Viêm Khớp Háng Ở Trẻ Em

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên môn: , Đau lưng, Loãng xương, Thoái hóa cột sống, Viêm đau khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm khớp háng ở trẻ em thường xảy ra ở những trẻ từ 7 – 14 tuổi. Bệnh thể hiện cho tình trạng sưng, có ổ viêm lớn ở khớp háng kèm theo đau nhức khó chịu. Để chẩn đoán và điều trị, trẻ cần được kiểm tra kỹ lưỡng và áp dụng đúng các phương pháp điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm khớp háng ở trẻ em
Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị viêm khớp háng ở trẻ em

Viêm khớp háng ở trẻ em là gì?

Viêm khớp háng ở trẻ em là tình trạng một hoặc cả hai bên khớp háng xuất hiện ổ viêm lớn. Điều này khiến hệ xương suy yếu, vùng háng sưng tấy, nóng đỏ kèm theo đau nhức khiến trẻ khó đi đứng và vận động.

Đối với trẻ nhỏ, viêm khớp háng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên thường gặp ở những trẻ có tuổi từ 7 – 14 tuổi. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, bệnh có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng và đột ngột. Trong nhiều trường hợp khác, bệnh có những biểu hiện âm thầm và khó phát hiện.

Phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Việc thăm khám kỹ lưỡng và sớm phát hiện có thể dễ hàng hơn trong quá trình điều trị. Đồng thời nhanh đạt hiệu quả và hạn chế rủi ro.

Triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ em

Viêm khớp háng ở trẻ em thường không có biểu hiện trong giai đoạn khởi phát. Một số trường hợp chỉ thấy đi lại khó khăn, khó ngồi xổm, khó xoay khớp háng. Không có triệu chứng tại chỗ.

Tuy nhiên khi ổ viêm phát triển làm ảnh hưởng đến những cấu trúc xung quanh, trẻ có thể gặp một số triệu chứng nghiêm trọng sau:

Triệu chứng tại chỗ

  • Đau vùng háng. Cơn đau có thể lan xuống vùng đùi hoặc đầu gối
  • Đau âm ỉ hoặc đau nhói tùy theo mức độ tổn thương
  • Đau tăng dần theo thời gian
  • Có cảm giác đau nhói khi ấn vào khớp háng tổn thương
  • Sưng đỏ khớp háng
  • Sờ thấy có cảm giác nóng
  • Khó khăn khi đi lại hoặc thực hiện những hoạt động liên quan đến khớp háng
  • Thay đổi dáng đi (đi khập khiễng)

Triệu chứng toàn thân

  • Sốt
  • Quấy khóc ở trẻ nhỏ
  • Viêm nhiễm tai mũi họng
  • Rối loạn tiêu hóa
Viêm khớp háng ở trẻ em gây đau, sưng khớp kèm theo sốt cao
Viêm khớp háng ở trẻ em gây đau, sưng khớp kèm theo sốt cao, đôi khi viêm nhiễm tai mũi họng và rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ em

Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến trẻ bị viêm khớp háng. Tuy nhiên những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm:

  • Di truyền: Các nghiên cứu cho thấy những trẻ có ba hoặc mẹ bị viêm khớp háng, viêm khớp dạng thấp sẽ dễ bị viêm khớp háng hơn so với thông thường.
  • Chấn thương: Chấn thương do té ngã hoặc trật khớp nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp háng.
  • Nhiễm trùng: Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm virus, nấm và vi khuẩn dẫn đến viêm khớp háng.
  • Dị tật bẩm sinh: Sụn khớp khiếm khuyết và một số dị tật bẩm sinh khác có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động của xương và khiến khớp kém linh hoạt. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm khớp ở trẻ, bao gồm cả viêm khớp háng.
  • Trượt xương đùi: Trượt xương đùi là hiện tượng gãy dọc đĩa tăng trưởng bên dưới khớp bi của hông. Bệnh phổ biến ở những trẻ từ 8 đến tuổi thiếu niên và những người thừa cân béo phì. Các trường hợp trượt xương đùi thường được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể gây viêm khớp háng hoặc tăng nguy cơ trong những năm sau.
  • Thừa cân béo phì: Thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên khớp háng. Điều này xảy ra lâu ngày làm tăng nguy cơ viêm khớp háng ở trẻ em.
Viêm khớp háng ở trẻ em không được điều trị đúng cách có thể gây đau mãn tính
Viêm khớp háng ở trẻ em không được điều trị đúng cách hoặc chậm trễ có thể gây đau mãn tính, teo cơ, trật khớp…

Viêm khớp háng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng ở trẻ em có thể được điều trị khỏi nếu sớm phát hiện và can thiệp đúng cách. Tuy nhiên bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu. Điều này gây cản trở cho quá trình phát hiện và chẩn đoán sớm.

Mặt khác việc không sớm điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể làm phát sinh những vấn đề nghiêm trọng sau:

  • Xương yếu
  • Dễ trật khớp háng
  • Đau mãn tính
  • Teo cơ
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Giảm khả năng vận động
  • Dị tật vĩnh viễn

Vì thế để sớm khắc phục tình trạng và phòng ngừa rủi ro, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức nếu nhận thấy trẻ thay đổi dáng đi, thường xuyên quấy khóc do đau khớp hoặc có những biểu hiện bất thường liên quan đến khớp háng.

Cách chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em

Tương tự như người lớn, viêm khớp háng ở trẻ em sẽ được kiểm tra và đánh giá qua hai giai đoạn, bao gồm: Kiểm tra lâm sàng (triệu chứng, bệnh sử, chấn thương) và xét nghiệm hình ảnh.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Quá trình chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em và đánh giá mức độ nghiêm trọng có thể được dựa trên những bước thăm khám sau:

  • Kiểm tra bệnh sử và chấn thương
  • Kiểm tra vị trí, đặc tính của cơn đau và đánh giá mức độ nghiêm trọng
  • Các hành vi/ yếu tố làm tăng mức độ đau
  • Kiểm tra những biểu hiện ngoài khớp (sưng, đỏ, nóng…)
  • Kiểm tra triệu chứng toàn thân
  • Kiểm tra dáng đi, khả năng mở rộng khớp (dáng đi khập khiễng, thay đổi khả năng chịu đựng trọng lượng…)
  • Đánh giá khả năng vận động và một số động tác như nhảy một chân, ngồi xuống, đứng lên, ngồi xổm…
  • Xác định số lượng khớp tổn thương hoặc những vị trí bị ảnh hưởng
  • Kiểm tra sự không đối xứng, biến dạng khớp và chênh lệch chiều dài chân
  • Kiểm tra hành vi chuyển động bị động và chủ động

Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể kiểm tra và đánh giá thêm một số vấn đề sau:

  • Khám khớp xương cùng, đầu gối, bụng, cột sống thắt lưng để tìm kiếm những yếu tố ảnh hưởng và chẩn đoán phân biệt.
  • Kiểm tra tổng thể cơ xương khớp nếu tiền sử của trẻ có những triệu chứng viêm.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Để chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em, xác định mức độ nghiêm trọng và hướng điều trị, người bệnh sẽ được chỉ định các xét nghiệm hình ảnh dưới đây:

  • Xét nghiệm máu: Nếu có nghi ngờ viêm khớp háng ở trẻ em liên quan đến nhiễm trùng, người bệnh sẽ được lấy một mẫu máu nhỏ và đưa vào phòng xét nghiệm. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ kiểm tra số lượng và loại vi khuẩn. Đồng thời kiểm tra yếu tố dạng thấp, kháng thể kháng nhân, HLA-B27… Từ đó phân loại viêm khớp và xác định hướng điều trị.
  • Siêu âm: Mặc dù thiếu tính đặc hiệu về bệnh lý cơ bản nhưng siêu âm có thể được chỉ định để xác định tràn dịch do viêm. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ kiểm tra tình trạng tiết dịch bất thường ở khớp háng. Trong nhiều trường hợp, siêu âm còn được dùng để hướng dẫn chọc hút khớp háng.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang thể hiện những bất thường của xương . Từ đó phân biệt đau do viêm khớp háng với gãy xương.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính tạo hình ảnh đa mặt phẳng giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc xác định những vấn đề ở xương, khớp và mô mềm mà X- quang không thể thực hiện. Ngoài ra kỹ thuật này còn giúp xác định những tổn thương nhỏ hoặc nằm ở vị trí khó nhìn thấy. Từ đó chẩn đoán chính xác và lập phát đồ điều trị thích hợp cho từng thể trạng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ cung cấp độ tương phản của mô mềm, đồng thời tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc khớp. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng quan sát và đánh giá chi tiết hơn về sụn biểu mô, màng hoạt, dịch, màng xương, xương dưới sụn, tủy xương và khối u (nếu có). Từ đó chẩn đoán xác định và tìm kiểm nguyên nhân gây đau khớp háng.
  • Xạ hình xương: Xạ hình xương cho phép bác sĩ xác định những vùng tăng hoạt động của nguyên bào xương, khối u. Ngoài ra kỹ thuật này còn có khả năng xác định vị trí và mức độ nhiễm trùng. Đồng thời xác định những khu vực tổn thương xương nặng, điển hình như gãy xương do căng thẳng sớm.

3. Chẩn đoán phân biệt

Viêm khớp háng ở trẻ em thường được chẩn đoán phân biệt với những tình trạng sau:

Chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em
Chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em bằng cách kiểm tra triệu chứng, bệnh sử, chấn thương và xét nghiệm hình ảnh

Điều trị viêm khớp háng ở trẻ em

Hầu hết viêm khớp háng ở trẻ em cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị y tế. Tùy thuộc vào tình trạng (ổ viêm, triệu chứng), người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị với những phương pháp sau:

1. Sử dụng thuốc

Phần lớn trẻ em bị viêm khớp háng điều được hướng dẫn sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol và Tylenol là hai loại thuốc giảm đau thông thường được dùng phổ biến. Thuốc này phù hợp với những bệnh nhân có biểu hiện đau và sưng nhẹ, sốt. Cả Paracetamol và Tylenol đều có tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID được dùng để giảm đau, viêm và sưng ở khớp háng. Thuốc này có khả năng cắt giảm cơn đau ở mức trung bình. Tuy nhiên NSAID có thể gây nhiều tác dụng phụ nên chỉ được dùng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc kháng sinh/ kháng lao: Nếu viêm khớp háng ở trẻ em liên quan đến nhiễm khuẩn/ lao, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh/ kháng lao với liều lượng thích hợp để loại bỏ tác nhân.
  • Thuốc chống trầm cảm: Những loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng giảm đau, cải thiện giấc ngủ và an thần. Thuốc này phù hợp với những bệnh nhân bị viêm đau khớp háng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Corticoid: Corticoid có thể được chỉ định cho những trẻ bị viêm khớp háng tiến triển và không đạt hiệu quả khi sử dụng những loại thuốc nêu trên. Thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch, chống dị ứng, kháng viêm mạnh và giảm đau do viêm. Tuy nhiên việc dùng Corticoid cần được cân nhắc và chỉ dùng khi có chỉ định.

2. Vật lý trị liệu

Sau khi giảm viêm và sưng ở khớp, bệnh nhi sẽ được hướng dẫn vật lý trị liệu với các bài tập đơn giản. Phương pháp này giúp cải thiện các triệu chứng do viêm khớp háng ở trẻ em như đau, sưng, khó vận động.

Bên cạnh đó vật lý trị liệu còn có tác dụng thư giãn và tăng tính linh hoạt cho khớp, cải thiện khả năng vận động, mở rộng khớp háng. Đồng thời tăng lưu thông máu, giảm căng cơ và cứng khớp.

Để vật lý trị liệu an toàn và sớm đạt hiệu quả, phụ huynh cần cho trẻ luyện tập đúng sự hướng dẫn của chuyên gia.

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau và sưng, tăng tính linh hoạt cho khớp, cải thiện khả năng vận động và mở rộng khớp háng

3. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Để hỗ trợ giảm đau và điều trị viêm khớp háng ở trẻ em, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ áp dụng các biện pháp chăm sóc dưới đây:

  • Nghỉ ngơi

Khi bị viêm khớp háng kèm sưng và đau nhức nghiêm trọng, trẻ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Tránh vận động và đi lại nhiều để hạn chế tổn thương khớp, sưng và đau nhức nặng nề hơn.

Khi nghỉ ngơi, cơn đau sẽ được xoa dịu, khớp háng và các mô mềm xung quanh được thư giãn, giảm áp lực từ trọng lượng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho những tổn thương mau chóng lành.

Sau khi cơn đau thuyên giảm, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ đi lại và vận động nhẹ nhàng để phòng ngừa cứng khớp, khó phục hồi chức năng vận động.

  • Chườm đá

Chườm đá có thể mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị viêm khớp háng ở trẻ em. Biện pháp này có tác dụng giảm sưng, nóng đỏ, viêm và đau nhức xương khớp. Đồng thời giúp co mạch và co dây chằng để tăng tính liên kết giữa các đầu xương.

Biện pháp chườm đá nên được áp dụng trong những ngày đầu tổn thương khớp háng để tăng hiệu quả điều trị. Để chườm lạnh, bạn cần bọc 3 – 4 viên đá trong khăn, chườm lên vị trí đau trong 10 phút. Thực hiện từ 4 – 5 lần/ ngày.

  • Chườm ấm

Chườm ấm nên được thực hiện khi khớp háng đã giảm sưng. Biện pháp này có tác dụng tăng lưu thông máu, thư giãn cơ, mạch máu và khớp xương, Từ đó tăng khả năng chữa lành tổn thương và sớm cải thiện chức năng vận động.

Ngoài ra biện pháp chườm ấm còn có tác dụng giảm viêm và đau nhức hiệu quả. Để thực hiện biện pháp này, người bệnh nên rót một ít nước ấm vào chai thủy tinh hoặc túi chườm. Sau đó chườm lên khớp tổn thương trong 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần.

  • Duy trì vận động

Trong thời gian điều trị viêm khớp háng, trẻ được khuyến khích vận động mỗi ngày với những bài tập có cường độ thích hợp như yoga, đạp xe, bơi lội, đi bộ… Bởi việc duy trì vận động có thể hỗ trợ giảm đau, hạn chế tình trạng cứng khớp, khó phục hồi tính linh hoạt.

Một số lưu ý khi vận động:

    • Không nên chạy
    • Không vận động gắng sức
    • Nếu đột ngột đau nhiều khi vận động, người bệnh cần nghỉ ngơi và ngừng các động tác đang thực hiện.
  • Chế độ ăn uống hợp lý

Trong quá trình điều trị viêm khớp háng ở trẻ em, bệnh nhi cần được đảm bảo ăn đủ 3 bữa với những loại thực phẩm sạch và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt ba mẹ lưu ý cho trẻ bổ sung đủ chất và nên ăn nhiều hơn những thành phần dinh dưỡng có lợi cho quá trình điều trị.

Cụ thể axit béo omega-3 và vitamin C giúp chống viêm, giảm đau, sưng và cải thiện khả năng miễn dịch. Canxi, vitamin D và protein có tác dụng tăng khả năng chữa lành tổn thương xương khớp, xây dựng hệ xương và cơ khỏe mạnh, giảm đau khớp háng. Gừng, tỏi, nghệ giúp kháng viêm.

    • Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Hàu, hạnh nhân, dầu gan cá tuyết, cá hồi, trứng cá muối, cá trích, cá ngừ, cá thu…
    • Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, dâu tây, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh, quả việt quất, quả mâm xôi, đu đủ…
    • Thực phẩm giàu canxi: Đậu nành, đậu phụ, rau lá xanh, các loại hạt, sữa, sữa chua, phô mai, các loại đậu, hải sản, cá…
    • Thực phẩm giàu vitamin D: Lòng đỏ trứng, tôm, dầu gan cá tuyết, sữa, sữa chua, phô mai, hàu, nấm, cá hồi, cá ngừ…
    • Thực phẩm giàu protein: Trứng, hạnh nhân, sữa, ức gà, bông cải xanh, thịt, phô mai, yến mạch…
Chế độ ăn uống hợp lý
Luôn có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng để giảm đau, viêm, sưng và hỗ trợ điều trị viêm khớp háng ở trẻ em

5. Phẫu thuật

Phẫu thuật hầu như không cần thiết trong điều trị viêm khớp háng ở trẻ em. Tuy nhiên phương pháp này có thể được xem xét ở một số trường hợp đặc biệt như thất bại trong điều trị nội khoa, ổ viêm lớn, có dấu hiệu phá hủy khớp, khớp bị tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi.

Dựa trên những chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật thích hợp. Cụ thể như phẫu thuật nội soi loại bỏ ổ viêm hoặc mổ hở thay khớp háng…

Phòng ngừa viêm khớp háng ở trẻ em

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em không được ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên một số cách dưới đây có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể:

  • Kiểm soát cân nặng bằng chế độ luyện tập và ăn uống. Tránh thừa cân làm gia tăng áp lực lên khớp háng.
  • Tránh cho trẻ vận động mạnh, lạm dụng khớp hoặc thực hiện những động tác không phù hợp khiến khớp háng bị chấn thương.
  • Thận trọng khi chơi thể thao và thực hiện các hoạt động sinh hoạt. Tránh té ngã dẫn đến chấn thương khớp háng.
  • Nên hướng dẫn trẻ chơi những môn thể thao có cường độ thích hợp như bơi lội, yoga, đá bóng, đạp xe… Đồng thời duy trì thói quen vận động mỗi ngày để tăng dẻo dai và độ bền cho khớp háng.
  • Hướng dẫn trẻ cách kiểm soát căng thẳng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
  • Thường xuyên xoa bóp và cho trẻ tắm với nước ấm để thư giãn các khớp xương.
  • Cho trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm lành mạnh. Đặc biệt cần đảm bảo ăn đủ 3 bữa/ ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin, axit omega-3, protein, kẽm. Bởi đây đều là những thành phần dinh dưỡng có khả năng chống viêm, chống nhiễm trùng, tăng sức đề kháng, xây dựng và duy trì sự chắc khỏe của xương.
  • Tích cực điều trị những bệnh lý liên quan đến tình trạng nhiễm trùng và các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là khớp háng.
  • Nếu nằm trong nhóm đối tượng dễ bị viêm khớp háng, phụ huynh cần theo dõi những biểu hiện của trẻ, thường xuyên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra, đặc biệt là khi có những bất thường như đau, sưng hoặc/ và bầm tím ở vùng khớp háng nhưng không rõ nguyên nhân…
Duy trì thói quen vận động mỗi ngày với các bài tập phù hợp
Duy trì thói quen vận động mỗi ngày với các bài tập phù hợp để tăng dẻo dai và độ bền cho khớp háng, hạn chế viêm

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em gây sưng, đau khớp và kèm theo những triệu chứng khó chịu khác. Ngoài ra việc chậm trễ trong quá trình điều trị và điều trị không đúng cách còn gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Chính vì thế, nếu trẻ có biểu hiện đau, khó ngồi xuống – đứng lên, sưng khớp háng… Phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

Câu hỏi liên quan
Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả. [caption id="attachment_33281" align="aligncenter" width="768"] Gai ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết

Bình luận (34)

  1. Nguyễn Anh says: Trả lời

    Chào mọi người, nhờ mọi người tư vấn giúp em với ah, cách đây 1 tuần con em bị ngã trong lúc chơi đùa với bạn, từ bữa đó đến giờ thi thoảng con có kêu bị đau nhói ở khớp háng, 2 hôm gần đây con kêu đau nhiều hơn, do dịch ở chỗ em đang rất phức tạp mà con thì chưa được tiêm( con năm nay 8 tuổi) nên em không muốn đưa con đến viện, tình trạng như con em có phải là bị viêm khớp háng không ah, và nên dùng thuốc gì điều trị

    1. Hải Phạm says:

      Khuyên bạn là nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt, viêm khớp hay không mình không chắc nhưng bị 1 tuần rồi mà con vẫn đau và mức độ đau ngày một nặng thì chắc chắn có vấn đề rồi

    2. Trần Ly says:

      Để chuẩn đoán chính xác viêm khớp háng cần phải có bác sĩ chuyên khoa thăm khám và làm các xét nghiệm chụp chiếu, nên tốt nhất bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ, nhưng theo mình thì khả năng phần lớn con bị viêm khớp háng đấy, thằng bé nhà mình ngày trước cũng có triệu chứng y hệt vậy, bệnh này phát hiện và điều trị càng sớm thì khả năng khỏi càng cao

    3. Nguyễn Khánh Linh says:

      Bạn dùng lá tướng quân giã nát rang nóng rồi đắp lên vùng khớp bị đau cho con, lá này trị viêm đau khớp cực kì tốt

  2. Xuân says: Trả lời

    Có cách nào chữa dứt điểm được tình trạng viêm khớp háng không ? Con tui dùng kháng sinh đến nay bước sang tuần thứ 3 rồi mà triệu chứng không giảm, lúc nào đau nhiều phải dùng thêm thuốc giảm đau, tui lo quá, nhà ai có con nhỏ từng bị và chữa khỏi bệnh này rồi chỉ giúp tui cái

    1. Mai Ngọc Định says:

      Bạn chuyển cho con dùng qua đông y nhé, thuốc kháng sinh giảm đau của tây y rất hại, nhất là với trẻ nhỏ, cháu mình bị viêm khớp háng thấy dùng thuốc đông y của trung tâm thuốc dân tộc hiệu quả tốt, mà đông y nên lành tính không có tác dụng phụ dùng yên tâm

    2. Lê Dung says:

      Thuốc quốc dược phục cốt khang của trung tâm thuốc dân tộc phải không, con tôi cũng đang dùng thuốc đó đây, con dùng được hơn 1 tháng thấy tình trạng đau giảm rõ rệt, chỉ khi nào con vận động đi lại nhiều mới kêu đau nữa thôi, tình trạng sưng đỏ khớp gần như hết hẳn, đúng như bạn nói là thuốc này dùng êm không có tác dụng phụ như thuốc tây nên trộm vía mặc dù phải dùng thuốc liên tục trong thời gian dài nhưng con vẫn ăn ngon ngủ tốt, không bị mệt và chán ăn như khi dùng kháng sinh tây y, gia đình nào có con bị bệnh có thể tham khảo thuốc này nhé

    3. Tuấn Hảo says:

      Chỉ lo ngưng thuốc lại bị lại, con mình mới dứt liệu trình thuốc tây chưa đầy 1 tháng bây giờ đã có hiện tượng đau trở lại, cũng không biết là tái lại lần 2 hay do bệnh lần đầu chữa chưa dứt điểm được

    4. Trần Hải Sơn says:

      Con trai tôi cứ nghỉ thuốc tây cái là y như rằng đau lại ngay, không phải bị viêm đợt mới đâu mà do bệnh cũ chưa dứt điểm trong khi bệnh viện lớn nhỏ của khắp Hà Nội đều đưa con đến điều trị nhưng nửa năm trời vẫn chẳng ăn thua. Thế mà đưa con lại chỗ trung tâm thuốc dân tộc này, bác sĩ Tuyết Lan điều trị cho con đúng 2 tháng là khỏi đâu vào đấy, 1 năm rồi không thấy con có triệu chứng bị lại, bác sĩ có bảo trừ khi xui rủi con bị chấn thương lần mới thì khả năng cao mới bị lại còn không thì khả năng tái phát rất thấp, gần như không thể

    5. Lan Hương says:

      Trẻ con mà cũng dùng được thuốc đông y à ? Thế mà xưa giờ không biết cho con đâm đầu vào thuốc tây, tại em nghĩ viêm khớp bắt buộc phải uống kháng sinh mới trị được

    6. Tiến Đạt says:

      Đúng là bị viêm bắt buộc phải dùng kháng sinh nhưng không phải chỉ tây y mới có kháng sinh, đông y cũng có thành phần kháng sinh thảo dược, hiệu quả tốt mà quan trọng là an toàn. Xưa giờ nhiều người quan niệm chỉ người lớn mới dùng đông y nhưng thực tế đông y có thể dùng cho mọi lứa tuổi, giống như mình dùng các bài thuốc thảo dược ở nhà vậy thôi, con mình 2 đứa từ bé đến giờ hầu như đều dùng đông y chữa bệnh, hạn chế kháng sinh tây y hết mức có thể

    7. Đỗ Trung says:

      Trẻ 5 tuổi bị viêm khớp háng có dùng được thuốc quốc dược phục cốt khang ko ?

  3. Nguyễn Lương An says: Trả lời

    Ai có đơn thuốc điều trị bệnh viêm khớp háng của trẻ em cho mình xin với

  4. Minh Hẳng says: Trả lời

    Bệnh viêm khớp háng có nguy hiểm hay sau này để lại di chứng gì không? Con gái mình mới 8 tuổi thôi, dạo này con hay kêu đau nên mình đưa con đi khám thử thì bác sĩ kết luận vậy rồi kê thuốc về uống tại nhà mà mình lo quá

    1. Thảo Đỗ says:

      Không sao đâu bạn nhé, cứ yên tâm điều trị cho con. Cu cậu nhà mình cũng bị năm ngoái, theo thuốc bệnh viện uống một đợt là khỏi hẳn, không có để lại di chứng gì

    2. Bùi Thị Trang says:

      Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và tìm hướng điều trị đúng thì bệnh không có gì đáng lo. Nhưng nếu để nặng không điều trị kịp thời thì khả năng sẽ bị ảnh hưởng đến chức năng vận động đấy. Con nhà chú mình do ngày xưa hiểu biết còn kém với lại cũng không có điều kiện nên khi mang đi viện đã bị nặng. Bây giờ 1 bên chân bị teo cơ đi cũng khó hơn chân còn lại

    3. Thủy TE says:

      Mới bị thì nên cố gắng điều trị tích cực cho con, nhất là chú ý đến vấn đề vận động. Cái này đi khám bác sĩ có dặn mà do con kêu đau nhiều , thương con quá nên mình cho con nghỉ ngơi hoàn toàn không vận động gì hết, kết quả là khớp háng của con bị cứng, hiện tại viêm thì khỏi rồi nhưng phải chuyển sang tập phục hồi chức năng để phục hồi vận động

    4. Vũ Nhật says:

      Em trai mình cũng bị viêm khớp háng và đã có cứng khớp, đi đứng vận động rất khó khăn. Ở hà nội có viện nào điều trị tốt không giới thiệu mình với

    5. Hoàng Vân says:

      Bạn thử cho em qua trung tâm thuốc dân tộc ở khu biệt thự ngõ 70 nguyễn thị định xem sao. Con nhà tôi chữa ở đó 3 tháng vừa dùng thuốc đông y vừa vật lý trị liệu phục hồi chức năng bây giờ đã khỏi và vận động đi đứng bình thường trở lại rồi, may mằn là không để lại di chứng gì. Xem trên mạng trung tâm này được mọi người review rất tốt đấy

  5. Thanh Phương says: Trả lời

    “Bác sĩ kê đơn thuốc viêm khớp háng cho cháu nhà tôi gồm cả thuốc giảm đau dặn khi nào đau cho cháu uống nhưng thuốc giảm đau quá nhiều tác dụng phụ nên tôi không muốn cho con dùng
    Có cách nào giảm đau nhanh viêm khớp háng mà không cần dùng thuốc giảm đau không. “

    1. Nguyễn Minh Tâm says:

      Chườm đá là phương pháp an toàn và hiệu quả giảm đau tốt nhất. Ngày xưa con tôi bị đều dúng cách này, nhưng chú ý là không chườm trực tiếp đá vào da con và 1 lần chườm không quá 20 phút

    2. Lương Tuấn says:

      Bác sĩ lại dặn tôi chườm ấm cho con là sao, vậy nên chườm ấm hay chườm lạnh mới đúng

    3. Thảo Phạm says:

      Theo tôi tìm hiểu thì chườm lạnh trong trường hợp khớp đang có sưng nóng đỏ, còn nếu không có thì nên chườm ấm sẽ tốt hơn. Bố mẹ nên linh động để phù hợp với tình trạng của con

  6. Hồ Thị Linh says: Trả lời

    Ở đây có ai từng cho con điều trị viêm khớp háng bằng thuốc đông y quốc dược phục cốt khang chưa? Do con mình từng dị ứng với kháng sinh trước đó nên muốn tìm sang phương pháp đông y mà thấy thời gian điều trị lâu quá, có mỗi viêm khớp mà mất đến tận 3 tháng nên mình đang chần chừ phân vân

    1. Đặng Dương says:

      Tùy tình trạng bệnh từng người, trung bình 2-3 tháng, nhưng nếu nặng hoặc đáp ứng thuốc không tốt thì có thể lên đến 4- 5 tháng. Nếu quyết định cho con theo điều trị thì nên xác định từ đầu tránh bỏ dở giữa chừng vừa tốn tiền vừa tốn thời gian lại ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của con. Còn theo đông y thì thuốc nào cũng mất thời gian vậy thôi không riêng gì thuốc quốc dược phục cốt khang. Tôi thấy trừ việc thời gian điều trị dài hơi ra thì mọi thứ đều ổn, hiệu quả tốt, không tác dụng phụ và quan trọng là không bị phụ thuộc thuốc, con t hết 3 tháng thuốc ngừng là khỏi hẳn luôn không cần dùng thuốc duy trì

    2. Tuấn Anh says:

      Có lẽ con mình cơ địa hợp thuốc nên uống tháng đầu là khỏi đau rồi, bác sĩ bảo dùng thêm tháng nữa vừa là dứt điểm hoàn toàn triệu chứng vừa để phục hồi khớp xương cho con. Tuần trước vừa kết thúc liệu trình 2 tháng mình con cho con đến trung tâm thuốc dân tộc kiểm tra chụp chiếu lại đã khỏi hoàn toàn rồi

    3. Nguyễn Hằng says:

      Trung tâm thuốc dân tộc có cả xét nghiệm vs chụp chiếu nữa ah ? chi phí ở đây thế nào, có mắc lắm không ?

    4. Thảo says:

      Có đầy đủ xét nghiệm, chụp phim y như bên tây y và kết hợp thêm cả thăm khám đông y nữa. Phí khám ban đầu ở đây là 200k, những lầm sau tái khám lại không mất phí còn chi phí xét nghiệm có bảng niêm yết sẵn, giá k chênh so với bệnh viện quá đâu mà dịch vụ ở đây rất tốt, thủ tục nhanh gọn không phải chờ đợi lâu, tiền thuốc nhiều ít phụ thuộc đơn bác sĩ kê tùy theo tình trạng bệnh

    5. Võ Thị Tú says:

      Tôi cũng đưa con đến khám ở trung tâm thuốc dân tộc 1 lần công nhận là cơ sở tư nhân nên dịch vụ tốt, nhân viên và bác sĩ đều nhiệt tình, những lần sau do ở xa nên phải nhờ bác sĩ gửi thuốc về giúp, mặc dù tư vấn online nhưng bác sĩ vẫn rất nhiệt tình và gọi hỏi thăm sức khỏe con thường xuyên

  7. Vũ Phương says: Trả lời

    Thông thường trẻ bị viêm khớp háng điều trị bao lâu sẽ khỏi ?

  8. Bảo Châu says: Trả lời

    Nếu không có chấn thương thì có khả năng nào bị viêm khớp háng không nhỉ ? Con mình tự dưng cả ngày nay cứ kêu đau khớp háng suốt,đọc triệu chứng trong bài thì rất giống với con , chỉ trừ không có sưng đỏ, nhìn bên ngoài khớp vẫn bình thường

    1. Nguyễn Trà says:

      Không chấn thương vẫn có thể bị viêm. Do miễn dịch hoặc do di truyền. Nhưng phần lớn là do chấn thương

    2. Tất Thắng says:

      Thời gian đầu phát bệnh chỉ có đau là chủ yếu, nếu không phát hiện kịp thời bệnh tiến triển nặng hơn mới có sưng đỏ, như con tôi nó đau cũng chẳng kêu gì với bố mẹ, đến khi bị sốt đùng đùng, chỗ khớp háng sưng đỏ, chân đi khập khiễng nhà mới phát hiện ra

    3. Đinh Hồng Thúy says:

      Bệnh này ở vùng nhạy cảm nếu ở trẻ nhỏ thì đau là báo với nhà liền nhưng các con tầm tuổi lớn lớn rất ngại chia sẻ, con nhà mình 14 tuổi bị bệnh cũng im vậy đó đến khi đau quá không chịu được mới nói với gia đình, giờ phải nhập viện điều trị, bác sĩ nói sau thời gian điều trị thuốc con phải thêm một đợt vật lý trị liệu nữa mới có thể phục hồi hoàn toàn

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua