi đau toàn bộ bàn chân kèm theo bầm tím và sưng to.
5. Gãy xương
Gãy xương bàn chân có thể là nguyên nhân gây đau nhói ở lòng bàn chân. Đây là tình trạng nứt/ gãy hoàn toàn một trong các xương thuộc bàn chân. Gãy xương thường xảy ra khi có va đập mạnh, chấn thương hoặc bàn chân chịu một lực lớn.
Đối với trường hợp gãy xương, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức nặng nề, đau thấu trong xương ngay khi tổn thương xảy ra. Điều này khiến người bệnh co rút chân, không thể cử động và đứng dậy. Cơn đau thường kèm theo sưng và bầm tím sau khi xương gãy.
6. Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bệnh nhân có thể bị đau nhói ở lòng bàn chân do bệnh lý thần kinh ngoại biên. Đối với trường hợp này hệ thống dây thần kinh kết nối ngón chân và bàn chân với não bị kích ứng, hoạt động sai hoặc tổn thương. Từ đó tạo ra những cơn đau nhức nghiêm trọng, phức tạp và khó kiểm soát.
Đau nhức do bệnh lý thần kinh ngoại biên thường xảy ra do bệnh tật và chấn thương. Hầu hết các trường hợp đều bị đau kèm theo cảm giác bỏng rát, ngứa ran và khó chịu như dao đâm.
7. Nổi mụn cóc ở lòng bàn chân
Cảm giác đau nhói có thể xảy ra khi lòng bàn chân nổi mụn cóc. Bệnh lý này khiến cấu trúc bên trong da thay đổi, làm một hoặc nhiều mảng da dưới lòng bàn chân bị khô và gồ lên dạng nốt.
Mụn cóc nổi trên những điểm chịu lực khiến lòng bàn chân đau nhói khi đứng lâu hoặc đi bộ. Để điều trị, người bệnh cần tiến hành tiểu phẫu loại bỏ mụn cóc.
8. Hội chứng đường hầm cổ chân
Dây thần kinh chày sau ở mắt cá chân, đi qua ống xơ xương. Sau đó phân chia thành dây thần kinh gan chân trong và dây thần kinh gan chân ngoài. Chúng có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu từ bàn chân, ngón chân đến não và ngược lại.
Hội chứng đường hầm cổ chân là tình trạng đau nhức dọc theo đường đi của dây thần kinh chày sau. Cơn đau thường nghiêm trọng, khó kiểm soát và lan tỏa toàn bộ lòng bàn chân.
Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh trong đường hầm cổ chân bị tổn thương do chèn ép. Thông thường đau lòng bàn chân do hội chứng đường hầm cổ chân kèm theo cảm giác châm chích, tê bì, ngứa ran và khó chịu.
9. Căng cơ ở bàn chân
Căng cơ ở bàn chân xảy ra khi các cơ thuộc bàn chân bị căng giãn quá mức do chấn thương, bàn chân lật vào trong khi vận động, lòng bàn chân chịu áp lực lớn. Tình trạng này khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhói ở lòng bàn chân kèm theo co cứng, sưng, khó cử động. Tuy nhiên cơn đau có thể nhanh chóng thuyên giảm khi dùng thuốc hoặc chườm lạnh và nghỉ ngơi.
10. Cấu tạo bàn chân bẹt
Ở những người bình thường, vòm chân sẽ có cấu tạo hình cung. Điều này giúp áp lực từ trọng lượng được phân bố đều ở cả hai bên. Đồng thời giúp con người đứng vững và thực hiện linh hoạt các hoạt động.
Đối với những bệnh nhân có dị tật bàn chân bẹt, vòm chân sẽ có cấu tạo như một mặt phẳng. Từ đó khiến các xương ở cẳng chân xoay chuyển, khớp háng và cột sống bị lệch, cơ thể mất cân bằng. Điều này tạo ra cơn đau ở lòng bàn chân, mắt cá và nhiều vị trí khác của cơ thể.
11. Một số nguyên nhân khác
Bị đau nhói ở lòng bàn chân có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác, bao gồm:
- Biến chứng thần kinh ở bệnh nhân bị tiểu đường
- Chấn thương lòng bàn chân
- Thường xuyên mang giày cao gót, giày có đế cứng hoặc quá nhỏ
- Viêm khớp
- Đau khớp bàn ngón chân
- Vòm chân cao
- Thừa cân béo phì
Bị đau nhói ở lòng bàn chân – Khi nào gặp bác sĩ?
Cơn đau ở lòng bàn chân thường chỉ thoáng qua và có thể không cần điều trị y tế. Tuy nhiên nếu đau liên tục vài ngày hoặc đau nhức dữ dội làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng.
Ngoài ra người bệnh cũng nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi:
- Cơn đau tái phát hoặc ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
- Cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 tuần điều trị tại nhà.
- Đau ở lòng bàn chân kèm theo mất cảm giác hoặc ngứa ran.
- Buồn nôn, chóng mặt, sưng hoặc sốt có liên quan đến cơn đau ở lòng bàn chân
- Bị tiểu đường. Bởi những vấn đề ở chân thường nặng nề hơn đối với những bệnh nhân bị tiểu đường.
- Đau nhức nghiêm trọng ở lòng bàn chân sau một chấn thương hoặc tai nạn.
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau nhói ở lòng bàn chân
Để chẩn đoán nguyên nhân gây đau nhói ở lòng bàn chân, bác sĩ sẽ bắt đầu thăm khám sức khỏe, xác định mức độ đau và độ nhạy cảm của lòng bàn chân. Thông thường người bệnh sẽ được yêu cầu mô tả triệu chứng khi bác sĩ chạm vào chân, yêu cầu đi lại và duỗi các ngón chân.
Ngoài ra trong thời gian thăm khám, bác sĩ sẽ quan sát, tìm kiếm những biểu hiện bên ngoài như sưng tấy, viêm, bầm tím, các chấn thương, móng chân mọc ngược… để góp phần chẩn đoán nguyên nhân gây đau.
Sau khi khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán để quan sát xương, khớp và mô mềm trong bàn chân. Từ đó xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả.
Một số kỹ thuật chẩn đoán thường được chỉ định:
- Xét nghiệm máu
- Chụp X-quang
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Siêu âm
Điều trị đau nhói ở lòng bàn chân
Thông thường những người bị đau nhói ở lòng bàn chân sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc, dùng liệu pháp hoặc thuốc trong 2 tuần trước khi áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
1. Biện pháp chăm sóc
Một số biện pháp chăm sóc có thể giúp bạn giảm đau hiệu quả, bao gồm:
- Chườm lạnh: Chườm lạnh phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhói ở lòng bàn chân sau chấn thương, đau do viêm và bong gân. Biện pháp này có tác dụng giảm viêm, sưng và đau nhức hiệu quả. Hướng dẫn: Dùng khăn bông hoặc túi vải chứa đầy đá lạnh, đặt lên lòng bàn chân trong 15 phút, mỗi ngày 4 lần.
- Nghỉ ngơi: Đối với chân, người bệnh cần tránh đi lại, vận động nhiều hoặc thực hiện những động tác làm tăng áp lực lên bàn chân đau. Thay vào đó, người bệnh nên nghỉ ngơi, đặt một chiếc gối dưới mắt cá để nâng chân đau cao hơn tim. Điều này giúp hỗ trợ giảm đau và hạn chế tổn thương tiến triển.
- Cố định chân: Nẹp chân có thể được sử dụng để cố định bên chân đau trong khi ngủ và nghỉ ngơi. Biện pháp này giúp ổn định cấu trúc khớp, cơ và dây chằng, hạn chế những hoạt động làm tăng tổn thương. Đồng thời cải thiện cơn đau hiệu quả.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bệnh nhân bị đau nhói ở lòng bàn chân được khuyên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có thể duy trì hệ xương khắc khỏe, tăng độ dẻo dai của cơ, dây chằng. Đồng thời tăng khả năng chống viêm và làm dịu cơn đau. Ngoài ra nước chanh, thực phẩm có nghệ và chất chống oxy hóa cũng được khuyên bổ sung hàng ngày. Vì những loại thực phẩm này có thể giúp giảm viêm cho cơ thể, hạn chế triệu chứng sưng nóng ở lòng bàn chân.
- Bài tập kéo giãn: Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn một số bài tập kéo giãn cho bệnh nhân bị đau nhói lòng bàn chân do viêm gan bàn chân. Biện pháp này giúp cải thiện độ chắc khỏe và dẻo dai cho cơ, xương. Đồng thời ổn định khớp, giúp giảm đau và tăng khả năng vận động cho bệnh nhân.
2. Liệu pháp bổ sung
Xoa bóp và châm cứu có thể được thực hiện trong quá trình điều trị đau ở lòng bàn chân.
- Xoa bóp: Nhẹ nhàng xoa bóp lòng bàn chân giúp tăng lưu thông máu, đả thông kinh mạch, giảm đau nhức, co cứng và khó chuyển động bàn chân. Vì thế biện pháp này nên được thực hiện mỗi ngày 15 phút để cải thiện cơn đau.
- Châm cứu: Một số nghiên cứu cho thấy, liệu pháp châm cứu giúp giảm đau lòng bàn chân hiệu quả, đặc biệt là đau do viêm cân gan chân. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp giảm đau tạm thời và cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao.
3. Sử dụng thuốc
Nếu cơn đau không thuyên giảm sau nhiều ngày chăm sóc và trị liệu, bệnh nhân có thể được yêu cầu điều trị với những loại thuốc sau:
- Tylenol (acetaminophen): Tylenol được dùng phổ biến cho những người bị đau nhói ở lòng bàn chân. Đây là thuốc giảm đau không kê đơn, có tác dụng giảm đau, sưng và hạ sốt.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID được dùng cho những trường hợp có cơn đau nghiêm trọng hơn. Thuốc này có tác dụng giảm đau (ở mức trung bình) và điều trị sưng viêm.
- Thuốc giảm đau nhóm Opioid: Một số thuốc giảm đau nhóm Opioid như Oxycodone hoặc Hydrocodone được dùng cho những cơn đau nặng và có biến chứng bàn chân nghiêm trọng. Thuốc có khả năng giảm đau nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên Opioid chỉ được dùng khi cần thiết và dùng theo quy định để tránh nghiện.
- Tiêm cortison: Tiêm cortison sẽ được chỉ định nếu điều trị bảo tồn thất bại ở những bệnh nhân bị u thần kinh và viêm cân gan chân. Thuốc này có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh.
3. Tích cực bổ sung dưỡng chất thông qua các dòng sản phẩm viên uống
Hiện nay, một số sản phẩm tốt cho xương khớp và sức khỏe được chuyên gia khuyên dùng hàng đầu mà bạn đọc có thể tham khảo như:
Viên uống Hoạt huyết Phục cốt hoàn
Sản phẩm bào chế từ thảo dược quý thiên nhiên đảm bảo tiêu chuẩn GACP kết hợp quy trình đóng gói khép kín đảm bảo tính an toàn cao. Đặc biệt về công dụng, sản phẩm vừa đẩy lùi, vừa phòng ngừa các bệnh về xương khớp từ đó góp phần trả lại cuộc sống bình thường cho người bệnh.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng các bệnh lý liên quan đến sức khỏe xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, đau khớp, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp…
- Bổ sung chất nhầy dịch khớp giúp tăng hiệu quả hoạt động khớp, tái tạo sụn khớp từ đó thúc đẩy khớp khỏe mạnh và vận động linh hoạt.
- Cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch cho cơ thể từ đó vừa cải thiện, vừa phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Giá bán tham khảo: Hoạt huyết Phục cốt hoàn hiện nay đang được bán với giá 750.000đ
5. Điều trị ngoại khoa
Một thủ thuật có thể được chỉ định cho những bệnh nhân bị đau nhói lòng bàn chân do mụn cóc. Phương pháp này giúp loại bỏ phần da tổn thương, kích thích tái tạo tế bào mới. Từ đó điều trị và ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Phẫu thuật ít khi được chỉ định cho những trường hợp đau lòng bàn chân do viêm, chấn thương, u thần kinh, bệnh lý thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên phương pháp này có thể cần thiết cho những người bị gãy xương, dây thần kinh bị chèn ép và thất bại trong điều trị bảo tồn.
Mặc dù xảy ra bởi nhiều nguyên nhân nhưng hầu hết các trường hợp bị đau nhói ở lòng bàn chân đều có đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn. Vì thế để sớm khắc phục tình trạng, người bệnh nên thăm khám và áp dụng các phương pháp thích hợp ngay khi cơn đau xuất hiện. Bệnh nhân không nên chậm trễ trong quá trình điều trị để tránh đau mãn tính và phát sinh những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Tham khảo thêm:
Đọc hơi dài nên bạn có thể cắt bớt ạ nhưng nếu bài này bắt buộc như thế thì cho mình xin lỗi ạ! Mình cảm ơn nhiều ạ! Bài thì khá ok và mình làm cũng rất hiệu quả ạ! Mình cảm cảm ơn rất nhiều
Tiêm cortison liệu có gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không mọi người nhỉ ?